Giáo án Sinh học lớp 8 - Trường THCS Hưng Khánh Trung - Bài 5: Quan sát tế bào và mô

Giáo án Sinh học lớp 8 - Trường THCS Hưng Khánh Trung - Bài 5: Quan sát tế bào và mô

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân.

- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn , tế bào niêm mạc miệng ( mô biểu bì ) mô sụn mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn, phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất chất tế bào và nhân. Phân biệt điểm khác nhau của mô biểu, mô cơ, mô liên kết.

hoạt động nhóm.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng mổ tách tế bào.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

Kính hiển vi lam kính, la men, bộ đồ mổ khăn lau giấy thấm.

Một con ếch sống, hoặc bắp thịt ở chân giò lợn.

Dung dịch sinh lí 0,65 % NaCl, ống hút dung dịch axít axêtic 1% có ống hút bộ tiêu bản động vật

2. Học sinh:

Chuẩn bị theo nhóm đã phân công.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 8 - Trường THCS Hưng Khánh Trung - Bài 5: Quan sát tế bào và mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	 	 Tiết :
Ngày dạy :	 Tuần :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 5: QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân.
- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bảøn đã làm sẵn , tế bào niêm mạc miệng ( mô biểu bì ) mô sụn mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn, phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất chất tế bào và nhân. Phân biệt điểm khác nhau của mô biểu, mô cơ, mô liên kết.
hoạt động nhóm.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng mổ tách tế bào..
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Giáo viên:
Kính hiển vi lam kính, la men, bộ đồ mổ khăn lau giấy thấm.
Một con ếch sống, hoặc bắp thịt ở chân giò lợn.
Dung dịch sinh lí 0,65 % NaCl, ống hút dung dịch axít axêtic 1% có ống hút bộ tiêu bản động vật 
Học sinh:
Chuẩn bị theo nhóm đã phân công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1.Kiểm tra bài cũ : 5 phút 
	Giùáo viên chuẩn bị phân theo nhóm của học sinh phát dụng cụ, phát hộp tiêu bản mẫu 
ND1: Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân 20 phút 
Hoạt động 1: Cách làm tiêu bản mô cơ vân:
Mục tiêu: Làm được tiêu bản, khi quan sát nhìn thấy tế bào.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên chiếu phim trong nội dung các bước làm tiêu bản.
Gọi một học sinh lên lớp mẫu theo thao tác 
Phân công về các nhóm.
Sau khi các nhóm lấy được tế bào mô cơ vân đặt lên lam kính. Gv hướng dẫn cách đặt la men. 
Nhỏ một giọt axít axêtíc 1% vào cạnh lamen và dùng giấy thấm hút bớt dung dung dịch sinh lí để axít thấm vào dưới lamen
HS theo dõi à ghi nhớ kiến thức, một học sinh nhắc lại các thao tác.
Các nhóm tiến hành làm tiêu bản như đã hướng dẫn. 
Yêu cầu: +Lấy sợi thật mãnh 
	+Không bị đứt.
 	 +Rạch bắp cơ thật thẳng 
Các nhóm cùng tiến hành đậy Lamen Yêu cầu không có bọt khí 
Các nhóm tiếp tục thao tác: Nhỏ axít Axêtíc.
Hoàn thành tiêu bản đặt trên bàn để GV 
kiểm tra 
+ Tiểu kết :
 	Rạch da đùi ếch lấy một bắp cơ.
	Dùng kim nhọn rạch một bắp cơ .( thấm sạch).
	Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn 2 bên mép rạch .
	Lấy kim mũi mác gạt nhẹ và tách một sợi mãnh.
Đặt sợi mãnh mới tách lên lam kính, nhỏ dung dịch sinh lí 0,65 % NaCl
Đậy Lamen, nhỏ axit axêtic.
Hoạt động 2: Quan sát tế bào 
Giáo viên đi kiểm tra công việc của các nhóm giúp đở các nhóm nào chưa làm đươc.
GV yêu cầu các nhóm điều chỉnh kính hiển vi.
GV cần lưu ý: Sau khi học sinh quan sát đươc tế bào thì phải kiểm tra lại tránh hiện tượng, học sinh nhầm lẫn, hay là miêu tả theo sách giáo khoa.
GV nắm được số nhóm có tiêu bản đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.
Các nhóm thử kính, lấy ánh sáng nét để thấy rõ mẫu.
Đại diện nhóm quan sát điều chỉnh khi nhìn rõ tế bào. 
 Cả nhóm quan sát, nhận xét 
Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến..Yêu cầu: Thấy được màng, nhân vân ngang, tế bào dài.
+ Tiểu kết : 
	-Thấy được các phần chính: Màng, tế bào chất, nhân, vân ngang.
 ND 2: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC LOẠI MÔ KHÁC: 20 phút 
 Hoạt động 3: Quan sát tiêu bản các loại mô khác
Mục tiêu: HS quan sát phải vẽ lại được hình tế bà oủa mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn - Phân biệt điểm khác nhau của các mô.
GV yêu cầu quan sát các mô à vẽ hình.
GV nên dành thời gian để giải đáp trước lớp những thắc mắc của học sinh.
Trong nhóm khi điều chỉnh kính để thấy rõ tiêu bản thì lần lượt các thành viên điều quan sát à Vẽ hình .
Nhóm thảo luận để thống nhất trả lời .
Yêu cầu: Thành phần cấu tạo hình dáng tế bào ở mỗi mô 
Học sinh có nêu thắc mắc như:
Tại sao tế bào mô cơ vân lại tách dễ, còn tế bào các mô khác thì sao?
Oùc lợn rất mềm, làm thế nào để lấy được tế bào 
+ Tiểu kết : 
	Mô biểu bì :Tế bào xếp sít nhau.
	Mô sụn: Chỉ có 2 -3 tế bào tạo thành nhóm.
	Mô xương:Tế bào nhiều
	Mô cơ: Tế bào nhiều, dài .
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ: 3 phút 
	GV nhận xét giờ học.
	Khen các nhóm làm việc nghiêm túc có kết quả tốt.
	Phê bình nhóm chưa chăm chỉ và kết quả chưa cao để rút kinh nghiệm.
	*Đánh giá: 
	Trong khi làm tiêu bản mô cơ vân các em gặp khó khăn gì? 
	Nhóm có kết quả tốt cho biết nguyên nhân thành công.
Yêu cầu các nhóm :
	+ Làm vệ sinh dọn sạch lớp 
	+ Thu dụng cụ đầy đủ, rửa sạch lau khô .
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 2 phút
	- Về nhà mỗi học sinh viết một bản thu hoạch theo mẫu SGK trang 19 	
	- Ôn tập kiến thúc về mô thần kinh.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.	

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIET 5.doc