Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Tường phù Phù Yên Sơn La

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Tường phù Phù Yên Sơn La

A. PHẦN CHUẨN BỊ:

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

– Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học

– Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên

– Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học

2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết các bộ phận cấu tạo trên cơ thể người

3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn . Hình thành thế giới quan khoa học thế giới quan duy vật biện chứng.

II/ Chuẩn bị:

 Phương Pháp : Trực quan , thảo luận nhóm , vấn đáp , giảng giải .

1 / Giáo viên:

 - Phiếu học tập

- Tranh : H1.1, H1.2, H1.3

- Bảng phụ

2 / Học sinh : Vở ghi, SGK, đọc trước bài mới

 Viết sẵn đoạn thông tin trống vào vở bài tập

 

doc 215 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Trường THCS Tường phù Phù Yên Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 29 / 8/ 2008 Ngày giảng: 1/ 9/ 2008
Tiết 1 : 	BàI Mở ĐầU
A. Phần chuẩn bị:
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức:
Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học
Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên
Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết các bộ phận cấu tạo trên cơ thể người 	
3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn . Hình thành thế giới quan khoa học thế giới quan duy vật biện chứng.
II/ Chuẩn bị: 
 Phương Pháp : Trực quan , thảo luận nhóm , vấn đáp , giảng giải .
1 / Giáo viên:
 - Phiếu học tập
Tranh : H1.1, H1.2, H1.3
Bảng phụ
2 / Học sinh : Vở ghi, SGK, đọc trước bài mới
	Viết sẵn đoạn thông tin trống vào vở bài tập
B/ phần lên lớp
I/ ổn định lớp :1’ Kiểm tra sĩ số
II/ Kiểm tra bài cũ:
III/ Bài mới:37’
Mở bài :? Trong chương trìng Sinh học lớp 7, các em đã học các ngành động vật nào?
 HS: Ngành ĐVNS, ruột khoang, các ngành giun, thân mềm, chân khớp, ĐVCXS
? Lớp động vật nào trong ngành Động vật có xương sống có vị trí tiến hoá nhất?
 HS: Lớp thú
G: Con người đặc biệt giống thú nên thuộc lớp Thú. Vậy con người có vị trí ntn trong tự nhiên và để biết được môn sinh học 8 nc những vấn đề gì ta xét bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên va hs
Nội dung ghi 
Đọc thông tin SGK
Quan sát bài tập và thảo luận nhóm để làm bài tập SGK
Các nhóm lần lượt trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS đọc thông tin SGK
2 nhiệm vụ. Vì khi hiểu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể, chúng ta mới thấy được loài người có nguồn gốc động vật nhưng đã vượt lên vị trí tiến hoá nhất nhờ có lao động 
HS hoạt động nhóm trả lời 6 và nêu một số thành tựu của ngành y học
Các nhóm khác nhận xét – bổ sung
HS đọc thông tin SGK
Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
I/ Vị trí của con người trong tự nhiên: 14’
Các đặc điểm phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói và chữ viết
II/ Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh:12’
Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện cơ thể
Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục.....
III/ Phương pháp học tập bộ môn: 9’
Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống 
IV/ CủNG Cố: 4’
Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì?
Để học tốt môn học, em cần thực hiện theo các phương pháp nào?
Đặc điểm chỉ có ở người không có ở ĐV?
 1.Đi bằng 2 chân
 2.Sự phân hoá của bộ xương phù hợp với cn lđ và đi bằng 2 chân
 3. Nhờ lđ có mục đích lên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
 4. Răng phân hoá thành răng cửa, nanh, hàm
 5. Có tiếng nói chữ viết, có tư duy trừu tượng và ý thức
 6. Phần thân củ cơ thể có 2 khoang được ngăn cách với nhau bởi cơ hoành
 7. Biết dùng lửa đẻ nấu chín thức ăn
 8. Não phát triển sọ lớn hơn mặt
 	 , 1,2,4,6,8	 x	, 2,3,5,7,8
 , 1,3,5,7,8	, 1,2,3,4,7
4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ 
 Môn học cơ thể người và vệ sinh giúp ta tìm hiểu 1của cơ thể,2cùng với những cơ chế điều hoà các quá trình sống. Từ đóđề ra các biện pháp 3giúp ta có hiểu biết khoa học để có 4 bảo vệ mt
 Đáp án: 1- Ctạo và cnăng
 2- Trong mối quan hệ với mt
 3- Rèn luyện thân thể
	4- Có ý thức
V/ hướng dẫn về nhà:1’
Học ghi nhớ khung hồng
HS xem lại bài “ Thỏ” và bài “ Cấu tạo trong của thỏ” trong SGK Sinh 7
Chuẩn bị bài “Cấu tạo cơ thể người”; kẻ bảng
 ---------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 4 /9 /2008 	 Ngày giảng : 6 / 9/ 2008
CHươNG I: 
KHáI QUáT Về Cơ THể NGườI
Tiết 2: 	CấU TạO Cơ THể NGườI
A. Phần chuẩn bị:
I/ MụC TIêU: 
1/Kiến thức:
HS kể tên được và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người
Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan 
2/ Kỹ năng: Nhận biết các bộ phận trên cơ thể người . 
3/ Thái độ: ý thức giữ và rèn luyện cơ thể .
II/ chuẩn bị:
 Phương Pháp : Trực quan , vấn đáp , thảo luận , giảng giải .
1 / Giáo viên:
Tranh phóng to H2.1 – 2.2 SGK
Sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể
Bảng phụ sau :
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Vận động cơ thể
Hệ tiêu hoá
Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hoá
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch 
Vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bài tiết
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi
Thực hiện trao đổi khí oxi, cacbonic giữa cơ thể và môi trường 
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái
Bài tiết nước tiểu
Hệ thần kinh
Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh
Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan 
Hệ sinh dục
Đường sinh dục và tuyến sinh dục
Sinh sản và duy trì nòi giống
2/ Học sinh:
Đọc trước bài mới
Chuẩn bị như đã hướng dẫn
 B. phần lên lớp:
I/ ổn định lớp: 1’
II/ Kiểm tra bài cũ:4’
Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì?
 Đ.A: - Ng biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động voà n mục đích nhất định.
 - Ng có tiếng nói, chữ viết, tư duy do con ng có bộ não pt.
Để học tốt môn học, em cần thực hiện theo các phương pháp nào?
 Đ.A :Kết hợp quan sát,tn và vận dụng KT , kn vào thực tế cuộc sống
III/ Bài mới: 
 Mở bài :1’ GV giới thiệu trình tự các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong suốt năm học của môn Cơ thể người và vệ sinh. Để có khái niệm chung, chúng ta tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể người
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phần của cơ thể
Mục tiêu: HS xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người
Cách tiến hành:
Cho HS quan sát H 2.1 –2.2 SGK và cho HS quan sát mô hình các cơ quan ở phần thân cơ thể người
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi 6.
GV nhận xét – bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hệ cơ quan trong cơ thể
Mục tiêu : Hs xác định được chức năng, thành phần các hệ cơ quan 
Cách tiến hành:
Cơ thể chúng ta bao bọc bằng cơ quan nào? Chức phận chính của cơ quan này là gì?
Dưới da là các cơ quan nào?
Hệ cơ và bộ xương tạo ra những khoảng trống chức các cơ quan bên trong. Theo em đó là những khoang nào?
GV treo bảng phụ
GV cho HS thảo luận nhóm điền bảng
GV nhận xét – bổ sung
Hoạt động 3: Sự phối hợp các hoạt động của các cơ quan
Mục tiêu : HS giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan
Cách tiến hành:
GV cho HS đọc thông tin SGK
Phân tích xem bạn vừa rồi đã làm gì khi thầy gọi? Nhờ đâu bạn ấy làm được như thế?
GV cho HS giải thích bằng sơ đồ hiứnh 2.3
GV nhận xét – bổ sung
Kết luận: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch
HS quan sát tranh và mô hình
HS xác định được các cơ quan có ở phần thân cơ thể người
Các HS khác theo dõi và nhận xét :
Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân
Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành
Khoang ngực chứa tim, phổi
Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và các cơ quan sinh sản 
Da – Bảo vệ cơ thể
Cơ và xương => Hệ vận động 
Khoang ngực và khoang bụng
HS thảo luận nhóm và điền bảng
Các nhóm lên trình bày – Các nhóm khác bổ sung
Đọc thông tin SGK
Khi nghe thầy gọi, bạn ấy đứng dậy cầm sách đọc đoạn thầy yêu cầu. Đó là sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan: tai(nghe), cơ chân co (đứng lên), cơ tay co(cầm sách), mắt (nhìn), miệng (đọc). Sự phối hợp này được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch 
I/ Cấu tạo: 20’
Các phần cơ thể:
Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân
Cơ hoành chia cơ thể ra làm 2 khoang: khoang ngực và khoang bụng
Các hệ cơ quan:
Vở BT
II/ Sự phối hợp các hoạt động của các cơ quan :14’
Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch
IV/ CủNG Cố:4’
Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất?
Hãy điền dấu + (nếu đúng) và dấu – (nếu sai) để xác định vị trí của mỗi cơ quan trong bảng sau:
Cơ quan
Vị trí
Khoang ngực
Khoang bụng
Vị trí khác
Thận
Phổi
Khí quản
Não
Mạch máu
Mắt
Miệng
Gan
Tim
Dạ dày
V/ DặN Dò:1’
Học thuộc ghi nhớ, học bài cũ, làm BT
Xem lại cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật
Chuẩn bị bài: “ Tế bào”; kẻ bảng
Ngày soạn: 7 / 9 /2008 Ngày giảng: 9 / 9 /2008
	Tiết :3	Tế BàO 
I/ MụC TIêU: 
1/Kiến thức:
HS trình bày được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, chất tế bào ( lưới nội chất, riboxôm, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể), nhân 
 ( nhiễm sắc thể, nhân con)
Phân biệt từng chức năng cấu trúc của tế bào
Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
2/ Kỹ năng: Quan sát, phân tích, Hđ nhóm
3/ Thái độ: Gd Hs thấy rõ mối quan hệ giữa con ng và môi trường
II/ Chuẩn bị
1 / Giáo viên:
Các tranh phóng to hình 2.2 trang 8, hình 3.1 , hình 4.1 –2 –3 –4 SGK
Bảng 3.1 – 3.2 SGK
Sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường
2 / Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn
III/ phần lên lớp:
1/ ổn định lớp:1’
2/ Kiểm tra bài cũ:4’
Kể tên các hệ cơ quan và xác định vị trí, chức năng của các hệ cơ quan này trên mô hình?
 Hs Chỉ trên mô hình
Căn cứ vào đặc điểm nào mà ta nói cơ thể người là một thể thống nhất?
 Có sự phối hợp hđ của các hệ cơ quan
3/ Mở bài : Các em đã biết mọi bộ phận, cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bằng tế bào. Vậy tế bào có cấu trúc và chức năng như thế nào? Có phải tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi 
Hoạt động 1:Tìm hiểu các thành phần cấu tạo tế bào 
Mục tiêu: HS trình bày được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm: màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
Cách tiến hành:
GV treo tranh hình 3.1, cho HS quan sát tranh và hoạt động cá nhân để trả lời 6
GV giảng thêm: 
Màng sinh chất có lỗ màng đảm bảo mối liên hệ giữa tế bào với máu và dịch mô. Chất tế bào có nhiều bào quan như lưới nội chất ( trên lưới nội chất có các ribôxôm), bộ máy Gơngi.... trong nhân là dịch nhân có nhiễm sắc thể
Hoạt động 2: Tìm hiểu các chức năng các bộ phận trong tế bào 
Mục tiêu : Hs phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào 
Cách tiến hành:
GV treo bảng phụ 3.1
Màng sinh chất có chức năng gì? Tại sao màng sinh chất lại thực hiện được chức năng đó?
Chất tế bào có chức năng là gì?
Kể tên hai hoạt động sống của tế bào?
Lưới nội chất có vai trò g ...  hs trong năm
Tóm tắt KT cơ bản của ct
4/ Hướng dân hs tự học ở nhà:1’
Ôn tập nd ở học kì 2 
Chuẩn bị giấy bút để kta học kì
---------------------------------------------------------
Ngày soạn: / / 2009 Ngày / /2009- Kiểm tra lớp 8A
 Ngày / /2009- Kiểm tra lớp 8B
Tiết 69 
 Kiểm tra học kì ii
1.Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Thông qua tiết kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh về kiến thức cơ bản. Biết vận dụng KT đã học vào thực tế
2/ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng trình bày bài
3/ TháI độ: GD cho Hs ý thức vận dụng KT đã học để vệ sinh trên chính cơ thể mình
2/ Nội dung đề:
 Lớp 8a
Câu 1:Khoanh tròn vào đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. lấy kim chích nhẹ vào chân 1 người đang ngủ, chân người đó tự co lại. Đây là phản xạ đơn giản, vô thức, có trung khu ở:
a. Chất xám của tuỷ sống	c. Chất xám của đại não
b. Chất xám của trụ não d. Chất xám của tiểu não
2. Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
a. ở điểm vàng mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận
b. ảnh của vật ở điểm vàng được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ.
c. ảnh của vật được truyền về não nhiều lần 
d. Cả a và b
Câu 2: Sắp xếp các hoocmôn sinh dục ( cột B ) tương ứng với các tuyến sinh dục(cột A)
Cột A
Kết quả
Cột B
1. Tuyến sinh dục nam
2. Tuyến sinh dục nữ
1..
2
ơstrôgen
FSH
Prôgesterôn
LH
Testosterôn
Câu 3: Nêu những đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hoá của người so với các động vật khác thuộc lớp thú?
Câu4: Trình bày quá trình điều hoà lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmôn tuyến tuỵ?( Trình bày bằng sơ đồ)
Câu 3: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
Lớp 8B
Câu 1:Khoanh tròn vào đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. lấy kim chích nhẹ vào chân 1 người đang ngủ, chân người đó tự co lại. Đây là phản xạ đơn giản, vô thức, có trung khu ở:
a. Chất trắng của tuỷ sống	 c. Chất xám của đại não
b. Chất xám của tuỷ sống d. Chất trắng của đại não
2.Những tuyến nội tiết nào chịu ảnh hưởng của hoocmôn tuyến yên?
a. Tuyến nước bọt, tuyến sữa.
b. Tuyến giáp, tuyến sữa, tuyến trên thận
c. Tuyến trên thận, tuyến tuỵ, tuyến giáp
d. tuyến sữa, tuyến trên thận, tuyến nước bọt
3. Hoạt động nào của Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết?
a. Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự tữ trong gan và cơ
b. Tăng biến đổi mỡ thành đường
c. Chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu
d. Cả a, b, c
Câu 2: Hãy đánh dấu x vào ô mà em cho là đúng:
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
1. Tuyến nước bọt
2. Tuyến tuỵ
3. Tuyến gan
4. Tuyến ruột
5. Tuyến mồ hôi
6. Tuyến yên
7. Tuyến giáp
8. Tuyến cận giáp
9. Tuyến trên thận
10. Tuyến sinh dục
Câu 3: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
Câu 4: Nêu vai trò và tính chất của hoocmôn?
3/ Đáp án:
Lớp 8A:
Câu 1:( 1đ) Mỗi ý đúng được 0,5đ
1.a
2.d
Câu 2 ( 2đ)
1. b , d , e (1đ)
2. a, b , c, d (1đ)
Câu3: (2đ)
- Khối lượng não người so với cơ thể lớn hơn các động vật khác thuộc lớp thú. (0.5đ)
Vỏ não người có nhiều khe rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (0.5đ)
ở người, ngoài các trung khu vận động , cảm giác, thị giác và thính giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ( nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết) (1đ)
Câu 4:(2,5đ)
- Khi đường huyết tăng:
Glucôzơ Insulin	Glycôgen (gan và cơ)	(1đ)
Khi đường huyết giảm:
Glycôgen Glucagôn	Glucôzơ (1đ)
à Lượng đường trong máu luôn ổn định (0,5đ)
Câu 5: (2,5đ)
 Mỗi ý đúng được 0,25đ
Giống nhau:- Các tế bào tuyến đều tiết ra chất tiết
	 - Nguồn nguyên liệu để tạo thành chất tiét đều do máu cung cấp
Khác nhau:
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
Kích thước lớn hơn
Có ống dẫn đổ chất tiết ra ngoài
Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
Không có
Thường có kích thước nhỏ
Không có ống dẫn, chất tiết được ngấm thẳng vào máu
Lượng hoocmôn tiết ra ít nhưng có hoạt tính rất mạnh
Có tác dụng đk, đh, phối hợp các hđ của cơ thể
Lớp 8B
Câu1:(1,5đ) :Mỗi ý đúng được 0,5đ
1.b
2.b
3.a
Câu 2: (2đ):Mỗi ý đúng được 0,2đ
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
1. Tuyến nước bọt
x
2. Tuyến tuỵ
x
x
3. Tuyến gan
x
4. Tuyến ruột
x
5. Tuyến mồ hôi
x
6. Tuyến yên
x
7. Tuyến giáp
x
8. Tuyến cận giáp
x
9. Tuyến trên thận
x
10. Tuyến sinh dục
x
x
Câu 3: (2,5đ): Mỗi ý đúng được 0,25đ
Giống nhau:- Các tế bào tuyến đều tiết ra chất tiết
	 - Nguồn nguyên liệu để tạo thành chất tiét đều do máu cung cấp
Khác nhau:
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
Kích thước lớn hơn
Có ống dẫn đổ chất tiết ra ngoài
Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
Không có
Thường có kích thước nhỏ
Không có ống dẫn, chất tiết được ngấm thẳng vào máu
Lượng hoocmôn tiết ra ít nhưng có hoạt tính rất mạnh
Có tác dụng đk, đh, phối hợp các hđ của cơ thể
Câu 4: ( 4đ)
*/ Tính chất của hoocmôn:
 SP tiết của các tuyến nội tiết là các hoocmôn, có các đặc tính sau
- Hoocmôn theo máu đi khắp cơ thể nhưng mỗi hoocmôn chỉ gây ảnh hưởng đối với 1 cơ quan xác định, ảnh hưởng tới 1 quá trình sinh lí nhất định.
VD: Hoocmôn Insulin ( tuyến tuỵ) biến đổi Glucôzơ thành glycôgen ( 1đ)
- Hoocmôn có đặc tính sinh học rất cao, chỉ cần 1 liều lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt
VD:Lấy 1/1000 mg Ađrêlanin nhỏ vào tim làm tim đập nhanh và mạnh ( 1đ)
- Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài 
VD: Dùng Insulin của bò chữa được bệnh tiểu đường cho ng. ( 1đ)
*/ Vai trò của hoocmôn:
- Nhờ sự đk, điều hoà, phối hợp hđ của các tuyến nội tiết đã:
+ Duy trì ổn định môi trường trong cơ thể (0.5đ) 
+ ĐH các quá trình sinh lí diễn ra bình thường	 (0.5đ) 
Ngày soan: / /2009 Ngày / /2009 – Dạy lớp 8A
 Ngày / /2009 – Dạy lớp 8B
Tiết 70:	ĐạI DịCH AIDS 
	THảM HOạ CủA LOàI NGườI 
I/ MụC TIêU: 
1/ Kiến thức:
Học sinh trình bày rõ tác hại của bệnh AIDS .
Nêu được đặc điểm sống của virút gây bệnh AIDS 
Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngưà bệnh AIDS . 
2/ Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng tổng quá hoá kiến thức , thu thập thông tin và tìm kiến thức . 
Kỹ năng hoạt động nhóm .
3/ Kỹ năng:
Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình tránh bị nhiễm HIV 
II/ CHUẩN Bị:
Giáo viên: Tranh phóng to hình 65 SGK , tranh quá trình xâm nhập của virút HIV vào cơ thể .
	Tranh tuyên truyền về AIDS .
	Bảng 65 tr 203 . Tác hại của HIV / AIDS 
Phương thức lây truyền HIV/ AIDS
Tác hại của HIV/ AIDS
Qua đường máu ( Tiêm chích truyền máu , dùng chung kim tiêm ) 
Qua quan hệ tình dục không an toàn 
Qua nhau thai ( Từ mẹ sang con )
Làm cơ thể mất hết khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong 
2/ Học sinh: chuẩn bị như đã hd
III/ TIếN TRìNH BàI dạy:
1/ Kiềm tra bài cũ : Không ktra
Mở bài : 1’GV có thể bắt đầu từ 1 mẩu tin trên báo về bệnh nhân AIDS bị chết để dẫn dắt vào bài , Vậy AIDS là gì ? Tại sao AIDS lại nguy hiểm .
Hoạt động của giáo viênvà hs
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về HIV / AIDS 
Mục tiêu : Học sinh chỉ ra tác hại của AIDS do khả năng sống và phá hủy của virút HIV . 
GV nêu vấn đề :
Em hiểu gì về AIDS ?
Học sinh trả lời những hiểu biết của mình về AIDS qua báo , tivi ;.
Học sinh khác bổ sung 
GV lưu ý sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau . 
GV nhận xét các ý kiến học sinh nêu nhưng chưa đánh giá . 
GV yêu cầu : Hoàn thành bảng 65.
Mỗi cá nhân nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hiểu biết của mình à Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến về các nội dung ở bảng 65 
Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 65
Nhóm khác nhận xét bổ sung 
Học sinh tự sưả chưã hoàn thành bài .
GV kẻ sẵn bảng 65 để học sinh chưã bài .
GV đánh giá kết quả của nhóm giúp học sinh hoàn chỉnh bảng 65 .
GV giảng giải thêm về quá trình xâm nhập phá huỷ cơ thể của virút HIV bằng tranh để học sinh hiểu rõ tác hại của bệnh AIDS .
GV cần lưu ý giải thích thêm những thắc mắc của học sinh nếu có .
Hoạt động 2 : Đại dịch AIDS - Thảm hoạ của loài người . 
Mục tiêu : Học sinh chỉ ra những mức độ nguy hiểm của AIDS dẫn tới trở thành thảm hoạ cho loài người . 
Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài người ? 
Học sinh nghiên cứu SGK kết hợp mục “ Em có biết ? “ à thu thập kiến thức à trao đổi nhóm à thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi .
Đại dịch vì lây lan nhanh 
Bị nhiễm HIV là tử vong .
Vấn đề toàn cầu .
Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung .
GV nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của nhóm à hướng học sinh đi đến kết luận những vấn đề chính 
GV giới thiệu thêm tranh : Tảng băng chìm miêu tả AIDS ( số người nhiễm nhiều hơn số đã phát hiện )
Người bị AIDS không có ý thức phòng tránh cho người khác , đặc biệt là gái mại dâm .
Hoạt động 3 : Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS 
Mục tiêu : Đưa ra các biện pháp phòng ngưà AIDS .
GV nêu vấn đề : 
Dưạ vào còn đường lây truyền AIDS , hãy đề ra các biện pháp phòng ngưà lây nhiễm AIDS ?
Cá nhân dưạ vào kiến thức mục I . Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời : 
An toàn truyền máu , tiêm 
Mẹ bị AIDS không sinh con 
Sống lành mạnh , nghiêm cấm hoạt động mại dâm 
Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung 
Học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi .
GV lưu ý : có nhiều ý kiến nội dung này à Gv cần hướng học sinh vào các biện pháp cơ bản à giúp học sinh hoàn thiện kiến thức . 
GV hỏi thêm : 
Em cho rằng đưa người mắc HIV / AIDS vào sống chung trong cộng đồng là đúng hay sai ? Vì sao ?
Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS ? 
Học sinh phải làm gì để không bị mắc AIDS?
Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ ? 
I . HIV là gì? / AIDS là gì? 13’
AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải 
Tác hại và con đường lây truyền HIV / AIDS ( trong bảng 65)
II . Đại dịch AIDS – thảm hoạ của loài người : 13’
AIDS là thảm hoạ của loài người vì: 
Tỉ lệ tử vong rất cao 
Không có Vacxin phòng ngưà và thuốc chưã
Lây lan nhanh . 
III . Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/ AIDS : 13’
Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS : 
Không tiêm chích ma túy , không dùng chung kim tiêm , kiểm tra máu trước khi truyền .
Sống lành mạnh chung thủy 1 vợ 1 chồng 
Người mẹ bị nhiễm AIDS không nên sinh con 
3/ Củng cố: 4’
1 . GV cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm .
1 - AIDS thực sự trở thành thảm hoạ của loài người vì : 
Ê	Tỉ lệ tử vong cao 
Ê	Lây lan nhanh và rộng 
Ê	Không có Vắcxin phòng và thuốc chưã
Ê	Các lưá tuổi đều có thể mắc 
Ê	Chỉ a,b, c
Ê	Cả a, b, c, d
2 - Các hoạt động nào có thể bị lây nhiễm HIV 
Ê	ăn chung bát , đuã , muỗi đốt 
Ê	Hôn nhau , bắt tay , cao râu 
Ê	Mặc chung quần áo , sơn sưả móng tay , chung kim tiêm 
Ê	Truyền máu , quan hệ tình dục không an toàn 
4/ Hd hs tự học ở nhà: 1’
Học bài và trả lời câu hỏi SGK 
Đọc mục : “ Em có biết ?“

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 8 CHUAN SL.doc