I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan Coócti.
- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh .
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình .
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh tai.
- Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn giữ cho môi trường yên tĩnh
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Tranh phóng to hình 51.1 và 51. 2.
- Mô hình cấu tạo tai.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Bảng phụ .
- Xem trước bài
Ngày soạn : Tiết :55 Ngày dạy : Tuần :28 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 51 : CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác. - Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan Coócti. - Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh . 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình . 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh tai. - Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn giữ cho môi trường yên tĩnh II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Chuẩn bị của giáo viên : - Tranh phóng to hình 51.1 và 51. 2. - Mô hình cấu tạo tai. Chuẩn bị của học sinh : - Bảng phụ . - Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Kiểm tra bài cũ : 5 phút Có các tật mắt nào? Nguyên nhân và cách khắc phục? Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu sáng, không nên nằm đọc sách? Vào bài mới : 3 phút -Ta nhận biết được âm thanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào? ND1 : CẤU TẠO CỦA TAI Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tai 15 phút Mục tiêu: Mô tả được các bộ phận của tai. - Trình bày được cấu tạo của cơ quan Coócti. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Gv hỏi : Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào ? Gv hướng dẫn học sinh quan sát hình 51.1 à hoàn thành bài tập điền từ trang 16. 2 SGK. GV gọi 1 à 2 HS lên đọc to toàn bộ bài tập và thông tin trang 163 SGK . Tai được cấu tạo như thế nào? Chức năng từng bộ phận? Học sinh vận dụng kiến thức về cơ quan phân tích để nêu được 3 bộ phận của cơ quan phân tích . HS quan sát kỹ sơ đồ cấu tạo tai à cá nhân làm bài tập . Một vài học sinh phát biểu lớp bổ sung hoàn chỉnh đáp án . Các từ cần điền : 1. Vành tai, 2. Ôáng tai, 3. Màng nhĩ, 4 . Chuổi xương tai . HS căn cứ vào hình 51.1-2 và thông tin để trả lời. + Tiểu kết : * Cơ quan phân tích thính giác gồm : - Tế bào thụ cảm thính giác . - Dây thần kinh thính giác . - Vùng thính giác . Cấu tạo tai : *Tai ngoài : + Vành tai : Hứng sóng âm . + Ống tai : Hướng sóng âm . + Màng nhĩ : Khuếch đại âm . *Tai giữa : + Chuổi xương tai : Truyền sóng âm . + Vòi nhĩ : Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ. *Tai trong : + Bộ phận tiền đình : Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai : Thu nhận kích thích sóng âm Chuyển ý: Cơ chế truyền âm và thu nhận sóng âm diễn ra như thế nào? ND 2 : CHỨC NĂNG THU NHẬN SÓNG ÂM Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng thu nhận sóng âm 15 phút Gv hướng dẫn học sinh quan sát hình 51 . 2 kết hợp với thông tin trang 16.3 à 16.4 à Thảo luận. .Trình bày cấu tạo ốc tai ? Chức năng của ốc tai. GV hướng dẫn HS quan sát lại hình 51. 2 A à Tìm hiểu đường truyền sóng âm từ ngoài vào trong. Sau đó học sinh trình bày sự thu nhận cảm giác âm thanh. Cá nhân tự thu nhận và xử lí thông tin. Trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm lên trình bày cấu tạo ốc tai trên tranh. HS ghi nhớ thông tin + Tiểu kết : -*Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: Sóng âm à màng nhĩ à chuỗi xương tai à cửa bầu à chuyển động nội dịch và ngoại dịch à rung động màng cơ sở à kích thích cơ quan Coócti xuất hiện xung thần kinh à Vùng thính giác ( Phân tích cho biết âm thanh ). Chuyển ý: Làm thế nào để bảo vệ tai? ND3 : VỆ SINH TAI Hoạt động 3: Tìm hiểu vệ sinh tai 5 phút Gv yêu cầu hs nghiên cứu thông tin à trả lời câu hỏi . + Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì ? + Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai ? Học sinh tự thu nhận thông tinà Nêu được : + Giữ vệ sinh tai. + Bảo vệ tai . + HS tự đề ra các biện pháp. + Tiểu kết : *Bảo vệ tai : + Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai . + Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai . + Có biện pháp chống giảm tiếng ồn . IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ : 3 phút 1. HS trình bày cấu tạo ốc tai trên tranh hình 51. 2 2. Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm. 3. Vì sao có thể xác định âm phát ra từ bên phải hay bên trái. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : 1phút Học bài theo nội dung sách giáo khoa. Làm câu hỏi 4 trang 165 vào vở. Đọc mục “ Em có biết ?. Tìm hiểu hoạt dộng của một số vật nuôi trong nhà. VI. RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: