Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8 đến 35 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Tam

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8 đến 35 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Tam

A. Lực có thể làm thay đổi vận tốc và bị biến dạng.

B. Lực là nguyên nhân làm cho các vật chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

D. Lực là nguyên nhân làm vật bị biến dạng.

Câu 5: Một vật có khối lượng m = 4,5kg buộc vào sợi dây. Cần phải giữ dây bằng một lực bao nhiêu để vật cân bằng?

A. F <>

B. F = 4,5N

C. F > 45N

D. F = 45N

Câu 6: Hành khách ngồi trên xe đang chuyển động bổng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột rẽ sang phải

B. Đột ngột rẽ sang trái

C. Đột ngột tăng vận tốc

D. Đột ngột gảm vận tốc

II. Phần tự luận: (7đ)

Câu 1: (3đ) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 140m hết 35s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quảng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính quảng đường của xe trên quảng đường dốc, trên quảng đường nằm ngang và trên cả hai quảng đường.

Câu 2: (4đ) Một ô tô đi 10 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 45km/h, sau đó lên dốc 15 phút với vận tốc 36km/h.

a. Tính quảng đường bằng phẳng?

b. Tính quảng đường ô tô đã đi trong cả hai giai đoạn?

c. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai giai đoạn?

 

doc 61 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8 đến 35 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Tam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày soạn: 03/10/2010
Tiết 8	Ngày dạy: 06/10/2010
Kiểm tra 1 tiết
Kiến thức :
+ Hệ thống hóa kiến thức trong chương, tổng quát lôgíc, ghi nhớ những kiến thức cơ bản.
Kỹ năng : + Kĩ năng làm bài, trí tưởng tượng của học sinh.
Thái độ : + Cẩn thận, tỉ mỉ, tính tự giác cao trong khi làm bài kiểm tra.
Ma trận ra đề kiểm tra một tiết đợt 1, học kì 1
NDKT
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chuyển động cơ học
2 câu
1đ
2 câu1đ
1.d, 6.A
Vận tốc
1 câu
0,5đ
1 câu
0,5đ
2 câu
7đ
4 câu 8đ
2.b, 
3.c, 
Lực
1 câu
0,5đ
1 câu
0,5đ
2 câu 1đ
4.b
5.D
Cộng
9 tiết
4 câu KQ
2đ
2 Câu KQ
1đ
2 câu TL
7đ
6 câu KQ
2 câu TL
10đ
Đáp án
Câu 1: HS tóm tắt đủ nội dung 	0,5đ
	Tìm được vận tốc trên mỗi quảng đường là 1đ
	Vận tốc ô tô trên quảng đường dốc
	V1 = s1/t1 = 140/35 = 4m/s 	1đ
	Vận tốc ô tô trên quảng đường ngang
	V2 = s2/t2 = 60/24 = 2,5m/s	1đ
	Vận tốc trung bình của ô tô trên cả 2 đoạn đường
	V = (s1 + s2)/ (t1 + t2) = 3,39m/s	0,5đ
Câu 2 HS tóm tắt đủ nội dung 	0,5đ
	Quảng đường bằng phẳng
	S1 = v1.t1 = 45km/h.10’ = 45km/h.1/6h = 7,5 km	1đ
	Độ dài quảng đường dốc
	S2 = v2.t2 = 35km/h.15’ = 36km/h.1/4h = 9km	1đ
	Quảng đường ô tô đi được
	S = s1 + s2 = 7,5 + 9 = 16,5km	0,5đ
Vận tốc tb của ô tô trên cả 2 giai đoạn
	V = (s1 +s2)/(t1 + t2) =16,5(1/6 +1/4) = 6,875km/h	1đ
Đề
I Phần trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?
A. Căn cứ vào quảng đường chuyển động.
B. Căn cứ vào thời gian chuyển động.
C. Căn cứ vào quảng đường và thời gian chuyển động.
D. Căn cứ vào quảng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định.
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào nói đến vận tốc trung bình?
A. Vận tốc của vật chuyển động đều là v = 4m/s
B. Vận tốc của xe máy chạy trên quảng đường từ Krông Nô đến Nâm Nung là 35km/h
C. Số chỉ vận tốc của xe máy đọc được trên đồng hồ vận tốc của xe là 35km/h.
D. Vận tốc của vật khi qua một vị trí xác định nào đó là 10m/s
Câu 3: Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động là:
A. 
B. 
C. 
D. 
Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
A. Lực có thể làm thay đổi vận tốc và bị biến dạng.
B. Lực là nguyên nhân làm cho các vật chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm vật bị biến dạng.
Câu 5: Một vật có khối lượng m = 4,5kg buộc vào sợi dây. Cần phải giữ dây bằng một lực bao nhiêu để vật cân bằng?
A. F < 45N
B. F = 4,5N
C. F > 45N
D. F = 45N
Câu 6: Hành khách ngồi trên xe đang chuyển động bổng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: 
A. Đột ngột rẽ sang phải
B. Đột ngột rẽ sang trái
C. Đột ngột tăng vận tốc
D. Đột ngột gảm vận tốc
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 140m hết 35s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quảng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính quảng đường của xe trên quảng đường dốc, trên quảng đường nằm ngang và trên cả hai quảng đường.
Câu 2: (4đ) Một ô tô đi 10 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 45km/h, sau đó lên dốc 15 phút với vận tốc 36km/h. 
a. Tính quảng đường bằng phẳng?
b. Tính quảng đường ô tô đã đi trong cả hai giai đoạn?
c. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai giai đoạn?
Tuần 9	Ngày soạn: 11/10/2010
Tiết 9	Ngày dạy: 13/10/2010
Bài: 07 ÁP SUẤT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất.
Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi tiến hành các thí nghiệm, trung thực khi báo cáo kết quả.
II. CHUẨN BỊ 
	+ Mỗi nhóm :
Ba miếng kim loại hình hộp chữ nhật của bộ thí nghiệm.
Một miếng xốp (lau bảng).
+ Cả lớp : Tranh hình 7.1 và 7.4 SGK phóng to, Bảng 7.1 kẻ sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ : (5phút)
+ Em hãy trình bày khái niệm về lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ . mỗi loại hãy cho một ví dụ để minh hoạ.
3. Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên, học sinh.
Nội dung 
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. 
5’
GV: Thông báo để một viên gạch trên nền đất mềm và chồng hai viên gạch lên thì trường hợp nào đất bị lún nhiêøu hơn ? Vì sao?
-Quan sát hình 7.1 SGK ta thấy một máy kéo nặng hơn một ôtô nhiều nhưng máy kéo vẫn đi được còn ôtô thì bánh bị lún sâu và sa lầy trên chính quãng đường ấy , không thể đi được . Vì sao?
- Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu vì sao lại có chuyện lạ ấy!
HS: Thảo luận chung ở lớp : 
+ Để hai viên gạch chồng lên nhau đấùt lún nhiều hơn vì hai viên gạch nặng hơn một viên gạch.
HS: Tự tìm hiểu nguyên nhân sao xảy ra hiện tượng kỳ lạ đó.
Hoạt động 2:Hình thành khái niệm về áp lực. 
 5’
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin ở mục 1 SGK.
HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin ở SGK
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7.3 SGK và trả lời câu hỏi C1.
HS: Quan sát hình và trả lời câu C1.
GV: Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về áp lực trong đời sống ( mỗi vị dụ chỉ rõ áp lực và mặt bị ép). 
HS: Hoạt động cá nhân tìm ví dụ minh hoạ.
I. ÁP LỰC LÀ GÌ ? 
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C1. + hình 7.3a : Lực ép của máy kéo.
 + hình 7.3b : Cả hai trường hợp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
10’
GV: Đặt khối kim loại lên mặt bột đá bằng phẳng nằm ngang, lực ép của khối kim loại lên mặt bột đá có phải là áp lực không ? Vì sao?.
HS: Hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TN hình 7.4 SGK, làm TN và quan sát , so sánh độ lún của khối kim loại trong các trường hợp.
HS: Làm TN theo nhóm. Thảo luận nhóm và điền kết quả vào bảng.
GV: Yêu cầu HS phân tích kết quả TN và nêu kết luận.
HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận:
II. ÁP SUẤT.
1. tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?. 
- Là lực ép, vì lực tác dụng này vuông góc với mặt bị ép.
Kết luận: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ
Hoạt động 4: Tìm hiểu công thức tính áp suất. 
 5’
GV: Thông báo tác dụng của apù lực tỉ lệ thuận với F, tỉ lệ nghịch với S.
HS: Nghe GV thông báo, cánhân nhắc lại công thức các kí hiệu.
GV: Thông báo mục II.2 SGK, yêu cầu HS nhắc lại đơn vị đo F và đơn vị đo S.
GV: Cho HS làm bài tập áp dụng với F =5N, S1 = 50 cm2, S2= 10 cm2, Tính p1, p2.
HS: Làm việc cá nhân đưa ra kết quả các HS khác bổ sung. 
2. Công thức tính áp suất. 
 Trong đó :+ p : áp suất 
 + F : áp lực. 
 + S : diện tích bị ép.
Hoạt động 5: Vận dụng. 
10’
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C4. (chú ý khai thác công thức).
HS : Thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời cho câu C4
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C5. 
HS: Làm việc cá nhân câu C5 và trả lời câu hỏi đã đặt ra ở đầu bài
III. VẬN DỤNG.
C5: Aùp suất của xe tăng lên mặt đường là:
N/m2.
 Aùp suất của ôtô lên mặt đường là:
N/m2.
Aùp suất của xe tăng lên mặt đường nhỏ hơn áp suất của ôtô lên mặt đường.
+ Máy kéo có bản xích giống như xe tăng lên áp suất do máy kéo tác dụng xuống mặt đường cũng nhỏ hơn so với áp suất của ôtô. Chính vì vậy máy kéo chạy được bình thường trên nền đất mềm còn ôtô thì rất khó chạy trên nền đất mềm và thường bị sa lầy.
Củng cố : (4phút)
+ GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. Củng cố hệ thống hoá toàn bộ bài học.
Dặn dò : (1phút)
+ Về nhà học thuộc bài và làm các bài tập trong SBT VL8.
Tuần 10	Ngày soạn: 17/10/2010
Tiết 10	Ngày dạy: 20/10/2010
Bài: 08	ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
+ Viết được công thức tính áp suất p = d .h , Nêu được tên và đơn vị tính của các đại lượng có mặt trong công thức.
+ Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và vận dụng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống
2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản.
3. Thái độ: Rèn tính trung thực , hợp tác trong nhóm khi tiến hành TN.
II. CHUẨN BỊ 
	+ Mỗi nhóm :
Một hình trụ có đáy C, các lỗ A và B.
Một bình thuỷ tinh hình trụ có đáy D tách rời.
Một bình thông nhau.
+ Cả lớp: - Bảng phụ ; Nội dung C4. Một xô nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ : (5phút)
- Em hãy phát biểu kết luận của bài 7 SGK. Khi có áp suất tác dụng lên mặt bị ép, thì có hiện tượng gì xảy ra với mặt bị ép?
3. Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên, học sinh.
Nội dung 
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. 
. 5’
GV: Các em hãy quan sát hình 8.1 và cho biết hình đó mô tả gì?
- Tại sao người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Nếu không mặc bộ áo đó thì có nguy hiểm gì đối với người thợ lặn hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nahu nghiên cứu bài hôm nay
HS: Quan sát hình 8.1 và mô tả :
 + Mô tả người thợ lặn ở đáy biển. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu áp suất tác dụng lên đáy bình, thành bình và lên vật đặt trong lòng chất lỏng.
15’
 GV: Nhắc lại về áp suất của vật rắn tác dụng lên mặt bàn nằm ngang( hình 8.2) theo phương của trọng lực.
GV: Với chất lỏng thì sao ? Khi đổ chất lỏng vào bình thì chất lỏng c ... câu C4.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luâïn và trả lời câu C5.
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành câu C6 về nhà làm.
IV. VẬN DỤNG:
HS: Hoạt động theo nhóm trả lời câu C3.
C3: Không: Vì trong đó không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng.
C5: Gây ra tiếng ồn, các khí do nhiên liệu bị đốt cháy thải ra có nhiều khí độc; nhiệt lượng do động cơ thải ra khí quyển , góp phần làm tăng nhiệt độ của khí quyển
 	4. Củng Cố : (3 phút)
	+ Động cơ nhiệt là gì ? Trình bày cấu tạo và chuyển vận của động cơ nổ 4 kì.
	+ Nêu công thức tính hiệu suất của động cơ.
5. Dặn dò.	(1 phút)
	 + Đọc phần “có thể em chưa biết”. Học thuộc phần ghi nhớ.
	+ Làm bài tập trong SBT.
	+ Trả lời phần ôn tập bài 29 – SGK vào vở bài tập chuẩn bị cho tiết sau.
Tuần 35	Ngày soạn: 02/05/2011
Tiết 34	Ngày dạy: 04/05/2011
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT
CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
I. MỤC TIÊU: 
 + Oân tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần nhiệt học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
 + Vận dụng những kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng và một số bài tập trong SGK.
+ Nghiêm túc trong học tập, hứng thú với bộ môn vật lý.
II. CHUẨN BỊ 
	+ Mỗi nhóm : Phần A và phần bài tập mục III chuẩn bị trước ở nhà
	+ Cả lớp : Vẽ to bảng 29.1 SGK và ô chữ trong trò chơi ô chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ : 
Bài mới :
Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
3’
GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS thông qua lớp phó học tập hoặc các tổ trưởng.
GV: Trực tiếp kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của một số HS nêu nhận xét chung việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. 
HS: Đưa phần chuẩn bị cho lớp phó học tập kiểm tra.
Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức
17’
GV: Hướng dẫn HS hệ thống các câu hỏi trong phần A theo từng phần.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận từ câu 1 đến câu 3 để hệ thống phần cấu tạo phân tử của các chất.
Câu 1 : Các chất được cấu tạo như thế nào ?
Câu 2: Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương này.
Câu 3: Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử hay phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?
GV: Hướng dẫn HS thảo luận tiếp câu 4 đến câu 6 để hệ thống về nhiệt năng và sự thay đổi nhiệt năng.
Câu 4: Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?
Câu 5:Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm ví dụ cho mỗi cách.
 GV: Hướng dẫn HS thảo luận tiếp câu 7 đến câu 12 để hệ thống về phần nhiệt lượng, truyền và chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt..
 Câu 7: Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là jun?
Câu 8: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có ý nghĩa gì?
Câu 9: Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 10: Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Nọi dung nào trong nguyên lý này thể hiện sự bảo toàn năng lượng?
Câu 11: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì ? nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27 106 J/kg có ý ngiã gì?
Câu 12 : Viết công thức tính hiệu suất của đông cơ nhiệt.
( trong đó : A là công có ích mà động cơ thực hiện được, tính ra jun; Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra, tính ra jun)
A. ÔN TẬP 
HS: Đại diện HS đọc câu hỏi và phần trả lời của các câu từ câu 1 đến câu 3.
Câu 1: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử hay phân tử.
Câu 2 : Các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng; giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Câu 3: Nhiệt độ cuả vật càng cao thì các nguyên tử phân tử chuyển động càng nhanh.
HS: Chú ý theo dõi nhận xét và sửa chữa nếu có sai sót.
HS: Hoạt động nhóm thảo luận tiếp câu 4 đến câu 6. sau đó đại diện từng nhóm trả lời các câu.
Câu 4 : Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 5: Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.
HS: Một HS đại diện trả lời câu 7 đến câu 12 . HS khác trong lớp tham gia nhận xét bổ sung.
 Câu 7: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi.
Câu 8: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là muốn 1kg nước nóng thêm lên 10C cần một nhiệt lượng là 4200J.
Câu 10: + Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.
+ Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
+ Nôi dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng.
Câu 11: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
+ Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg có nghĩa là 1 kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra một nhiệt lượng bằng 27.106J.
Hoạt động 3:Vận dụng 
15’
GV: Phát phiếu học tập mục I của phần B vận dụng cho các nhóm. Sau 5 phút GV thu bài của HS.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận từng câu
GV: Chốt lại kết kết quả đúng , yêu cầu HS chữa vào vở nếu sai.
GV: Kiểm tra HS phần trả lời câu hỏi có thể cho điểm HS theo từng câu hỏi tương ứng.
GV: Gọi HS khác trong lớp nhận xét phần trả lờ của bạn. Sau đó đánh giá cho điểm.
GV: Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập. Một HS chữa bài tập 1 và một HS chữa bài tập 2 trang 65 SGK. 
GV: Hướng dẫn HS thảo luận chữa bài tập của các em làm trên bảng.
GV: Lưu ý HS cách ghi tóm tắt đề bài, sử dụng kí
 h iệu, cách trình bày phần bài giải.
B. VẬN DỤNG 
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng : 
HS: Làm bài tập vận dụng của mục I trong phiếu học tập. Sau đó tham gia nhận xét bài làm của các nhóm.
1. câu B 2. câu B 3. câu D
4. câu C 5 câu C 
II. Trả lời câu hỏi.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi phần II theo sự chỉ định của GV.
HS: Các HS khác còn lại nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn.
III. Bài tập
HS: Lên bảng chữa bài tập theo các bước đã hướng dẫn. Các HS khác tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước và ấm:
Q = Q1 + Q2 = m1.c1.t1 + m2.c2.t2 = 2. 4200. 80 + 0,5. 880. 80 = 707200J.
Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra:
Q` = Q = 2357333J = 2,357 .106J.
Lượng dầu cần dùng : m = 
2. Công mà ô tô thực hiện là: A = F.s = 1400.100000 = 14.107J.
Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy tỏa ra:
Q = q.m = 46.106 .8 = 368 .106J = 36,8 107 J
Hiệu suất của ôtô: H =
Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ .
5’
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ theo thể lệ trò chơi:
+ Chia 2 đội, mỗi đội 4 người.
+ Bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương tự với thứ tự hàng dọc của ô chữ.
+ Trong vòng 20 giây ( có thể cho HS ở dưới đếm từ 1 đến 20) kể từ lúc đặt câu hỏi và điền vào chỗ trống. Nếu quá thời gian không được tính điểm.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
- Phần nội dung ô chữ hàng ngang GV gọi một HS đọc sau khi đã điền đầy đủ từ hàng dọc.
C. TRÒ CHƠI Ô CHỮ. 
HS: Chia thành 2 nhóm, tham gia trò chơi
HS: Ở dưới là trọng tài và cổ vũ cho các bạn tham gia.
Củng cố : (4phút)
 	+ GV: Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức trong bài học.
Dặn dò (1phút)
+ Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức của chương II.
+ Làm lại bài tập trong SGK vào trong vở bài tập. 
+ Về nhà làm bài tập trong SBT.
Tuần 36	Ngày soạn: 04/05/2011
Tiết 35	Ngày dạy: 12/05/2011
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU :
	+ Học sinh vận dụng những kiến thức đã được học trong phần cơ học, áp suất, công và công suất vào làm bài kiểm tra.
	+ Rèn luyện tính cẩn thận, suy luận và so sánh khi làm bài kiểm tra.
	+ Biết cách trình bày bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ : Đề, giấy, bút , thước..
III. ĐỀ 
Câu 1: (2,5đ)Hãy nêu nguyên lí truyền nhiệt giữa các vật? Viết phương trình cân bằng nhiệt lượng, phương trình nhiệt lượng toả ra, nhiệt lượng thu vào. Giải thích các đại lượng và đơn vị của mỗi đại lượng cĩ trong phương trình. 
Câu 2:(2đ)
a. Hãy phát biểu "Định luật bảo tồn và chuyển hố năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt", lấy ví dụ? 
b. Tại sao trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng? Cơ năng của con lắc đã chuyển hĩa thành dạng năng lượng nào?
Câu 3: (1đ)Nĩi nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K; cĩ nghĩa gì?
Câu 4: (4,5đ)
 a, Hãy tính nhiệt lượng toả ra của 192g than bùn?
	b, Với nhiệt lượng trên cĩ thể làm sơi bao nhiêu kg nước ở nhiệt độ ban đầu là 200C?
	c, Với lượng than trên mà dùng thì chỉ đun sơi được 2lít nước ở 200C. Hãy tính hiệu suất của bếp.
	Cho: Năng suất toả nhiệt của than bùn là 14.106J/kg; Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2,5đ)
Nêu được 3 nguyên lí truyền nhiệt , lấy vi dụ (1đ)
Viết PTCB nhiệt, PT nhiệt lượng thu vào nhiệt lượng toả ra. (1đ)
Giải thích các đại lượng và ghi đơn vị (0,5đ)
Câu 2: 
a. Phát biểu được nội dung của định luật (1đ)
b. Giải thích được sự dao động chậm dần của con lắc dao động, Cơ năng của con lắc đã chuyển hĩa thành nhiệt năng (1đ)
Câu 3: Nêu được ý nghĩa của nhiệt dung riêng của đồng (1đ)
Câu 4: (4,5đ)
a, Tĩm tắt, ghi lời giải, áp dụng cơng thức và tính được nhiệt lượng toả ra của than bùn là 1806000 J(1đ)
b, Tĩm tắt, ghi lời giải, áp dụng cơng thức PTCB nhiệt và tính được khối lượng nước là 5,375 kg(1,5đ)
c, - Tĩm tắt, ghi lời giải, áp dụng cơng thức và tính được nhiệt lượng thu vào của 2lít nước là 672000 J (1đ)
- Ghi lời giải, áp dụng cơng thức và tính được hiệu suất của bếp là 37,2% (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docvat li 8 ca nam.doc