Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 36

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 36

Tiết 1: ÔN TẬP DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ.

A. Mục tiêu.

Giúp HS hệ thống lại các từ loại đã học ở lớp 6, 7. Nắm được khái niệm, đặc điểm cơ bản của 3 từ loại danh, động, tính.

Nhận diện, SD 3 từ loại.

Có ý thức sd từ đúng ngữ cảnh, trau dồi vốn từ.

B. Chuẩn bị:

 GV: Sgk, sgv, bảng phụ

 HS: Ôn lại các bài đã học

C.Tiến trình các hoạt động:

1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

 Không

 

doc 73 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ../ .. 2011
Ngày dạy: //2011
Tiết 1: Ôn tập danh từ, động từ, tính từ.
A. Mục tiêu.
Giúp HS hệ thống lại các từ loại đã học ở lớp 6, 7. Nắm được khái niệm, đặc điểm cơ bản của 3 từ loại danh, động, tính.
Nhận diện, SD 3 từ loại.
Có ý thức sd từ đúng ngữ cảnh, trau dồi vốn từ.
B. Chuẩn bị:
	GV: Sgk, sgv, bảng phụ
	HS: Ôn lại các bài đã học
C.Tiến trình các hoạt động:
1.ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Không
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: 
- GV nêu khái niệm, đặc điểm của từ loại.
- Kể tên các từ loại đã học ở lớp 6,7?
 ( Thảo luận bàn )
- GV nêu k/n thực từ, hư từ?
- Những từ loại thuộc nhóm thực từ, hư từ?
- Thế nào là danh từ? 
- Danh từ có những đặc điểm gì?
- Có những loại danh từ nào?
- Kể một số danh từ chỉ đơn vị?
- Nêu một số danh từ chỉ sự vật? 
- Phân biệt danh từ với cụm danh từ?
 (thảoluậnN)
- Thế nào là động từ?
 Cho VD?
- Nêu các đặc điểm của động từ?
- Tính từ? Cho ví dụ?
- Có những loại tính từ nào? Cho ví dụ?
- GV lưu ý về hiện tượng chuyển loại của từ
Hoạt động 2: 
1. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: "Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường".
2. Xác định từ loại cho các từ gạch chân sau: ( Thảo luận bàn )
3. Đặt câu với các từ sau: Học sinh, dịu dàng, lễ phép, chăm chỉ, thầy giáo...
4. Viết đoạn văn ngắn về chủ đề ngày khai trường có sử dụng các từ loại: danh từ, động từ, tính từ.
Nội dung kiến thức
I. Lý thuyết.
1. K/n từ loại.
2. Đặc điểm của từ loại.
II. Các nhóm từ loại
- Thực từ
- Hư từ
III. Các từ loại cụ thể.
1. Danh từ.
a. K/ niệm: là những từ gọi tên người, sự vật, hiện tượng khái niệm.
b. Đặc điểm: - Khả năng kết hợp với lượng từ đứng trước,chỉ từ đứng sau.
c. Các loại danh từ.
- Danh từ đơn vị: tự nhiên, quy ước
- Danh từ sự vật: Danh từ chung, danh từ riêng.
d. Phân biệt danh từ với cụm danh từ.
2. Động từ:
a. Khái niệm: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái (của sự vật).
b. Đặc điểm:
- Khả năng kết hợp.
- Thành phần câu
c. Các loại động từ.
3. Tính từ.
a. Khái niệm: là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
b. Đặc điểm: - Khả năng kết hợp
 - Thành phần câu
c. Các loại tính từ.
4. Lưu ý: hiện tượng chuyển loại của từ.
B. Bài tập.
Bài tập 1
- Danh từ: 
- Động từ:
- Tính từ:
Bài tập 2: 
a. Nhân dân ta rất anh hùng.
b. Anh ấy được phong danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
c. Hành động ấy rất đáng khâm phục.
d. Cô ấy hành động rất mau lẹ.
Bài tập 3:
Bài tập 4:
4.Củng cố:
- Thế nào là động từ?
 Cho VD?
- Nêu các đặc điểm của động từ?
-GV khái quát lại bài
5.HD tự học và dặn dò:
- Học thuộc các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ.
- Làm bài tập 4, chuẩn bị các từ loại: Số từ ,đại từ, quan hệ từ.
Ngày soạn: ../ .. 2011
Ngày dạy: //2011
 Tiết 2: Ôn tập: Số từ, đại từ, quan hệ từ.
 A. Mục tiêu.
Giúp HS nắm chắc kiến thức về số từ, đại từ, quan hệ từ.
Vận dụng phù hợp trong nói viết, trau dồi vốn từ.
B. Chuẩn bị:
	GV: Sgk, sgv, bảng phụ
	HS: Ôn lại các bài đã học
C.Tiến trình các hoạt động:
1.ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là động từ?
 Cho VD?
- Nêu các đặc điểm của động từ? 
3.Bài mới:
Hoạt động 1: 
- Thế nào là số từ?
- Số từ thường kết hợp với từ loại nào?
 GV lưu ý: số từ chỉ lượng cụ thể à có số từ à không có lượng từ và ngược lại.
- Có những loại số từ nào? Vị trí của mỗi loại?
 ( Thảo luận bàn )
 GV: Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
- Thế nào là đại từ?
Cho ví dụ?
- Nêu chức vụ của đại từ?
- Có những loại đại từ nào?
- Đại từ để trỏ, hỏi gì?
 ( Thảo luận n )
GV lưu ý: một số danh từ chỉ người, khi xưng hô cũng được sd như đại từ xưng hô.
- Thế nào là quan hệ từ? Cho Ví dụ?
 ( Thảo luận bàn )
- Sử dụng quan hệ từ như thế nào?
- Lưu ý phân biệt một số quan hệ từ với thực từ.
VD: Nhà nó lắm của.
 Quyển sách này của tôi
Hoạt động 2: 
1.Tìm ST, Đt, QHT trong ví dụ sau:
2. Đặt câu với các từ sau: Ai, chúng tôi, vài, năm, tuy, nhưng, tóm lại...
 3. Viết đoạn văn ngắn về mùa thu có sử dụng sáu từ loại đã ôn tập.
I. Lý thuyết.
1. Số từ.
a. Khái niệm: Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.
- Thường đứng trước hoặc sau danh từ.
- Làm phụ ngữ, vị ngữ cho danh từ.
b. Các loại số từ:
- Số từ chỉ lượng: đứng trước hoặc sau danh từ.
- Số từ chỉ thứ tự: đứng sau danh từ.
2. Đại từ: 
a. Khái niệm: Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Làm CN, VN, phụ ngữ của DT, ĐT, TT.
b. Các loại đại từ.
- Đại từ để trỏ: 
 + Người, sự vật,
 + Số lượng
 + Hoạt động, t/ chất, sự việc
- Đại từ để hỏi:
 + Người, sự vật
 + Số lượng
 + Hoạt động, t/ chất, sự việc
c. Lưu ý: Phân biệt đại từ với danh từ.
3. Quan hệ từ:
a. Khái niệm.
b, Sử dụng quan hệ từ.
c. Lưu ý
II. Bài tập
Bài tập 1: 
a. Một canh.... hai canh lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
b. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.
 c. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Bài tập 2:
Bài tập 3:
4.Củng cố:
- Thế nào là quan hệ từ? Cho Ví dụ?
- Sử dụng quan hệ từ như thế nào?
5.HD tự học và dặn dò:
- Học thuộc các kiến thức về những từ loại đã học.
- Làm bài tập 3, ôn các từ loại: lượng từ, phó từ, chỉ từ.
......................................................................................................................................
Ngày soạn: ../ .. 2011
Ngày dạy: 
 Tiết 3: Ôn tập: LƯợNG Từ,PHó Từ,CHỉ từ
A. Mục tiêu.
Giúp HS nắm chắc kiến thức về lượng từ, phó từ, chỉ từ, quan hệ từ.
Vận dụng phù hợp trong nói viết, trau dồi vốn từ.
B. Chuẩn bị:
	GV: Sgk, sgv, bảng phụ
	HS: Ôn lại các bài đã học
C.Tiến trình các hoạt động:
1.ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là quan hệ từ? Cho Ví dụ?
- Sử dụng quan hệ từ như thế nào?
3.Bài mới:
Hoạt động 1.
- Lượng từ là gì?
- Lượng từ gồm những nhóm nào? Cho VD? Thế nào là lượng từ toàn thể? Vị trí của lượng từ ...tập hợp...?
 ( Thảo luận bàn )
- GV lưu ý:
Phó từ là gì?:Có những nhóm phó từ nào?
- GV Dựa vào vị trí các phó từ đứng trước hoặc sau ĐT,TT:2nhóm.
-Thế nào là chỉ từ?
Hoạt động 2.
1. Xác định LT, CT, PT trong các câu sau.
 ( Thảo luận bàn )
a. Mỗi năm hoa đào nở.
 Lại thấy ông đồ già...
b. Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu
c. Phải tốn ngàn câu quặng chữ
 Mới thu về một chữ mà thôi
 Chữ ấy phải làm rung động
 Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài
2. Cho các từ: kia, ấy, những, tất cả, đã, sẽ, rất.
3. Viết đoạn văn ngắn về tình bạn có sd các từ loại đã học.
I. Lý thuyết.
1. Lượng từ.
a. Khái niệm.
b. Các nhóm lượng từ.
- Lượng từ chỉ toàn thể.
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
c. Lưu ý: các từ các, những: có ý nghĩa khái quát; mọi chỉ t/c chủ quan; mỗi, từng: phân phối, sắc thái tình cảm.
2. Phó từ.
a. Khái niệm
b. Các loại phó từ.
3. Chỉ từ.
a. Khái niệm
- Chức vụ ngữ pháp: làm phụ ngữ, CN, VN...
b. Cách dùng.
II. Bài tập.
Bài tập 1:
- Lượng từ.
- Chỉ từ.
- Phó từ.
Bài tập2. Đặt câu với các từ sau.
4.Củng cố:
Phó từ là gì?:Có những nhóm phó từ nào?
5.HD tự học và dặn dò:
Học thuộc các kiến thức cơ bản của các từ loại.
 - Làm tiếp bài tập 3
 -Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập từ loại.
Ngày soạn: ../ .. 2011
Ngày dạy: 
	Tiết 4: 
 Luyện tập từ loại
A. Mục tiêu.
	Thông qua bài giúp HS củng cố kiến thức về các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, ST, ĐT, QHT, phó từ, chỉ từ, lượng từ.
	Vận dụng để viết đoạn văn phù hợp.
B. Chuẩn bị: 	GV: Sgk, sgv, bảng phụ
	HS: Ôn lại các bài đã học
C.Tiến trình các hoạt động:
1.ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Phó từ là gì?:Có những nhóm phó từ nào?
3.Bài mới:
Bài tập 1: Xác định các từ loại trong đoạn thơ sau.
 ( Thảo luận bàn )
	a. Bánh trôi nước
	Thân em vừa trắng lại vừa tròn
	Bảy nổi ba chìm với nươc non
	Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
	Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
	(Hồ Xuân Hương)
	b. Cảnh khuya
	Tiếng suối trong như tiếng hát xa
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
	Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
	(Hồ Chí Minh)
Bài tập 2 
So sánh sự khác nhau giữa những từ gạch chân sau:
 ( Thảo luận bàn )
a1. Ông ấy rất giàu, nhiều của lắm
a2. Đây là sách của tôi
b1. Nó vừa cho tôi một quyển sách
b2. Nó đã tặng cho tôi quyển sách ấy
c. Đầu óc căng thẳng vì tiếng bom, tiếng đạn, tiếng rú và trong mỗi một người đều phải trải qua những bực tức, giận dữ, lo âu và cả sợ sệt nữa.
Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích trong lòng mẹ có sd các từ loại đã học (DT, ĐT, TT).
4.Củng cố:
	-Gv nhận xét tiết học
	-Gv khái quát lại bài
5.HD tự học và dặn dò:
	Ôn các từ loại, làm tiếp bài tập 2
	Chuẩn bị 3 từ loại: TT, TT, TTT. 
*Rỳt kinh nghiệm:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày soạn: ../ .. 2011
Ngày dạy: 
Tiết 5: 
 Ôn tập dấu câu: 
Dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
A. Mục tiêu
- HS nắm và sử dụng được các loại dấu câu trong mục đích nói, viết cụ thể.
- Nhận diện dấu câu, giá trị biểu đạt của việc sử dụng các dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
- Sử dụng thành thảo dấu câu trong nói, viết.
B. Chuẩn bị:
	GV: Sgk, sgv, bảng phụ
	HS: Ôn lại các bài đã học
C.Tiến trình các hoạt động:
1.ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Phó từ là gì?:Có những nhóm phó từ nào?
3.Bài mới:
Hoạt động 1: 
- Kể tên các dấu câu đã học ở lớp 6?
- Nêu công dụng của các loại dấu câu đó? (thảo luận N)
- Dấu chấm dùng để làm gì?
- Công dụng của dấu chấm than?
- Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nào?
- Dùng dấu phẩy để làm gì?
Hoạt động 2:
HD làm bài tập
1. Đặt dấu thích hợp vào đọan thơ sau: 
 (thảo luận bàn) 
Ngày mai dân ta đã sống sao đây
Sông Hồng chảy về đâu và lịch sử
Bao giờ dải Trường sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn cao
Rồi cờ sẽ ra sao tiếng hát sẽ ra sao
Nụ cười sẽ ra sao
Ôi độc lập
(Chế Lan Viên - Người đi tìm hình ảnh của nước)
2. Trong các câu sau câu nào đặt đúng dấu, câu nào đặt sai dấu?
 (thảo luận N)
a. Con đường nằm giữa hàng cây, tỏa rợp bóng mát.
b. Con đường nằm giữa hàng cây tỏa rợp bóng mát.
c. Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: 
- Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
d. Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ và tô ...  đi đây . ( Câu trần thuật ) - Con đi đi ! ( Câu cầu khiến ) 
 - Con đi à ? ( Câu nghi vấn ) - Ôi , Con đi ! ( Câu cảm thán ) 
b . Chức năng : 
- Trình bày : Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở . 
- Tả : Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của hai gò má . 
- Kể : Mẹ tôi thức theo . 
- Biểu lộ tình cảm , cảm xúc : Cậu này khá ! 
V . Phân biệt câu phân loại theo mục đích với hành động nói . 
- Câu phân loại theo mục đích nói dựa vào đặc điểm hình thức . 
- Hành động nói chú ý đến chức năng của kiểu câu . 
* Bài tập : 
 1. Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không ?
 a . Lan ơi ! Về mà đi học !
 b. Thôi rồi, Lượm ơi ! 
 c . Trời ơi ! Vì sao thế ? 
2 . Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... Một người như thế đấy ! ... Một người đã khócvì đã chót lừa một con chó ! ... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma , bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm láng giềng ... 
Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ... ( Nam Cao )
3 . Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không ? 
a . Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ , ngặt vì cất dở mẻ rượu , em chịu khó thay anh , đến sáng thì về . ( Thạch Sanh ) 
b . Tuy thế , nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi : “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”
 (Tạ Duy Anh )
4 . Xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây : 
a . Thế rồi Dế Choắt tắt thở . Tôi thương lắm . Vừa thương vừa ăn năn tội mình . 
 ( Tô Hoài ) 
b . Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh , em sung bướng reo lên : 
- Cây bút đẹp quá ! Cháu cảm ơn ông ! Cảm ơn ông ! 
 ( Cây Bút Thần ) 
 ******************************************
 Thứ 2 , ngày 26/4/2010
 Tiết 33 , 34: 
Bài tập
về phân loại câu theo mục đích nói .
A . Mục tiêu :
 - Giúp học sinh vận dụng lý thuyết vào thực hành làm bài tập ,biết phân loại câu theo mục đích nói .
 - Kết hợp xác định các hành động nói tương ứng .
 B . Nội dung :
 1 . Bài tập 1 :Hãy xác định kiểu câu nghi vấn , cầu khiến, cảm thán , trần thuật trong các câu sau ( Không xét các câu trong ngoặc vuông ).
a . – U nó không được thế ! ( Ngô Tất Tố )
b .Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội 
 ( Ngô Tất Tố)
c. – Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ? ( Tô Hoài )
d . – Này , em không để chúng nó yên được à? ( Tạ Duy Anh )
e . - Các em đừng khóc . ( Thanh Tịnh )
g . – Ha ha ! [ Một lưỡi gươm ! ] ( Sự tích Hồ Gươm )
h . “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới ,
 Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông” 
 ( Tế Hanh )
 Gợi ý :
 a . Câu cầu khiến . d. Câu nghi vấn. h . Câu trần thuật .
 b . Câu trần thuật . e .câu cầu khiến .
 c . Câu nghi vấn . g . Câu cảm thán .
2 . Bài tập 2 : Xác định hành động nói của các câu trên .
 Gợi ý : a . Hành động nói can ngăn ( Thuộc hành động điều khiển )
 b . Hành động nói nhận định ( Thuộc hành động trình bày )
 c . Hành động hỏi .
 d . Hành động nói đề nghị ( Thuộc hđ điều khiển )
 e .Hành động khuyên bảo ( Thuộc hành động điều khiển )
 g . Hành động nói bộc lộ cảm xúc .
 3 . Bài tập 3 :Cho đoạn văn :
 “ (1) Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ , nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống :
 - ( 2 ) Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
( 3) Điểm thêm một giây nức nở , chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
 - (4) Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài .
(5 ) Cái Tí nghe nói giãy nảy , giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc.
 [...]
 ( 6) U nhất định bán con ư ? ( 7) U không cho con ở nhà nữa ư ? ( 8) Khốn nạn thân con thế này ! ( 9) Trời ơi ! 
 Chỉ ra hành động nói của các câu (2 ) , (4 ), (6) , ( 7) , (8) , (9)
Gợi ý : 
 Lời của cái Tí :Câu ( 2) : HĐ hỏi 
 Câu (6) : HĐ hỏi .
 Câu (7): HĐ hỏi .
 Câu ( 8) ( 9) : HĐ cảm thán , bộc lộ cảm xúc .
 Lời của chị Dậu : Câu ( 4): HĐ báo tin ( thuộc hành động trình bày )
 Tiết 2 
 4 . Bài tập 4 :Năm câu sau thể hiện các hành động nói : Phủ định , khẳng định , khuyên , đe doạ , bộc lộ cảm xúc .Hãy xác định kiểu câu và hành động noí thể hiện ở từng câu .
 a . Đẹp vô cùng , tổ quốc ta ơi ! 
 HĐ nói : Bộc lộ cảm xúc .
b .[ Nhà cháu đã túng ... .] Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu?
 HĐ nói :Phủ định ( Thuộc kiểu HĐ nói trình bày )
c .Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng .
 HĐ nói :Khuyên bảo ( Thuộc HĐ nói điều khiển )
d . – Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ , thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi , chửi mắng thôi a !
 HĐ nói : Đe doạ ( Thuộc kiểu điều khiển )
 e . Xem khắp đất Việt ta , chỉ nơi đây là thắng địa .
 HĐ nói khẳng định ( thuộc kiểu trình bày )
 5 . Bài tập 5 : Xác định kiểu câu và hành động nói của từng câu :
 “ Tinh thần yên nước cũng như các thứ của quí . Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy . Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy được đưa ra trưng bày .Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hiện vào công việc yêu nước , công việc kháng chiến”. 
 Gợi ý :
 Kiểu câu : Tất cả các câu đều là câu trần thuật 
 HĐ nói : Câu 1,2,3 : HĐ trình bày .( Cách thực hiện HĐ nói : trực tiếp .)
 Câu 4,5 : HĐ cầu khiến ( HĐ điều khiển ). ( Cách thực hiện HĐ nói : Gián tiếp ).
6 . Bài tập 6 : Xác định kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau :
 “ ( 1) Với vẻ mặt băn khoăn , cái Tí bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ :
 - (2) Này u ăn đi ! (3) Để mãi ! (4) U có ăn thì con mới ăn . (5) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa .
 ( 6) Nể con , chi Dậu cầm lấy một củ , rồi chị lại đặt xuống chõng .
(7) Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt , con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha :
 - ( 8) Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ?
 (9) Chị Dậu khễ gạt nước mắt :
 - (10) Không đau con ạ ! 
 Gợi ý : (1) Câu trần thuật – HĐ kể ( Thuộc HĐ trình bày).
 (2) Câu cầu khiến - HĐ đề nghị ( Thuộc HĐ điều khiển ).
 (3) Câu trần thuật – HĐ kể ( Thuộc HĐ trình bày).
 (4) Câu khẳng định( câu trần thuật ) – HĐ nhận định ( Thuộc HĐ trình bày).
 (5) Câu khẳng định( câu trần thuật ) – HĐ nhận định ( Thuộc HĐ trình bày). 
 (6) Câu trần thuật – HĐ kể ( Thuộc HĐ trình bày).
 (7) Câu trần thuật – HĐ kể ( Thuộc HĐ trình bày).
 (8) Câu nghi vấn – HĐ hỏi .
 ( 9) Câu trần thuật – HĐ kể( Thuộc HĐ trình bày).
 10) Câu phủ định – HĐ phủ định bác bỏ ( Thuộc HĐ trình bày).
 **************************************
 Thứ 2 , ngày 10 tháng 5 năm 2010
 Tiết 35 , 36:
 Bài tập về câu phân loại theo mục đích nói .
 ( Tiếp )
A . Mục tiêu : 
 - Tiếp tục củng cố kiến thức phần câu phân loại theo mục đích nói .
 - Vận dụng lí thuyết vào nhận diện các kiểu câu , kết hợp nhận diện các hành động nói tương ứng và nhận diện tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu .
B . Nội dung :
 1 . Bài tập 1 :Xác định kiểu câu , cho biết tác dụng của các câu đó ?
 “ Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao ?Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như lợn ăn và xếp họ như xếp lợ dưới hầm tàu ẩm ướt , không giường nằm , không ánh sáng thiếu không khí đó sao ? Về xứ sở , chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “ Các anh đã bảo vệ tổ quốc , thế là tốt . Bây giơ chúng tôi không cần đến các anh nữa , cút đi !” đó sao ?
Gợi ý : Các câu trên đều thuộc kiểu câu nghi vấn .
 Tác dụng : Dùng để khẳng định bản chất lừa đảo , sự thật phũ phàng và số phận thảm thương của những người dân bản xứ các nước Đông Dương sau khi chiến tranh kết thúc .Đồng thời thể hiện thái độ mỉa mai ,căm phẫn của tác giả .
2. Bài tập 2 : Xác định các kiểu câu ( Câu nghi vấn , cầu khiến , cảm thán ,trần thuật ,phủ định ) trong đoạn trích sau :
 “Thoáng thấy mẹ về đến cổng , thằng Dần mừng nhảy chân sáo :
 - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ?Sao u lại về không thế ?
 Cái Tí ở trong bếp sa sả mắng ra :
 - Đã bảo u không có tiền , lại cứ lằng nhằng nói mãi ! Mày tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày sao ? Thôi ! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi , ông đừng làm tội u nữa .
 Rồi nó tất tả bồng em chạy ra trước thềm đon đả chào mẹ :
U đã về ạ ! ông lí cởi trói cho thầy con chưa , hở u ? Cái nón của u làm sao bị rách tan thế này ?Tay u làm sao phải buộc giẻ thế kia ? 
 Chị Dậu không trả lời . Thẩn thơ , chị đón lấy con bé và ngồi ghé vào bên mép chõng .”
 ( Ngô Tất Tố )
 Bài tập 3 : Mỗi câu trong đoạn trích trên thể hiện kiểu hành động nói nào ? Có thể viết các câu nào trong đoạn trích bằng cách thay đổi trật tự từ ? Những câu được viết lại đó có thể thay thế vào vị trí của chúng ở đoạn trích được không ? Vì sao ?
 Gợi ý : HS có thể xem lại bài 18,19,20,21,22 để làm bài tập 2, xem lại bài 23,24,27, 28 để làm bài tập 3.
 Tiết 26 
Bài tập 4 :Phân biệt kiểu câu trần thuật với các kiểu câu khác trong đoạn trích sau :
a . Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ :” Kìa chúng bay đâu , xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ?
 Lũ chuột bò lên chạn , leo lên bác Nồi đồng . Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào , cố mãi mới lật được cái vung nồi ra . Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho ! Cá rô kho khế , vừa dừ vừa thơm . Chít chít , anh em ơi , lại đây chén đi thôi !”
 Bác Nòi Đồng run như cầy sấy : “ Bùng bông . ái ái ! Lạy các cậu , các ông , ăn thì ăn , nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất . Cái chạn cao như thế này , tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp , chết mất !
 ( Nguyễn Đình Thi )
b.Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối tít , tỏ ra dáng bộ vui mừng .
 Anh Dâu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội .
 Cái Tí , thằng Dần cũng vỗ tay reo :
 - A ! Thầy đã về ! A ! Thầy đã về !...
 Mặc kệ chúng nó , anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa , nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản , anh ta lăn kềnh ra trên chiếc chiếu rách .
 Ngoài đình , mõ đập chan chát , trống cái đánh thùng thùng , tù và thổi như ếch kêu .
 ( Ngô Tất Tố )
5. Bài tập 5 :Chỉ ra những cảm xúc được bộc lộ ở các câu trần thuật trong những đoạn trích ở bài tập 4 .
 Gợi ý : Lập bảng phân loại câu theo mẫu :
TT
 Câu 
Đặc điểm hình thức 
 Kiểu câu 
1
 ...
 ...
 ...
2
 ...
 ...
 ...
Nêu cảm xúc được bộc lộ trong từng câu trần thuật .
6 . Bài tập 6 .Viết đoạn văn ngắn ( 10 -12 dòng) thể hiện hiểu biết và suy nghĩ của em về văn bản “ Thuế máu” của Nguyễn ái Quốc . Xác định các kiểu câu và chức năng của từng câu trong đoạn văn vừa viết.
 HS thực hiện yêu cầu . Lớp nhận xét , bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon van 8oh20122013.doc