Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Trường THCS Thị Trấn Hưng Hà

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Trường THCS Thị Trấn Hưng Hà

BÀI SOẠN GIẢNG -TUẦN 1

A. Nội dung cơ bản: Ôn tập kiến thức Ngữ văn lớp 6, 7

 Hướng dẫn phương pháp học bài ở nhà.

B. Tiến trình thực hiện:

I. Phần Tiếng Việt:

1, Từ:

 ? Từ là gì? Cho ví dụ? * Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu

 Ví dụ : nhà, xe, trẻ em , cầu, ăn

 ? Xét về cấu tạo, từ được phân loại như thế nào?

 * Từ có hai loại:- Từ đơn và từ phức

 - Từ phức có hai loại: Từ ghép và từ láy

 ? Em hiểu thế nào từ đơn?

 ? Thế nào là từ phức?

 ? Phân biệt rõ từ ghép và từ láy?

 - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa (ăn, ngủ, đá,ba )

 - Từ phức là những từ có cấu tạo gồm hai hay nhiều tiếng hợp thành

 -Từ ghép là từ được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa

 Ví dụ: nhà trẻ, cây nhãn, mặt trời

 -Từ láy là từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.

 Ví dụ : khanh khách, thủ thỉ, chan chát

 *Bài tập:

a. Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn trích sau:

 “ Hàng năm, cứ vào cuối thu, khi lá cây ngoài đường rụng nhiều và trên không

 có những đám mây bàng bạc trôi, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của

 buổi tựu trường đầu tiên ”

 

doc 41 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Trường THCS Thị Trấn Hưng Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn giảng -tuần 1
A. Nội dung cơ bản: Ôn tập kiến thức Ngữ văn lớp 6, 7
 Hướng dẫn phương pháp học bài ở nhà.
B. Tiến trình thực hiện:
I. Phần Tiếng Việt:
1, Từ:
 ? Từ là gì? Cho ví dụ? * Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu
 Ví dụ : nhà, xe, trẻ em , cầu, ăn 
 ? Xét về cấu tạo, từ được phân loại như thế nào? 
 * Từ có hai loại:- Từ đơn và từ phức
 - Từ phức có hai loại: Từ ghép và từ láy
 ? Em hiểu thế nào từ đơn?
 ? Thế nào là từ phức?
 ? Phân biệt rõ từ ghép và từ láy? 
 - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa (ăn, ngủ, đá,ba)
 - Từ phức là những từ có cấu tạo gồm hai hay nhiều tiếng hợp thành
 -Từ ghép là từ được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
 Ví dụ: nhà trẻ, cây nhãn, mặt trời
 -Từ láy là từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
 Ví dụ : khanh khách, thủ thỉ, chan chát
 *Bài tập: 
a. Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn trích sau:
 “ Hàng năm, cứ vào cuối thu, khi lá cây ngoài đường rụng nhiều và trên không
 có những đám mây bàng bạc trôi, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của 
 buổi tựu trường đầu tiên”
b. Phân loại cấu tạo các từ sau:
 - Tươi tốt, đèn điện, nhà cửa, xe cộ, may mắn, đánh đập, phập phồng, núi sông, lom khom, mấp mô, giang sơn
2, Ngữ cố định:
 ?Ngữ cố định là gì? * NCĐ là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ 
 được hình thành trong quá trình phát triển của 
 lịch sử, xã hội ngôn ngữ. Nó thường gồm một 
 tập hợp các từ đơn , có kết cấu vững chắc,cố định
 ổn định, bất biến và có ý nghĩa hoàn chỉnh dùng 
 để gọi tên sự vật, hiện tượng, biểu thị khái niệm
 Cho ví dụ? 
 - Há miệng chờ sung
 - Thuận buồm xuôi gió
 - Chó cắn áo rách
 - Giật gấu vá vai
 *Bài tập: Giải thích một số thành ngữ sau:
 - Đầu voi đuôi chuột
 - Ném đá giấu tay
 - Nuôi ong tay áo
 - Nước đổ đầu vịt 
 3.Câu:
 ? Hãy liệt kê những kiểu câu đã học?
 ? Câu trần thuật đơn là câu như thế nào?
 ? Theo em, câu trần thuật đơn có thể thêm thành phần không? 
 - Có thể mở rộng hoặc rút gọn câu bằng cách thêm hoặc bớt 1 số thành phần câu:
 Trạng ngữ, bổ ngữ
-Ngoài ra khi tạo lập văn bản, ta còn sử dụng một số kiểu câu khác như:
 câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn
 4. Biện pháp tu từ: 
? Hãy liệt kê những biện pháp tu từ đã học? 
- So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp ngữ
? Mục đích sử dụng những biện pháp tu từ ?
 - Khi tạo lâp văn bản, ta sư dụng các biện pháp tu từ để làm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt, hoặc nhằm nhấn mạnh ý diễn đạt.
*Bài tập:
 a. Lấy ví dụ về các biện pháp tu từ?
 b. Chỉ rõ biện phap tu từ được sử dụng trong các ví dụ sau đây :
 - áo chàm đưa buổi phân ly
 Cầm tay nhau biêt nói gì hôm nay.
 - Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
 Chiến sĩ anh hùng
 Đầu nung lửa sắt
 Năm mươi sáu ngày đêm: khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
 - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một măt trời trong lăng rất đỏ.
 - Trong như tiếng hạc bay qua,
 Đục như nước suối mới sa nửa vời
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
 - Bàn tay ta làm nên tất cả 
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
II. Phần văn học:
 1.Văn học dân gian VN:
? Liệt kê những thể loại VHDG mà em biết?
 a.Truyện dân gian:
? Kể tên các loại truyện dân gian đã học?
? Phân biệt các loại truyện đó?
- Truyện truyền thuyết: Thường kể về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử
- Truyện thần thoại :Kể về sự tích các thần, XH loài người thời hoang sơ
- Truyện ngụ ngôn: Ngụ ý khuyên con người một bài học nào đó trong cuộc sống
- Truyện cổ tích: Thường kể về cuộc đời, số phận một số kiểu nhân vật
- Truyện cười : Gây cười nhằm mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu của con người
 trong xã hội.
b. Tục ngữ, ca dao, dân ca:
? Phân biệt tục ngư, ca dao, dân ca?
? Kể tên một số chùm ca dao, dân ca đã học? 
 - Tình cảm gia đình
 - Tình yêu quê hương, đất nước
 - Thân phận người lao động nghềo trong xh cũ.
 - Lên án, đả kích chế giễu thói hư, tật xấu
* Bài tập:
? Giải thích ý nghĩa một số câu tục ngữ:
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Khoai đất lạ, mạ đất quen.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
? Kể tên một số làn điệu dân ca mà em biết?
2. Văn học trung đại:
? Em đã được học, được biết những tp vh trungđại nào?
 - Truyện: Mẹ hiền day con, Con hổ có nghĩa, Thày thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
 - Thơ Bà Huỵện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến,
? Truyện trung đại hay vhtđ ra đời trong khoảng thời gian nào?
? Qua những truyện đã học trên em có nhận xét gì về truyện trung đại?
 * Truyện trung đại thời kì đầu còn đơn giản vể cốt truyện, ít nhân vật, ít sự kiện
 VHTĐ đã phong phú hơn theo thời gian cả về nội dung và thể loại.
3. Văn học hiện đại:
? Liệt kê một số tác phẩm vh hiện đại đã học?
- Từ đầu thế kỉ XX VHVN có sự chuyển biến mạnh mẽ, phát triển theo hướng hiện
 đại hoá, phong phú về thể loại, đồ sộ về lượng tác phẩm
? Kể tên một vài văn bản giàu cảm xúc trong chương trình ngữ văn 6,7?
- Trong chương trình ngữ văn lớp 6,7 em đã học những văn bản nhật dụng nào?
- Thế nào là văn bản nhật dụng?
III. Phần Tập làm văn 
1. Nêu mục đích giao tiếp của các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
- Kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng.
- Ngoài những kiểu văn bản trên, còn có kiểu văn bản thuyết minh, hành chính cv
? Kể tên một số vă bản đã học được trình bày bằng phương thức tự sự, miêu tả, biểu
cảm, nghị luận ?
? Em có nhận xét gì về ptbđ của những văn bản nhật dụng đã học?
 - Rất đa dạng phong phú: Có tự sự, miêu tả, nghị luận, bày tỏ cảm xúc.
2. Hãy nêu dàn ý khái quát của các kiểu văn bản: tự sự, biểu cảm, miêu tả
-HS nêu lần lượt và nhận xét.
3.Tìm một số ví dụ về các đề bài thuộc các kiểu văn bản trên?
- Ví dụ: 
? Kể lại truyện “Thánh Gióng”?
? Hãy kể về người bà thân yêu của em?
? Tả cảnh cơn mưa mùa hạ?
? Tả quang cảnh lớp em trong một giờ học?
? Nêu cảm nhận của em về văn bản “Sài Gòn tôi yêu” ?
? Nêu suy nghĩ về câu ca dao: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
? Chứng minh câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.”
- Cho hs tự lâp đề bài- phân tích, phân loại đề đó
.
* Bài tập:
a. ? Theo em, văn bản biểu cảm được viêt ra nhằm mục đích gì?
 ? Văn bản biểu cảm thường dùng phương tiện nào?
 ? Muốn văn bản biểu cảm hấp dẫn ta cần chú ý những gì khi trình bày? 
Gợi ý: BC là bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thể hiện sự đánh giá của con người đối với 
thế giới xung quanh và khơi gợi tình cảm cho người đọc.
 - Có thể biểu cảm trực tiếp, gián tiếp
 -Sử dụng các biện pháp tự sự , miêu tả để khơi gợi tình cảm người đọc.
 - Ta cần: Xác định đúng yêu cầu của đề
 Tình cảm chân thành, khéo léo
 Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp
b. Văn nghị luận yêu cầu ta những gì?
c. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu
 *Hướng dẫn hs cách soạn bài và làm bài tập ơ nhà (Soạn văn, làm btập TV-TLV)
Bài soạn giảng- tuần 2
A.Nội dung cơ bản:
- Ôn tập kiến thức về tác giả Thanh Tịnh, Nguyên Hồng với hai văn bản:
 “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ” 
- Ôn tâp về cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ, trường từ vựng
- Rèn kĩ năng làm một số bài tập tiếng Việt, tập luyện khả năng phân tích ,cảm thụ
 tác phẩm cho hs.
B. Tiến trình thực hiện: 
I. Văn học:
1. Văn bản “Tôi đi học”
? Giới thiệu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp cũng như phong cách nghệ
 thuật của Thanh Tịnh?
 - Cho hs trình bày, nhận xét và làm thành đọan văn hoàn chỉnh 
? Em hiểu gì về truyện ngắn “Tôi đi học”?
- Gợi ý: Thanh Tịnh chuyên viết truyện ngắn, truyện của ông thường rất nhẹ nhàng, trong sáng và sâu lắng. Truyện ngắn “Tôi đi học” là truyện tiêu biêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông. Truyện đã tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng
 nhân vật “Tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
? Xác định câu văn thể hiện rõ nhất tâm trạng nhân vật tôi ở đầu văn bản?
? Yếu tố nào làm nên chất trữ tình trong truyện ngắn này?
? Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều trong truyện ngắn?
 - Truyện đã kết hợp hài hoà các phương thức biểu đạt: miêu tả,tự sự, biểu cảm,
 trình bày theo dòng hồi tưởng của nhân vật.
 - Lời văn giàu hình ảnh do sử dụng những biện pháp tu từ so sánh phù hợp làm 
tăng giá trị gợi hình, gợi cảm.
Bài tập: 
Tóm tắt truyện ngắn trên?
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về truyện ngắn “Tôi đi học”?
2.Văn bản “Trong lòng mẹ”
? Trình bày những hiểu biết cơ bản của em về nhà văn Nguyên Hồng?
? Em hiểu gì về tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng?
- Cho hs trả lời, bổ sung và nhận xét.
- GV cung cấp thêm tư liệu: - Nguyên Hồng là một nhà văn có tên tuổi giai đoạn đầu
Thế kỉ xx. Ông có một quãng đời tuổi thơ thật buồn khổ, cay đắng. Kí ức về tuổi ấu 
thơ đã luôn in đậm trong tâm trí NH. Ông đã viết cuốn tiểu thuyết tự truyện này để 
ghi lại hồi ức cay đắng đó. Khi lớn lên, NH sống chủ yếu ở Hải Phòng. Cuộc sống 
của ông cũng khá chật vật. NH đã có những cống hiến đáng kể cho văn học nước nhà.
-“ NNTA” sáng tác từ 1938-1940, gồm 9 chương- mỗi chương là một kỉ niệm sâu sắc
-“Trong lòng mẹ” là trích đoạn chương IV tp.
? Nêu nội dung chủ yếu nhất của văn bản?
?Theo em, nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?
? Qua một số hình ảnh cực tả tâm trạng của bé Hồng trong văn bản giúp em hiểu gì 
về chú bé Hồng?
 - H là một chú bé rất nhạy cảm, đáng thương, phải chịu nhiều nỗi đau mất mát và 
đặc biệt là H có tình yêu thương mẹ sâu sắc.
? Theo em, điểm thành công nhất về nghệ thuật của đoạn trich này là gì?
- Sư dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, hình ảnh so sánh đặc sắc gợi sự liên tưởng cho người đọc và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất thành công.
II. Tiếng Việt:
 1.Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ:
? Khi nào môt từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?
? Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp? Cho ví dụ?
- HS trình bày theo sgk.
- Ví dụ: Phương tiện vận tải bao hàm: xe- thuyền
 Xe bao hàm: xe máy, xe hơi, xe thồ, xe xích lô
 Thuyền bao hàm: thuyền thúng, thuyền buồm
- Hướng dẫn hs làm một số bài tập:
a. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quátnghĩa các nhóm từ sau:
- Sáng tác, viết, vẽ, chạm, tạc
- Tính cách, hiền, ác, hiền lành, hiền hậu, ác tâm, ác ý.
- Học sinh, sinh viên, bác sĩ, nông dân, giáo viên.
- Hội hoạ, múa, điêu khắc, nghề thuật, điện ảnh, âm nhạc.
b. Dòng nào chứa những từ không phù hợp trong mỗi nhóm từ sau:
A. Bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở
B. Xeđap, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện.
C.Cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây vàng.
? Tìm những nhóm từ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ rộng- hẹp khác?
? Tìm những từ có nghĩa hẹp hơn từ: Thực vật, động vật, dụng  ...  sự việc khách quan nói lên; không trực tiếp bộc lộ ý nghi, cảm xúc. Những điều người viết muốn nói với độc giả thường nhờ nhân vật mà biểu lộ.
-Tuỳ theo mỗi cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người kể lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi, trong một truyện, người viết đangkể theo ngôi này có thể đổi sang ngôi khác để sự việc và nhân vật hiện ra dưới nhiều góc độ, tăng tính sinh động và sâu sắc cho câu chuyện.
? Cho đề bài: Kể sự việc một cậu bé (cô bé) thả con chim nhỏ về bầu trời tự do (hoặc thả con cá nhỏ về dòng sông).
- Hãy lập dàn ý cho đề bài trên với những yêu cầu sau: 
 + Dùng ngôi kể thứ nhất.
 + Dùng ngôi kể thứ ba.
- Chỉ rõ sự việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm theo từng ngôi kể trên?
? Chọn một trong hai ngôi kể đã cho, sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để hoàn thành văn bản tự sự ở bài tập trên?
II. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh:
? Thế nào là thuyết minh?
? Văn bản thuyết minh là gì?
1. Khái niệm: VBTM là kiểu văn bản sử dụng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích để làm rõ tính chất, cấu tạo, cách dùng, qui luật phát triểncủa đối tượng nào đó. Ví dụ: Cách bảo quản một cái máy, một phát minh lh9oa học, thuyết minh về một di tích văn hoá hay một danh lam thắng cảnh, giới thiệu về một loài thực vật.
2. Vai trò của văn bản thuyết minh:
? Qua các VD trên em có nhận xét gì về phạm vi sử dụng văn bản thuyết minh?
- Phạm vi sử dụng của VBTM rất rộng, ta có thể bắt gặp kiểu văn bản này ở mọi lĩnh vực đời sống vì vậy VBTM có tính thông dụng và cần thiết cho con người. Nó cung cấp tri thức khách quan xác thực và hữu ích cho con người, giúp con nguời có hành động, thái độ, cách sử dụng hay bảo quản đúng đắn đối với sự vật, hiện tượng xung quanh mình. 
3. Đặc điểm của VBTM:
- VBTM có tính xác thực, k/quan, hữu ích
- VBTM thường ngắn gọn, rõ ràng
- Ngôn ngữ trong VBTM cần chính xác, cô đọng và hấp dẫn.
Chú ý: 
+ Không chú trọng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi như trong miêu tả hay biểu cảm. VBTM thuộc lĩnh vực nào, liên quan tới ngành nghề nào thì phải sử dụng những thuật ngữ, những khái niệm có tính chất chuyên ngành đó. Các thông tin trong VBTM phải ngắn gọn, hàm súc; các số liệu được nêu phải chính xác. Có thể dùng các câu tỉnh lược trong văn bản.
+ Tuy nhiên trong VBTM cũng có sự kết hợp các phương thức khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm để thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe khiến cho người độc, người nghe xúc động, tăng thêm nhận thức cũng như sự tin tưởng vào vấn đề được đề cập tới.
Bài tập:
BT1: Tìm trong các đề tài sau, đề tài nào đòi hỏi phải sử dụng kiểu VBTM?
a. Chơi đu
b. Làng mạc ngày mùa
c. Thủ đô Hà Nội
d. Mùa thu Hà Nội 
e. Một đêm trung thu để lại nhiều ấn tượng sâu sắc
g. Đấu vật cổ truyền trong lễ hội của người Việt
BT2: Sưu tầm một vài VBTM có sử dụng trong đời sống
BT3: Tìm ít nhất 3 ví dụ về yếu tố thuyết minh trong các văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận và cho biết tác dụng của các yếu tố đó?
BT4: a.Viết một đoạn văn giới thiệu về một phong tục, tập quán ở quê em?
 b. Hãy giới thiệu về một cuốn sách mà em thích?
4.Đề văn thuyết minh:
- ĐVTM rrất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu cấu trúc diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung nhất và cũng chính là đặc điểm dùng để phân biệt giữa ĐVTM với các loại đề văn khác,là các đề văn TM thường được diễn đạt bằng một câu văn, thậm chí nhiều khi chỉ là một câu đặc biệt
- ĐVTM thông thường (dạng đầy đủ) gồm 2 phần:
 +Phần nêu yêu cầu TM
 +Phần nêu đói tượng TM 
- Người làm văn TM cần phải: Xác định rõ kiểu bài, Đói tượng thuyết minh, từ đó có ý thức tìm hiểu tri thức về đói tượng đó.
Bài tập:
1. Sưu tầm một vài đề văn thuyết minh?
2. TM về một đồ dùng học tập của em?
Bài soạn tuần 14-15
A.Nội dung cơ bản:
- Ôn tập về các văn bản nhật dụng: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số.
- Chữa bài kiểm tra chất lượng giữa kì I
- Các phương pháp thuyết minh
- Cách làm một bài văn thuyết minh.
B tiến trình ôn tập:
I.Văn bản nhật dụng:
1.Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22-4-2000 nhân ngày đầu nước ta tham gia ngày trái đất. Về bản chất, văn bản này thuộc loại vb chứng minh(nghị luận) một vấn đề khoa học. Xuất phát từ những phân tích khoa học để thuyết minh cho mọi người về tác hại của bao bì ni lông sau khi sử dụng.
- Bố cục của văn bản gồm 3 phần được liên kêt chặt chẽ với nhau
- Vấn đề cơ bản đặt ra trong văn bản này là rác thải và những hậu qủa khôn lường mà nó để lại: +Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật
 +Cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến xói mòn.
 +Làm tắc đường thoát nước, tăng khả năng ngập lụt, tạo đk cho dịch bệnh phát sinh, làm chết các sinh vật
 +Làm ô nhiễm thực phẩm, gây độc hại cho sức khoẻ con người
- VB được kết thúc bằng lời kêu gọi và động viên mọi người hãy cùng nhau hành động “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
? Hãy nêu lại những tác hại của bao bì ni lông và các giải pháp sử lí?
? Viết một đoạn văn thuyết phục mọi người hãy hạn chế sử dụng bao bì ni lông?
? Nhận xét về các p.pháp thuết minh được sử dụng trong văn bản đó?
2.Ôn dịch thuốc lá:
?Tại sao thuốc lá lại được coi là một thứ ôn dịch?
?Nêu những hiểu biết của em về văn bản này?
?Liệt kê những biện pháp chống ôn dịch thuốc lá đã được loài người sử dụng? Trong số các biện pháp ấy biện pháp nào có khả năng thực thi nhất?
*VB “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” thuộc dạng văn bản thuyết minh. Đặc điểm của loại vb này là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh. Ngôn ngữ và lời thuyết minh phải sáng rõ, giàu tính thuyết phục.
- Một số vấn đề: 
+VB thể hiện cái tâm và cách viết, cách nói sắc sảo của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
+Nhan đề độc đáo, phương pháp thuyết minh đa dạng(So sánh, nêu đinh nghĩa, nêu số liệu, phân loại phân tích)
+Văn phong hiện đại, độc đáo, các lí lẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục
-Lời kêu gọi mọi người hãy tránh xa ôn dịch thuốc lá đã nâng cao nhận thức cho chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ.
?Viết một đoạn văn thuyết phục người thân hãy tránh xa thuốc lá?
3.Bài toán dân số: 
- Đây là một văn bản nhật dụng, đề cập đến một vấn đề quan trọng trong đời sống, nhưng được trình bày hấp dẫn. Văn bản đặt ra một vấn đề có tính sống còn với loài người: Đất đai không tự sinh thêm, trong khi đó con người ngày càng đông lên gấp bội. Nếu không có những biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số, loài nguời sẽ bị diệt vong vì sự “quá tải” do mình gây nên.
- Thông qua một bài toán cổ tác giả đã đưa ra những số liệu để người đọc suy ngẫm về vấn đề hạn chế sự gia tăng dân số. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước chậm phát triển.
?Nêu cách lập luận của văn bản?
?Liệt kê các phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản?
?Em hiểu thế nào về câu “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” ?
?Câu chuyện về nhà thông thái kén rể và những số liệu tác giả dẫn ra trong văn bản có tác dụng gì?
* Sự gia tăng dân số sẽ tỉ lệ thuận với đói nghèo, tỉ lệ nghịch với sụ phát triển kinh tế, xã hội.
II. Chữa bài kiểm tra giữa kì 1:
*Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
B
A
D
A
D
C
*Phần tự luận:
Câu1: (2 điểm)
Tóm tắt văn bản “Cô bé bán diêm” cần đảm bảo:
- Kể được các sự việc chính
- Đảm bảo trình tự, diễn biến của văn bản
- Lược bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Giúp người đọc hiểu được: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm, những lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô, cái chết thương tâm của cô bé.
 Yêu cầu: Kể ngắn gọn khoảng 10-12 dòng.
Câu 2: (6 điểm)
Đề bài: Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
Yêu cầu:
 *Phương pháp: Học sinh biết làm một bài văn tự sự có sử dụng những yếu tố miêu tả, biểu cảm., Có thể bố cục theo nhiều cách khác nhau mà đảm bảo nội dung
 * Nội dung:- Kể việc LH bán con chó vàng
 - Ngôi kể xưng “Tôi”
 - Sử dụng sáng tạo yếu tố miêu tả, biểu cảm đã có trong truyện.
 Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về câu chuyện và các nhân vật trong truyện như ông Giáo, Lão Hạc
	*Trình tự các bước như sau:
a. Mở bài: Người kể tự giới thiệu về mình (Có thể là: vợ ông Giáo, Binh Tư hoặc một người hàng xóm nào đó)
b.Thân bài: Kể hoàn cảnh nghe thây, nhìn thấy LH kể chuyện bán chó với ông Giáo
- Miêu tả : không gian diễn ra cảnh đó, tả khuôn mặt LH, tả thái độ đau khổ đến tột cùng của LH, thái độ của ông Giáo
- Bày tỏ thái độ của nhân vật người kể chuyện trướ tình cảnh của LH
c.Kết bài: Cảnh kết thúc và suy nghĩ của người kể chuyện về h/c LH.
 *Nhận xét chung về bài làm của HS- Nêu những ưu điểm và tồn tại
 *Đọc một số bài làm tiêu biểu
 *Trả bài cho hs tự sửa lỗi: Diễn đạt, chính tả
- Tổng hợp số điểm, lấy điểm kr 15 phút.
III.Văn thuyết minh (tiếp):
1.Phương pháp thuyết minh: 
- Có nhiều phương pháp thuyêt minh:
+ P.pháp nêu định nghĩa: Giới thiệu tổng quát hoặc qui sự vật cần TM vào một loại nào đó, rồi chỉ ra đặc trưng khu biệt của nó
+ P.pháp nêu ví dụ và số liệu đẻ minh hoạ:Làm cho kiến thức trừu tượng trở nên cụ thể, dễ hiểu
+ P.pháp so sánh: Nhằm tô đậm một đặc điểm, tác dụng nào đó của sự vật, hiện tượng.
+ P.pháp phân loại, phân tích:là chia nhỏ đối tượng thành từng phần, từng phương diện; còn phân loại là chia đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng nhóm để giới thiệu.
? Lấy ví dụ cho mỗi loại phương pháp trên?
(Động Phong Nha, Bài toán dân số, Huế)
? Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn cho mỗi dạng phương pháp thuyế minh trên?
2. Cách làm một bài văn thuyết minh:
- Tiến hành theo 5 bước sau:
a.Tìm hiểu đề: Đây là bước đầu tiên có tính định hướng cho bài làm. Người làm bài phải xác định rõ yêu cầu của đề, đối tượng TM, từ đó có hướng tìm hiểu tri thức về đối tượng đó.-VD
b. Tìm ý: Xác định ý sẽ trình bày trong bài làm của mình
VD: Đặc điểm của đối tượng TM
 Công dụng của đối tượng đó
 Cách sử dụng, bảo quản (nếu có)
c. Lập dàn ý: Bố cục khái quát cho các ý TM
- Giới thiệu về đối tượng
- TM chi tiết về đối tượng
- Nhận định, đánh giá chung về đối tượng
d. Sử dụng phương pháp TM cho phù hợp
e. Viết bài văn TM hoàn chỉnh : Ngôn ngữ cần gọn gàng, chính xác, dễ hiểu và sinh động. Không được lạc sang miêu tả, tự sự.
*GV cung cấp một số văn bản thuyết minh về một số đối tượng thuyết minh cho HS tham khảo: E đạp, nón lá, áo dài, cặp sách, bút bi, bút máy
Bài tập:
1/Sưu tầm, đặt 5 đề văn TM khác nhau?
2/ Lập dàn ý cho các đề bài sau:
- Giới thiệu về một bộ y phục dân tộc?
- TM về chiếc áo dài VN?
- Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta?
- TM về một cuộc k/n trong lịch sử?
3/ Trình bày về tác hại của thuốc lá với đời sống con người?

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Phu dao Ngu van 8.doc