Giáo án Ngữ văn - Tuần 31 - Lớp 8

Giáo án Ngữ văn - Tuần 31 - Lớp 8

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 07

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Vận dụng kĩ năng , đưa các yếu tố biểu cảm , tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh ( hoặc giải thích ) một vấn đề xã hội hoặc văn học

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.

1.Kiến thức.

-Giúp học sinh vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hay giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học

2.Kĩ năng.

- Qua bài làm, học sinh tự đánh giá chính xác hơn về trình độ bản thân để có hướng sữa chữa và phát huy.

3.Thái độ.

-Nghiêm túc trong làm bài

C.PHƯƠNG PHÁP.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1.Ổn định tổ chức. . Kiểm diện:

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Tuần 31 - Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	31	Ngày soạn:02.04.2010
Tiết:131+132	Ngày dạy :04.04.2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 07
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Vận dụng kĩ năng , đưa các yếu tố biểu cảm , tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh ( hoặc giải thích ) một vấn đề xã hội hoặc văn học 
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.
1.Kiến thức. 
-Giúp học sinh vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hay giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học
2.Kĩ năng. 
- Qua bài làm, học sinh tự đánh giá chính xác hơn về trình độ bản thân để có hướng sữa chữa và phát huy.
3.Thái độ.
-Nghiêm túc trong làm bài
C.PHƯƠNG PHÁP.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức. . Kiểm diện:
-Lớp 8 a3 Lớp 8 a4
2.Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra việc chuẩn bị giấy của hs )
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
Đề: Hãy nói “không” với các tệ nạn.
Gợi ý: Các tệ nạn XH như: cờ bạc, ma tuý, văn hoá phẩm đôì trụy
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thĩi quen tốt cịn khơng ít thĩi quen xấu và tệ nạn cĩ hại cho con người, xã hội.
- Những thĩi xấu cĩ sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa cĩ nội dung độc hại...
- Nếu khơng tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nĩ ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hĩa.
- Chúng ta hãy kiên quyết nĩi "Khơng!" với các tệ nạn xã hội.
2. Thân bài:
a) Tại sao phải nĩi "khơng!"
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thĩi hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nịi giống...
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thĩi hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tị mị thử cho biết. Sau một vài lần khơng cĩ thì bồn chồn, khĩ chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Khơng cĩ thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta cĩ thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khĩ từ bỏ, nĩ sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
- Thĩi hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thối hĩa đạo đức, nhân cách con người.
* Cờ bạc:
- Đĩ cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì khơng thể bỏ.
- Trị đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà cĩ mức xử lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khĩi thuốc cĩ thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vịm họng, tai biến tim mạch...
- Khĩi thuốc khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà cịn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
 Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở cơng sở và chỗ đơng người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrơin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chĩng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng khơng đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...
* Văn hĩa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi khơng lành mạnh, cĩ những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống khơng mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, cĩ thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:
*Chúng ta cần:
- Tránh xa những thĩi hư tật xấu và tệ nạn xã hội
- Khi đã lỡ mắc thì phải cĩ quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
3. Những vấn đề cần lưu ý:
- Đọc kỹ đề để xác định chính xác đây là nghị luận giải thích.
- Sử dụng các kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài mà em đã học, đưa vào những yếu tố biểu cảm + tự sự + miêu tả vào bài văn nghị luận.
4.Học sinh làm bài.
5.Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
III .HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+HS chuẩn bị bài Tổng kết phần Văn, bài Oân tập TV học kì 2 để chuẩn bị KT tiếp theo.
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần:	31	Ngày soạn:04.04.2011
Tiết:123	Ngày dạy :06.04.2011
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
( lỗi logic )
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Phát hiện và khắc phục một số lỗi diễn đạt liên quan đến logic
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.
1.Kiến thức.
-Hiệu quả của việc diễn đạt hợp logic
2.Kĩ năng.
-Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan tới logic
3.Thái độ.
-Nghiêm túc trong giờ học
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Thuyết trình,phân tích,thảo luận
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức. . Kiểm diện:
-Lớp 8 a3 Lớp 8 a4
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
-Lỗi diễn đạt không chỉ thuần tuý liên quan đến mặt sử dụng ngôn ngữ , mà còn liên quan đến tư duy của người nói , viết . Vì vậy , để tránh, một mặt phải nắm vững những quy tắc sử dụng ngôn ngữ , mặt khác phải không ngừng rèn kuyện tư duy . Bài nay cho chúng ta thấy được một số lỗi diễn đạt có liên quan đến tư duy của người nói , người viết 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
I.Phát hiện lỗi trong những câu cho sẵn:
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 
(?) Hãy nêu lí do sai và cách sửa? 
(?) Hãy phát hiện lỗi của câu b và nêu cách sửa?
(?) Câu c diễn đạt như vậy được chưa ? Vì sao em phát hiện ra điều đó ? 
(?) Hãy phát hiện ra lỗi của câu d và nêu cách sửa?
(?) Câu e,g sai như thế nào ? sửa lại cho đúng 
(?) Hãy nêu cách sửa câu I và k?
2, Tìm những lỗi diễn đạt tương tự và sửa những lỗi đó GV cho hs tìm những lỗi tr bài viết tập làm văn 
I.Phát hiện lỗi trong những câu cho sẵn
a, Khi viết 1 câu có kiểu kết hợp “ A và B khác” thì A và B phải cùng loại trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng , A là từ ngữ có nghĩa hẹp 
 Trong câu này thì A ( quần áo, giày dép) , B( đồ dùng học tập) thuộc 2 loại khác nhau , B không phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn A
 Sửa lại: 
- Chúng em đã giúp các bạn hs những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác 
- Chúng em đã giúp các bạn hs những vùng bị bão lụt quần
áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác 
b, Khi viết một câu có kiểu kết hợp “ A nói chung và B nói riêng” thì A phải là từ ngữ nghĩa rộng , còn B là từ ngữ nghĩa hẹp . A là thanh niên nói chung , B là bóng đá nói riêng ; A,B không củng loại 
Sửa lại : 
- Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng , niềm say mê là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thành công 
- Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng , niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công 
c, Khi viết một câu có kiểu kết hợp “ A,B và C” ( các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập với nha) A,B,C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng , biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù 
 Lão Hạc, bước đường cùng và Ngô Tất Tố không cùng một trường từ vựng . Lão Hạc và Bước đường cùng là tên tác phẩm , còn Ngô Tất Tố là tên tác giả , vì vậy câu c là sai.
 Sửa lại 
- “ Lão Hạc” , “ Bước đường cùng” và “ Tắt đèn” đã giúp ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân VN trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp ta hiểu sâu sắc thân phận của người ngông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945
d, Trong câu hỏi lựa chọn “ A hayB” , chẳng hạn “ Anh đi Hà Nội hay Hải Phòng?” thì Avà B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ nghĩa rộng – hẹp với nhau , nghĩa là A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A
 Trong câu (d) A ( trí thức) là từ ngữ có nghĩa rộng hơn ( bao hàm) B( bác sĩ), vì vậy , câu này đã phạm một nguyên tắc quan trọng đối với câu hòi lựa chọn 
 Sửa lại 
- Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ
e, Khi viết một câu có kiểu kết hợp “ không chỉ A mà còn B” thì, tương tự như trong câu d , A và B không bao giờ là những từ ngữ quan hệ nghĩa rộng – hẹp với nhau , nghĩa là A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A
 Trong câu (e) , A( hay về nghệ thuật) bao hàm B( sắc sảo về ngôn từ) trong giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học có giá trị ngôn từ , vì vậy câu này sai 
 Sửa lại
- Bài không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung 
g, Trong câu này người viết có ý đối lập đặc trưng của 2 người được mô tả , Khi đó các dấu hiệu đặc trưng phải được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng , đối lập nhau trong phạm vi một phạm trù . Cao gầy không thể đối lập với đặc trưng mặc áo ca rô . Một người có thể vừa có đặc trưng hình dáng cao gầy , vừa có đặc trưng trang phục là mặc áo ca rô. 
 Sửa lại 
- Trên sân ga chỉ còn lại hai người . Một người thì cao gầy , còn một người kia thì lùn và mập 
- Trên sân ga chỉ còn lại hai người . Một người thì mặc áo trắng , còn một người thì mặc áo ca rô
h, Trong câu này , nên là một quan hệ từ nối các vế có quan hệ nhân quả . Giữa chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con , không có mối quan hệ đó .
 Sửa lại 
- Thay nên bằng và . Có thể bỏ từ chị thứ hai để tránh lặp từ . 
I, Hai vế không phát huyngười xưa và người phụ nữ nặng nề đó không thể nối với nhau bằng nếu thì được 
 Sửa lại 
Thay có được bằng hoàn thành được 
K, A= vừa có hại cho sức khoẻ
 B= vừa làm giảm tuổi thọ 
- Khi dùng cặp từ vừa vừa thì A, B phải bình đẳng với nhau , không cái nào bao hàm cái nào 
Sửa lại 
- Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc 
2, Tìm những lỗi diễn đạt tương tự và sửa những lỗi đó 
- Một số câu mắc lỗi 
+ Mưa bão suốt mấy ngày đêm , đường ngập nước , người đi lại đông vui , xe cộ phóng nhanh như bay 
+ Chiệu tàn , chợ vãn , người ta chen lấn , xô đẩy nhau để ra về 
+ Tố Hữu là nhà thơ lớn vì ông hoạt động cách mạng từ thời thơ ấu 
+ Trang không những học giỏi mà còn rất chăm làm nên bạn ấy luôn được điểm mười 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
-Em hãy tự liên hệ thực tế bản thân trong giao tiếp hàng ngày
-Chẩn bị trước phần ôn tập Tiếng Việt
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần:	31	Ngày soạn:05.04.2011
Tiết: 124	Ngày dạy :07.04.2011
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Ôn tập củng cố kiến thức viề các kiểu câu,hành động nói,lựa chọn trật tự từ trong câu
-Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.
1.Kiến thức.
-Các kiểu câu nghi vấn,cầu khiến,cảm thán trần thuật,phủ định
-Các hành động nói
-Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau
2.Kĩ năng.
-Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau
-Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu văn có sắc thái khác nhau trong giao tiếp làm văn
3.Thái độ.
-Nghiêm túc trong giờ học
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Thảo luận,thuyết trình,phân tích,thảo luận
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức. . Kiểm diện:
-Lớp 8 a3 Lớp 8 a4
2.Kiểm tra bài cũ.Kiểm tra sự chuan bị của HS
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Kiểu câu : Câu nghi cvấn , câu cầu khiến , câu cảm thán , trần thuật , phủ định Gọi hs đọc bài tập 1 
(?) Bài tập 1,2 yêu cầu điều gì ? ( HSTLN)
(?) Hãy nêu yêu cầu của bài tập 3 ? 
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 4 
I. Kiểu câu : Câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán , trần thuật , phủ định 
Bài tập 1 : Nhận diện câu trần thuật 
Câu 1 : là câu trần thuật ghép , có một vế là dạng câu phủ định 
Câu 2 : là câu trần thuật đơn 
Câu 3 : là câu trần thuật ghép , vế sau có một vị ngữ phủ định ( không nỡ giận)
Bài tập 2 : Tạo câu nghi vấn 
- Cái bản tình tốt của người ta có thể bị những gì che lập mật ? ( Hỏi theo kiểu câu bị động)
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta? 
( hỏi theo kiểu câu bị động)
- Cái bản tình tốt của người ta có thể bị những nỗi lo lắng , buồn đau ích kỉ che lấp mất không 
- Những nỗi lo lắng , buồn đau ích kỉ có thể che lấp mất bản tình tốt của người ta không ? 
Bài tập 3 : Tạo ra câu cảm thán 
- Chao ôi buồn ! ; ôi , buồn quá ! Buồn thật ! 
- Bộ phim này hay quá ! 
- Oâi , tớ vui quá ! 
- Bạn mặc chiếc áo này đẹp lắm ! 
Bài tập 4 
 a, câu 1,3,6 là câu trần thuật 
- câu 4 là câu cầu khiến 
- câu 2,5,7 là câu nghi vấn 
b, Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu 7 
c, Câu nghi vấn 2,5 là không dùng để hỏi 
- Câu 2 dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên về lạo Hạc 
- Câu 5 dùng để giải thích ( thuộc kiểu trình bày ) cho để nghị nêu ở câu 4 theo quan điểm của người nói 
2, Hành động nói 
Bài tập 1 : Xác định hành động nói củ các câu đã cho theo bảng sau : 
stt
Câu đã cho
Hành động nói
1 
 Tôi bật cười bảo lão:
Hành động kể ( kiểu câu trình bày )
2, 
 - Sao cụ lo xa quá thế ? 
Hành động bộc lộ cảm xúc 
3, 
Cụ còn khoẻ lắm , chưa chết đâu mà sợ !
Hành động nhận định ( kiểu trình bày)
4, 
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn , lúc chết hãy hay !
Hành động đề nghị ( điều khiển)
5, 
Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 
Giải thích thêm cho câu 4 
6, 
- Không , ông giáo a!
Hành động phủ định , bác bỏ 
7, 
Aên mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? 
Thực hiện hành động hỏi 
Bài tập 2 
stt
Kiểu câu
Hành động nói được thực hiện
Cách dùng
1,
 Trình bày 
 Hành động kể 
 Trực tiếp 
2,
 Câu nghi vấn 
 Hành động bộc lộ cảm xúc 
 Gián tiếp 
3,
 Trình bày 
 Hành động nhận định 
 Trực tiếp 
4,
 Điều khiển 
 Hành động đề nghị
 Trực tiếp
5,
 Trình bày
 Giải thích
 Trực tiếp
6,
 Trình bày
 Hành động phủ định , bác bỏ
 Hành động hỏi
7,
 Trình bày
 Hành động hỏi
 Hành động hỏi
Bài tập 3 : 
a, Tôi xin cam kết từ nay không tham gia đua xe trái phép nữa 
- Tôi xin cam kết từ nay không tổ chức đánh bạc nữa 
b, Em xin hứa sẽ tích cực học tập rèn luyện để đạt kết quả tốt trong năm học tới 
3, Lựa chọn trật tự từ trong câu 
Bài tập 1 : Biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động , trạng thái : Thoạt tiên là tâm trạng kinh ngạc , sau đó là mừng rỡ , cuối cùng là hoạt động về tâu vua 
Bài tập 2 : a, Nối kết câu ; b, Nhấn mạnh ( làm ổi bật) đề tài của câu nói 
Bài tập 3 : Cấu a có tình nhạc hơn 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
- Học thuộc những kiến thức đã ôn tập 
- Soạn bài Văn bản tường trình 
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 lop8.doc