Giáo án Ôn tập Ngữ văn 8 - Buổi 2: Ôn tập một số đơn vị kiến thức tiếng việt

Giáo án Ôn tập Ngữ văn 8 - Buổi 2: Ôn tập một số đơn vị kiến thức tiếng việt

Từ nhiều nghĩa

- Một từ có nhiều nghĩa liên hệ với nhau.Có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

VD:

+ Chân1: một bộ phận của cơ thể.

+ Chân 2:Dùng để chỉ từng đơn vị những đám ruộng thuộc loại nào đó.chân ruộng trũng,chân đất bạc màu,chân mạ.

+ Chân 3: đúng với hiện thực (chân chất, chân thực)

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập Ngữ văn 8 - Buổi 2: Ôn tập một số đơn vị kiến thức tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaỳ dạy:
Buổi 2: Ôn tập một số đơn vị kiến thức Tiếng Việt
A. Lý thuyết:
I.1. Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm,từ trái nghĩa,từ đồng nghĩa
- Khác nhau:
từ nhiều nghĩa
từ đồng âm
Từ đồng nghĩa
từ trái nghĩa
- Một từ có nhiều nghĩa liên hệ với nhau.Có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
VD: 
+ Chân1: một bộ phận của cơ thể.
+ Chân 2:Dùng để chỉ từng đơn vị những đám ruộng thuộc loại nào đó.chân ruộng trũng,chân đất bạc màu,chân mạ..
+ Chân 3: đúng với hiện thực (chân chất, chân thực)
-Phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau.Có từ cùng âm và từ gần âm.
VD: 
+ cái quốc/ con cuốc/ Tổ quốc
+ 
- Nhiều từ có nghĩa giống nhau trên cơ sở chung. Có đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa sắc thái.
VD:+ trái/quả
+Mênh mông/bát ngát/bao la
+ trông/ngóng /đợi
- Nhiều từ có nghĩa trái ngược nhau trên cơ sở chung. Có từ thuộc nhiều nhóm trái nghĩa khác nhau.
VD:+sống/chết
đẹp/xấu,cao/thấp
2. Muốn hiểu được nghĩa của từ phải đặt từ trong ngữ cảnh để tránh hiện tượng hiểu sai nghĩa.
II. Điệp ngữ:
1. Khái niệm: Trong khi nói và viết người ta có thể nhắc đi, nhắc lại một từ ngữ nào đó thậm chí cả câu nhằm mục đích nhấn mạnh. Cách nhắc đi, nhắc lại đó gọi là phép điệp ngữ.
2. Các dạng điệp ngữ: cách quãng , nối tiếp,vòng tròn
VD: - Anh đi tìm em rất lâu,rất lâu
 Cô gái Thạch Kim,Thạch Nhọn
 Khăn xanh,khăn xanh phơi đầy lán sớm.
 Thương em,thương em biết mấy.(Phạm Tiến Duật) 
 (Nối tiếp)
- Ai ơi còn nhớ ai không
Trời mưa một mảng áo mưa trên đầu
Nào ai có tiếc ai đâu
áo bông ai ướt khăn đầu ai khô.
 (cách quãng)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thâý xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt môt màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
 (vòng tròn)
II. Chơi chữ:
khái niệm: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm câu văn hấp dẫn thú vị.
VD: Trên trời rơi xuống “mau co”.
2. Các cách chơi chữ:
- Dùng từ ngữ đồng âm
- Dùng lối nói trại âm(gần âm)
- Dùng các điệp âm	
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ trái nghĩa,gần nghĩa, đồng nghĩa.
B. Bài tập ứng dụng:
1. Hãy cho biết cách chơi chữ trong các ví dụ sau:
a. Ngả lưng cho thế gian ngồi
Rồi ra mang tiếng con người bất trung. (Đố là cái gì?)
 Cái phản – phản bội- đồng nghĩa
b.Bàn tròn là bàn không méo, bàn không méo là mèo không bán.
 Nói lái
c. Đi tu phật bắt ăn chay thịt chó ăn được thịt cày thì không.
 Đồng nghĩa
d.Tể tướng,Tào Tháo thất tình,thấy túi tiền to từ từ tiến tới.
 Điệp âm T
 e. Một đàn gà mà bơi trong bếp hai ông bà đập chết 2 con.(Hỏi còn mấy con?) 11 con 
 2. Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau:
 Thuận lợi khó khăn,bất lợi
 Tối tămsáng sủa
 Bất tiện tiện lợi, thuận tiện
Bí mật công khai
 Lễ phép hỗn láo
Bị động chủ động
 Ngăn nắp bừa bộn
Tích cực tiêu cực
 Nô lệ tự do
Lạc hậu Hiện đại
 Vô ý cố ý
Phát triển tụt hậu
 Hợp pháp bất hợp pháp
Thô lỗ lich thiệp
 Công bằng bất công bằng
Nhạt nhẽo ngọt ngào, đậm đà..
 Lạc quan bi quan
Vô ý thức có ý thức
3. Tìm từ đồng âm với:
- La: la hét,con la, nốt la..
- Đô: kinh đô, đô la, đô thị..
- Ban: ban đêm,ban nhạc, 
- Lan: hoa ban, lan can,ăn nói lan man
- Khuyên: khuyên tai, khuyên nhủ..
- Bạc: bội bạc, vòng bạc.
- Canh: canh tác, canh chừng, canh nông, trống canh..
- Đường: học đường,đường đi, lạc đường,minh đường,miếu đường
4. Xác định các từ ngữ thực hiện phép điệp từ, điệp ngữ,cho biết đó là dạng điệp ngữ nào?
a. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
 (cách quãng)
b. Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
 (cách quãng)
c.Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừa nhưng tính lai hay ưa
Hay ưa nên nổi không chừa được
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa. 
 (Vòng tròn)
d. Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò giống ò ò. 
 (Lỗi lặp)
5. Điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ 
	- Đem con
	- Nồi da
	- Thắt lưng
	- Dã tràng
	- Thắt đáy.
	- Gắp lửa
	- Được con cá diếc.
	- Mồm loa.
	- Khua môi..
	- Máu chảy..
	- Hồn siêu
	- Xanh vỏ
6. Giải thích các thành ngữ:
	- Gan vàng dạ sắt (chỉ sự trung kiên,trung thành, cứng rắn)
	- Đầu bò đầu biếu (bướng bỉnh,không nghe ai)
	- Gió vào nhà trống (Không hiệu quả, không đạt được ý nguyện, mục đích)
	- Đàn gẩy tai trâu (Nói với người không hiểu biết chỉ phí lời .. )
Bài tập về nhà: Viết đoạn văn ngắn trình bày theo diễn dịch giải thích câu thành ngữ “Gan vàng,dạ sắt”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap mot so don vi kien thuc Tieng Viet 8.doc