BÀI 25. TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được quá trình biến đổi lý học hoặc hóa học của thức ăn ở khoang miệng.
- Nêu được cơ chế của phản xạ nuốt và quá trình đẩy thức ăn qua thực quản xuống dạ dày.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng:
+ Nghiên cứu thông tin, tranh hình tìm kiến thức.
+ Khái quát hóa kiến thức.
+ Hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng
- Ý thức trong khi ăn không cười đùa.
4. Hình thành năng lực
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
GIÁO ÁN BÀI 25. TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được quá trình biến đổi lý học hoặc hóa học của thức ăn ở khoang miệng. - Nêu được cơ chế của phản xạ nuốt và quá trình đẩy thức ăn qua thực quản xuống dạ dày. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng: + Nghiên cứu thông tin, tranh hình tìm kiến thức. + Khái quát hóa kiến thức. + Hoạt động nhóm 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng - Ý thức trong khi ăn không cười đùa. 4. Hình thành năng lực a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học - Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về cấu tạo khoang miệng, tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng - Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: quan sát cấu tạo khoang miệng, biến đổi thức ăn ở khoang miệng, làm việc nhóm, trình bày trước lớp II. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm - Hỏi chuyên gia - Khăn trải bàn - Vấn đáp tìm tòi - Trực quan III. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV - Hình ảnh phóng to liên quan đến bài học: + H25.1. Các cơ quan trong khoang miệng + H25.2: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt + H25.3: Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản - Phiếu học tập - 2. Chuẩn bị của HS - Nhóm chuyên gia tìm hiểu phản xạ nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản - Xem lại kiến thức và nêu các cơ quan tiêu hóa ở khoang miệng IV. Bảng mô tả Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Tiêu hóa ở khoang miệng - Cấu tạo khoang miệng - Nhóm thức ăn được tiêu hóa ở khoang miệng - Quá trình biến đổi lí học và hóa học ở khoang miệng - Vận dụng để giải thích vì sao ăn tinh bột nhai lâu ở miệng sẽ ngọt - Vận dụng để có phương pháp ăn uống đúng cách, hiệu quả - Bảo vệ HTH nói chung răng miệng nói riêng. Ăn uống hợp lý Bảo vệ hệ tiêu hóa 2. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản - Quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản xuống dạ dày - Sự phối hợp các cơ quan trong động tác nuốt Vệ sinh khi ăn uống, hạn chế cười nói khi ăn. V. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Trình bày các giai đoạn của quá trình tiêu hóa và vai trò của tiêu hóa? 3. Tiến trình dạy học 3.1. Khởi động Hoạt động GV Hoạt động HS HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG - GV yêu cầu quan sát H24.3 (hoạt động bài cũ), giảng giải: Hệ tuần hoàn của cơ thể con người bắt đầu ở khoang miệng. - GV nêu vấn đề: Khi nhai cơm (hoặc bánh mỳ) lâu trong miệng, thì có vị gì? - GV yêu cầu HS dự đoán chất ban đầu và chất sau khi nhai là gì? - GV ghi phần trả lời khác nhau của HS lên bảng phụ. - GV dẫn dắt: Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. - HS quan sát hình. - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân. - Vị ngọt. Ban đầu là tinh bột sau đó biến đổi thành đường. - HS lắng nghe. 3.2. Hình thành kiến thức Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG - Yêu cầu HS quan sát H25.1 (tranh không chú thích): Liệt kê các thành phần trong khoang miệng? (TRÒ CHƠI) - Phân tích vấn đề đặt ở đầu bài: Khi đưa thức ăn (mẩu bánh mỳ) vào miệng sẽ có những hoạt động tiêu hóa nào xảy ra? Hoạt động nào là biến đổi hóa học? Hoạt động nào là biến đổi vật lý? - Vì sao khi nhai cơm, bánh mỳ trong miệng lâu sẽ có vị ngọt? - Vậy enzim là gì? - GV nhấn mạnh đặc tính của enzim: + Mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho 1 phản ứng xác định. - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát Phiếu học tập - Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. - Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung lẫn nhau. - GV chuẩn hóa kiến thức. - GV đưa câu hỏi: Hoạt động biến đổi nào là chủ yếu? - Yêu cầu HS giải thích câu: Tại sao phải nhai kĩ thức ăn - Răng - Lưỡi - Tuyến nước bọt + Tiết nước bọt + Nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn + Biến đổi vật lý và biến đổi hóa học. - Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi 1 phần tinh bột thành đường mantozo. Đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. - HS phân tích kênh hình, kênh chữ SGK, thảo luận và đưa ra thống nhất chung của nhóm. - Hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình. - Các nhóm nhận xét và bổ sung lẫn nhau. - HS hoàn thiện PHT - Vật lý - Tạo điều kiện cho thức ăn ngấm dịch nước bọt, để có thể biến đổi 1 phần tinh bột thành đường mantozo. I. Tiêu hóa ở khoang miệng ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP Bảng 25: Các hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng Biến đổi thức ăn ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lý học - Tiết nước bọt - Nhai - Đảo trộn thức ăn - Tạo viên thức ăn - Các tuyến nước bọt - Răng - Răng, lưỡi, các cơ - Răng, lưỡi, các cơ - Làm ướt và mềm thức ăn - Làm mềm và nhuyễn thức ăn - Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt - Tạo biên thức ăn vừa nuốt. Biến đổi hóa học Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt Enzim amilaza - Biến đổi một phần tinh bột (chin) trong thức ăn thành đường mantozo Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG NUỐT VÀ ĐẨY THỨC ĂN QUA THỰC QUẢN - GV chuyển ý: Sau khi thức ăn tiêu hóa ở khoang miệng thì sẽ được đẩy xuống thực quản. - GV mời nhóm chuyên gia lên tổ chức hoạt động. - GV cho nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. - GV làm rõ vấn đề bằng hệ thống các câu hỏi: + Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? + Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào? + Thức ăn qua thực quản có được biến đổi về mặt lý học và hóa học không? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV đưa câu hỏi vận dụng: + Khi uống nước quá trình nuốt có giống nuốt thức ăn không? + Tại sao người ta khuyên khi ăn uống không được cười đùa? + Tại sao trước khi đi ngủ không nên ăn kẹo đường? - GV để HS trả lời và tự đánh giá lẫn nhau -> GV nhận xét - HS lắng nghe. - Đại diện các nhóm lên thành lập tạo nhóm chuyên gia (3- 4 người) - Nhóm chuyên gia hoạt động đạt yêu cầu khi: + Phân tích kênh hình 25.3 và đưa ra được cơ chế nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản. + Trả lời được các câu hỏi thắc mắc của các HS còn lại. - HS dựa vào kiến thức vừa được phân tích, kết hợp nội dung thông tin SGK và trả lời: + Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng tới thực quản. + Lực đẩy đó được tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của cơ quan thực quản. +Thời gian đi qua thực quản rất nhanh (2-4s) nên thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học. - Vận dụng kiến thức, suy nghĩ cá nhân và trả lời: + Không giống vì nước sẽ tự trôi từ miệng xuống thực quả mà không cần lưỡi đẩy. + Khi nô đùa, nắp thanh quản khi đó sẽ không đạy lại được nên thức ăn sẽ đi vào đường thanh quản dẫn đến bị sặc hoặc khó thở. + Vì khi các vi sinh vật trong miệng sẽ hoạt động mạnh dẫn đến bị sâu răng. - HS lĩnh hội kiến thức. II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản - Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản. - Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản. 3.3. Luyện tập Hoạt động GV Hoạt động HS HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV hệ thống kiến thức toàn bài bằng sơ đồ tư duy. - GV hướng dẫn HS ghi nhớ kiến thức bằng hệ thống từ khóa. - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÂU 1 – Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng gồm: a) Biến đổi lý học b) Nhai, đảo trộn thức ăn. c) Biến đổi hóa học. d) Tiết nước bọt. e) Cả a, b, c và d. CÂU 2 – Loại thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở khoang miệng là: a) Prôtit, tinh bột, lipit. b) Tinh bột chín. c) Prôtit, tinh bột, hoa quả. d) Bánh mì, mỡ thực vật - HS lắng nghe. - Xác định từ khóa trong bài: + Khoang miệng + Biến đổi vật lý + Biến đổi hóa học + Thực quản - HS suy nghĩ và cá nhân trả lời: 1- E 2- B 3.4. Vận dụng Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu hỏi: Trong quá trình nuốt thức ăn, đôi khi chúng ta gặp phải hiện tượng nghẹn. Dựa vào các triệu chứng mình gặp phải, em hãy cho biết: Khi nghẹn thì thức ăn bị mắc ở vị trí nào trong đường tiêu hóa? Giải thích nguyên nhân hiện tượng đó? 3.5. Tìm tòi và mở rộng kiến thức Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC - Nhai kĩ no lâu? Khi ta ăn cháo hay uống sữa các loại thức ăn này được tiêu hóa ở khoang miệng như thế nào? Nhai kỹ có tác dụng:; - Nghiền nát thức ăn góp phần làm giảm bớt áp lực co bóp của dạ dày - tieu hoa co hoc.̣̣ - Enzym trong miệng tiết ra nhiều trong lúc nhai kỹ,tẩm ướt thức ăn giúp ta có cảm giác ăn ngon miệng hơn giống như lúc chúng ta nhai cơm nguội lâu sẽ thấy ngọt. - Nhai giúp cho cơ hàm hoạt động, làm tăng lượng máu lên não. Hay nói cách khác giúp tăng oxi lên bộ não,giúp kích thích tiêu hóa. - Thuc ăn da duoc nhai nhuyen nen o da day sẽ it tieu hao năng lượng. --->No lâu hơn. 4. Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “ Em có biết”. - Chuẩn bị bài mới. VI. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: