Giáo án Sinh học lớp 8 - Trường THCS Hưng Khánh Trung - Bài 15: Đông máu và các nguyên tắc truyền máu

Giáo án Sinh học lớp 8 - Trường THCS Hưng Khánh Trung - Bài 15: Đông máu và các nguyên tắc truyền máu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.

- Trình bày các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát sơ đồ thí nghiệm - Hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và gíup đở người xung quanh.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Chuẩn bị tranh phóng to SGK (48 - 49) bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Phiếu học tập “ Tìm hiểu về hiện tượng đông máu “.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 8 - Trường THCS Hưng Khánh Trung - Bài 15: Đông máu và các nguyên tắc truyền máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	 	 Tiết : 
Ngày dạy :	 	 Tuần :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 15: ĐÔNG MÁU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày	 được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.
- Trình bày các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó 	
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát sơ đồ thí nghiệm - Hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữõ gìn, bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và gíup đở người xung quanh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị tranh phóng to SGK (48 - 49) bảng phụ. 
Chuẩn bị của học sinh:
- Phiếu học tập “ Tìm hiểu về hiện tượng đông máu “. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ : 5 Phút
- Trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu.
- Em đã từng tiêm phòng chưa? Nếu có thì là bệnh nào? Em hiểu gì về vai trò của Văcxin?
ND1 : ĐÔNG MÁU.
Hoạt động 1: Tìm hiểu veÀ đông máu	 15 Phút	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Gv yêu cầu: Hoàn thành nội dung phiếu học tập.
GV chữa bệnh bằng cách: Các nhóm trình bày bổ sung.
GV treo bảng có nội dung như ghi trong phiếu học tập à hoàn thiện 
GV lưu ý: Cần để 3 nhóm trình bày và nhiều nhóm bổ sung hoặc là nhóm trùng ý kiến 
GV trình bày bảng hoàn chỉnh lên bảng để học sinh theo dõi và tự so sánh với kết quả của nhóm mình nội dung đúng là bao nhiêu phần trăm 
Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và sơ đồ trong sách giáo khoa trang 48 ghi nhớ kiến thức. 
Trao đổi nhóm hoàn thành các nội dung.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thuyết minh sơ đồ cơ chế đông máu.
Nhóm khác theo dõi bổ sung.
Cần đi sâu vào cơ chế đông máu.
Các nhóm theo dõi phiếu kiến thức chuẩn bổ sung.
TIÊU CHÍ
NỘI DUNG
Hiện tượng 	
Khi bị thương đứt mạch máu à máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương.
Cơ chế 
Nội dung bảng phần 1 SGK 
Khái niệm 
Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông hàn kín vết thương
Vai trò 
 Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất máu khi bị thương.
+ Tiểu kết:
	 	Nội dung kiến thức ghi trong phiếu học tập 
ND 2 : CÁC NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm máu người 	 15 Phút
Mục tiêu: Học sinh nắm được các nhóm máu chính của người.
- Nêu được các nguyên tắc truyền máu.
GV nêu câu hỏi: 
Hồng cầu máu người có loại kháng nguyên nào?
Hưyết tương máu của người nhận có loại kháng thể nào? Chúng có kết dính hồng cầu máu người cho hay không? 
Hoàn thành bài tập.
 “Mối quan hệ giữa người cho và nhận giữa các nhóm máu “ 
HS tự nghiên cứu thí nghiệm Canlan Staynơ hình 15.2SGK trang 48. 49.
Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung .
2 HS viéât sơ đồ “ Mối quan hệ giữa cho và nhận giữa các nhóm máu 
HS khác bổ sung.
HS rút ra kết luận 
+ Tiểu kết :
	- Ở người có 4 nhóm máu A , B , AB , O.
Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu 
	A - A
 O - O	AB – AB
	B - B
Hoạt động 3: Các nguyên tắc tuân thủ khi truyền máu 5 Phút
GV nhận xét đánh giá phần kết quả thảo luận của nhóm. GV hoàn thiện kiến thức để học sinh sửa chữa.
GV nêu câu hỏi:
Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao? 
Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao? 
GV nhận xét đánh giá phần trả lời của học sinh.
GV hỏi : Vậy là chúng ta đã giải quyết được vấn đề ban đầu đặt ra chưa?
Khi bị chảy máu, vấn đề đầu tiên cần giải quyết là gì?
HS tự vận dụng kiến thức ở vấn đề 1, trả lời câu hỏi.
Một số trình bày ý kiến của mình à học sinh khác nhận xét bổ sung( nếu cần) 
Yêu cầu: 
- Không được gì bị kết dính với hồng cầu 
- Có thể truyền gì không kết dính.
- Không được truyền máu gì có mầm bệnh lây lan.
HS đọc kết luận sách giáo khoa, HS vận dụng kiến thức đã học trong bài để trả lời.
Yêu cầu phải cầm máu ngay đối với vết thương to chảy nhiều máu. Vết thương nhỏ có thể tự động.
+ Tiểu kết:
	 * Khi truyền cần tuân theo nguyên tắc:
Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp.
Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu.
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ:	 5 Phút
	- Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng.
	1 . Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu:
Hồng cầu.
Bạch cầu.
Tiểu cầu.
	2 . Máu không đông được là do.
Tơ máu.
Huyết tương.
Bạch cầu.
3. Người có nhóm máu AB không được truyền cho người có nhóm máu O , A ,B Vì 
Nhóm máu AB, hồng cầu có cả A và B.
Nhóm máu AB huyết tương không có.
Nhóm máu AB ít người có. 
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:	Phút
	- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “ Em có biết “
	- Ôn lại kiến thức hệ tuần hoàn ở lớp thú.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIET 15.doc