Giáo án Sinh học 8 - Tiết 27: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

Giáo án Sinh học 8 - Tiết 27: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

HS biết đặt các TN để tìm hiểu các điều kiệnbảo đảm cho enzim hoạt động.

HS biết rút ra KL từ KQ so sánh giữa TN với đối chứng.

2. Kĩ năng: Rèn thao tác tiến hành TN KH: Đo, đong, t0 thời gian.

3. Thái độ: GD ý thức học tập.

II. Chuẩn bị.

GV: Cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ (3 nhóm).

 - ống nghiệm nhỏ 10ml : 12 chiếc ; dung dich HCl (2%).

 - Giá để ống nghiệm : 2 giá ; dung dịch iôt (1%).

 - Đèn cồn : 2.

 - ống đong chia độ (10ml) :2.

 - Giấy đo pH : 1 cuộn.

 - Phễu nhỏ và bông lọc : 2.

 - Bình thuỷ tinh (4-5l) : 1.

 - Đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm, may so đun nước.

HS: Chuẩn bị hồ tinh bột (1%), nước bọt hoà loãng (25%) lọc qua bông.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Tiết 27: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/11/2009 Ngày giảng:8A 25/11/2009
	 8A 28/11/2009
Tiết 27. thực hành: tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
HS biết đặt các TN để tìm hiểu các điều kiệnbảo đảm cho enzim hoạt động.
HS biết rút ra KL từ KQ so sánh giữa TN với đối chứng.
2. Kĩ năng: Rèn thao tác tiến hành TN KH: Đo, đong, t0  thời gian.
3. Thái độ: GD ý thức học tập.
II. Chuẩn bị.
GV: Cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ (3 nhóm).
 - ống nghiệm nhỏ 10ml : 12 chiếc ; dung dich HCl (2%).
 - Giá để ống nghiệm : 2 giá ; dung dịch iôt (1%).
 - Đèn cồn : 2.
 - ống đong chia độ (10ml) :2.
 - Giấy đo pH : 1 cuộn.
 - Phễu nhỏ và bông lọc : 2.
 - Bình thuỷ tinh (4-5l) : 1.
 - Đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm, may so đun nước.
HS: Chuẩn bị hồ tinh bột (1%), nước bọt hoà loãng (25%) lọc qua bông.
III. Tiến trình thực hành.
1. Kiểm tra bài cũ ?
GV kiểm tra việc nắm bắt kiến thức bài cũ; kiểm tra chuẩn bị của hs.
* Nêu vấn đề? Khi chúng ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao ? Vậy bài TN này sẽ giúp các em khảng định điều đó.
GV ghi lại vào góc bảng 1 số điều để định hướng cho hs:
 Tinh bột + Iôt Màu xanh
 Đường + Thuốc thử Strôme Màu nâu đỏ
2.Tiến hành thực hành:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu việc chuẩn bị TN.
GV: yêu cầu hs báo cáo việc chuẩn bị TN.
HS: Tổ trưởng phân công và báo cáo như sau:
2 hs nhận dụng cụ và vật liệu.
1 hs chuẩn bị nước bọt hoà loãng, lọc, đun sôi.
1 hs chuẩn bị nhãn ống nghiệm.
2 hs chuẩn bị bình thuỷ tinh nước 370C.
GV kiểm tra nhanh 1,2 nhóm.
 Hoạt động 2: Các nhóm chuẩn bị bước 1-2 của TN.
GV yêu cầu tiến hành bước 1,2 SGK.
Bước 1: Chuẩn bị.
Dùng ống đong hồ tinh bột rót vào ống A,B,C,D (2ml) Đặt ống vào giá.
Lưu ý: Khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành ống, thao tác nhanh, gọn, chính xác.
Sau khi đong hồ tinh bột bkhông để rớt lên thành ống nghiệm, thao tác nhanh:
 ống A: 2ml nước lã.
 ống B: 2ml nước bọt.
 ống C: 2ml nước bọt đã đun sôi.
 ẩng D: 2ml nước bọt + Vài giọt HCl (2%) Đặt giá đựng 4 ống này vào nước 370C 15 phút.
Lưu ý: Thao tác này chỉ cần 1 người làm, còn hs quan sát, nhưng đều phải nắm được cách tiến hành.
Bước 2: Tiến hành.
?. Đo độ pH trong ống nghiệm để làm gì ?
GV kẻ sẵn bảng 26.1 để ghi kết quả các tổ.
HS quan sát ghi vào bảng 26.1 Thốngd nhất ý kiến giải thích Đai diện trình bày Các ttỏ sửa.
GV thông báo kết quả đúng:
Các ống nghiệm
Hiện tượng (độ trong)
Giải tích
- ống A.
- ống B.
- ống C.
- ống D.
- Không đổi.
- Tăng lên.
- Không đổi.
- Không đổi.
- Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột.
- Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột.
- Nước bọt đung sôi làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột.
- Do HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột.
 Hoạt đông 3: Kết quả TN và giải thích kết quả.
GV yêu cầu hs chia dung dịch trong các ống A,B,C,D thành 2.
Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm.
Dung iôt (1%) nhỏ vào mỗi ống vài giọt.
Quan sát kết quả ghi NX vào bảng 26.2 chỉ làm với các ống A1, B1, C1, D1.
 Thu hoạch.
Kiến thức: 
Enzim có trong nước bọt có tên là amilaza.
Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột chín thành đường mantôzơ.
Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH=7,2, t0=370C.
Kĩ năng: (SGV).
3. củng cố, luyện tập
HS thu dọn vệ sinh
4. hướng dẫn học và làm bài.
Hoàn chỉnh bảng thu hoạch.
Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 8 bang t27.doc