Giáo án Hướng nghiệp 9

Giáo án Hướng nghiệp 9

Chủ đề 1 :

Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ

CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC

I/ Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Học sinh biết được ý nghĩa tầm quan trọng của việc lựac nghề có cơ sở khoa học

2. Kĩ năng

 Học sinh nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS

3. Thái độ

 Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học

II / Chuẩn bị

1. Giáo viên

Bài hát Bài ca xây dựng

2. Học sinh

Tác phẩm : Lặng lẽ Sa Pa

III/ Tiến trình lên lớp

1 ổn định (2 phút ) : Lớp 9A

 Lớp 9 B

2. Kiểm tra: Không

 . Bài mới

Giới thiệu bài (3 phút )

 Trong chương trình học THCS các em được học rất nhiều môn , xong đến năm lớp 9 các em sẽ được học một bộ môn mới : Đó là môn hướng nghiệp , bộ môn này sẽ gúp các em định hướng được sau khi tốt nghiệp THCS , tuỳ thuộc vào khả năng của mình mà các em học tiếp lên cấp III hay chọn cho mình một nghề phù hợp . Vậy việc chọn nghề đó như thế nào? Học ở những cơ sở nào? Thì bộ môn hướng nghiệp sẽ gúp các em chọn nghề có một cơ sở khoa học và dựa trên những nguyên tắc nhất định

 

doc 43 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : Lớp 9A 
 Lớp 9B ..
Chủ đề 1 :
ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề
có cơ sở khoa học
I/ Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Học sinh biết được ý nghĩa tầm quan trọng của việc lựac nghề có cơ sở khoa học 
2. Kĩ năng 
 Học sinh nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
3. Thái độ 
 Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học 
II / Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
Bài hát Bài ca xây dựng 
2. Học sinh 
Tác phẩm : Lặng lẽ Sa Pa
III/ Tiến trình lên lớp
1 ổn định (2 phút ) : Lớp 9A
 Lớp 9 B
2. Kiểm tra: Không
 . Bài mới 
Giới thiệu bài (3 phút )
 Trong chương trình học THCS các em được học rất nhiều môn , xong đến năm lớp 9 các em sẽ được học một bộ môn mới : Đó là môn hướng nghiệp , bộ môn này sẽ gúp các em định hướng được sau khi tốt nghiệp THCS , tuỳ thuộc vào khả năng của mình mà các em học tiếp lên cấp III hay chọn cho mình một nghề phù hợp . Vậy việc chọn nghề đó như thế nào? Học ở những cơ sở nào? Thì bộ môn hướng nghiệp sẽ gúp các em chọn nghề có một cơ sở khoa học và dựa trên những nguyên tắc nhất định 
 Phương pháp
Hoạt động 1 : ( 40 phút )
Giáo viên đọc thông tin SGK phần 1
? Khi chọn nghề em có xác định được nghề mình thích hay không ? Hay còn phụ thuộc vào yếu tố điều kiện nào ?
VD : Cao 1.50m làm cầu thủ bóng rổ có hợp không ? Vì sao ?
Người đãng trí có làm được công việc thư không ? Vì sao ?
Bệnh mù màu mà lại muón làm nghề lái ôtô , lái máy bay có phù hợp không ?
?Vậy việc chọn nghề cần có cơ sở khoa học nào ?
- Việc chọn nghề không phải ta cứ thích là ta cứ chọn bừa là hợp mà phải dựa trên những nguyên tắc nhất định . Vậy những nguyên tắc đó là gì chúng ta chuyển sang phần 2 . 
- Gọi học sinh đọc thông tin SGK . 
? Việc chọn nghề mà bản thân đó không thích thì có nên không ? 
? Em làm được nghề gì ? 
? Tôi cần làm nghề gì ? 
? Việc chọn nghề dựa trên nguyên tắc 
nào ?
* Hoạt động 2 : 45 (phút) 
Hoạt động nhóm ( Nhóm lớn ) 10 phút
- Nhóm 1 : Em hãy nêu mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 nguyên tắc việc chọn nghề ? 
- Nhóm 2 : Trong việc chọn nghề cần bổ xung những nguyên tắc nào không ? Vì sao ? 
- Sau khi thảo luận xong GV gọi các nhóm lên trình bày nội dung . 
- Các nhóm nhận xét .
- GV đặt câu hỏi học sinh trả lời :
? Vậy việc chọn nghề cần phải dựa trên những cơ sở khoa học nào ? Những nguyên tắc nào ?
- Giáo viên định hướng cho học sinh ghi .
 ? Sau khi tốt nghiệp THCS xong bản thân em sẽ học tiếp hay chọn viêc học nghề ? Vì sao ?
 Việc chọn nghề đúng đắn không những nó sẽ giúp chúng ta có một hướng đi đúng phù hợp với khả năng trình độ , sức khoẻ , điều kiện mà nó còn có một ý nghĩa kinh tế , ý nghĩa xã hội , ý nghĩa giáo dục , ý nghĩa chính trị như thế nào ?
Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu mục 3 .
- Gọi học sinh đọc thông tin SGK
- GV : Việc chọn nghề đúng đắn không chỉ đơn thuần có thu nhập mà nó còn có ý nghĩa kinh tế như thế nào ?
- Gọi học sinh đọc phần b SGK 
? Ngoài ý nghĩa kinh tế việc chọn nghề còn có một ý nghĩa xã hội như thế nào ?
- Giáo viên diễn giảng , phân tích hai ý nghĩa trên : Sức ép việc làm đối với nhà nước như thế nào ? có nhiều nghề đào tạo ra nhưng không có việc làm sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề để nhiều cơ quan mất nhiều thời gian giải quyết . 
VD : Các tệ nạn xã hội ( Ma tuý , cờ bạc , đua xe trái phép . . .)
- Giáo viên đọc thông tin SGK 
? Việc chọn nghề đúng đắn còn mang ý nghĩa giáo dục như thế nào ?
Giáo viên diễn giảng : Mỗi con người chúng ta ai cũng có một nghề nhất định , mà nghề đó phù hợp với khả năng của mình thì người đó luôn chuyên tâm làm việc , năng xuất sẽ tăng dẫn đến thu nhập tăng , bản thân yên tâm làm việc . Chính những việc làm đó tạo nên những nhân cách phẩm chất cho con người.
GV: Trong những năm tới , việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục . Đất nước ta đòi hỏi có đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ trí thức để tạo ra tiềm năng trí tuệ , đáp ứng yêu cầuđưa sản xuất của nhiều lĩnh vực đang chuẩn bị đi vào kinh tế tri thức
? Việc chọn nghề đúng đắn mang lại ý nghĩa chính trị như thế nào ?
Hoạt động 3 ( 45 phút )
Hoạt động nhóm ( Nhóm lớn ) 
 Nhóm 1 : Tìm những bài hát nói về nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của những người trong những nghề khác nhau
Bài hát : 
+ Người đi xây hồ kẻ gỗ
+ đường cày đảm đang
+ mùa xuân trên những giếng dầu
+ Bài ca xâydựng
Nhóm 2 : 
Tìm những bài câu chuyện , bài thơ viết về nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của những người trong những nghề khác nhau
+ Tác phẩm : Cỏ non
+ Tác phẩm :Lặng lẽ Sa Pa
Giáo viên tổ chức cho 2 nhóm trình bày nội dung : Hát các bài hát tìm được , kể các tác phẩm tìm được 
+ Đánh giá hoạt động của 2 nhóm
+ Gọi học sinh hát hay nhất trình bày một bài hát .
 Nội dung
1.Cơ sở khoa học của việc chọn nghề 
* Khi chọn nghề em phải xác định được nghề mình thích nhưng phù hợp với sức khoẻ , phát triển thể lực và đặc điểm tâm lý , mình có điểm nào mà nghề không chấp nhận , không phù hợp với nghề mình chọn , nơi sinh sống có gì trở ngại 
( Từ nơi ở đến nơi làm việc quá xa ) 
* Vậy những vấn đề đặt ra khi chọn nghề mà không giải đáp được thì coi là chọn nghề thiếu cơ sở khoa học .
2. Những nguyên tắc chọn nghề 
* Việc chọn nghề dựa trên 3 nguyên tắc sau: 
- Nguyên tắc thứ nhất : Không chọn nghề mà bản thân mình không thích . 
- Nguyên tắc thứ hai : Không chọn nghề mà bản thân mình không đủ điều kiện tâm lý , thể chất . 
- Nguyên tắc thứ ba : Không chọn nghề mà nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và đất nước nói chung.
* Ghi nhớ :
 Khi chọn nghề cần phải :
1. Tìm hiểu một số nghề mà mình thích .
2. Học thật tốt các môn học có liên quan đến nghề mà mình thích .
3. Rèn luyện một số kĩ năng , kĩ sảo lao động mà nghề đó yêu cầu .
4. Tìm hiểu nhu cầu nhân lực mà nghề đó yêu cầu .
3. ý nghĩa của việc chọn nghề
a) ý nghĩa kinh tế của việc chọn nghề
*việc chọn nghề không chỉ đơn thuần chạy theo việc thu nhập để sinh sống mà còn là sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
b) ý nghĩa xã hội của việc chọn nghề
Việc chọn nghề phù hợp cũng là việc tự giác tìm kiếm những nghề đang cần nhân lực sẽ giảm sức ép đối với nhà nước về việc làm
c) ý nghĩa giáo dục
Có việc làm ổn định , có nghề phù hợp thì nhân cách con người từng bước được phát triển và hoàn thiện qua hoạt động nghề nghiệp .
c) ý nghĩa chính trị 
Nhằm vào mục đích đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày càng giàu mạnh
4) Củng cố 
? Việc chọn nghề cần dựa trên những cơ sở khoa học gì?
? Việc chọn nghề đúng đắn mang lại những ý nghĩa gì ?
5) Dặn dò 
 Về nhà viết bài thu hoạch : Em nhận thức được những gì qua buổi hướng nghiệp giáo dục này ?
+ Em thích nghề gì ?
+ Những nghề nào phù hợp với khả năng của em ?
+ Hiện nay ở địa phương em cần nhân lực 
Ngày giảng : Lớp 9A
 Lớp 9B ...
Chủ đề 2:
Định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước ,địa phương
I/ Mục tiêu cần đạt 
1.Kiến thức 
 Biết được một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế –xã hội của đất nước và địa phương .
2.Kỹ năng 
 Kể được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương .
3.Thái độ 
 Quan tâm đến lĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển 
II/ Chuẩn bị 
1.Giáo viên
 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
 Văn kiện đại hội đại biểu tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV
2.Học sinh 
 Giấy kiểm tra ,phiếu học tập 
III/ Tiến trình lên lớp 
1.ổn định (2phút )
 Lớp :9A
 Lớp :9B
2.Kiểm tra bài cũ 
Thu bài viết thu hoạch ở nhà của học sinh 
3.Bài mới 
 Giới thiệu bài (3phút )
 Đến năm 2020 ,Việt Nam cơ bản phải trở thành một nước công nghiệp . Do vậy , nhất thiết Việt Nam phải tién hành công nghiệp hoá . Song Việt Nam khác với các nước đã tiến hành công nghiệp hoá ở chỗ , các nước này từng bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp , vừa phải đưa một số lĩnh vực sản xuất đi vào kinh tế tri thức . Muốn vậy phải tiến hành hiện đại hoá đất nước song song với công nghiệp hoá . Cách làm đó sẽ giúp cho nền kinh tế đất nước có những bước đi tuần tự , kết hợp với những bước nhảy vọt .Bước nhảy vọt đó sẽ có được do các quá trình hiện đại hoá theo hướng từng bước phát triển kinh tế tri thức . Đó là ý tưởng tiến hành công nghiệp hoá rút ngắn để tạo ra được những bước đi tắt , đón đầu sự phát triển ở một số lĩnh vực . Vậy định hướng phát triển kinh tế – xã hội ở đất nước ta và địa phương như thế nào ? Hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu .
 Phương pháp
Hoạt động1 ( 45 phút )
Giáo viên đọc SGK phần 1
? Để trở thành một nước công nghiệp hoá hiện đại hoá Việt Nam phải có một nền kinh tế như thế nào ?
? Sự thành công của công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước còn phụ thuộc vào yếu tố nào ?
? Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần có những yếu tố nào ?
Giáo viên đọc phần ( b) SGK trang 15
? Sản xuất là yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường . Vậy nền kinh tế thị trường về sản xuất hàng hoá phải như thế nào ?
? Trong sản xuất năng lực canh tranh là yếu tố quan trọng . Vậy người sản xuất cần phải làm gì dể có lợi thế ?
* Học sinh hoạt động nhóm ( Nhóm lớn )
- Nhóm 1+2 : 
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần có những yếu tố nào ?
- Nhóm 3+4 :
Việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN cần chuyển sang một nền kinh tế như thế nào ?
*Giáo viên gọi HS trình bày
* Giáo viên nhấn mạnh 2 nội dung trên
? Dân số bùng nổ sẽ dẫn đến điều gì ?
Dân số gia tăng dẫn đến tình trạng : 
+ Đói nghèo 
+ Thất học 
+ Dư thừa lao động 
+ Thiế đất đẻ sản xuất
+ Các tệ nạn xã hội nẩy sinh
? Những việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay là gì ?
? Muốn xoá đói giảm nghềo ta phải làm
 như thế nào ?
? ở địa phương em có bao nhiêu hộ nghèo?
Lương Thiện có 308/654 hộ nghèo chiếm 47%
? Việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở xã Lương Thiện được thực hiện như thế nào?
? Bản thân em đã làm gì để gúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn?
Hoạt động 2 ( 45 phút )
Giáo viên đọc văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
? Em cho biết chiến lược phát triển sản xuất nông , lâm , ngư nghiệp giai đoạn 2010- 2020 của nước ta như thế nào ?
* Liên hệ việc phát triển nông nghiệp ở địa phương em như thế nào ?
? Mở rộng khai thác yêu cầu ngành sản xuát công nghiệp cần có những yếu tố nào?
? ở địa phương em có những nguồn nguyên liệu nào phục vụ cho sản xuất ? Hãy kể tên những nhà máy mà em biết ?
GV: Tại đại hội toàn quốc lần thứ IX(2001) Đảng ta đã khẳng định :Công nghệ thông tin , công nghệ sinh học ,công nghệ vật liệu mới ,công nghệ tự động hoá .Vậy các công nghệ đó mà Đảng đã đưa ra định hướng phát triển như thế nào ?
* GV : Đọc văn kiện Đại  ... o chung của trường : Đào tạo các y sĩ
- Những khoa chuyên nghành đào tạo 
- Số lượng tuyển sinh : 70 
- Điều kiện tham gia tuyển sinh : Học hết THPT
- Chế độ học phí : 150 / rháng
4) củng cố 
5) Dặn dò 
Về nhà các em tìm tài liệu những điều cần biết về tuyển sinh THCN ( Tài liệu của bộ giáo dục )
 .
Ngày soạn :
Ngày giảng: Lớp 9A 
 Lớp 9B
Chủ đề : 8
các phương hướng đI sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở 
I. Mục tiêu
 1 .Kiến thức
Học sinh biết được hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở .
 2 . kĩ năng
 Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp trung học cơ. 
 3. Thái độ
Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích.
 II / Chuẩn bị 
 1 . Giáo viên
- Một số nội dung của chủ đề , mẩu chuyện về gương người tốt việc tốt qua báo , thông tin đại chúng 
 2 . Học sinh
 - Tìm hiểu ý kiến của cha mẹ về hướng đI cho con sau khi tốt nghiệp.
III / Lên lớp
1 . ổn định : Lớp 9A :
 Lớp 9B :
2 . Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1: ( 43 phút )
GV : Chế độ xã hội nước ta tạo cho con người quyền bình đẳng về mọi mặt . Trong đó có quyền học tập và lao động . Vì vậy mỗi học sínhau khi tốt nghiệp THCS đều có quyền lựa chọn cho mình một con đường vào đời đẹp nhất và hợp lí nhất, nhương chúng ta không rễ trả lời câu hỏi “ học gì “ và “làm gì”. Tuổi trẻ ai cũng có ước mơ nghề nghiệp nhưng không biết mâu thuẫn giữa nguyện , năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội , giữa những ước mơ quá bay bổng và cuụoc sống hiện thực. 
? Đối các em sau khi học song THCS có nguỵen vọng như thế nào ? các em học tiếp hay xin một việc làm phù hợp ? 
GV đọc nội dung SGK trang 80
Thảo luận nhóm lớn : 10 phút 
Điền vào sơ đồ phân luồng học sinh
GV : gọi học sinh trình bày nội dung , nhận xét các nbóm , sửa chữa 
-Hoạt động nhóm nhỏ : 2 phút 
? Căn cứ vào bảng phân luồng học sinh em hãy so sánh học sinh các năm học 
( GV phát phiếu học tập kẻ bảng phân luồng học sinh)
Gọi 1-2 nhóm trình bày , gió viên sửa chữa các nhóm theo dõi diền nội dung đúng vào bảng phân luồng.
Hoạt động 2 : 45 phút 
-Giáo viên đọc nội dung SGK trang 82
? Em hãy kể tên những trường PTTH ở địa phương mà em biết ?
Hoạt động 3 : 45 phút
Giáo viên đọc tài liệu ( trang 83 )
Sau khi tốt nghiệp THCS phần lớn các em tiếp tục học THPT, tuy nhiên cũng có một phần các em sẽ đI học THCN , dạy nghề. Vậy thầy có thể cung cấp một số thông tin về các luồng THCN và dạy nghề để các em có thể hiểu rõ hơn .
? Em hãy kể tên một số trường THCN mà em biết ?
Giáo viên đọc tài liệu
? ở tỉnh ta có các trường dạy nghề nào mà em biết ?
? Trường dạy nghề tuyển sinh học hết trình độ nào?
Thảo luận : Nhóm lớn ( 10 phút )
Các điều kiện h/ s có thể đi vào từng luồng sau khi tốt nghiệp THCS
Nguyện vọng
Năng lực học tập 
Hoàn cảnh gia đình
Các nhóm trình bày nội dung
Giáo viên nhận xét đánh giá
1) Đặt vấn đề
Phần lớn các em đều có nguyện vọng học tiếp để thi vào đại học 
Vậy việc phân luồng hợp lí học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết.
2)Thực trạng phân luồng học sinhTHCS
- Theo điều 23 của bộ luụat gôía dục quyđịnh học sính sau khi tốt nghiệp THCSscó thể đi vào luồng sau :
+ Vào học THPT
+ Vào học THCN
+ Học nghề dài hạn
+ Học nghề ngắn hạn
3) một số giải pháp phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS
a- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về nghề nghiệp 
Tuyên truyền trong và ngoài trường, tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh việc học lên là chính đáng
b- Học gúp học sinh THCS hiểu rõ khả năng của bản thân và truyền thống điều kiện gia đình để lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS cho phù hợp 
- Gúp cho học sinh tự đánh giá khả năng học tập của bản thân, việc xét đến khả năng hoàn cảnh của gia đình cũng cần thiết để chọn hướng đi cho phù hợp . 
c) Ngoài các biện pháp trên , nhà nước cũng có những biện pháp đồng bộ khác như :
- Khuyến khích phát triển các trường THPT ngoài công lập đặc biệt khu vực thành thị.
- Đa dạng hoá các loại hình giáo dục
- Tăng cường các điều kiện giáo dục của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- khuyến khích phân luồng bằng những cơ chế, chính sách hợp lí.
4) Một số hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
a) Trường THCN
- Mục tiêu đào tạo : Đào tạo những cán bộ thực hành có trình độ trrung học về kĩ thuật , nghiệp vụ kinh tế , giáo dục văn hoá
Ytế và nghệ thuật
- Trường THCN tuyển sinh theo hai trình độ :
+ Trình độ THCS: Đào tạo từ 3 đến 3,5 năm , tốt nghiệp ra trường được cấp bằng THCN và có trình độ văn hoá tương đương THPT
+ Trường THCN tuyển sinh trình độ THPT đào tạo từ 2-3 năm cấp bằng THCN
- Nội dung đào tạo : 
Gồm 4 nhóm : 
+Kiến thức chung
+Kiến thức cơ sở của nhóm nghành 
+Kiến thức kĩ thuật chuyên nghành
+Các kĩ năng , kĩ xảo thực hành
b) Trường dạy nghề
Là loại hình đào tạo chính qui là loại hình chủ yếu hiện nay trong đào tạo nghề
- Trường tuyển sinh theo hai trình độ
+ Trình độ THCS : đào tạo 2 năm với nghề đơn giản và 3 năm với nghề phức tạp
+ Trình độ THPT : đào tạo 1 năm với nghề đơn giản và 2 năm với nghề phức tạp
- Nội dung đào tạo được chia thành 4 nhóm: 
+ Những kiến thức chung 
+ Những kiến thức kĩ thuật
+ Những kiến thức chuyên nghành
+ Những kĩ năng , kĩ xảo thực hành
c) Lớp dạy nghề tại cơ sở sản xuất
Lớp dạy nghề tại cơ sở sản xuất , kinh doanh là một loại hình đào tạo nghề ngắn hạn ( 3 đến 6 tháng)
Mục tiêu của loạihình trường này đào tạo những lao động kĩ thuật chưa lành nghề , làm việc đơn giản theo nghề sản xuất .
4 ) Củng cố 
Em hãy kể tên một số nghề mà em biết
5) Dặn dò
 Học bài 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: Lớp 9A 
 Lớp 9B
Chủ đề : 9
tư vấn hướng nghiệp 
I. Mục tiêu
 1 .Kiến thức
Học sinh hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề , có được thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả
 2 . kĩ năng
 Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp .
 3. Thái độ
Có ý thức cầu thị trong khi tiếp xúc với các nhà tư vấn 
II / Chuẩn bị 
 1 . Giáo viên
- Một số nội dung của chủ đề , mẩu chuyện về gương người tốt việc tốt qua báo , thông tin đại chúng 
 2 . Học sinh
 - Tìm hiểu ý kiến của cha mẹ về hướng đi cho con sau khi tốt nghiệp.
III / Lên lớp
1 . ổn định : Lớp 9A :
 Lớp 9B :
2 . Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1 ( 40 phút )
Giáo viên đọc tài liệu : SGK trang 90
? Thế nào là định hướng nghề nghiệp ?
? Thế nào là tư vấn nghề nghiệp ?
? Theo em người làm công tác tư vấn nghề nghiệp phải có một tinh thần như thế nào ?
? Việc chọn nghề nghiệp thiếu những luận cứ có tác hại như thế nào ?
1. Khái niệm về tư vấn hướng nghiệp
Công tác hướng nghiệp gồm 3 bộ cấu thành:
a) Định hướng nghề nghiệp : 
 Là việc xác định những nghề có thể tham gia , trong đó xếp thứ tự ưu tiên của sự lựa chọn. Để định hướng nghề nghiệp đúng người ta cần có những thông tin cần thiết với yêu cầu đối với con người mà nghề đặt ra cùng những thông tin về thị trường lao động. Thiếu một hai loại thông tin đó , việc định hướng sẽ bị sai lệch, do đó không thể chọn nghề phù hợp được.
b) Tuyển chọn nghề : 
 Là công việc xác định sự phù hợp 
nghề của một người cụ thể trước khi quyết định nhận hay không nhận họ vào làm việc ở nơi cần nhân lực.
c) Tư vấn nghề nghiệp : 
 Là công việc "đứng giữa" hai công việc kia , qua tư vấn người ta có thể có sự định hướng nghề nghiệp đúng hơn hoặc có sự chuẩn bị tốt hơn đối với việc xin được tuyển vào làm trong một ngfhề nào đó .
*Thực chất của tư vấn chọn nghề là cho những lời khuyênchọn nghề đối với những ai muốn chọn cho mình một nghề yêu thích để cống hiến tài năng và trí tuệ ,để được tiến bộ trong nghề nghiệp.
- Việc chọn nghề thiếu luận cứ sẽ không còn là niền vui , không còn là niềm tự hào mà là công việc buồn tẻ .
2. Xác định chọn nghề theo đối tượng lao động.
 * Hoạt động 2 ( 45 phút): Xác định đối tượng lao động mà mình ưa thích
Giáo viên phát cho học sinh phiếu, học sinh tự xác định nghề điền, tự xác định nghề mà mình phù hợp.
- Học sinh điền xong, giáo viên thu bài kiểm tra nắm bắt sự yêu thích nghề nào của các em.
Bảng xác định đối tượng lao động cần chọn
TT
 Tự đánh giá
 Đối tượng nghề
1
2
3
4
5
1
Tôi giao tiếp với người lạ rất thoả mái
1
2
Tôi hứng thú làm nhiều đồ vật nào đó bằng tay
1
3
Tôi luôn cố gắng làm cho môi trường xung quanh sạch , đẹp
1
4
Hàng ngày tôi rất chú ý chăm sóc cây trồng vật nuôi
1
5
Tôi có thể làm thể làm thường xuyên công việc thống kê, tính toán, vẽ hình.
1
6
Tôi sẵn sàng giúp đỡ các bạn cùng tuổi, các em nhỏ.
1
7
Tôi có thể giúp người lớn chăm sóc súc vật, cây trồng
1
8
Tôi rất ít mắc lỗi trong công việc viết lách
1
9
Những sản phẩm tự tay tôi làm trong lúc rỗi rãi thường làm cho các bạn thích thú.
2
10
Nhiều người cho rằng tôi có năng lực trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật.
2
11
Tôi thích đọc sách báo nói về thế giới động vật.
1
12
Tôi tích cực tham gia hoạt động văn nghệ tự biên, tự diễn.
1
13
Tôi thích đọc các tài liệu về thiết bị vân hành máy.
1
14
tôi có thể suy nghĩ lâu để giải thích các bài toán khó
2
15
tôi dễ dàn xếp các mối bất hoà giữa các bạn trong lớp và các em nhỏ.
2
16
Nhiều bạn nhận xét tôi có năng lực về kỹ thuật.
2
17
Kết quả hoạt động nghệ thuật của tôi được nhiều người không quên biết khen ngợi.
2
18
Nhiều người đánh giá rằng, tôi có năng lực làm việc với những đối tượng sinh vật.
2
19
Rất nhiều người thừa nhận tôi rằng trình bày tư tưởng, ý nghĩ bài viết rất mạch lạc, sáng sủa.
2
20
Hầu như tôi chẳng cãi nhau với ai bao giờ.
1
21
Những kết quả sáng tạo của kỹ thuật của tôi được nhìê người không quen biết khen ngợi.
1
22
Tôi học ngoại ngữ rễ ràng.
1
23
Tôi thường giúp đỡ những người không quen biết.
2
24
Tôi hứng thú và tham gia nhiều và tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật.
1
25
Tôi thường tác động đến quá trình phát triển của thực vật hoặc động vật, hoàn thiện và thay đổi chúng.
2
26
Tôi thường quan sát động vật hoặc nghiên cứu thực vật.
1
27
Tôi thường thành công trong việc thuyết phục các bạn, các em nhỏ làm cho kế hoạch hành động nào đó hợp lý.
1
28
Tôi thường quan sát các động vật hoặc nghiên cứu các thực vật.
1
29
Tôi thường đọc sách báo mà mọi người cho là buồn tẻ.
1
30
Tôi thích tìm hiểu bí mật tay nghề của những người làm công tác nghệ thuật và thường lặp lại, hoạ lại những hành động của họ.
1
 Cho học sinh cộng điểm theo hàng dọc, ô có tổng sổ điểm cao nhất sẽ cho thấy đối tượng lao động phù hợp nhất.
* Hoạt động 3( 40 phút) Thảo luận về đạo đức nghề nghiệp.
- Căn cứ vào các nghề mà các em đã được học ở chủ đề 3
- Giáo viên làm 4 nhóm
- sau khi thảo luận xong gọi các nhóm trình bày.
4) củng cố
Theo em làm nghề may mặc cần phải có những đức tính như gì?
5) Dặn dò
Các em tìm những tài liệu nói về các nghề để đọc và tìm hiểu.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an huong nghiep 9.doc