Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 chuẩn

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 chuẩn

Tiết 25,26

Văn bản ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 ( trích Đon-Ki-hô-tê)

 Xéc-van-tét

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích .

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1.Kiến thức:

 - Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đọan trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.

 - Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại:Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

2.kĩ năng:

 - Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.

 -Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày dạy 28-9-2011
Tiết 25,26
Văn bản ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
 ( trích Đon-Ki-hô-tê)
 Xéc-van-tét
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích .
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức: 
 - Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đọan trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
 - Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại:Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2.kĩ năng:	
 - Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
 -Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
 III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Ổn định :
 2. KTBC: 
 Qua truyện “Cô bé bán diêm: của An đéc xen em rút ra được điều gì?
3. Giới thiệu: Tây Ban Nha là đất nước ở phía Tây châu Âu, trong thời đại phục hưng ( thế kỉ XIV – XVI) đất nước này đã sản sinh ra 1 nhà văn vĩ đại Xéc van tét (1547 – 1616) với tác phẩm bất hủ – bộ tiểu thuyết Đôn -ki- hô-tê (1605 – 1915).
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC 
10p
*Hoạt động 2:tìm hiểu chung.
- GV cho Hs dựcvào chú thích (*) tìm hiểu về tác giả và nội dung của tác phẩm.
GV cho HS đọc văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”
- Tìm hiểu các chú thích còn lại. Yêu cầu đọc chú ý các câu đối thoại, cần đọc với giọng thích hợp, vừa ngây thơ vừa tự tin.
- GV nhận xét cách đọc.
-GV hướngdẫn HS tóm tắt văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”
- Gv yêu cầu HS xác định ba phần của văn bản.
- GV nhấn mạnh bố cục 3 phần của văn bản.
- GV: Liệt kê nắm sự việc chủ yếu qua đó tính cách của 2 nhân vật được bộc lộ.
- HS nói ngắn gọn về tác giả và nội dung của tác phẩm Đônkihôtê.
- HS đọc văn bản – tìm hiểu chú thích
– Tóm tắt văn bản.
- HS xác định 3 phần của văn bản
- HS nhận xét
- Bổ sung
I.TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả: Mi – ghen Xéc van tét là nhàvăn Tây Ban Nha
 2.Tác phẩm: Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” trích từ tiểu thuyết “Đôn kihôtê”
 3. Bố cục: (3 phần)
 a) Từ đầu. ... không cần sức: Đônkihôtê và Xanchôpanxa trước trận chiến đấu.
 b) Tiếp ... văng ra xa hiệp sĩ Đônkihôtê liề mình tấn công bọn khổng lồ và thảm bại.
 c) Còn lại: Hai thầy trò tiếp tục lên đường
40p
20p
*Hoạt động 3:Phân tích.
- GV cho HS tìm hiểu câu 2 (đọc hiểu văn bản): phân tích những nét hay và dở trong tính cách của nhân vật “Đônkihôtê qua 5 sự việc đã kiệt kê)
-Gv gợi ý: dựa vào chú thích (*) SGK Tr 78 để hình dung sơ bộ về nhân vật Đônki
- GV giới thiệu ngắn gọn về nguồn gốc, xuất xứ của nhân vật.
- Khi nhìn thấy những cối xay gió Đônki có suy nghĩ như thế nào? Vì sao? Trong đó có điểm nào đáng buồn cười, điểm nào là tốt đẹp, cao quí?.
 -GV cho HS nhận xét về nhân vật này: Đônkihôtê là nhân vật như thế nào?
GV giúp Hs dựa vào chú thích (*) SGK để hình dung sơ bộ về nhân vật Xanchôpanxa
- GV nêu câu hỏi: vẫn qua các sự việc nêu ở câu hỏi 1 hình ảnh Xanchôpanxa được xây dựng tương phản toàn diện với nhân vật Đônkihôtê như thế nào?
- GV cho HS nhận xét đánh giá về nhân vật Xanchôpanxa là nhân vật như thế nào?
-GV tổng hợp chung:
- Gv nêu câu hỏi 4 (SGK) đối chiếu Đônki và Xanchô. . để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản.
- GV hướng dẫn tổng kết và kết luận.
- Theo em đặc điểm tính cách nào của mỗi nhân vật đáng khen đáng chê nhất?
- Nghệ thuật tương phản có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh hai nhân vật chính?
- Em rút ra được bài học gì bổ ích và thiết thực cho bản thân?
- GV nhấn mạnh những ý cơ bản phần ghi nhớ.
- HS liệt kê:
+ Nhìn thấy, nhận định chiếc cối xay gió.
+ Thái độ và hành động của mỗi người.
+ Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn
+ Chung quanh chuyện ăn
+ Chuyện ngủ
- HS phân tích, thảo luận về nhân vật Đôn Ki Hô Tê
- HS thảo luận, trao đổi nêu ý kiến.
- HS nhận xét về nhân vật Đôn ki hôtê.
- HS hình dung sơ bộ về nhân vật Xanchôpanxa.
- HS tìm kiếm thống kê, so sánh và phát biểu.
- HS thảo luận – phát biểu.
 HS tự mình ghi nhớ ngay tại lớp.
- Sự tương phản về mọi mặt giữa hai nhân vật Đônkihôtê và Xanchôpanxa đã tạo nên 1 cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới.
- Đônkihôtê nực cười nưng cơ bản có phẩm chất đáng quí.
- Xanchôpanxa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
-
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
 1`.Nội dung:
 a. Nhân vật “Hiệp sĩ Đôn 
 Ki – Hô Tê”:
- Một lão quí tộc nghèo tuổi trạc 50.
- Gầy gò, cao lênh khênh
- Cưỡi con ngựa còm
- Mình mặc áo giáp đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài (đã han gỉ)
- Muốn làm hiệp sĩ cứu nguy trừ gian.
- Đầu óc mê muội, không tỉnh táo khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió.
- Khát vọng tốt đẹp nhưng đầu óc hoang tưởng. Phẩm chất tốt đẹp nhưng hành động điên rồ (dũng cảm) 
- Đau đớn không rên rỉ vì muốn bắt chước các hiệp sĩ giang hồ.
- Không quan tâm đến nhu cầu của cá nhân: việc ăn, ngủ vì nhớ tình nương Đuynxiêa
=> Đônkihôtê l2một nhân vật nực cười đáng trách mà cũng đáng thương.
b.Nhân vật giám mã Xanchôpanxa:
- Nông dân béo, lùn làm giám mã cho Đônkihôtê, rất thực thà.
- Cưỡi con lừa
- Thích ăn, uống rượu và ngủ, đau thì kêu rên
- Khi nhìn thấy cối xay đầu óc tỉnh táo, can ngăn chủ.
- Xanchôpanxa nhút nhát
- Suy nghĩ thực tế đến thành thực dụng.
- Thích danh vọng hão huyền.
=> Xanchôpanxa là người thực dụng.
 c.Cặpnhânvật tương phản:
ĐÔNKIHÔTÊ
XANCHÔ PAN-XA
- Dòng dõi quí tộc.
- Gầy gò, cao lênh khênh
- Cưỡi con ngựa còm
- Khát vọng cao cả
- Giúp ích cho đời.
- Mê muội, hão huyền, dũng cảm
- Nông dân
- Béo lùn
- Cưỡi con lừa
- Ước muốn tầm thường
- Lo cho cá nhân
- Tỉnh táo,thiết thực, hèn nhát
=> Hai nhân vật đối lập nhau nhưng lại bổ sung cho nhau và làm nổi bật nhau lên.
2. Nghệ thuật:
 -Nghệ thuật kể chuyện tô đậm giữa hai hình tượng nhân vật.
 -Có giọng điệu phê phán, hài hước.
3. Ý nghĩa:
 -Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn –ki- hô-tê đánh nhau với cối xay gió , nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu , hão huyền , phê phán thói thực dụng thiện cận của con người trong đời sống xã hội .
Hoạt động 4:Củng cố- Dặn dò:
- Nhân vật Đôn kihôtê có những ưu điểm và nhược điểm gì?
- Về xem lại bài này
- Phân tích sự tương phản về mọi mặt giữa 2 nhân vật Đônkihôtê và Xanchôpanxa
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Về học bài, chuẩn bị bài mới “Tình thái từ”.
 +Chức năng của tình thái từ.
 +Sử dụng tình thái từ
RÚT KINH NGHIỆM
..
Ngày dạy 28-9-2011
Tiết 27
Bài TÌNH THÁI TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	-Hiểu thế nào là tình thái từ .
 -Nhận biết và hiểu tác dụng của tình thái từ trong văn bản.
	-Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Khái niệm và các loại tình thái từ.
 -Cách sử dụng tình thái từ.
 2.kĩ năng: 
Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Ổn định :
 2. KTBC: 
- Thế nào là trợ từ? Đặt hai câu có trợ từ?
- Thế nào là thán từ? Đặt hai câu có thán từ?
3. Giới thiệu: Để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói trong câu thường sử dụng tình thái từ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC 
10p
20p
Hình thành khái niệm .
- Gv cho HS tìm hiểu ví dụ SGK phần I tr 80 và trả lời câu hỏi.
1/ Nếu bỏ các từ in đậm trong các câu a,b,c thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?.
- GV nhận xét chung.
- GV nêu câu hỏi 2: ví dụ d/ từ “a” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói.
- GV yêu cầu học sinh so sánh câu có từ “ạ” và câu không có từ “ạ” để thấy được sắc thái tình cảm.
=> GV giúp HS rút ra kết luận về chức năng của tình thái từ.
- GV hướng dẫn Hs trả lời các câu hỏi II (SGK)
- Bạn chưa về à?
- Thầy mệt ạ?
- Bạn giúp tôi 1 tay nhé?
- Bác giúp cháu 1 tay ạ?
=> GV gợi dẫn HS kết luận
- HS đọc ví dụ – trả lời
1/ Nếu bỏ, thông tin sự kiện không thay đổi nhưng quan hệ giao tiếp thay đổi.
 a/ bỏ từ à thì không còn là câu nghi vấn.
 b/ Nếu bỏ từ đi thì không còn là câu cầu khiến.
 c/Nếu bỏ từ “thay” thì câu cảm thán không tạo lập được.
- HS: biểu thị sắc thái tình cảm.
- ví dụ: 
+ Em chào cô
+ Em chào cô ạ! Thì câu có từ “ạ” thể hiện mức độ lễ phép cao hơn.
-HSTL:
 Hỏi, thân mật
- Hỏi, kính trọng.
- Cầu khiến, thân mật,
-Cầu khiến, kính trọng.
I. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ.
 1. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
 2 . Tình thái từ gồm một số loại như sau:
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng.
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, sao, . . 
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà. . . 
II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ:
 Khi nói, viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hòan cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thức bậc XH tình cảm.
10p
:luyện tập.
GV hướng dẫn HS làm phần luyện tập.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
III. LUYỆN TẬP:
 1.Bài tập 1: Những câu có tình thái từ là câu b,.c, e, I
 2.Bài tập 2: giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong các câu:
 a/ chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
 b/ chứ: Nhấn mạnh điều vừa khẳng định.
 c/ ư: hỏi, với thái độ phân vân
 d/ nhỉ: thái độ thân mật
 e/ nhé; dặn dò, thái độ thân mật.
 g/ vậy: thái độ miễn cưỡng
 h/ cơ mà: thái độ thuyết phục
*:Củng cố-5p 
- Thế nào là tình thái từ? Có mấy loại tình thái từ?
- Khi nói, viết sử dụng tình thái từ như thế nào?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:5p
- Về học bài, làm bài tập 3,4,5 SGK
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 + Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 + Xem trước luyện tập
RÚT KINH NGHIỆM
..
Ngày dạy 29-9-2011
Tiết 28
Bài LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn bản tự sự , thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
cảm có độ dài khỏang 90 chữ.
 2.kĩ năng: 
-Thực hành kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Ổn định :
 2. KTBC: Hãy nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?.
3. Giới thiệu: Ở bài 6 các em đã làm quen với và nhận biết được sự kết hợp, đan xen giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm với kể chuyện trong một văn bản tư sự. Bài học này đi vào thực hành luyện tập viết đoạn văn tự sự có sự kết hợp của các yếu tố miêu tả và biểu cảm để củng cố những hiểu biết đã học, biết vận dụng để viết đoạn văn, bài văn tự sự theo tinh thần tích hợp các kiểu phương thức biểu đạt trong 1 văn bản.
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC 
20p
:Hình thành khái niệm.
GV yêu cầu HS tìm hiểu các - dữ kiện ở mục I SGK và trả lời câu hỏi.
1 Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự?
2. Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự?
3. Quy trình XD đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ mỗi bước?
- Sau đó GV yêu cầu Hs thực hành làm từng bước như gọi ý SGK.
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
- Nhân vật và sự việc
- Làm cho sự việc sinh động và hấp dẫn
*Gồm 5 bước:
- Lựa chọn 5 việc chính
- Xác định thứ tự kể
- Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm:
TS: sự việc được kể
Người kể, ngôi kể. trình tự kể
Miêu tả: hình ảnh,hình dáng, kích thước ,màu sắc,đâc điểmthứ tự đồ vật được sắp xếp
BC: (trực tiếp và gián tiếp) làm cho lời văn gọi cảm.
2op
*:Luyện tập.
- Sau khi HS đã từng bước hòan thành đoạn văn, GV yêu cầu một vài HS đọc đoạn văn tại lớp. Sau đó cho HS nhận xét bồ sung cho hoàn chỉnh.
- Gv yêu cầu và phân nhiệm vụ cho HS theo tình huống sự việc và nhân vật đã cho trong SGK. Sau đó dành thời gian cho HS viết đoạn văn
- GV cho HS đối chiếu, so sánh – rút ra nhận xét.
- GV: đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chổ nào?
- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?
- Viết thành đoạn văn.
- HS thực hành làm bài tập.
 Bước 1: Lựa chọn sự việc chính
Bước 2: Lựa chọn ngôi kể;
Bước 3: Xác định thứ tự kể.
Bước 4:
a/ miêu tả: hình dáng, màu sắc, chất liệu, vẽ đạp . . của cái lọ hoa.
b/ biểu cảm : suy nghĩ, tình cảm, sự trân trọng ngưỡng mộ, sự nối tiếc và ân hận.
Bước 5: Viết thành đoạn văn
II. LUYỆN TẬP:
 Hướng dẫn viết đoạn văn:
 1.Bài tập 1: HS tìm đoạn văn tương ứng của Nam Cao trong truyện “Lão Hạc”
- đối chiếu so sánh và rút ra nhận xét.
2.Bài tập 2: đoạn văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm: Nụ cười như mếu, mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, cái đầu lạo nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:5p
 -Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự?
 -Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự?
 -Quy trình XD đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ mỗi bước?
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài: Văn bản : “Chiếc lá cuối cùng “ của O hen Ri

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tuan 7 chuan.doc