Đề cương ôn tập Vật lí Khối 8

Đề cương ôn tập Vật lí Khối 8

Đáp án: Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng mũi tên có:

 - Gốc là điểm đặt của lực.

 - Phương chiều trùng với phương chiều của lực.

 - Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tí xích cho trước

Câu 5: a. Thế nào là hai lực cân bằng.

b. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên, đang chuyển động có tính chất gì?

Đáp án: a. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau .

b. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. chuyển động này là chuyển động theo quán tính.

Câu 6: Nêu khái niệm lực ma sát.

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật khác.

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không tjkhi vật bị tác dụng của lực khác.

Câu 7: a) Định nghĩa áp suất ? Viết công thức tính áp suất , nêu rõ đơn vị và ký hiệu các chữ trong công thức.

b) Hãy cho biết áp suất tác dụng lên vật rắn khác với áp suất tác dụng lên chất lỏng và chất khí ở điểm nào?

c, Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lí Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 8
I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Viết công thức tính vận tốc, giải thích các kí hiệu và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.
Đáp án: -Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động - Công thức tính vận tốc: v = 
 Trong đó : v là vận tốc (m/s).
 s là quãng đường (m).
 t là thời gian (s). 
Câu 2: a) Chuyển động đều là gì ? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động đều. Nêu rõ ký hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức.
b) Nói vận tốc của ô tô là 36 km/h cho biết điều gì?
Đáp án: a)- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian 
 - Công thức: v = 
Trong đó: v là vận tốc (m/s ). 
 s là quãng đường đi được (m). 
 t Là thời gian để đi hết quãng đường đó (s). 
b) Nói vận tốc của ô tô là 36 km/h có nghĩa là trong mỗi giờ ô tô đi được 36 km 
Câu 3: Chuyển động không đều là gì ? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động không đều. Nêu rõ ký hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Đáp án: - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian 
 - Công thức: vtb = vtb = 
Trong đó: vtb là vận tốc (m/s ). 
 s là quãng đường đi được (m). 
 t Là thời gian để đi hết quãng đường đó (s).
Câu 4: Cách biểu diễn lực.
Đáp án: Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng mũi tên có:
 - Gốc là điểm đặt của lực.
 - Phương chiều trùng với phương chiều của lực.
 - Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tí xích cho trước 
Câu 5: a. Thế nào là hai lực cân bằng.
b. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên, đang chuyển động có tính chất gì? 
Đáp án: a. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau .
b. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. chuyển động này là chuyển động theo quán tính.
Câu 6: Nêu khái niệm lực ma sát.
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật khác.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không tjkhi vật bị tác dụng của lực khác.
Câu 7: a) Định nghĩa áp suất ? Viết công thức tính áp suất , nêu rõ đơn vị và ký hiệu các chữ trong công thức.
b) Hãy cho biết áp suất tác dụng lên vật rắn khác với áp suất tác dụng lên chất lỏng và chất khí ở điểm nào?
c, Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào 
Đáp án: a)- Định nghĩa : Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép 
 - Công thức: 
 Trong đó : F là áp lực (N) 
 p là áp suất ( N/m2 hay Pa) 
 S là diện tích bị ép ( m2 ) 
b) Áp suất tác dụng lên vật rắn theo một phương là phương của áp lực 
Áp suất tác dụng lên chất lỏng và chất khí theo mọi phương.
c, Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố :
 - Độ lớn của lực tác dụng lên vật 
 - Diện tích bề mặt tiếp xúc với vật. 
Câu 8: Nêu đặc điểm áp suất chất lỏng?
Đáp án: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. 
Câu 9:a, Viết công thức tính áp suất chất lỏng, giải thích các kí hiệu và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.
 b, Nêu đặc điểm của bình thông nhau.
Đáp án: a, Công thức tính áp suất chất lỏng
 p = d.h
Trong đó: h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m)
 d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 p là áp suất chất lỏng ( N/m2)
 b, Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
Câu 10: Độ lớn của áp suất khí quyển được tính như thế nào? Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là thế nào? Tính áp suất này ra đơn vị N/m2. Cho biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là dHg = 136 000N/m3.
Đáp án: Áp suất khí quyển bằng áp suất cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
*Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76cm. 
* Tính Pkq = 76cmHg ra N/m2.
Tóm tắt: (0,25đ)
h = 76cm = 0,76m
dHg = 136 000N/m3
Pkq = ? N/m2
 Giải
Áp suất khí quyển là:
Pkq = PHg = dHg . h = 136 000. 0,76 = 103 360 (N/m2) 
 Đáp số: Pkq = 76cmHg = 103 360 N/m2 
Câu 11: Nêu kết luận về độ lớn của lực đẩy Ác-si- mét? Công thức tính độ lớn Lực đẩy Ác- si-mét
 Nêu rõ kí hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Đáp án: - Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 
- Công thức tính: FA = d .V 
 Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3)
 V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) 
 FA là lực đẩy Ác si mét của chất lỏng lên vật (N) 
Câu 12: Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào? Viết công thức tính lực đẩy Ác si mét, nêu rõ kí hiệu các đại lượng trong công thức.
Đáp án: * Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy Ác- si- mét có:
 - Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên 
 - Độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ 
 * Công thức: FA = d .V 
 Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3).
 V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
 F là lực đẩy Acsimets (N).
Câu 13: điều kiện để một vật chìm, nổi, lơ lửng trong chất lỏng.
Đáp án:
- Vật chìm xuống khi: FA< P 
- Vật nổi lên khi: FA > P
- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P 
Câu 14: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học, nêu rõ các kí hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Đáp án: - Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển rời. 
- Công thức : A = F . s 
 Trong đó: F là lực tác dụng vào vật (N).
 s là quãng đường vật dịch chuyển (m).
 A là công của lực F (J) 
Câu 15: a) Phát biểu nội dung định luật về công 
b) Viết công thức tính công , giải thích các đại lượng có trong công thức 
Đáp án: - Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại 
- Công thức tính công: A = F. s 
 - Trong đó: F là lực tác dụng vào vật (N) 
 s là quãng đường vật dịch chuyển (m)
 A là công của lực F (J) 
II. BÀI TẬP
Bài 1 
 Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 75m trong 15s, xuống hết dốc xe đi tiếp đoạn đường nằm ngang dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên quãng đường dốc và trên cả quãng đường.
 Bài 2
 Để đưa một vật có trọng lượng P = 350N lên cao theo phương thẳng đứng bằng 1ròng rọc động, người công nhân phải kéo đầu dây đi một đoạn 6m.
 a, Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.
 b, Tính công nâng vật lên.
Bài 3: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước 
 a) Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng.
 b) Tính áp suất của nước tác dụng lên một điểm A ở cách đáy thùng 0,4m. Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10 000N/m3.
 A h = 1, 2m
Bài 4: 
 Một viên bi thả lăn xuống một cái dốc dài 1,2m hết 0,5s. khi hết dốc bi lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 3m trong 1,5s. tính vận tốc trung bình của viên bi trên cả hai quãng đường đó. 
Bài 5: Thể tích của một miếng sắt là . Tính lực đẩy Ác- si – mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu? Nếu miếng sắt được nhúng chìm ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ác- si – mét có thay đổi không? tại sao
Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/. Của rượu là 8000 N/
Bài 6: Một đầu tàu hoả kéo toa xe với một lực F = 5 000N làm toa xe đi được 1 000m. 
Tính công của lực kéo đầu tàu?
Bài 7: Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 2000N . Tỉ xích là: 1cm ứng với 500N.
Bài 8: Một người đi bộ trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s, ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 30phút. 
a) Tính thời gian người đó đi trong quãng đường thứ nhất . 
b) Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường đi.
Bài 9. 
 Một người nặng 60 kg, diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân với mặt đất là 200 cm2 . Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng cả hai chân lên mặt đất.
Bài 10
 Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là thế nào? Tính áp suất này ra đơn vị N/m2. Cho biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là dHg = 136 000N/m3.
Bài 11 
 Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25 s . Xuống hết dốc , xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường?
Bài 12 
Người ta dùng một cần cẩu để nâng 1 thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện trong trường hợp này?
ĐÁP ÁN BÀI TẬP
Bài tập 1
Tóm tắt 
s1 =75m Giải
t1 = 15s Vận tốc trung bình người đi xe đạp trên quãng đường dốc là
s2 =50m v1= = 5(m/s) 
 Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên quãng đường ngang là
 v2 = 
t2 =20s	Vận tốc trung bình người đi xe đạp trên cả quãng đường là.
v1 =?, vtb = = » 3,6 (m/s) Đáp số: 5 m/s, 3.6 m/s
Bài tập 2 
Tóm tắt Giải
P = 350N a, Kéo vật lên nhờ ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng nửa trọng lượng vật.
l = 6m	 F = .350 = 175(N) 
 a, F =? ; h =? Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực phải thiệt hai lần về đường đi
b, A =?	 ( theo định luật về công) nghĩa là muốn nâng vật lên độ cao h thì phải kéo đầu dây đi một đoạn l = 2.h
 l = 2.h = 6 => h = 6/2 = 3(m) 
 b, Công nâng vật lên là.
 A = P.h = 350.3 = 1050(J) 
 Đáp Số: a) F = 175N; l = 3m ; b) 1050J 
Bài 3: 
Tóm tắt 
h = 1,2m
h’ = 0,4m
d = 10 000N/m3
a) P = ?
b) PA = ? 
 Giải
a) Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là: 
 P = d . h = 10 000 . 1,2 = 12 000 (N/m2) 
b) Chiều cao của cột nước tính từ điểm A lên mặt nước là: 
 hA = h – h’= 1,2 – 0,4 = 0,8 (m) 
Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là:
 PA = d . hA = 10 000 . 0,8 = 8 000 (N/m2) 
 Đáp số: a) P = 10 000N/m2; PA = 8 000 N/m2 
Bài 4: 
Tóm tắt 
S1 = 1,2m
t1= 0,5s
S2 = 3m
t2 = 1,5s 
vtb = ?
 Giải
Vận tốc trung bình của viên bi trên cả hai quãng đường là:
Áp dụng công thức: vtb = = 
 vtb = =2,1( m/ s) 
 Đáp số: 2,1 m / s 
Bài 5:
Tóm tắt: 
v = 2
 dn = 10 000N/m3
 dr = 8 000N/m3
 FAn = ?
 FAr = ?
Giải thích?
 Giải
*Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước là: FAn = dn .V = 10 000. 0,002 = 20 (N) 
*Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong rượu là: FAr = dr. V = 8 000. 0,002 = 16(N) 
* Giải thích: Từ công thức --> lực đẩy phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Mà không phụ thuộc vào độ sâu. Vậy lực đẩy Ác- si - mét không thay đổi 
 Đáp số: 20N ; 16N
Bài 6: 
Tóm tắt: (0,5đ)
 F = 5 000N 
s = 1 000m 
A = ?
 Giải: Công của lực kéo đầu tàu là: A = F.s 
 = 5 000.1 000 = 5 000 000 (J) 
O
TLX
500N
 Đáp số: 5 000 000J
Bài 7: 
- Biểu diễn đúng: Phương, chiều, cường độ cho 
- Diễn tả đúng các yếu tố : 
+ Điểm đặt: O
+ Phương thẳng đứng
+ chiều hướng xuống dưới 
+ Cường độ P = 2000N 
Bài 8: 
Tóm tắt 
S1 = 3km = 3000m
v1 = 2m/s
S2 = 1,95km = 1950 m
t2 = 30phút = 1800 s 
t1 = ?
Vtb = ?
 Giải 
Thời gian người đi bộ đi hết quãng đường đầu là: 
Từ công thức v1 = ; t1 = (s) 
 Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường là 
 vTB = (m/s) 
 Đáp số : 1500 s ; 1,5m/s 
Bài 9: 
Tóm tắt 
m = 60 kg =>P = 600N
S1 = 200cm2 = 0,02 m2
P =? 
 Giải:
 Khi đứng cả hai chân thì diện tích bị ép là:
 S = 2.S1 = 2.0,02 = 0,04 ( m2 ) 
 Vì trọng lượng của người bằng áp lực của người lên sàn nhà nên áp suất khi đó là: 
 P = = = 15 000 (N/m2) 
 Đáp số : 15000 N/m2 
Bài 10: * Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76cm. 
* Tính Pkq = 76cmHg ra N/m2.
Tóm tắt: 
h = 76cm = 0,76m
dHg = 136 000N/m3
Pkq = ? N/m2
 Giải
Áp suất khí quyển là:
Pkq = PHg = dHg . h = 136 000. 0,76 = 103 360 (N/m2) 
 Đáp số: Pkq = 76cmHg = 103 360 N/m2 
Bài 11: 
Tóm tắt 
S1 = 100m
t1= 25s
S2 = 50m
t2 = 20s
v1 = ?
v2 = ?
vtb= ? 
 Giải:
* Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc là :
v1 = 
* Vận tốc trung bình trên đường ngang là :
v2 = 
* Vận tốc trên cả quãng đường là :
Vtb = 
 Đ/s: 4m/s; 2,5m/s; 3,33m/s 
Bài 12: 
Tóm tắt (0,5đ)
m = 2500kg
h = 12m
A = ?
 Giải
Thùng hàng có khối lượng 2500kg nên có trọng lượng là 
P = 10.m = 2500. 10 = 25 000 (N)	 
 Công thực hiện khi nâng thùng hàng lên độ cao 12 m là	 
A = P.h = 25000. 12 = 300 000 (J)	 
 Đáp số: 300 000J 

Tài liệu đính kèm:

  • docvat li 8(7).doc