1/ Mục tiêu.
1.1/ Kiến thức:
- Giúp HS thấy được tài nghệ của Xéc –van-tec trong việc xây dựng cặp nhân vật bất tử Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô pan-xa tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học cho thực tiễn.
1.2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích nghệ thuật đối lập
1.3/ Thái độ:
- Giáo dục tinh thần làm việc tốt, vì tập thể, vì mọi người
2/ Chuẩn bị:
Gv: STK, Bài soạn điện tử
HS: Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk
3/ Phương pháp:
Đọc diễn cảm, trao đổi, giảng bình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Soạn: Giảng: Tiết 25- 26 Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn-ki-hô-tê- Xéc van téc ) 1/ Mục tiêu. 1.1/ Kiến thức: - Giúp HS thấy được tài nghệ của Xéc –van-tec trong việc xây dựng cặp nhân vật bất tử Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô pan-xa tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học cho thực tiễn. 1.2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích nghệ thuật đối lập 1.3/ Thái độ: - Giáo dục tinh thần làm việc tốt, vì tập thể, vì mọi người 2/ Chuẩn bị: Gv: STK, Bài soạn điện tử HS: Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk 3/ Phương pháp: Đọc diễn cảm, trao đổi, giảng bình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. 4/ Tiến trình bài dạy: 4.1/ ổn định tổ chức 4.2/ Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu cảm nghĩ của em khi đọc xong truyện ngắn: “ Cô bé bán diêm”? ? Nghệ thuật của truyện ngắn này có gì đặc sắc? 5/ Bài mới: Gv: Tây Ban Nha nổi tiếng với các môn thể thao như: bóng đá, đấu bò tót. ở đó còn có một nhà văn mà nhắc đến tên ông người ta nghĩ ngay đến nhân vật bất hủ Đô-ki-hô-tê. Đó chính là Xec-van-téc nhà văn nổi tiếng trong thời Phục Hưng của TBN. Hôm nay cô và các sẽ tìm hiểu và nhân vật này qua văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” Hoạt động của Thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả tác phẩm ? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Xec-van-téc? HS : Trình bày * Gv bổ sung: STK “ Giáo trình VH phương Tây”/60,61. ? Hãy giới thiệu đôi nét chính về tác phẩm Đô-ki-hô -tê? HS trả lời ? Nêu xuất xứ của đoạn trích? HS : Văn bản thuộc phần đầu, chương VIII * Gv hướng dẫn đọc: Đọc giọng rõ ràng, vui tươi, hóm hỉnh pnù hợp với nhân vật ( Đô-ki-hô-tê thì giọng mạnh mẽ, dứt khoát nhưng đầy hoang tưởng; giọng Xan-chô Pan-xathực dụng, khoon ngoan - Gv đọc mẫu - 2 HS đọc đến hết ? Truyện được kể theo các sự việc chính nào? (1) Hai thầy trò nhận định về những cái xay gió. ( 2) Đô-ki-hô tê múa giáo đánh nhau với cối xay gió, mặc kệ lời can ngăn của Xan-chô Pan-xa ( 3) Hai thầy trò bày tỏ quan điểm và cách ứng xử sau khi bị đau đớn (4) Đôn-ki-hô -tê chưa cần ăn, còn Xan-chô vừa đi vừa ung dung đánh chén ( 5) Đô-ki-hô tê suất đêm không ngủ đẻ nghĩ đến tình nương còn Xan-chô ngủ ngon lành khi bụng đã no. ? Kể tóm tắt văn bản “ đánh nhau với cối xay gió” ? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản ? Đoạn trích này kể về việc gì? Hãy xác định 3 phần của đoạn trích theo trật tự trước, trong và sau khi Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió? HS : - Đọan trích kể về việc Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Gồm 3 phần theo trình tự thời gian như sau: + Phần 1: Từ đầu-> “ không cân sức”: Hai thày trò nhìn thấy những chiếc cối xay gió và nhận định về chúng + Phần 2: tiếp đến-> “ toạc cả nửa vai”: Thái độ và hành động của mỗi người + Phần 3: còn lại: Quan niệm của mỗi người trước chuyện bị đau đớn, chuyện ngủ ? Hãy cho biết nguồn gốc xuất thân, ngoại hình và mục đích sống của 2 nhật vật trên? HS : trả lời ? Hãy tóm tắt lại các suy nghĩ, hành động thái độ của 2 nhât vật từ khi nhìn thấy cối xay gió đến hết? HS : trả lời, giáo viên chuẩn xác theo bảng trên máy chiếu ( Bảng 2 phụ lục ) ? Từ những điều tìm hiểu ở trên, em hãy cho nhận xét về: tính cách, suy nghĩ và hành động của 2 nhân vật? ? Cảm nhận của em về 2 nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa? HS : Tự do phát biểu ? Theo em mỗi nhân vật có những nét tính cách nào đáng quý trọng, những nét tính cách nào đáng phê phán? HS : Đôn-ki-hô-tê: đáng quý là sống có mục đích, lí tưởng cao đẹp, dũng cảm không sợ hiểm nguy, có bản lĩnh hành động vì nghĩ lớn. đáng trách đầu óc mê muội, ước vọng hão huyền, xa rời thực tế bắt chước sách vở một cách mù quáng. - Xan-chô: Tỉnh táo, thực tế nhưng quá tầm thường vô tâm, hèn nhát ? Nhận xét của em về cách xây dựng nhân vật? HS : - Xây dựng cặp nhân vật tương phản, đối lập - Miêu tả sinh động, có yếu tố hài hước Hoạt động 3: Tổng kết ?Nêu những nét kháI quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản? => Đó là nội dung của phần ghi nhớ Hoạt động 4: Luyện tập I/ Giới thiệu tác giả tác phẩm 1/ Tác giả ( 1547-1616) - Là nhà văn nổi tiếng của Tây Ban Nha thời Phục Hưng 2/ Tác phẩm: - Là bộ tiểu thuyết gồm 2 phần với 126 chương và viết từ 1606 và 1615 - Văn bản thuộc phần đầu, chương VIII 3/ Đọc và chú thích II/ Đọc-hiểu văn bản 1/ Kết cấu – bố cục 3 phần 2/ Phân tích a, Nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa ( Bảng 2/phụ lục) b, Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Xây dựng cặp nhân vật tương phản, đối lập - Miêu tả sinh động, có yếu tố hài hước III/ Tổng kết Nội dung Nghệ thuật Ghi nhớ : Sgk/ 80 IV/ Luyện tập Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật “ Đôn-ki-hô - tê. 4.4/ Củng cố: ? Thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật là gì. ? Em đánh gia như thế nào về mỗi nhân vật? 4.5/ Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm bài tập trong Sgk và VBT - Soạn: Tình thái từ. VI, Phụ lục: Bảng 1: suy nghĩ, hành động thái độ của Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa Các sự việc Đônkihôtê Xanchôpanxa Khi nhìn thấy những cối xay gió - Cho là những tên khổng lồ ghê gớm, quyết tâm giao chiến - Khẳng định đó là cối xay gió, gió thổi làm quay cánh quạt Hành động - Tấn công - Hết lời can ngăn, sợ hãi tránh xa Khi đau đớn - Không rên rỉ - Rên rỉ ngay Ăn uống - Không cần ăn - Thoải mái, ung dung đánh chén Chuyện ngủ - Không ngủ, thức suốt đêm nghĩ đến người yêu - Ngủ một mạch đến sáng Bảng 2: Nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa Tiêu chí Đônkihôtê Xanchôpanxa Nguồngốc xuất thân Quý tộc nghèo Nông dân Dáng vẻ bề ngoài - Gầy, cao lênh khênh ngồi trên lưng ngựa.. - Béo lùn, cỡi trên lưng con lừa thấp tè, đeo túi thức ăn. Mục đích - Làm hiệp sĩ lang thang trừ gian tà, cứu người lương thiện - Làm giám mã, theo hầu Đôn – ki mong được hưởng chiến lợi phẩm. Tính cách - Dũng mãnh, trọng danh dự, nghĩ đến việc chung - Thật thà nghĩ đến cuộc sống của mình Suy nghĩ - ảo tưởng hão huyền, thiếu thực tế đ hành động điên rồ - Tỉnh táo rất thực tế. 5/ Rút kinh nghiệm: Soạn: Giảng: Tiết 27 Tình thái từ 1/ Mục tiêu. 1.1/ Kiến thức: - Giúp HS hiểu được thế nào là Tình thái từ. - Biết sử dụng Tình thái từ phù hợp với mục đích giao tiếp 1.2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đặt câu, kĩ năng sử dụng từ tiếng Việt đúng 13/ Thái độ: - Giáo dục văn hoá giao tiếp ngôn ngữ cho HS. 2/ Chuẩn bị: Gv: STK, Bảng phụ HS: Đọc và trả lời câu hỏi /sgk 3/ Phương pháp: - Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp. 4/ Tiến trình bài dạy 4.1/ ổn định tổ chức 4.2/ Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là trợ từ? Thán từ? Cho ví dụ? ? Nêu sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ? * Yêu cầu: - Trợ từ : là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc trong câu. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. - Ví dụ: những, thì, chính, ngay cả - Thán từ: là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. - Ví dụ: ái, ối, hỡi ôi, này, vâng ( 2) Sự khác nhau giữa Trợ từ và Thán từ: Trợ từ Thán từ - Dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá, nhận xét. - Chuyên đi kèm với một số từ ngữ khác trong câu, không có khẳ năng đứng độc lập - Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp. - Có thể tách riêng để trở thành 1 câu độc lập ( câu đặc biệt); thường đứng ở đầu câu. 4.3/ Bài mới: Gv: Bài học ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một loại từ thuộc lớp hư từ trong tiếng Việt, đó là: Tình thái từ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của Tình thái từ * Gv đưa bảng phụ có ghi 4 ví dụ: a,b,c,d lên để HS quan sát. ? Đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi sau: ? Trong các ví dụ a,b,c nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? HS : a, Mẹ đi làm rồi à? -> Mẹ đi làm rồi. => Bỏ từ à đi thì không còn là câu nghi vấn nữa. b, Con nín đi! -> Con nín. => Bỏ từ đi thì không còn là câu cầu khiến nữa. c, Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi! -> Thương cũng một kiếp người Khéo mang lấy sắc tài làm chi. => Bỏ từ thay không còn là câu cảm thán nữa. ? Vậy các từ à, đi, thay thêm vào câu có tác dụng gì? HS : Các từ à, đi, thay thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. ? ở ví dụ d, từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? HS : Từ ạ trong v/dụ d biểu thị sắc thái lễ phép của người nói. ? Tác dụng của các từ à, đi và thay trong các ví dụ a,b,c có gì khác so với từ ạ trong ví dụ d? HS : Các từ à, đi, thay: có chức năng tạo lập câu - Từ ạ: có tác dụng bộc lộ cảm xúc. Gv: Các từ à, đi, thay, ạ trên được gọi là Tình thái từ. ? Từ những phân tích ở trên, em hãy cho biết: thế nào là tình thái từ? Có những loại tình thái từ nào? HS : Trả lời theo ghi nhớ. ? Đọc to phần ghi nhớ/sgk-81? HS: Đọc ghi nhớ ? Hãy đặt câu có tình thái từ? HS : tự đặt câu-> Gv chữa. ? Tình thái từ khác trợ từ, thán từ như thế nào? HS : Trợ từ - Đi kèm với từ ngữ khác nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị sự đánh giá, nhận xét. Thán từ - Dùng để bộc lộ t/c cảm xúc hoặc để gọi đáp. - Độc lập tạo thành câu hoặc thành phần biệt lập trong câu. Tình thái từ - Dùng để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. - Dùng để bộc lộ cảm xúc ( giống thán từ) - Không tạo thành câu đọc lập, hoặc thành phần biệt lập trong câu ( giống trợ từ) * Gv: Chép 2 câu a,b/Bài tập 1-sgk-81 lên bảng ? Cho biết trong hai câu trên, từ nào là tình thái từ, từ nào không phải tình thái từ? a, Em thích trường nào thì thi vào trường ấy. -> nào: là đại từ nghi vấn. b, Nhanh lên nào, anh em ơi! -> nào: Tình thái từ * Gv: Như vậy, cần phân biệt Tình thái từ với các từ đồng âm khác nghĩa, khác loại. ( Tình thái từ khác với: đại từ nghi vấn nào, thán từ nào, quan hệ từ chứ, động từ đi ) Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng Tình thái từ ? Đọc các ví dụ trong sgk/81? ? Các tình thái từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ntn? HS : Thảo luận nhím bàn trong 3 phút, trả lời: - Bạn chưa về à? -> hỏi ngang hàng, thân mật - Thầy mệt ạ?-> Hỏi người ở bậc trên với thái độ kính trọng. - Bạn giúp tôi một tay nhé! -> Cầu khiến người ngang hàng với thái độ thân mật. - Bác giúp cháu một tay ạ! -> Cầu khiến người trên với thái độ kính trọng. ? Từ việc phân tích trên, cho biết cần lưu ý gì khi sử dụng Tình thái từ? HS : Sử dụng tình thái từ khi nói, viết phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. ? Đọc ghi nhớ/sgk-81? ? Bài tập 4: đặt câu với các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau: + HS với thầy cô giáo. + HS với HS + Con với bố mẹ, cô dì, chú bá ... âu ghép? HS: Câu đơn: 2,5- Câu ghép: 7 ? Vậy cấu tạo của câu ghép có đặc điểm gì? HS: câu ghép có các cụm c-v không bao chứa nhau, mỗi c-v làm một vế câu. ? Đọc ghi nhớ.sgk? ? Cho ví dụ 1 câu ghép? HS: Tự do phát biểu Hoạt động 2: Cách nối các vế câu ghép ? Dựa vào đặc điểm về câu ghép ở trên, hãy tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích? HS: (1) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường/ rụng nhiều (và) trên không/ có những đám mây bàng bạc (,) lòng tôi/ lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. (3) Những ý tưởng ấy tôi /chưa lần nào ghi lên giấy(,) vì hồi ấy tôi/ không biết ghi (và) ngày nay tôi /không nhớ hết. ? Trong mỗi câu ghép trên các vế được nối với nhau bằng cách nào? HS: Bằng dấu phẩy, dấu hai chấm Bằng quan hệ từ “và” ? Vậy có mấy cách để nối các vế trong câu ghép? HS: 2 cách: dùng từ nối và không dùng từ nối ? Đọc ghi nhớ/sgk? HS: đọc ghi nhớ/sgk. Gv: Trong cách dùng từ nối, các vế câu ghép thường được nối bằng: 1 cặp quan hệ từ, 1 quan hệ từ, 1 cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ ( cặp hô ứng) Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Tìm và xác định cách nối các vế câu ghép trong các đoạn trích a, Câu 3, 5, 6,7: các vế được nối với nhau bằng dấu phẩy. b, Câu 1,2: các vế nối với nhau bằng dấu phẩy c, Câu 2; các vế nối với nhau bằng dấu hai chấm d, Câu 3,: các vế nối với nhau banừg quan hệ từ. Bài 2,4: Đặt câu ghép với cặp quan hệ từ. - 2 HS lên bảng làm phần a,b mỗi bài - Dưới lớp làm vào vở - Gv + lớp chữa Bài 3: Chuyển câu ghép vừ đặt ở BT2 thành câu ghép mới bằng 2 cách: Bớt một quan hệ từ, đảo trật tự các vế câu. - HS lên bảng làm phần a,b - Gv chữa. Bài 5: Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu ghép, với hai chủ đề sau: - Thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilông - Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn. 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở theo 2 nhóm ứng với 2 chủ đề => Gv chữa bài trên bảng A/ Lí thuyết I/ đặc điểm của câu ghép 1.1/ Khảo sát ngữ liệu /sgk - Câu 2,5: có 1cụm c-v => câu đơn - Câu 7: có 3 cụm c-v, các cụm c-v này không bao chứa nhau=> câu ghép. 1.2/ Ghi nhớ/sgk II/ Cách nối các vế câu ghép. 1.1/ Khảo sát ngữ liệu /sgk - Có 2 cách nối: + Dùng từ nối ( qht, cặp từ hô ứng) + Không dùng từ nối ( dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm) 1.2/ Ghi nhớ/sgk B/ Luyện tập Bài 1: Tìm và xác định cách nối các vế câu ghép trong các đoạn trích Bài 2,4: Đặt câu ghép với cặp quan hệ từ. Bài 3: Chuyển câu ghép vừ đặt ở BT2 thành câu ghép mới bằng 2 cách: Bài 5: Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu ghép, với hai chủ đề 4.4/ Củng cố: ? Nêu đặc điểm của câu ghép? Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng những cách nào? 4.5/ HDVN - Học bài, hoàn thành các bài tập. - Soạn: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh. 5/ Rút kinh nghiệm Soạn: Giảng: Tiết 44 tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh 1/ Mục tiêu. 1.1/ Kiến thức: - Giúp H tìm hiểu được vai trò, vị trí, đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người. 1.2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết văn bản thuyết minh. 1.3/ Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập 2/ Chuẩn bị: Gv: STK, bảng phụ. HS: Đọc và trả lời câu hỏi /sgk 3/ Phương pháp: - Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp. 4/ Tiến trình bài dạy 4.1/ ổn định tổ chức 4.2/ Kiểm tra bài cũ: Gv: kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh, có nhận xét, đánh giá 4.3/ Bài mới: Gv: văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được sử dụng thường xuyên và rộng rãi. Vậy thế nào văn bản thuyết minh và các đặc điểm của văn bản thuyết minh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản thuyết minh * Gv: cho học sinh đọc các văn bản sách giáo khoa và thảo luận nhóm bàn 3 câu hỏi sách giáo khoa (5 phút). ? Mỗi văn bản trên trình bày giới thiệu, giải thích điều gì? Điều đó được thể hiện ở câu văn nào? Qua đó cung cấp kiến thức gì cho người đọc người nghe? ? Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu? ? Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết? HS: - Trình bày kết quả thảo luận qua bảng phụ: -Văn bản :“cây dừa Bình Định” trình bày lợi ích của cây dừa mà các loại cây khác không có.( câu chủ đề: c1) - Văn bản :“Tại sao lá cây có màu xanh lục” giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.( Câu chủ đề: câu cuối) - Văn bản “Huế” giới thiệu Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với đặc điểm của Huế.( câu chủ đề: câu đầu) 2. Các văn bản thường gặp trong đời sống, ở các loại sách địa lí, lịch sử, sinh học hoặc trên báo chí khi cần giới thiệu thuyết minh về một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống. 3- Một số văn bản cùng loại: Động phong nha, Thông tin ngày trái đất năm 2000. * Gv bổ sung: Ngoài ra chúng ta gặp những kiểu VB đó rất nhiều trong đs: - Khi mua 1 đồ dùng ( như máy bơm, ti-vi,...) có bản th.minh về cấu tạo, tính năng, tdụng, cách sử dụng,... - 1 hộp bánh: giới thiệu thành phần làm nên bánh, cssx, ngày sx, trọng lượng, hạn sử dụng... - Giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh: đặc diểm về nguồn gốc, cấu trúc, vẻ đẹp, giá trị,... - SGK: trình bày những kthức về tiểu sử tg, kthức về 1phương pháp nấu ăn, về 1 thí nghiệm,... ? Rút ra kết luận gì về kiểu VB này? H: PBYK * Gv: Đó chính là những VB thuyết minh. * Gv: cho học sinh trao đổi nhóm (6 nhóm một lớp). ? Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào? ? Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ? ? Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? ? Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì? HS: - Các văn bản trên không phải là văn bản tự sự hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm vì không nhằm mục đích kể, tả, nghị luận, bộc lộ tình cảm mà là văn bản thuyết minh. - Các văn bản ấy đã trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội. -> Các văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt kiểu văn bản này với các kiểu văn bản khác. Đã là tri thức thì người làm không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng, suy luận ra mà làm được. - Các văn bản trên dùng các phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích để thuyết minh các đặc điểm cơ bản của đối tượng. - Sử dụng ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, cô đọng, chặt chẽ, hấp dẫn. ? Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm của văn bản? - Trình bày ghi nhớ sgk. * Gv: có thể kết hợp TM với yếu tố biểu cảm hoặc MT để tăng tính hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1( 117): Xác định văn bản thuyết minh, giải thích vì sao? - Giáo viên chia 2 nhóm học sinh làm bài. sau đó gọi trình bày * Gv chuẩn xác: - Cả 2 văn bản trên đều là văn bản thuyết minh: + Văn bản 1: Cung cấp kiến thức lịch sử + Văn bản 2: Cung cấp kiến thức về sinh học Bài tập 2/118: Xác định yếu tố thuyết minh trong vb “ Thông tin về ngày Trái đất năm 2000” a, Thông tin về ngày trái đất năm 2000 là văn bản nghị luận có kết hợp thuyết minh. b, Yếu tố thuyết minh: tác hại của bao bì ni lông-> làm tăng tính thuyết phục của những kiến nghị trong văn bản nghị luận. Bài 3/118: yếu tố thuyết minh trong các vb tự sự, miêu tả, biểu cảm a, Kể tên các văn bản: Tự sự, tả, nghị luận, biểu cảm có yếu tố thuyết minh: - Sông nước Cà Mau - Cây tre Việt Nam - Một thứ quà của lúa non – cốm - Ca Huế trên sông Hương b, Các văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm có yếu tố thuyết minh để làm rõ thêm một nội dung nào đó nhằm đạt yêu cầu của văn bản. Yếu tố thuyết minh ở đây là hỗ trợ, khắc sâu, góp phần làm tăng hiệu quả về nội dung và nghệ thuật cho các kiểu văn bản khác. A/ Lí thuyết I/ Vai trò, đặc điểm chung của văn bản thuyết minh 1/ Văn bản thuyết minh trong đời sống con người a. Khảo sát ngữ liệu: Sgk - Vbản: trình bày lợi ích của cây dừa - Vbb: giải thích tác dụng của chất diệp lục. - Vbc: giới thiệu Huế là 1 trung tâm văn hoá lớn của VN => Đó là văn bản thuyết minh. 2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. - Các văn bản thuyết minh: + Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng + Phương thức trình bày: Trình bày, giới thiệu, giải thích. + Ngôn ngữ trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. b/ Ghi nhớ: sgk/117 B/ Luyện tập Bài tập 1( 117): Xác định văn bản thuyết minh, giải thích vì sao? Bài tập 2/118: Xác định yếu tố thuyết minh trong vb “ Thông tin về ngày Trái đất năm 2000” Bài 3/118: yếu tố thuyết minh trong các vb tự sự, miêu tả, biểu cảm 4.4/ Củng cố: ? Thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm của văn bản thuyết minh? 4.5/ Hướng dẫn học bài: - Học bài, hoàn thành các bài tập sgk - Soạn bài: Ôn dịch thuốc lá , sưu tầm những tác hại về thuốc lá, những số liệu cụ thể về những ảnh hưởng của thuốc đối với cuộc sống con người. 5/ Rút kinh nghiệm: Trường THCS Cẩm La Lớp : Ngày tháng năm Tiết : 41 Kiểm tra : 1tiết Môn : Văn học Đề bài Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất viết vào bài làm. Câu 1: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong văn bản “ Tôi đi học”? A. Nhân hoá C. Điệp ngữ B. Hoán dụ D. So sánh Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của văn bản “ Tôi đi học”? A, “ Tôi đi học” tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. B, “ Tôi đi học” tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “ tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. C, “ Tôi đi học” tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn nhưngười mẹ và ông đốc, ...đối với những em bé lần đầu tiên đến trường. D, “ Tôi đi học” tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “ tôi ”và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên. Câu 3: “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào? A. Bút kí C. Hồi kí B. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 4: Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một con người như thế nào? A. Là một người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc với những “ rắp tâm tanh bẩn” B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ. C. Là một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay. D. Là một người đàn bà nhiều chuyện, không có tình cảm với cháu. Phần II Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 1: ( 3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng tóm tắt văn bản “ Lão Hạc” ( trích truyện ngắn cùng tên của Nam Cao ) Câu 2: (5,0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 qua hình ảnh chị Dậu trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
Tài liệu đính kèm: