Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2010-2011

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2010-2011

-GVgiải thích H34.3: màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội lặn .

-HS n/c SGK và quan sát H34.3 .thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ đồng hợp tử và tỉ lệ dị hợp tử thay đổi ntn?

+Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá ?

+ Nguyên nhan của hiện tuợng thoái hoá là gì?

-Đại diện nhóm HS trình bày đáp án bằng cách giải thích trên H34.3 phóng to .các nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức.

 GV chốt lại ghi bảng

-GV mở rộng thêm:ở một số loài động vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần. II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá

-Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối cận huyết: vì qua nhiều thế hệ tạo ra cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống

-GV nhắc lại khái niệm dòng thuần ,thuần chủng.

-HS n/c SGK trả lời câu hỏi:

+Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng tại sao con người vẫn sử dụng phương pháp này trong chọn giống

-HS trình bày:

+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử, xuất hiện tính trạng xấu-> con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu, giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được dòng thuần chủng

 - Lớp nhận xét.GV hoàn thiện.

-GV lấy ví dụ cho HS dễ hiểu III.Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống

- Củng cố đặc tính mong muốn

-Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp .

- Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.

- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.

 

doc 80 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học kì ii
Ngày soạn:8/1/2011
Ngày dạy:
Tiết 37 
 thoáI hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần
I.Mục tiêu bài học:
- HS nắm được khái niệm thoái hoá giống
- HS hiểu trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
- HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.
kỹ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống lấy nhau (có cùng dòng máu trực hệ có trong vòng phạm vi 3 đời)con sinh ra sinh trưởng phát triển yếu khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh.
-Rèn kĩ năng quan sát hình ,phát hiện kiến thức.
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, hoạt động nhóm
- Giáo dục ý thức yêu thích khoa học.
II.chuẩn bị :
1.GV:- Tranh phóng to hình 43.1, hình 43.3 SGK.
 - Tư liệu về hiện tượng thoái hoá giống.
2.HS:- Đọc trước bài, liên hệ thực tế, quan sát tự nhiên.
III. tiến trình dạy học:
A, Tổ chức: 9A : 9B : 
 9C :
B. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu các thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong trọn giống động vật, thực vật và chọn giống vi sinh vật.
HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá cho điểm
C.bài mới:
Hoạt động 1: I.Hiện tượng thoái hoá:
-GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr.99,100. Quan sát hình 34.1 ,34.2.Trả lời câu hỏi:
+Hiện tượng thoái hoá ở ĐV và TV được biểu hiện như thế nào?
+Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoá?
+Tìm ví dụ về hiện tượng thoái hoá.
-HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung.
-GV khái quát kiến thức.
+Thế nào là thoái hoá ?
+Thế nào là giao phối gần?
HS trả lời, lớp nhận xét
GV chốt lại ghi bảng
I.Hiện tượng thoái hoá
1.Hiện tượng thoái hoá ở thực vật và động vật:
-ởTV: cây ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ chiều cao cây giảm, bắp dị dạng ,hạt ít
-ở ĐV:thế hệ con cháu sinh trưởng phát triền yếu, thoái hoá dị tật bẩm sinh 
*Lí do thoái hoá:
-ở TV:do tự thụ phấn ở cây giao phấn
-ở ĐV:do giao phối gần.
2.Khái niệm: 
-Thoái hoá là hiện tượng con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu năng suất giảm.
-Giao phối gần(giao phối cận huyết)là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ ,hoặc giữa bố mẹ với con cái.
Hoạt động 2: II.Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
-GVgiải thích H34.3: màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội lặn .
-HS n/c SGK và quan sát H34.3 .thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ đồng hợp tử và tỉ lệ dị hợp tử thay đổi ntn?
+Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá ?
+ Nguyên nhan của hiện tuợng thoái hoá là gì?
-Đại diện nhóm HS trình bày đáp án bằng cách giải thích trên H34.3 phóng to .các nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức.
 GV chốt lại ghi bảng
-GV mở rộng thêm:ở một số loài động vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần.
II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
-Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối cận huyết: vì qua nhiều thế hệ tạo ra cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
-GV nhắc lại khái niệm dòng thuần ,thuần chủng.
-HS n/c SGK trả lời câu hỏi:
+Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng tại sao con người vẫn sử dụng phương pháp này trong chọn giống
-HS trình bày:
+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử, xuất hiện tính trạng xấu-> con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu, giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được dòng thuần chủng
 - Lớp nhận xét.GV hoàn thiện.
-GV lấy ví dụ cho HS dễ hiểu
III.Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
- Củng cố đặc tính mong muốn
-Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp .
- Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.
- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
D. Củng cố
-Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân?
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá
E.HDVN
Học bài trả lời câu hỏi SGK
-Tìm hiểu ưu thế lai ,giống ngô lúa năng xuất cao.
Ngày soạn:8/1/2011
Ngày dạy:
Tiết 38 
ưu thế lai
I.Mục tiêu bài học:
-HS nắm được một số khái niệm :ưu thế lai ,lai kinh tế.
-HS hiểu và trình bày được :
 +Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai,lí do không dùng cỏ thể lai F1 làm giống.
 +Các biện pháp duy trì ưu thế lai ,phương pháp tạo ưu thế lai.
 +Phương pháp thường dùng để tạo cở thể lai kinh tế ở nước ta.
- Rèn cho HS một số kĩ năng: + Quan sát tìm kiến thức.
 + Giải thích các hiện tượng bằng cơ sở khoa học 
 + Tổng hợp khái quát hoá
- Giáo dục ý thức trân trọng kiến thức khoa học .
II.chuẩn bị :
 1.GV :Tranh phóng to H.35.3 SGK
-Tranh một số giống động vật:bò, lợn ,dê.Kết quả cuả phép lai kinh tế.
 2.HS :Quan sát ở nhà một số giống bò ,lợn .
III.Tiến trình dạy học:
 A, Tổ chức: 9A :
 9B : 9C :
 B, Kiểm tra bài cũ:
 HS1: Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân?
 HS2: Trong chọn giống người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm mục đích gì?
HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá cho điểm
 C.Bài mới:.
Ngược với hiện tượng thoá hoá là hiện tượng ưu thế lai .vậy hiện tượng ưu thế lai là gì?
Hoạt động 1:I.Hịện tượng ưu thế lai.
-GVtreo tranh H35 yêu cầu HS quan sát tranh trả lời :
+So sánh cây và bắp ngô ở hai dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H35SGK.
-HS trình bày lớp bổ sung .GV nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt đó là hiện tượng ưu thế lai .
-GV: ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai ở ĐV, TV?
-HS n/c SGK kết hợp quan sát tranh hình trả lời.
GV lấy thêm ví dụ để minh hoạ .
-HS nghiên cứu thông tin sgk/103 trả lời:
+Tại sao khi lai hai dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
-Tại sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1?Sau đó giảm dần qua các thế hệ?
-HS trả lời ,các nhóm nhận xét bổ sung.
-GV đánh giá nhận xét , bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen quy định một tình trạng .
+Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì?
(nhân giống vô tính)
I.Hịện tượng ưu thế lai.
1.Khái niệm:
-Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn bố mẹ về sự sinh trưởng ,phát triển,khả năng chống chịu , năng xuất, chất lượng .
2.Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:
-Lai hai dòng thuần(KG đồng hợp)con lai F1 có hầu hết các cặp gen dị hợp,chỉ biểu hiện tính trạng của gen ttrội.
-tính trạng số lượng (hình thái, năng xuất )do nhiều gen trội quy định 
VD:P: AAbbCC x aaBBcc 
 F1: Aa BbCc
Hoạt động II. Các phương pháp tạo ưu thế lai
-GV giới thiệu :Người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.
_HS n/c SGK và các tư liệu sưu tầm trả lời câu hỏi:
+ Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
+Nêu ví dụ cụ thể?
_GV giải thích thêm về lai khác dòng và lai khác thứ.
_HS n/c SGK kết hợp tranh ảnh về giống vật nuôi .Trả lời câu hỏi:
+ Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào ?
+ Cho VD.
-HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung.
_GV hỏi thêm:
+Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?
-GV mở rộng :
+Lai kinh tế thường dùng con cái giống trong nước.
+ áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh .
+Lai bò vàng Thanh Hoá với bò Hôsten Hà lan ,con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng.
II. Các phương pháp tạo ưu thế lai
1.Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
-Lai khác dòng :Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
VD:ở ngô tạo được ngô lai F1 năng xuất cao hơn từ 25-30% so với giống hiện có.
-Lai khác thứ: để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
2.Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
-Lai kinh tế: là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
-VD: lợn Móng Cái xlợn Đại Bạch -> con lai F1 mới sinh nặng 0,8 kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
D. củng cố
GV- treo bảng phụ: HS chọn phương án đúng-lớp nhận xét bổ sung.
1, ở cây trồng biện pháp nào được dùng để duy trì ưu thế lai?
 a , F1 được lai trở lại với bố hoặc mẹ c , Cho F1 lai với nhau
 *b , Dùng phương pháp lai, chiết, ghép *d , Dùng phương pháp nuôi cấy mô.
2, Trong chăn nuôi, phương pháp chủ yếu nào được dùng để tạo ưu thế lai?
a , Giao phối gần c , Lai khác thứ.
b , Lai khác giống. *d , Lai kinh tế
E.HDVN:
-HS học bài và trả lời câu hỏi SGK
-Tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở Việt nam.
Đọc bài 36, trả lời các câu hỏi
? Vai trò của chọn lọc trong chọn giống? Nêu các phương pháp chọn lọc 
Ngày soạn:15/1/2011
Ngày dạy:
Tiết 39 : 
 các phương pháp chọn lọc
I.Mục tiêu bài học:
- Hs trình bày được các phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và chọn lọc nhiều lần thích hợp cho sử dụng đối với đối với đối tuợng nào? những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.
- Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt,thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào?
- Rèn kĩ năng tổng hợp khái quát kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
-Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
-GV: Tranh phóng to H.36.1 và 36.2 SGK và bảng phụ ghi bài tập củng cố
-HS: Đọc trước bài, tìm hiểu thực tế.
III. Tiến trình dạy học:
 A.Tổ chức: 9A : 9B :
 9C :
 B.Kiểm tra bài cũ:
 1.ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
 2. Lai kinh tế là gì?ở nước ta lai kinh tế được thực hiện ntn?
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá cho điểm
C.Bài mới:
 Hoạt động 1: Vai trò của chọn lọc trong trọn giống
- GV giảI thích khái niệm: chọn lọc
-GV yêu cầu HS n/c SGK trả lời câu hỏi:
+ Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống?
-HS trả lời ,lớp bổ sung.
-GV chốt lại.
I.Vai trò của chọn lọc trong trọn giống:
-Chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặtvà luôn thay đổi của người tiêu dùng.
-Tạo ra giống mới cải tạo giống cũ.
Hoạt động 2: Phương pháp chọn lọc hàng loạt
-HS n/c SGK kết hợp với H.36.1thảo luận trả lời câu hỏi:
+Thế nào là chọn lọc hàng loạt?
+ Tiến hành như thế nào?
+Cho biết ưu nhược điểm của phương pháp này?
(đơn giản /không kiểm tra được KG)
-Một vài HS trình bày lớp bổ sung.
-GV cho HS trình bày H.36.1 phóng to.
-GV cho HS trả lời câu hỏi ở mục lệnh SGK.
? Thực chất của phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào? 
-HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến và trả lời.
GV chốt lại vấn đề
II.Phương pháp chọn lọc hàng loạt
1, Khái niệm:
-Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào KH người ta chọn một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
2, Tiến hành:
Gieo giống khởi đầu chọn những cây ưu tú và hạt thu hoạch chung để giống cho vụ sau rồi so sánh với giố ... -i, 7-g, 8-h,
D-Củng cố:
GV đánh giá hoạt động của các nhóm.
E- HDVN:
Ôn tập các nội dung ở bảng 65.1-5 SGK.
Kẻ bảng 65.1-5 sgk và hoàn thành trước ở nhà
 Ngày dạy:
Tiết 69
tổng kết chương trình toàn cấp(tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học:
-HS hệ thống hóa được kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế bào.
-Rèn kĩ năng tư duy ,so sánh , tổng hợp .
-Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
- Có hứng thú vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II.Chuẩn bị dạy học:
1.GV chuẩn bị đáp án các bảng SGK.
2.HS: Kẽ sẵn các bảng 65.1-5 SGk.
III.Tiến trình dạy học:
 A.Tổ chức: 9A : 9B :
 9C :
 B. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-GV cho HS thảo luận điền bảng .
-HS điền bảng các nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV đưa ra đáp án đúng. 
I.Sinh học cá thể
Bảng 65.1 Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa:
Cơ quan
Chức năng
Rễ 
Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây
Thân
Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đi tới các bộ phận khác của cây.
Lá
Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.Trao đổi khí với môi trường ngoài , thoát hơi nước.
Hoa
Thực hiện thụ phấn thụ tinh , kết hạt và tạo quả.
Quả
Bảo vệ hạt và góp phần phát tán quả .
Hạt
Nảy mầm thành cây con , duy trì và phát triển nòi giống.
Bảng 65.2 Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người
Cơ quan và hệ cơ quan
Chức năng
Vận động
Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, tạo cử động, và di chuyển cho cơ thể.
Tuần hoàn
Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết theo dòng máu.
Hô hấp
Thực hiện trao đổi khí với môi trường bên ngoài: nhận oxi và thai cacbonic
 Tiêu hóa
Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Bài tiết
Thải ra ngoài cơ thể các chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể.
Da
Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể.
Thần kinh và giác quan
Điều khiển ,điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một thể thống nhất toàn vẹn.
Tuyến nội tiết
Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất,chuyển hóa vật chất và năng lượng bằng con đường thể dịch (máu)
Sinh sản
Sinh con ,duy trì và phát triển nòi giống.
II.Sinh học tế bào:
Bảng 65.3 Chức năng của các bộ phận ở tế bào
Các bộ phận
Chức năng
Thành tế bao
Bảo vệ tế bào
Màng tế bào
Trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào.
Chất tế bào
Thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
Ti thể
Thưch hiện sự chuyển hóa năng lượng của tế bào
Lục lạp
Tổng hợp chất hữu cơ (quang hợp).
Ribôxôm
Tổng hợp prôtêin.
Không bào
Chứa dịch tế bào .
Nhân
Chứa vật chất di truyền (AND, NST) điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào .
Bảng 65.4 Các hoạt động sống của tế bào
Các quá trình
Vai trò
Quang hợp 
Tổng hợp chất hữu cơ .
Hô hấp
Phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng
Tổng hợp prôtêin
Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào.
Bảng 65.5 Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
NST co ngắn đóng xoắn và dính vào thoi phân bào ở tâm động
NST kép co ngắn đóng xoắn .Cặp NST tưong đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.
NST co ngắn( cho thấy rõ số lượng NST kép) đơn bội.
Kì giữa
Các NST kép co ngắn cực đạivà xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào 
Các cặp NST kép tương đồng phân lli độc lập về hai cực của tế bào
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào
Kì cuối
Các NST nằm trong nhân với số luợng 2n như ở tế bào mẹ.
Các NST kép nằm trong nhân với số lượng là n kép=1/2 ở tế bào mẹ
Các NST đơn nằm trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn)
D .Kiểm tra, đánh giá:
GV nhận xét hoạt động của các nhóm.
E.HDVN:
-HS ôn tập theo nội dung bảng SGK.
-Kẻ trước bảng 66.1-5 SGK vào vở.
Ngày day:
Tiết 70
tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học:
-Hệ thống hoá được các kiến thức sinh học cơ bản của toàn cấp THCS .
-Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luân trong đó chủ yếu là kĩ năng về so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa.
-Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
II.Chuẩn bị dạy học:
1.GV: Chuẩn bị đáp án các bảng SGK
2.HS:Kẻ trước bảng 66.1-5 vào vở.
III.Tiến trình dạy học:
A- Tổ chức:
B. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
C. Bài mới
-GV cho HS thảo luận điền bảng, đánh giá, cho đáp án đúng.
I.Di truyền và biến dị
Bảng 66.1 Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
Cơ sở phân tử
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử-ADN
ANDàARNàPrôtêin
Tính đặc thù của Prôtêin
Cấp tế bào-NST
Nhân đôi-phân li- tổ hợp
Nguyên phân-Giảm phân-Thụ tinh
Bộ NST đặc trưng của loài, con giống bố mẹ.
Bảng 66.2 Các loại biến dị
Biến dị tổ hợp 
Đột biến
Thường bíên
Khái niệm
Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra kiểu hình khác P
Những biến đổi về cấu trúc số luợng AND,NST khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến .
Những biến đổi ở KH của một KG phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường 
Nguyên nhân
Phân li và tổ hợp các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh
Tác động của các nhân tố môi trường trong và ngoài cơ thểvào AND, NST.
ảnh hưởng của điều kiện môi trường chứ không do KG
Tính chất &vai trò
Xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ ,
Di truyền được,là nguyênliệu cho tiến hóa và chọn giống
Mang tính cá thể ngẫu nhiên ,có lợi hoặc hại.
Di truyền được là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
Mang tính đồng loạt ,định hướng ,có lợi.
Không di truyền được.
đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể
II. Sinh vật &môi trường
1.Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường 
Sơ đồ SGK
-GV cho HS giải thíchànhận xét đánh giá.
+Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tuơng tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống.
+Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể :mật độ ,tỉ lệ giới tinh, thành phần nhóm tuổivà chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.
+Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên một quần xã ,chúng có nhiều mối quan hệ đặc biệt là mối quan hệ về dinh dưỡng thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
2.Bảng 66.5 Đặc điểm của quần thể ,quần xã , hệ sinh thái:
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Khái niệm
Là tập hợp những cá thể cùng loài sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định , giao phối tự do với nhau sinh ra con cái.
Là tập hợp những quần thể khác loài cùng sống trong một không gian xác định ,có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau.
Bao gồm quần xã và khu vực sống gọi là sinh cảnh của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với các nhân tố không sống tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
Đặc điểm
Có các đặc trưng về mật độ ,thành phần nhóm tuổi, giới tính.
Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh .
Số lượng cá thể có thể biến động hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng
Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần loài.
Luôn có sự khống chế tạo nên sự CBSHvề số lượng cá thể.Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gianvà diễn thế sinh thái.
Có nnhiều mối quan hệ nhưng quan trọng là mối quan hệ về mặt dinh dưỡng thông qua chuổi và lưới thức ăn.
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuổi thứcăn:SVSXàSinh vật tiêu thụàSinh vật phân giải
D-Kiểm tra đánh giá:
GV nhận xét đánh giá tổ làm tốt, tổ chưa chuẩn bị tốt .....
E- HDVN: HS về hoàn thành đầy đủ các bảng SGK.
Bài tập
I.Mục tiêu bài hoc:
Nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng làm các bài tập phần SINH VậT với MôI TRƯòNG thành thạo.Giải thích được các tình huống có trong bài tập liên quan đến thực tế.
II.Chuẩn bị:
GV: chuẩn bị hệ thốnh bài tập phần SINH VậT và MôI TRườNG .
HS: ôn lại một số bài tập đã làm.
III.Cách tiến hành:
A. Tổ chức: 9A : 9B :
 9C :
B. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong giờ học
C. Bài mới:
Hoạt động 1:.GV đưa ra các dạng bài tập . Hưống dẫn cách làm :
a-Bài tập phần giới hạn sinh thái: Chú ý cách vẽ sơ đồ
-Nhận dạng các môi trường sống của sinh vật .
-Nhận biết các mối quan hệ .
b-Phần hệ sinh thái:
-Nhận dạng quần thể .
-Xây dựng chuổi thức ăn, lưới thức ăn.Nêu được mắt xích chung nhất.
Hoạt động 2: HS tiến hành giải một số bài tập GV theo dõi và uốn nắn.
Phần 1: Tự luận
Câu 1: Hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái gồm những thành phần cơ bản nào? Lấy ví dụ về một hệ sinh thái và xác định các thành phần cơ bản của hệ sinh thái đó.
Câu 2: Một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, mèo rừng, hổ, vi sinh vật.
Hãy chỉ ra trong quần xã sinh vật trên có những chuỗi thức ăn nào? Vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó.
Phần II: Trắc nghiệm
Câu 1: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?
a, Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và dinh hoạt
b, Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
c, các chất thải rắn, chất phóng xạ và sinh vật gây bệnh
d, Cả a, b và c
Câu 2:
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là
a, Không đốt phá rừng bừa bãi, trồng cây gây rừng.
b, Dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm đúng cách
c, Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiểptong khu vực dân cư
d, Cả a và b
Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau:
a, Tài nguyên thiên nhiên là vô tận
b, Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận
c, Cả avà b đúng
d, Cả a và b sai
Đáp án
Phần 1: Tự luận
Câu 1: 
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Hệ sinh thái là hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần sau:
+ Các nhân tố vô sinh
+ Sinh vật sản xuất
+ Sinh vật tiêu thụ gồm ĐV ăn TV và ĐV ăn thịt
+ Sinh vật phân giải
Ví dụ hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Thành phần cơ bản gồm 
+ Các nhân tố vô sinh: đất, đá, nước thảm mục...
+ Sinh vật sản xuất: cây cỏ cây bụi...
+ Sinh vật tiêu thụ: sâu, thỏ hổ, báo, mèo rừng, hươi, nai....
+ Sinh vật phân giải: như vi khuẩn, nấm...
Câu 2:
Các chuỗi thức ăn: 
Lưới thức ăn: dê hổ
 Cỏ thỏ mèo rừng VSV
 gà cáo
Phần 2: trắc nghiệm
1- d 2- d 3-b
D- Củng cố
GV nêu câu hỏi- HS trả lời, lớp nhận xét
? Chuỗi thức ăn là gì? lưới thức ăn là gì? Các sinh vật trong chuỗi thức ăn liên hệ với nhau như thế nào?
? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
E- HDVN
Xem lại luật bảo vệ môi trường
Điều tra tình hình môi trường ở địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9.doc