I. MỤC TIÊU.
- HS nắm được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
- HS nắm được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình và tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức.
- Vận dụng kiến thức để giải thích thực tế.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to hình 21.1; 21.2 SGK .
- Hô hấp kế (nếu có).
- Băng video minh hoạ sự thông khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào (nếu có).
- Bảng 21 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Ngày soạn: 2/11/2009 Ngày giảng: 7/11/2009 Tiết 22: hoạt động hô hấp i. mục tiêu. - HS nắm được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi. - HS nắm được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. - Rèn luyện kĩ năng quan sát hình và tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức. - Vận dụng kiến thức để giải thích thực tế. ii. chuẩn bị. - Tranh phóng to hình 21.1; 21.2 SGK . - Hô hấp kế (nếu có). - Băng video minh hoạ sự thông khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào (nếu có). - Bảng 21 SGK. iii. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các giai đoạn chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó? - Câu 2 (SGK).: So sánh hệ hô hấp của người và thỏ. 3. Bài mới VB: Trong bài trước chúng ta đã nắm được cấu tạo của hệ hô hấp. Trong bài này chúng ta sẽ phải tìm hiểu xem hoạt động hô hấp diễn ra như thế nào? Cơ chế thông khí là gì? Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào có gì giống và khác nhau? I: Thông khí ở phổi Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: - Thực chất của sự thông khí ở phổi là gì? - Yêu cầu HS quan sát kĩ H 21.1, đọc chú thích, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: - Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng, giảm thể tích lồng ngực? - Vì sao các xương sườn ở lồng ngực được nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và ngược lại? - GV nhận xét trên tranh, giúp HS kết luận. - GV treo H 21.2 để giải thích cho HS 1 số khái niệm: dung tích sống, khí bổ sung, khí lưu thông, khí cặn, khí dự trữ. - Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào? - GV yêu cầu HS giải thích: - Vì sao ta nên tập hít thở sâu? - HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi, rút ra kết luận. - HS nghiên cứu H 21.1, thảo luận nhóm, đại diện các nhóm phát biểu bổ sung. + Khi thể tích lồng ngực kéo lên trên đồng thời nhô ra phía trước, tiết diện mặt cắt dọc ở vị trí mô hình khung xương sườn được kéo lên là hình chữ nhật, còn ở vị trí hạ thấp là hình bình hành. Diện tích hình chữ nhật lớn hơn bình hành nên thể tích lồng ngực hít vào lớn hơn thể tích thở ra. + Khi hít vào bình thường, chưa thở ra ta có thể hít thêm 1 lượng khoảng 1500 ml khí bổ sung. + Khi thở ra bình thường, chưa hít vào ta có thể thở ra gắng sức 1500 ml khí dự trữ. + Thể tích khí tồn tại trong phổi sau khi thở ra gắng sức còn lại là khí cặn. + Thể tích khí hít vào thật sâu và thở ra gắng sức gọi là dung tích sống. - HS đọc mục “Em có biết”, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Rút ra kết luận. Kết luận: - Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp hít vào và thở ra nhịp nhàng. - Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra. + Khi hít vào: cơ liên sườn co làm cho xương ức và xương sườn chuyển động lên trên và ra 2 bên làm thể tích lồng ngực rộng ra 2 bên. Cơ hoành co làm cho lồng ngực nở rộng thêm về phía dưới. + Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ. - Ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong trường hợp thở gắng sức. - Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường cũng như gắng sức phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập. II: Trao đổi khí ở phổi và tế bào Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 21, thảo luận trả lời câu hỏi: - Nhận xét thành phần khí oxi và khí cacbonic hít vào và thở ra? - Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí? - Quan sát H 21.4 mô tả sự khuếch tán O2 và CO2? - Thực chất sự trao đổi khí xảy ra ở đâu? - HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát bảng 21, thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. + Tỉ lệ % oxi trong khí thở ra nhỏ do oxi đã khuếch tán từ phế nang vào mao mạch máu. + Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra lớn do khí CO2 đã khuếch tán từ máu vào mao mạch phế nang. - Rút ra kết luận. + Thực chất tế bào là nơi sử dụng O2 và thải CO2 (trao đổi khí ở tế bào). Sự tiêu tốn O2 ở tế bào đã thúc đẩy trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào. Kết luận: - Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. + Trao đổi khí ở phổi: Nồng độ O2 phế nang lớn hơn nồng độ O2 mao mạch máu nên O2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch máu. Nồng độ CO2 mao mạch máu lớn hơn nồng độ CO2 trong phế nang nên CO2 từ mao mạch máu khuếch tán vào phế nang. + Trao đổi khí ở tế bào: Nồng độ O2 trong máu lớn hơn nồng độ O2ủơ tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào tế bào. Nồng độ CO2 tế bào lớn hơn nồng độ CO2 trong máu nên CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu. 4. Kiểm tra, đánh giá HS trả lời câu hỏi: -Nhờ hoạt động của cơ quan, bộ phận nào mà không khí trong phổi thường xuyên đổi mới ? - Thưc chất trao đổi khí ở phổi là gì? -Thực chất trao đổi khí ở tế bào là gì? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu SGK. Rút kinh nghiệm: ....................................................................... ........................................................................ ........................................................................
Tài liệu đính kèm: