Giáo án Sinh học lớp 8 - Trường THCS Hưng Khánh Trung - Bài 3: Tế bào

Giáo án Sinh học lớp 8 - Trường THCS Hưng Khánh Trung - Bài 3: Tế bào

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh phải nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm : Màng sinh chất, chất tế bào(lưới nội chất, ri bô xôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể ) nhân(NST, nhân con).

2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, mô hình, tìm kiến thức.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn . -

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Mô hình hay tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật.

- Phim trong về chức năng chi tiết của các bào quan chủ yếu.

2. Học sinh:

- Học bài xem trước bài.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 8 - Trường THCS Hưng Khánh Trung - Bài 3: Tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	 Tiết :
Ngày dạy :	 Tuần :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 3: TẾ BÀO 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh phải nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm : Màng sinh chất, chất tế bào(lưới nội chất, ri bô xôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể ) nhân(NST, nhân con). 
2. Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, mô hình, tìm kiến thức.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn .	- 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên:
- Mô hình hay tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật.	
- Phim trong về chức năng chi tiết của các bào quan chủ yếu. 
Học sinh:
- Học bài xem trước bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	Mở bài:
	Cơ thể dù đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất là tế bào.
ND1 : CẤU TẠO TẾ BÀO.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo tế bào.10 phút
Mục tiêu: Học sinh nắm được các thành phần chính của tế bào: Màng, chất nguyên sinh, nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Một tế bào điển hình gồm những thành phần cấu tạo nào? 
GV kiểm tra bằng cách như treo sơ đồ câm về cấu tạo tế bào và các mãnh bìa tương ứng với tên các bộ phận à gọi học sinh hoàn chỉnh sơ đồ. GV nhận xét và thông báo đáp án đúng 
HS quan sát mô hình và hình .3.1( SGK trang 11 ) . à ghi nhớ lại kiến thức. 
- Đại diện các nhóm lên gắn tên các thành phần cấu tạo của tế bào à HS khác bổ sung
+ Tiểu kết :
	- Tế bào gồm 3 phần:
* Màng 
*Tế bào chất: Gồm các bào quan.
*Nhân: Nhiễm sắc thể nhân con. 
 ND 2 : CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng các bộ phận trong tế bào.10 phút.
Mục tiêu: Học sinh nắm được các chức năng quan trọng của các bộ phận của tế bào.
- Thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng và sự thống nhất giữa thành phần của tế bào.
- Chứng minh: tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Giáo viên nêu câu hỏi. 
Màng sinh chất có vai trò gì? 
Lưới nội chất có vai trò gì trong họat động sống của tế bào? 
Năng lượng cần cho các họat động lấy từ đâu?
Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào? 
GV tổng kết ý kiến của học sinh để nhận xét 
Hãy phân tích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào? 
Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? 
Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản di truyền đều được tiến hành ở TB. 
HS nghiên cứu bảng 3.1 SGK. 
Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung.
HS trao dổi nhóm dựa vào bảng 3 trả lời.
HS có thể trả lời ở TB cũng có quá trình trao đổi chất, phân chia.
+ Tiểu kết :
Chức năng của các bộ phận tế bào: Nội dung như SGK ( bảng 3.1 ) trang 11. 
 NỘI DUNG 3 : THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 
 Hoạt động 3: 10 Phút . 
Mục tiêu: Học sinh nắm được 2 thành phần hoá học chính của tế bào là chất vô cơ và hữu cơ.
Cho biết thành phần hóa học của tế bào? 
GV nhận xét phaần trả lời của nhóm à thông báo đáp án đúng. 
GV hỏi: 
Các chất hóa học cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu?
Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ Prôtêin, Gluxit, Lipit,Vitamin muối khoáng 
Hs tự nghiên cứu thông tin SGK trang 12 à trao đổi nhóm à thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Tiểu kết :
Tế bào gồm hỗn hợp nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
Chất hữu cơ : 
- Prôtêin: C,H,O, N, S,.
- GLuxit: C, H, O.
- Lipit: C, H, O..
-Axit Nuclêic: ADN, ARN 
b) Chất vô cơ:
Muối khoáng chứa: Ca, K, Na, Cu.
 NỘI DUNG 4: HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO 
 Hoạt động 4: 5 Phút
Mục tiêu: Học sinh nêu được các đặc điểm sống của tế bào đó là trao đổi chất, lớn lên.
Gv hỏi: 
Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?
Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể? 
Cơ thể lớùn lên được do đâu? 
Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào?
Lấy VD để thấy mối quan hệ giữa chưc năng của tế bào với cơ thể và môi trường.
HS nghiên cứu sơ đồ hình 3.2 SGK.
Trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi.
Yêu cầu: Hoạt động sống của cơ thể đều có ở tế bào 
Đại diện nhóm trình bày à bổ sung.
HS đọc kết luận chung ở cuối bài.
+ Tiểu kết :
Trao đổi chất 
Lớn lên, phân chia 
Cảm ứng 
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ: 5 phút
	GV yêu cầu HS làm bài tập 1(SGK trang 13) 
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	-Học bài, trả lời câu hỏi 2 SGK. 
	- Đọc mục “Em có biết “ 
	- Ôn tập phần mô ở thực vật. 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIET 3.doc