Giáo án Ngữ văn 8 tiết 119 bài 32: Tiếng việt: Lựa chọn trật tự từ trong câu

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 119 bài 32: Tiếng việt: Lựa chọn trật tự từ trong câu

TIẾT 119 TIẾNG VIỆT

LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học.

 b) Về kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ (3’):

Câu hỏi: Nêu nhận xét việc lựa chọn trật tự từ trong câu và một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ?

Đáp án: - Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. (3.5 điểm)

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 119 bài 32: Tiếng việt: Lựa chọn trật tự từ trong câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 119 TIẾNG VIỆT
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học.
	b) Về kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): 
Câu hỏi: Nêu nhận xét việc lựa chọn trật tự từ trong câu và một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ?
Đáp án: - Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. (3.5 điểm)
- Trật tự từ trong câu có thể:
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,) (3.5 điểm)
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. (1 điểm)
+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. (1 điểm)
+ Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. (1 điểm)
* Vào bài (1’): Để giúp các em nắm vững và biết cách lựa chọn trật tự từ thích hợp đạt được hiệu quả diễn đạt cao trong bài viết, tiết học này chúng ta cùng đi luyện tập.
b) Dạy nội dung bài mới:
	1. Bài tập 1 (112)
	GV: Gọi HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1 – gọi HS đọc đoạn trích a, b.
	?TB: Nội dung đoạn văn a nói về vấn đề gì?
	HS: Nói về tinh thần yêu nước và nhiệm vụ tuyên truyền, vận động quần chúng phát huy tinh thần yêu nước trong kháng chiến.
	?KH: Vậy, trật từ các từ và cụm từ in đậm trong đoạn trích a thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động được nói đến trong đoạn trích a như thế nào?
	HS: Phát huy tinh thần yêu nước là một quá trình, bao gồm nhiều việc có quan hệ chặt chẽ với nhau, và để đạt được hiệu quả thì khi tiến hành những việc đó phải theo một trình tự hợp lí. 
	Muốn phát huy tinh thần yêu nước, trước hết cần phải làm cho mọi người có nhận thức đúng về tinh thần yêu nước, tức là cần giải thích tinh thần yêu nước là gì, và phải tuyên truyền tinh thần yêu nước cho mọi người; trên cơ sở đó mới có thể tổ chức, lãnh đạo để làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Thứ tự thực hiện các hoạt động này đã được trật tự các từ và cụm từ in đậm thể hiện trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
	GV: Nếu thay đổi trật tự các từ và cụm từ in đậm trên thì sẽ phá vỡ mối quan hệ chặt chẽ giữa các hoạt động mà chúng biểu thị, không thể hiện được tư tưởng của người viết. Ta có thể kiểm định lại nhận xét này bằng cách thay đổi vị trí của một vài từ/ cụm từ in đậm ở câu trên. Chẳng hạn: Nghĩa là phải ra sức tổ chức, giải thích, lãnh đạo, tuyên truyền, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
	?TB: Trong đoạn văn b, theo lời kể của tác giả, thì hoạt động “bán vàng hương” có phải là việc chính, việc thường xuyên trong các phiên chợ của bà mẹ cậu bé Hồng không?
	HS: Chỉ có việc bán bóng đèn là việc chính, việc thường xuyên trong các phiên chợ của mẹ bé Hồng. Còn việc bán vàng hương chỉ bán trong phiên chợ chính mà thôi.
	?KH: Vậy, trật tự các từ và cụm từ in đậm trong đoạn trích b được sắp xếp theo thứ tự nào?
	HS: Các hoạt động được xếp theo thứ bậc: việc chính việc diễn ra hằng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn; còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
	2. Bài tập 2 (T. 122, 123)
	GV: Yêu cầu HS đọc thầm các đoạn trích trong bài 2.
	?: Đoạn văn a gồm mấy câu? Việc lặp lại cụm từ “ở tù” ở đầu câu 2 nhằm mục đích gì?
	HS: Nhằm mục đích liên kết câu thứ hai với câu thứ nhất. Vị trí mở đầu câu thứ hai của cụm từ “ở tù” còn có tác dụng nhấn mạnh một hoàn cảnh đặc biệt để lưu ý người đọc về tính bất cần đời của Chí Phèo.
	?: Đoạn văn b có mấy câu? Việc lặp lại từ “từ vựng” trong cụm từ in đậm ở đầu câu 2 có tác dụng gì?
	HS: Đoạn văn b gồm 2 câu. Sự lặp lại từ “từ vựng” trong cụm từ “Vốn từ vựng ấy” có tác dụng liên kết câu thứ hai với câu thứ nhất. Vị trí mở đầu câu thứ hai của cụm từ in đậm cho ta thấy việc sử dụng vốn từ vựng phong phú của Nguyễn Tuân trong những thời điểm khác nhau là hoàn toàn khác biệt (trước cách mạng tháng Tám dùng vốn từ vựng phong phú để chơi ngông với đời. Còn sau cách mạng tháng Tám lại dùng với mục đích khác.)
	?: Đoạn văn c gồm mấy câu? Cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu thứ 3 nhằm mục đích gì?
	HS: Đoạn văn c gồm 3 câu, cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu thứ 3 có tác dụng liên kết chặt câu chứa nó với câu đứng trước; ngoài ra nó còn trình bày thứ tự các việc làm theo sự sắp đặt của em bé thông minh đối với những vật vua ban.
	?: Ví dụ d gồm mấy đoạn văn? Các cụm từ in đậm trong đoạn trích thuộc thành phần nào trong cấu tạo câu?
	HS: Ví dụ d gồm 2 đoạn văn. Các cụm từ in đậm trong đoạn văn thứ hai đều là trạng ngữ.
	?: Những cụm từ là trạng ngữ đó được dùng với vai trò gì khi đứng đầu các câu văn chứa nó?
	HS: Về mặt ý nghĩa, mỗi trạng ngữ này đều liên quan đến một bộ phận câu đứng trước:
- Trong mười năm ấy liên quan đến “vừa chẵn mười năm”;	
- Trong sự thắng lợi ấy liên quan đến “ngày thơ mới toàn thắng”.
3. Bài tập 3 (T. 123)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
GV: Gọi HS đọc đoạn a.
?: Xác định nòng cốt câu trong các câu thơ in đậm?
HS: Các câu thơ đó đều đảo VN lên trước CN.
?: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu in đậm ở ví dụ a?
HS: Các cụm từ đứng ở vị trí mở đầu câu thơ đều miêu tả đặc điểm trạng thái của sự vật đứng ở phía sau. Trật tự từ của những câu thơ phản ánh trình tự quan sát sự vật và dụng ý nhấn mạnh đặc điểm, trạng thái sự vật, tâm trạng của nhà thơ.
Cách sắp xếp trật tự từ như vậy, tạo nên chất tạo hình của bài thơ. Nó giúp người đọc cảm nhận một cách rõ rệt nỗi buồn đến nao lòng của nhà thơ trước cảnh vật hiu hắt, vắng lặng ở Đèo Ngang.
?: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong ví dụ b?
HS: Ví dụ b có câu thơ in đậm “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều”. Đây cũng là câu thơ có sự đảo trật tự cú pháp (đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ). 
Đảo vị ngữ “rất đẹp” lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trên đường hành quân vượt đèo, núi. Đồng thời cũng cho ta thấy được tình cảm yêu mến, khâm phục của nhà thơ dành cho các anh.
GV; Việc đảo trật tự thông thường của từ trong các câu in đậm ở bài tập 3 nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ở các từ đứng đầu câu.
4. Bài 4 (123, 124)
?: Các câu a và b trong bài tập 3 có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới?
GV: So sánh câu a và câu b, cần tìm hiểu phụ ngữ đứng sau động từ thấy.
a) Phụ ngữ là một cụm chủ - vị; cụm danh từ nêu sự vật (một anh Bọ Ngựa) đứng trước cụm từ nêu cách thức hoạt động (trịnh trọng tiến vào). Trật tự này phản ánh quan sát của nhân vật “tôi”: thấy Bọ Ngựa trước cách thức hoạt động của Bọ Ngựa.
b) Phụ ngữ của thấy cũng là một cụm chủ - vị, nhưng cụm từ nêu cách thức hoạt động lại đứng trước cụm từ nêu sự vật. Trình tự quan sát của nhân vật “tôi” ở câu này là thấy cách thức hoạt động của Bọ Ngựa trước. Sắp xếp theo trật tự này có ý nhấn mạnh bộ dạng kiểu cách của nhân vật.
Đối chiếu với văn cảnh, nhất là với câu cuối cùng trong đoạn trích, chúng ta thấy câu thích hợp để điền vào chỗ trống là câu b.
5. Bài 5 (124)
?: Liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm. Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lại lựa chọn trật tự từ như ở đoạn văn ví dụ?
Liệt kê một số cách:
- Cây tre xanh, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm, ngay thẳng.
- Cây tre xanh, can đảm, ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung.
- Cây tre xanh, thủy chung, nhũn nhặn, can đảm, ngay thẳng.
- Cây tre xanh, ngay thẳng, thủy chung, nhũn nhặn, can đảm.
GV; Với năm từ: xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm sẽ có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ. Nhưng cách sắp xếp trật tự từ của nhà văn Thép Mới là hợp lí nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo trình tự miêu tả trong bài văn.
6. Bài 6 (124)
?: Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài nêu ra ở bài tập 6? 
- Nếu viết về đề tài thứ nhất thì phải làm sáng tỏ chủ đề: đi bộ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đi bộ là một hình thức tập luyện để tăng cường sức khỏe, đó là một cách thư giãn sau những giờ lao động, học tập, giúp cho việc tuần hoàn máu được tốt hơn
- Cách sắp xếp ý trong một câu và trong đoạn sẽ chi phối việc chọn lựa trật tự từ. Khi viết, em phải chú ý tính liên kết của văn bản, các câu phải hướng vào việc làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.
- Nên chọn câu có nhiều ý để giải thích cách sắp xếp trật tự từ.
GV: Gọi HS đọc bài tập 5, yêu cầu HS suy nghĩ làm bài theo câu hỏi SGK.
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	GV: Yêu cầu HS đọc lại kiến thức về lựa chọn trật tự từ và tác dụng của việc lựa chọn đó.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ ở tiết trước. 
	- Hoàn thiện bài tập 6 (T. 124).
	- Tiết tới chuẩn bị bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ mục I, II SGK và giải quyết các câu hỏi trong các mục.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 119 bai 32.doc