Giáo án Phát triển nhận thức - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2011-2012

Giáo án Phát triển nhận thức - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2011-2012

- Biết được tên gọi, đặc điểm, chất liệu của một số đồ vật: cặp tóc, thìa, vòng nhựa, đinh ốc, thanh sắt, khuy áo, xuốt chỉ, giấy, khối gỗ, hoa nhựa, xốp, lọ sữa, lược, giấy bóng, tấm nhựa, bút chì.

 - Trẻ biết được đặc tính của nam châm đó là hút các vật có hợp chất của sắt và không hút được các vật không có hợp chất của sắt như gỗ, nhựa, giấy, xốp.

 - Biết được ứng dụng của nam châm trong đời sống của con người.

 2. Kỹ năng:

 - Luyện cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát, phỏng đoán.

- Rèn kỹ năng phân loại các đồ vật.

 - Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục trẻ yêu thích và khám phá về khoa học.

 - Hứng thú tham gia vào hoạt động, chơi đoàn kết.

 II. CHUẨN BỊ

 - 01 thanh nam châm to cho cô và mỗi trẻ 1 viên nam châm nhỏ.

 - 01 tờ bìa A4

 - 03 chiếc hộp để các đồ vật: cặp tóc, thìa, vòng nhựa, đinh ốc, thanh sắt, khuy áo, xuốt chỉ, giấy, khối gỗ, hoa nhựa, xốp, lọ sữa, lược, giấy bóng, tấm nhựa, bút chì.(lưu ý chọn các vật không gây nguy hiểm cho trẻ).

 - 06 chiếc rổ nhựa.

 - Đài đĩa, ti vi.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển nhận thức - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
	Nội dung: Điều thú vị của nam châm
Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên
	Chủ đề nhánh: Khám phá khoa học về đồ vật và chất liệu
	Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
	Người dạy: 
	Đơn vị: 
Ngày soạn: 10/7/2011
Ngày dạy: /7/2011
	Thời gian: 25 - 30 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức. 
	- Biết được tên gọi, đặc điểm, chất liệu của một số đồ vật: cặp tóc, thìa, vòng nhựa, đinh ốc, thanh sắt, khuy áo, xuốt chỉ, giấy, khối gỗ, hoa nhựa, xốp, lọ sữa, lược, giấy bóng, tấm nhựa, bút chì...
	- Trẻ biết được đặc tính của nam châm đó là hút các vật có hợp chất của sắt và không hút được các vật không có hợp chất của sắt như gỗ, nhựa, giấy, xốp...
	- Biết được ứng dụng của nam châm trong đời sống của con người.
	2. Kỹ năng:
	- Luyện cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát, phỏng đoán.
- Rèn kỹ năng phân loại các đồ vật.
	- Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục trẻ yêu thích và khám phá về khoa học.
	- Hứng thú tham gia vào hoạt động, chơi đoàn kết.
	II. CHUẨN BỊ
	- 01 thanh nam châm to cho cô và mỗi trẻ 1 viên nam châm nhỏ.
	- 01 tờ bìa A4
	- 03 chiếc hộp để các đồ vật: cặp tóc, thìa, vòng nhựa, đinh ốc, thanh sắt, khuy áo, xuốt chỉ, giấy, khối gỗ, hoa nhựa, xốp, lọ sữa, lược, giấy bóng, tấm nhựa, bút chì...(lưu ý chọn các vật không gây nguy hiểm cho trẻ).
	- 06 chiếc rổ nhựa.
	- Đài đĩa, ti vi. 	
	III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Sự kỳ diệu của nam châm.
- Cô tập trung trẻ đứng xung quanh cô bằng bài hát “Bao điều kỳ lạ”.
- Cô giơ tờ bìa, chiếc cặp tóc, chiếc chìa khóa hỏi trẻ: Cô có cái gì đây?
- Các con hãy cùng quan sát xem chiếc cặp tóc này sẽ như thế nào nhé. (cô đưa nam châm di chuyển phía dưới tờ bìa để cho chiếc cặp tóc chuyển dịch).
+ Con thấy chiếc cặp tóc này đang làm gì?
+ Vì sao chiếc cặp tóc này lại di chuyển được?
- (Tương tự cô làm với chiếc chìa khóa).
- Cô chốt lại: Chiếc cặp tóc và chiếc chìa khóa này đều làm bằng sắt. Nó di chuyển được là nhờ có nam châm hút.
- Cô cầm viên nam châm lên cho trẻ quan sát và hỏi:
+ Đây là viên gì?
+ Viên nam châm này màu gì? cứng hay mềm?...
- Cho trẻ cầm thử và hỏi: Viên nam châm này nặng hay nhẹ? 
- Cô cho nam châm hút trực tiếp chiếc cặp và chiếc chìa khóa. Cho nam châm to hút các nam châm nhỏ.
- Để biết được nam châm này có điều kỳ lạ gì, bây giờ cô và các con hãy cùng nhau khám phá về điều thú vị của nam châm nhé! (phát cho mỗi trẻ 1 nam châm nhỏ).
2. Hoạt động 2: Trẻ khám phá sự kỳ diệu của nam châm.
- Cô cho trẻ đi xung quanh lớp và cho nam châm hút các đồ vật, quan sát và nhận xét (nam châm hút và không hút những đồ vật nào).
- Cô tập chung trẻ lại và đặt câu hỏi: Nam châm của con hút được đồ vật gì?
- Để khẳng định nam châm của chúng mình chỉ hút dính những đồ vật nào cô và các con hãy cùng nhau khám phá tiếp qua chiếc hộp bí mật.
- Cô chia trẻ ngồi theo nhóm: Nhóm đeo thẻ số 1 ngồi ở vị trí hộp số 1, nhóm đeo thẻ số 2 ngồi ở hộp số 2, nhóm đeo thẻ số 3 ngồi ở hộp số 3.
- Cô đếm 1, 2, 3 cho 1 trẻ mở hộp xem và gọi tên, nhận xét (chất liệu, màu sắc, hình dạng...) những đồ vật có ở trong hộp.
+ Trong hộp của nhóm con có cái gì?
+ Trông nó như thế nào? (dài, ngắn, to nhỏ, màu, làm bằng chất liệu gì?).
- Cô yêu cầu trẻ lấy từng đồ vật ở trong hộp, cho nam châm hút từng vật, những đồ vật nào nam châm hút được thì nhặt bỏ vào rổ màu đỏ. những đồ vật nào nam châm không hút được thì nhặt bỏ vào rổ màu xanh.
- Cô đến từng nhóm đặt câu hỏi: Nam châm hút được vật gì? Vì sao? Nam châm không hút được vật gì? Vì sao?
- Vậy nam châm chỉ hút được những đồ vật được làm bằng chất liệu gì?
- Cô chốt lại: Như vậy nam châm chỉ hút những đồ vật có chất liệu làm bằng sắt, Còn những đồ vật bằng nhựa, gỗ, giấy, vải, xốp, thì nam châm không hút được.
3. Hoạt động 3: Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.
- Qua thí nghiệm vừa rồi chúng mình thấy được điều kì diệu ở nam châm. Và ngoài ra nam châm còn có nhiều ứng dụng trong đời sống của con người. 
- Để biết người ta sử dụng nam châm vào những việc gì, cô mời các con hãy hướng lên màn hình và theo dõi tiếp những điều thú vị về nam châm nhé! (cô mở đĩa cho trẻ xem).
4. Kết thúc: 
- Nhận xét, đánh giá giờ hoạt động, cho trẻ hát bài “Biết bao điều lạ”.
- Trẻ hát và đi về đứng xung quanh cô.
- Cặp tóc, chìa khoá, tờ bìa.
- Trẻ chú ý quan sát
- Chiếc cặp chạy, đi- Vì có nam châm
- Trẻ trả lời theo yêu cầu của cô.
- Thanh nam châm
- Cứng
- Thanh nam châm nặng
- Trẻ chú ý quan sát và nhận xét.
- Trẻ nhận nam châm.
- Trẻ đi tự do xung quanh lớp để khám phá và cùng trao đổi, nhận xét kết quả.
- Nam châm hút sắt, không hút giấy, gỗ, xốp
- Trẻ đeo thẻ số về ngồi theo 3 nhóm.
- Trẻ mở hộp và quan sát.
- Cặp tóc, thìa, vòng nhựa, đinh ốc, thanh sắt, khuy áo, giấy, khối gỗ...
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Nam châm hút đinh, ốc vít, kẹp giấy, thanh sắt...không hút giấy, phấn...
- Nam châm chỉ hút những vật có chất liệu làm bằng sắt.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát trên màn hình ti vi và cùng nhau trao đổi thảo luận.
- Trẻ múa hát cùng cô.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA PTNT.doc