Giáo án Ngữ văn - Tuần 33 - Lớp 8

Giáo án Ngữ văn - Tuần 33 - Lớp 8

VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

-Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản hành chính.

-Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.

1.Kiến thức.

- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.

2.Kĩ năng.

- Rèn hs kỹ năng phân biệt văn bản tường trình với các loại văn bản thông báo (sắp học).

- Tái hiện lại một sự viec trong văn bản tường trình.

C.PHƯƠNG PHÁP.

-Đàm thoại, thảo luận nhóm, KT động não , nêu ý kiến.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1.Ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra bài cũ.

3.Bài mới : GV giới thiệu bài

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Tuần 33 - Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	33	Ngày soạn:16.04.2011
Tiết:129	Ngày dạy :18.04.2011
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản hành chính.
-Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.
1.Kiến thức.
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
2.Kĩ năng.
- Rèn hs kỹ năng phân biệt văn bản tường trình với các loại văn bản thông báo (sắp học).
- Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Đàm thoại, thảo luận nhóm, KT động não , nêu ý kiến.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Gọi hs đọc 2 vb trong sgk 
(?) Trong các vb trên , ai là người viết bản tường trình và viết cho ai ? Bản tường trình được viết ra nhắm mục đích gì ? 
- Người viết bản tường trình là hai em học sinh , một viết cho cô giáo , một viết cho thầy Hiệu trưởng 
- Bản tường trình viết ra nhằm mục đích trình bày lại sự việc đã xảy ra co ùliên quan trực tiếp đến người viết và đề nghị được xem xét , giải quyết 
(?) Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý ? ( Trình bày theo đúng thể thức một vb tường trình) 
(?) Người viết bản tường trình cần có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình ? 
- Phải có thái độ trung thực , khách quan , trình bày chính xác sự việc 
(?) Hãy nêu một số trường hợp cần phải viết bản tường trình trong học tập và trong sinh hoạt ở nhà trường ? ( hs tự tìm )
 Gọi hs đọc 4 tình huống trong sgk 
(?) Trong 4 tình huống trên , những tình huống nào nhất thiết phải làm bản tường trình , những tình huống không cần , những tình huống nào có thể viết hoặc không việt cũng được , vì sao? 
- Tình huống a, b nhất thiết phải viết bản tường trình
- Tình huống a viết bản tường trình cho cô giáo chủ nhiệm 
- Tình huống b viết cho cô phụ trách phòng thí nghiêm 
- Tình huống c khôngphải viết bản tường trình
- Tình huống d tuỳ vào tài sản mất nhiều hay ít 
(?)Một vb tường trình có mấy phần ? Hãy nêu từng phần 
+ Phần mở đầu 
Quốc hiệu , tiêu ngữ 
Địa điểm và thời gian làm tường trình 
Tên văn bản 
Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình 
+ Nội dung :
Người viết trình bày thời gian địa điểm , diễn biến sự việc , nguyên nhân , hậu quả . Thái độ tường trình 
+ Kết thúc vb : 
- Lời đề nghị hoặc cam đoan , chữ kí và họ tên người tường trình 
(?)Khi viết tường trình chúng ta cần lưu ý điều gì 
- Tên vb nên dùng chữ in hoa cho nổi bất 
- Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ , địa điểm và thời gian làm tường trình , tên vb và nội dung tường trình để dể phân biệt 
- Không viết sát lề giấy bên trái , không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn 
 I, Bài học 
1, Đặc điểm của vb tường trình 
- Mục đích : trình bày lại sự việc đã xảy ra co ùliên quan trực tiếp đến người viết và đề nghị được xem xét , giải quyết 
- Nội dung và thể thức : Trình bày theo đúng thể thức một vb tường trình
2, Cách làm văn bản tường trình 
a, Tình huống cần phải viết bản tường trình 
Tình huống a, b nhất thiết phải viết bản tường
b, Cách làm một vb tường trình 
+ Phần mở đều : 
Quốc hiệu , tiêu ngữ 
Địa điểm và thời gian làm tường trình 
Tên văn bản 
Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình 
+ Nội dung :
Người viết trình bày thời gian địa điểm , diễn biến sự việc , nguyên nhân , hậu quả . Thái độ tường trình 
+ Kết thúc vb : 
Lời đề nghị hoặc cam đoan , chữ kí và họ tên người tường trình 
C, Lưu ý :
- Tên vb nên dùng chữ in hoa cho nổi bất 
- Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ , địa điểm và thời gian làm tường trình , tên vb và nội dung tường trình để dể phân biệt 
- Không viết sát lề giấy bên trái , không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn 
III.HƯỚNG DẨN TỰ HỌC
Bản tường trình được viết ra với mục đích gì ? 
Người viết bản tường trình cần phải có thái độ ntn? 
Bố cục của 1 vb tường trình có mấy phần 
5Học thuộc ghi nhớ 
- Soạn bài “ Luyện tập làm vb tường trình” 
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần:	33	Ngày soạn:18.04.2011
Tiết:120	Ngày dạy : 20.04.2011
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Ôn tập lại những tri thức về văn bản tường trình
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.
1.Kiến thức.
-Mục đích: yêu cầu , cấu tạo của một văn bản tường trình.
2.Kĩ năng.
- Rèn kỹ năng nhận biết tình huống cần viết văn bản tường trình, viết 1 văn bản tường trình đúng quy cách.
3.Thái độ.
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Phân tích ,thảo luận
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
(?) Mục đích viết tường trình là gì ? 
- Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét 
(?) Vb tường trình và vb báo cáo có gì giống và khác nhau ? 
- Vb báo cáo là vb tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của 1 cá nhân hay một tập thể . Nội dung của vb báo cáo không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả các mục quy định sẵn 
- vb tường trình là trình bày về thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét . Nội dung vb tường trình phải tuân thủ đúng tất cả các mục quy định
(?) Nêu bố cục phổ biến của vb tường trình ? 
+ Phần mở đầu 
- Quốc hiệu , tiêu ngữ 
- Địa điểm và thời gian làm tường trình 
- Tên văn bản 
- Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình 
+ Nội dung :
- Người viết trình bày thời gian địa điểm , diễn biến sự việc , nguyên nhân , hậu quả . Thái độ tường trình 
+ Kết thúc vb : 
- Lời đề nghị hoặc cam đoan , chữ kí và họ tên người tường trình 
(?) Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
(?) Hãy nêu yêu cầu bài tập 2 ? ( HSTLN)
Gọi hs đọc bài tập 3 
 I, Lí thuyết
1, Mục đích viết tường trình : Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét
2 , Sự giống nhau và khác nhau giữa vb tường trình và báo cáo : 
- VB báo cáo là vb tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của 1 cá nhân hay một tập thể . Nội dung của vb báo cáo không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả các nục quy định sẵn 
- vb tường trình là trình bày về thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét . Nội dung vb tường trình phải tuân thủ đúng tất cả các mục quy định
3, Bố cục của vb tường trình 
+ Phần mở đầu 
- Quốc hiệu , tiêu ngữ 
- Địa điểm và thời gian làm tường trình 
- Tên văn bản 
- Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình 
+ Nội dung :
- Người viết trình bày thời gian địa điểm , diễn biến sự việc , nguyên nhân , hậu quả . Thái độ tường trình 
+ Kết thúc vb : 
- Lời đề nghị hoặc cam đoan , chữ kí và họ tên người tường trình
II, Luyện tập 
Bài tập 1 : Chỉ ra chổ sai trong việc sử dụng vb 
a, Lí do này cần phải viết bản kiểm điểm 
b, Có thể viết bản thông báo cho các bạn biết kế hoạch để chuẩn bị 
c, cần viết bản báo cáo 
L Chổ sai của 3 tình huống này là người viết chưa phân biệt được mục đích của vb tường trình với các vb thông báo , báo cáo , bản kiểm điểm 
Bài tập 2 : 
Trình bày với các chú công an về vụ va chạm xe máy mà bản thân chứng kiến 
Tường trình với cô giáo bộ môn vì sao em không thể hoàn thành bài văn tả mẹ em . 
Tường trình với cô giáo chủ nhiệm vì buổi nghỉ học đột xuất hôm qua để cô thông cảm 
Bài tập 3 : Từ tình huống trên , giáo viên hướng dẫn cho hs viết bản tường trình 
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần:	33	Ngày soạn:19.04.2011
Tiết:131	Ngày dạy :21.04.2011
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Giúp hs hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học, - 3. 
- B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.
1.Kiến thức.
-Nắm được giá trị tư tưởng thẩm mỹ đặc sắc, những nét chung và riêng của chúng về phương diện thể loại, ngôn ngữ.
2.Kĩ năng.
-Rèn hs kỹ năng học thuộc lòng, tổng hợp, so sánh phân tích, chứng minh, hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong một bài ôn tập.
3.Thái độ.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 (?)Chúng ta đã học những vb nghị luận nào ? 
1, Chiếu dời đô 
2, Hịch tướng sĩ 
3, Nước Đại Việt ta 
4, Bàn luận về phép học 
5, Thuế máu 
6, Đi bộ ngao du 
(?) Văn bản nghị luận là gì ? 
- Là kiểu vb nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ , lập luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục . Cốt lõi của nghị luận là ý kiến – luận điểm , lí lẽ và dẫn chứng , lập luận 
(?) Nêu những vb nghị luận hiện đại đã học ? 
1, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
2, Đức tình giản dị của BH 
3, Sự giàu đẹp của TV 
4, Ý nghị văn chương 
(?) Hãy nêu sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại ? 
ï+ VB nghị luận trung đại 
- Văn sử triết bất phân 
- Khuôn vào những thể loại riêng : chiếu , hịch , cáo , tấu với kết cấu , bố cục riêng 
- In đậm thế giới quan của con người trung đại : tư tưởng mệnh trời , thần – chủ , tâm lí sùng cổ 
- Dùng nhiều điển tích , điển cố , hình ảnh ước lệ , câu văn biền ngẫu nhịp nhàng 
+ Nghị luận hiện đại 
- Không có những đặc điểm trên 
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại : tiểu thuyết luận đề , phóng sự – chính luận , tuyên ngôn 
- Cách viết giản dị , câu văn gần lời nói thường , gần với đời sống thực 
(?) Hãy chứng minh các vb nghị luận ( trong bài 22, 23,24,25 và 26 ) kể trên đầu được viết có lí do , có tình , có chứng cứ , nên đều có sức thuyết phục cao? 
a, Lí : 
- Luận điểm : ý kiến xác thực , vững chắc , lập luận chặt chẽ . đó là cái gốc là xương sống của các bài văn nghị luận 
 b, Tình 
- Tình cảm , cảm xúc : Nhiệt huyết , niềm tin vào lẽ phải ,vào vấn đề , luận điểm của mình nêu ra ( bộc lộ qua lời văn , giọng điệu , một số từ ngữ , trong quá trình lập luận ; không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng ) 
 c, Chứng cứ : Dẫn chứng – sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm
* 3 yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ , nhuẩn nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận , tạo nên giá trị thuyết phục , sức hấp dẫn riêng của kiểu vb này . Nhưng ở mỗi vb lại thể hiện theo cách riêng
 I, Bài học 
Câu 1 :
A, Các vb nghị luận đã học 
1, Chiếu dời đô 
2, Hịch tướng sĩ 
3, Nước Đại Việt ta 
4, Bàn luận về phép học 
5, Thuế máu 
6, Đi bộ ngao du 
B, VB nghị luận : Là kiểu vb nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ , lập luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục . Cốt lõi của nghị luận là ý kiến – luận điểm , lí lẽ và dẫn chứng , lập luận 
C, VB nghị luận hiện đại 
1, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
2, Đức tình giản dị của BH 
3, Sự giàu đẹp của TV 
4, Ý nghị văn chương 
D, Sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại 
+ VB nghị luận trung đại 
- Văn sử triết bất phân 
- Khuôn vào những thể loại riêng : chiếu , hịch , cáo , tấu với kết cấu , bố cục riêng 
- In đậm thế giới quan của con người trung đại : tư tưởng mệnh trời , thần – chủ , tâm lí sùng cổ 
- Dùng nhiều điển tích , điển cố , hình ảnh ước lệ , câu văn biền ngẫu nhịp nhàng 
+ Nghị luận hiện đại 
- Không có những đặc điểm trên 
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại : tiểu thuyết luận đề , phóng sự – chính luận , tuyên ngôn 
- Cách viết giản dị , câu văn gần lời nói thường , gần với đời sống thực 
câu 2 : 
a, Lí : 
- Luận điểm : ý kiến xác thực , vững chắc , lập luận chặt chẽ . đó là cái gốc là xương sống của các bài văn nghị luận 
 b, Tình 
- Tình cảm , cảm xúc : Nhiệt huyết , niềm tin vào lẽ phải ,vào vấn đề , luận điểm của mình nêu ra ( bộc lộ qua lời văn , giọng điệu , một số từ ngữ , trong quá trình lập luận ; không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng ) 
 c, Chứng cứ :
- Dẫn chứng – sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm
* 3 yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ , nhuần nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận , tạo nên giá trị thuyết phục , sức hấp dẫn riêng của kiểu vb này . Nhưng ở mỗi vb lại thể hiện theo cách riêng
Câu 5 : Những nét giống và khác nhau cb về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các vb : Chiếu dời đô , Hịch tướng sĩ , Nước đại Việt ta 
* Giống nhau 
+ Những điểm chung về nd và hình thức 
Ý thức độc lập dân tộc , chủ quyền đất nước 
Tinh thần dân tộc sâu sắc , lòng yêu nước nồng nàn 
+ Những điểm chung về hình thức thể loại 
- vb nghị luận trung đại 
Lí , tình kết hợp , chứng cứ dồi dào , đầy sức thuyết phục 
 + Những điểm riêng chung về nội dung tư tưởng 
Ở chiếu dời điô là ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô 
Ở Hịch tướng sĩ là tinh thần bất khuất , quyết chiến quyết thắng giặc Mông – Nguyên , là hào khí Đông A sôi sục 
Ở Nước Đại Việt ta là ý thức sâu sắc , đầy tự hào về một nước Đại việt độc lập 
Câu 6: Những điểm riêng về hình thức thể loại : chiếu , hịch , cáo 
 + Những vb được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc VN 
1, Nam quốc sơn hà ( Sông núi nước Nam ) của Lí Thường Kiệt , thể kỉ XI
2, Bình Ngô đại cáo ( đoạn trích Nước Đại Việt ta) của Nguyễn Trãi , thế kỉ XV
3, Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh) , thế kỉ XX
 Sở dỉ 2 tác phẩm 1,2 được coi như là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc VN vì : Cả 2 đều khẳng định dứt khoát chân lí VN là 1 nước độc lập , có chủ quyền . Kẻ nào dám xâm phạm đến quyền độc lập ấy nhất định sẽ phải chịu thất bại nhục nhã 
 Đó chính là tư tưởng cốt lõi của bản tuyên ngôn độc lập ( 1945) Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thất đã thành một nước tự do , độc lập. Toàn thể nhân dân VN quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ nền độc lập ấy . 
Tuy so sánh giữa Nam quốc sơn hà với Bình ngô đại cáo , thì ý thức độc lập dân tộc của cha ông ta đã có những bước phát triển mới 
Trong Sông núi nước Nam : 2 yếu tố : lãnh thổ , chủ quyền 
Trong Nước Đại Việt ta : thêm 4 yếu tố+ khác rất quan trọng : văn hiến , phong tục , lịch sử , chiến công diệt ngoại xâm 
Rõ ràng , trải qua 4 thể kỉ , ý thức độc lập , quan niệm về tổ quốc của cha ông ta đã có những bước tiến dài . Tư tưởng của Nguyễn Trãi thất tiến bộ , toàn diện và sâu sắc , dường như đi trước cả thời đại 
4, Củng cố : Hãy nêu những vb nghị luận trung đại đã học và nội dung của mỗi vb đó ?
5, Dặn dò : Học thuộc nội dung ôn tập 
- Soạn bài “ ôn tập phần văn ( tiếp)” 
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần:	33	Ngày soạn:20.04.2011
Tiết:132	Ngày dạy :22.04.2011
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Giúp hs hệ thông hoá những kiến thức cơ bản của cụm bài văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng, 
2. Tư tưởng .
Tích hợp: Văn học nước ngoài và cụm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6 ,7. 
3.Kĩ năng:
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.
1.Kiến thức.
nắm vững giá trị nội dung và NT tiêu biểu của 2 cụm văn bản này, những chủ đề chính của cụm văn bản nhật dụng.
2.Kĩ năng.
- Rèn luyện hs kỹ năng tổng hợp, phân tích so sánh.
3.Thái độ.
-Nghiêm túc trong giờ học
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Phân tích thảo luận
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
A, Những tác phẩm văn học người ngoài 
TT
Tên vb 
Tên tác giả
Thể loại ngôn ngữ 
 Gía trị nd tư tưởng
Đặc sắc nghệ thuật 
1 
Cô bé bán diêm 
An đéc – xen 
( 1805-1875) thể kỉ XIX) Đan mạch 
Truyện cổ tích 
Lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé ĐM bất hạnh , chết cóng bên đường trong đêm giao thừa 
Kể chuyện cổ tích rất hấp dẫn , đan xen hiện thực và mộng ảo , tình tiết diễn biến hợp lí 
2
Đánh nhau với cối xay gió 
Xéc – van – téc
( 1547-1616) thế kỉ XVI, Tây Ban Nha
Tiểu thuyết 
Sự tương phản về mọi mặt giữa 2 nhân vật Đôn Ki- hô- tê và Xan –trô Pan –xa . Cả 2 đều có những mặt tốt , đáng quí bên cạnh những đểm đáng trách , đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió trên đường phư lưu
Miêu tả và kể chuyện theo trật tự thời gian và dựa trên sự đối lập , tương phản , song hành của cặp nhân vật chính 
Giọng điệu hài hước ,chế giễu khi kể , tả về thầy trò nhà hiệp sĩ anh hùng nhưng cũng rất đáng thương 
3 
Chiếc lá cuối cùng 
O Hen – ri ( 1862-1910) 
Thế kỉ XIX –XX, Mĩ
Truyện ngăn 
Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo 
Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần , hình ảnh chiếc lá cuối cùng 
4, 
Hai cây phong
Ai-ma-tốp ( 1928, thế kỉ XX
Truyện ngắn 
Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy – sen thời thơ ấu của tác giả 
Miêu tả cây phong rất sinh động . Câu chuyện đậm chất hồi ức , ngòi bút đậm chất hội hoạ 
5
Đi bộ ngao du 
Ru – xô ( pháp thế kỉ XVIII)
Tiểu thuyết 
- bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người , với quá trình học tập , hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ
Giải thích , chứng minh luận điểm bằng cách dẫn chứng trong những câu chuyện chân thập và hấp dẫn 
B, Các văn bản nhật dung 
TT
Tên vb 
Tên tác giả
 Chủ đề 
 Đặc điểm thể loại , nghệ thuật 
1
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Theo tài liệu của sở khoa học –công nghệ HN
Tuyên truyền , phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông , bảo vệ môi trường trái đất – ngôi nhà chung của mọi người 
Thuyết minh ( giới thiệu , giải thích , phân tích , đề nghị)
2 
Oân dịch , thuốc lá 
Theo Nguyễn Khắc Viện ( Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiên)
Giống như ôn dịch và còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch . Bởi vậy , chống lại việc hút thuốc lá cũng phải có quyết tâm cao và triệt để hơn cả việc phòng chống ôn dịch . Vấn đề chống hút thuốc lá đã trở thành vấn đề văn hoá , xã hội quan trọng , thời sự và thiết thực của loài người 
Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể , sinh động , gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người 
3
Bài toán dân số 
Theo Thái AN báo GD & TĐ số 28,1995
Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người 
Từ câu chuyện bài toán dân số cổ hạt thóc , tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm 
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Hãy nêu những văn bản văn học nước ngoài đã học ? 
ở lớp 8 đã học những văn bản nhật dụng nào ?Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt của từng vb ----Chọn học thuộc lòng hai đoạn văn ở 2 vb khác nhau ơ vh nước ngoài , mỗi đoạn khoảng 10 dòng 
-Học những kiến thức đã ôn tập 
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33 lop8.doc