A, Mục tiêu.
1, Kiến thức:
- Biết cách quan sát, thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học ( thể thơ).
- Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh 1 thể loại văn học phải dựa vào sự quan sát, tìm hiểu và tra cứu.
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
3, Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, Bài soạn điện tử
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk
tuần 16 Soạn: 6.12.08 Giảng: Tiết 61 Lớp: thuyết minh về một thể loại văn học A, Mục tiêu. 1, Kiến thức: - Biết cách quan sát, thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học ( thể thơ). - Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh 1 thể loại văn học phải dựa vào sự quan sát, tìm hiểu và tra cứu. 2, Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học 3, Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập. B, Chuẩn bị: * Gv: - STK, Bài soạn điện tử * HS: - Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk C, Phương pháp: - Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp. D, Tiến trình bài dạy: I, ổn định tổ chức II, Kiểm tra bài cũ: ? Muốn có tri thức làm một bài văn thuyết minh, ta phải làm gì? Yêu cầu: Muốn có tri thức làm tốt một bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng thuyết minh, nhất là phải nắm được bản chất đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu III. Bài mới * Gv: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. Hoạt động 1: Đọc đề và tìm hiểu đề bài. ? Cách làm một bài văn thuyết minh? HS: Để làm một bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, chính xác, dễ hiểu. ? Thực hiện bước tìm hiểu đề. HS: thực hành bước tìm hiểu đề: + Thể loại + Đối tượng TM + Phạm vi tri thức: Đặc điểm về số câu chữ ; luật bằng, trắc ; nhịp; vần; đối; bố cục. + Phương pháp t/minh: nêu định nghĩa, phân tích ? Quan sát bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”, nhận xét số câu chữ, số dòng, kí hiệu bằng trắc, niêm, luật, vần, nhịp? HS trình bày. - Mỗi câu bắt buộc phải có 8 dòng, mỗi dòng có 7 chữ (tiếng), không được thêm bớt. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” có 5 tiếng hiệp vần: Lôn, non, hòn, son, con. => Các tiếng hiệp vần đều nằm vị trí cuối của các câu thơ 1, 2, 4, 6, 8 đều là vần bằng. - Nhịp thơ: 4/3 , 2/2/3 có khi 2/5 Riêng câu thơ 2 bài “Cảm tác” ngắt nhịp ngoại lệ tác giả nhấn mạnh ý thơ. - Nghệ thuật đối ở các câu: 3-4; 5 -6 rất chỉnh cả thanh lẫn ý. - Cấu trúc 4 phần: đề, thực, luận, kết. - Luật ( hệ thống ngang): nhất, tam, ngũ bất luận- nhị tứ, lục phân minh ( đúng luật:đối nhau) - Niêm ( hệ thống dọc) : nếu tiếng của dòng trên là B thì tiếng của dòng dưới cũng là B => gọi là niêm( dính) với nhau. Gv chuẩn xác kiến thức bằng bảng. ? Lập dàn ý theo gợi ý sgk và dựa vào dàn bài đã lập để thuyết minh theo y/c của đề bài. ? Hãy dùng phương pháp định nghĩa để giới thiệu về thể thơ này trong phần MB? HS: Thất ngôn bát cú Đường luật là 1 thể thơ thông dụng của thơ Đường, được các nhà thơ VN rất ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển VN ai cũng có thể làm thể thơ này bằng chữ H (N). ? Hãy giới thiệu về đặc điểm của thể thơ TNBC theo kết quả khảo sát?. HS: trình bày ? Nhận xét ưu( vẻ đẹp, nhạc điệu), nhược và vị trí thể thơ này trong thơ ca Việt Nam? HS: Trình bày *Thể thơ này đẹp ở sự tề chỉnh, hài hoà, âm thanh trầm bổng, nhạc điệu phong phú, bố cục cân đối hài hoà, vần điệu nhịp nhàng mang đậm chất cổ điển. - Nhược điểm: có nhiều ràng buộc gò bó, kiểu khuôn mẫu, không phóng khoáng như thơ tự do. - Thơ ca VN có nhiều bài thơ hay được sáng tác theo thể thơ này. Ngày nay thể thơ này vẫn được ưa chuộng. ? Từ quan sát trên, rút ra bài học như thế nào về cách thminh đặc điểm 1 thể loại văn học? HS: Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học, trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành đặc điểm. ? Khi nêu các đ2 cần chú ý lựa chọn ntn? HS: Khi nêu các đặc điểm cần lựa chọn đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy. HS: Đọc ghi nhớ/ sgk-154 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1: Qua 3 văn bản truyện ngắn đã học, thuyết minh đặc điểm truyện ngắn. - Định nghĩa thể loại truyện ngắn: thuộc thể tự sự loại nhỏ. - Dung lượng ( Nội dung phản ánh) Dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảng cuộc sống hay một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội (ví dụ minh hoa) - Nhân vật sự kiện: ít - Cốt truyện thường diễn ra một khoảng không gian, thời gian hạn chế, không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn những khoảnh khắc, những lát cắt của cuộc sống để thể hiện. - Kết cấu thường là sự sắp đặt những đối chiếu tương phản để làm nổi bật chủ đề. - Truyện ngắn tuy dung lượng ngắn nhưng thường đề cập vấn đề lớn của cuộc đời. I, Từ quan sát đến miêu tả, thuyết minh một thể loại văn học Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú đường luật 1. Tìm hiểu đề - Thể loại: thuyết minh về một thể loại văn học - Đối tượng thuyết minh: thể thơ thất ngôn bát cú đường luật - Phạm vi tri thức: - Phương pháp thuyết minh: + Nêu định nghĩa + Phân tích + Nêu ví dụ 2. Quan sát- nhận xét: - Số câu,chữ : 8câu, 7 chữ. - Hiệp vần ở chữ cuối các câu 1.2.4.6.8 thường là vần bằng. - Nhịp thơ: 4/3; 2/ 2/3; 2/5 - Đối ở các cặp câu 3-4; 5-6 - Cấu trúc: đề, thực , luận, kết - Luật: Các tiếng 2,4,6 ở các dòng1 với 2; 3với 4 ; 5 với 6; 7 với 8 đối nhau. - Niêm: Các tiếng 2, 4, 6 ở các dòng 1vớ 8; 2 với 3; 4 với 5; 6 với 7 cùng là B hoặc T. 3. Dàn bài a. Mở bài -Thể thơ TNBCĐL là thể thơ thông dụng của các thể thơ ĐL được các nhà thơ VN yêu chuộng b. Thân bài: * Giới thiệu đặc điểm của thể thơ: - Số câu, số chữ trong bài - Quy luật bằng trắc - Cách gieo vần, ngắt nhịp - Nghệ thuật đối - Cấu trúc bài thơ * Ưu điểm: * Nhược điểm: * Vị trí: c. Kết bài - Thể thơ quan trọng, ngày này vẫn được ưa chuộng 4, Ghi nhớ sgk (154) II. Luyện tập Bài tập 1: Qua 3 văn bản truyện ngắn đã học, thuyết minh đặc điểm truyện ngắn IV Củng cố: ? Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học ta phải làm gì? V, Hướng dẫn học bài - Hoàn thành bài tập, dàn ý, viết bài. - Soạn: Ôn tập tiếng Việt E. Rút kinh nghiệm. _______________________________________ Soạn: 6.12.08 Giảng: Tiết 62 Lớp: ôn tập tiếng việt A, Mục tiêu. 1, Kiến thức: - Hệ thống hoá các kiến thức tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay: từ vựng, câu, phép tu từ, dấu câu. 2, Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt 3, Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập. B, Chuẩn bị: * Gv: - STK, Bài soạn điện tử * HS: - Chuẩn bị theo câu hỏi ôn tập học kì I đã cho. C, Phương pháp: - Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp. D, Tiến trình bài dạy: I, ổn định tổ chức II, Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung ôn tập của HS. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập từ vựng G: Thống kê kiến thức cơ bản về TV thuộc phạm trù từ vựng đã học? H: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ. - Trường từ vựng - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Từ địa phương, biệt ngữ XH. - Các biện pháp tu từ: nói giảm, nói tránh, nói quá. G: Nhắc lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa TN? Trường từ vựng? Lấy VD minh hoạ? H: - Nghĩa của một TN có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn so với nghĩa của từ ngữ khác. - Một TN có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác và ngược lại. - Một TN có thể có nghĩa rộng hơn với TN này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với TN khác. H: Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Ví dụ: trường từ vựng tâm trạng: buồn vui, phấn khởi, lo lắng. G: Nhắc lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh. Cho ví dụ minh hoạ? H: - Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, âm thanh, trạng thái của sự vật. Ví dụ: Lất phất, nho nhỏ, dập dềnh. - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của TN và con người. Ví dụ: ào ào, lộp độp, hu hu, hì hì. G: Nhắc lại khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ minh hoạ. H: - Từ địa phương là TN chỉ dùng ở địa phương nhất định. VD: Má đi công tác, ba chị em phải biết thương yêu, bảo ban nhau. - Biệt ngữ XH: Là TN chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định VD: Cậu làm bài có “trúng tủ” không! G: Nhắc lại TN nói quá, nói giảm, nói tránh? Tìm ví dụ minh hoạ (trong văn bản đã học). H: - Nói quá: là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hình thượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Nói giảm, nói tránh: Là phép tu từ dùng phép diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, tránh thô tục hoặc mất lịch sự. G: Cho HS làm bài tập a, b, c ( SGK/155) . H1: lên bảng điền vào sơ đồ trên bảng phụ: thứ tự các từ là: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn H: Truyện dân gian. 1. Truyện truyền thuyết: là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, có yếu tố tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhd đối với nv và sự kiện được nói đến. 2. Truyện cổ tích: Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc ( NV bất hạnh, NV dũng sĩ có tài năng kì lạ NV thông minh hay ngốc nghếch, NV là loài vật) ,có nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. 3. Truyện ngụ ngôn: Là truyện dân gian mượn chuỵện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người -> đưa ra bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, kín đáo. 4. Truyện cười: Truyện dân gian kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để mua vui, phê bình, đả kích.. => giống nhau ở từ: “ truyện”-> thuộc trường từ vựng “truyện” H2: lên bảng tìm VD để g.quyết mục b. H3; làm bài tập c. H: - Mưa xuân lất phất bay. - Hà nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng keng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập ngữ pháp. G:Thống kê kiến thức đã học thuộc phạm trù G: NP mà em đã học? HS trình bày. G: Trợ từ, thán từ, tình thái từ là gì? Ví dụ minh hoạ? H: - Trợ từ: là những từ đi kèm một TN khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở TN đó. + Ngay, chính, những. - Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, hoặc tách ra làm thành câu đặc biệt. - Tình thái từ: Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. G: Câu ghép là gì? H: Là do hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi C-V được gọi là một vế câu G: Có mấy cách để nối các vế câu trong một câu ghép. H: -Dùng từ có dụng nối: -> quan hệ từ, cặp quan hệ từ. -Cặp phó từ (đại từ). -Không dùng từ nối (giữa các vế có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm) G: Chỉ ra các kiểu ghi ý nghĩa giữa các vế câu ghép thường gặp. H: Nguyên nhân, ĐK, GT, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, GT. G: Yêu cầu HS làm bài tập : a, b, c. H: a - Chao ôi, cậu làm được những ba bài toán khó cơ à? - Chính em làm việc này à? b- Câu 1 là câu ghép. Nếu tách thành 3 câu đơn thì không thể hiện mối liên hệ, sự liên tục của 3 việc bằng khi gộp 3 vế của câu ghép c- Câu 1, câu 3 là câu ghép. + Hai vế của câu 1 nối với nhau bừng quan hệ từ “cũng như”. + Ba vế câu 3 là câu ghép nối với nhau bằng quan hệ từ “bởi vì”. * Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn HS viết đoạn văn. Viết đoạn văn ngắn kể về kỷ niệm của em gắn bó với mái trường có sử dụng vốn kiến thức tiếng việt đã học ở lớp 8. - Viết (5’) sau đó trình bày/ - Giáo viên nhận xét, uốn nắn. I, Từ vựng: 1. Cấp độ khỏi quỏt của nghĩa từ ngữ 2. Trường từ vựng 3. Từ tượng hỡnh, từ tượng thanh 4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xó hội 5. Một số biện phỏp tu từ - Núi quỏ - Núi giảm núi trỏnh * Bài tập II, Ngữ phỏp: 1. Một số từ loại: - Trợ từ - Thỏn từ - Tỡnh thỏi từ 2. Cõu ghộp a. Khỏi niệm b. Cỏch nối cỏc vế cõu của cõu ghộp c. Cỏc kiểu quan hệ ý nghĩa giữa cỏc vế cõu ghộp * Bài tập IV, Củng cố: ? Đặt câu với một trong các kiến thức TV đã học? V/ Hướng dẫn học bài. - Ôn lại kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì - Soạn: Hướng dẫn đọc thêm “ Muốn làm thằng Cuội & Hai chữ nước nhà” E. Rút kinh nghiệm: Soạn: 8.12.2008 Giảng: Tiết 63, 64 Lớp: kiểm tra tổng hợp học kì i A, Mục tiêu. 1, Kiến thức: - Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của 3 phần: văn, TV, TLV trong bộ môn Ngữ văn 2, Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng tổng hợp kiến thức Ngữ văn để làm bài kiểm tra tổng hợp 3, Thái độ: - Nghiêm túc trong trong kiểm tra. B, Chuẩn bị: * Gv: - Đề do PGD ra * HS: - Ôn tập theo câu hỏi ôn tập học kì I đã cho. C, Phương pháp: - HS làm việc độc lập D, Tiến trình bài dạy: I, ổn định tổ chức II, Kiểm tra bài cũ: không III, Bài mới: Gv giao đề cho HS -> HS làm bài. Đề bài: (trang bên) Đáp án, biểu điểm: (trang bên ) IV, Củng cố: - Nx giờ kiểm tra, nhắc nhở HS những y/c cho tiết kiểm tra sau. V. HDVN: - Tiếp tục ôn tập nội dung đã học - Soạn bài: Hoạt động Ngữ văn: làm thơ 7 chữ E. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: