Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 78: Văn bản Khi con tu hú - Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 78: Văn bản Khi con tu hú - Tố Hữu

 Tiết 78

Văn bản

 KHI CON TU HÚ

 ( Tố Hữu)

A.PHẦN CHUẨN BỊ.

I. Mục tiêu .

1, Kiến thức, kĩ năng, tư duy: Giúp HS

- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trẻ tuổi đang bị giam trong tù ngục được tái hiện bẵng nhưnmgx hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

- rèn kĩ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, p/tích những h/ảnh lãng mạn bay bổng trong bài, sức mạnh nghệ thuật của những câu hỏi tu từ.

2, Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn những người hi sinh vì dân vì nước.

II. Chuẩn bị.

1, Thầy : Nghiên cứu soạn giảng.

2, Trò : Chuẩn bị theo câu hỏi sgk.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 78: Văn bản Khi con tu hú - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/1/08 Ngày dạy: 8a, 8b: 22/1/08
 Tiết 78
Văn bản
 KHI CON TU HÚ
 ( Tố Hữu)
A.PHẦN CHUẨN BỊ.
I. Mục tiêu .
1, Kiến thức, kĩ năng, tư duy: Giúp HS
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trẻ tuổi đang bị giam trong tù ngục được tái hiện bẵng nhưnmgx hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
- rèn kĩ năng đọc sáng tạo thơ lục bát, p/tích những h/ảnh lãng mạn bay bổng trong bài, sức mạnh nghệ thuật của những câu hỏi tu từ.
2, Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn những người hi sinh vì dân vì nước.
II. Chuẩn bị.
1, Thầy : Nghiên cứu soạn giảng.
2, Trò : Chuẩn bị theo câu hỏi sgk.
B. PHẦN TRÊN LỚP.
I. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)
1, Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Nêu nội dung chính?
 2, Trả lời:
 - HS Đọc
 - T/giả vẽ ra 1 bức tranh tươi sáng, sinh động về 1 làng quê miền biển trong 
 đó nổi lên h/ảnh khoẻ khoắn tràn đầy sức sống của người dân chài và sinh
 hoạt lao động của làng chài. Bài thơ cho thấy t/cảm qhương trong sáng, tha
 thiết của nhà thơ.
II. Bài mới.
* Vào bài. ( 1’)
19 tuổi đang hoạt động cách mạng sôi nổi, say xưa ở thành phố Huế thì Tố Hữu bị Thực dân Pháp bắt, giam ở xà lim số 1- nhà lao Thừa Phủ. Bị nhốt trong phòng giam bưng bít, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài. Người chiến sĩ trẻ ấy cảm thấy ngột ngạt không thể chịu nổi... được thể hiện ở bài thơ mà ta học hôm nay.
 ?
 G
 ?
 G
 H
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 H
 ?
 ? 
 ?
 ?
 ?
 G
 H
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 H
 ?
 H
Qua đọc chú thích sgk nêu vài nét chính về t/g?
Nhấn mạnh ( Những điều lưu ý sgv- T 26)
Hoàn cảnh ra đời bài thơ?
Nêu yêu cầu đọc
- Náo nức phấn chấn ( 6 câu đầu)
- Bực bội, nhấn mạnh các ĐT, các từ cảm thán
 ( 4 câu cuối)
Đọc- Nhận xét
Tiếng chim tu hú có vai trò ntn trong bài thơ này?
- Báo hiệu mùa hè tới, khơi dậy niềm vui sống của nhà thơ.
“Khi con tu hú” là bài thơ diễn tả tiếng chim tu hú hay là qua đó để dtả cảm xúc của lòng người?
- Lời thơ dtả cảm xúc của lòng người.
Là lời thơ dtả cxúc của lòng người thì người ta có thể lấy lời thơ nào trong bài thơ để đặt tên khác cho bài thơ?
- “Ta nghe hè dậy bên lòng”
Nên hiểu nhan đề bài thơ này ntn?
- Chỉ là vế phụ của 1 câu văn trọn ý.
Hãy viết 1 câu văn có 4 chữ đầu “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ?
- Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù CM cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng cảm thấy thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.
Vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?
- Tiếng chim tu hú kêu--> tín hiệu của màu hè rực rỡ, sự sống tưng bừng của trời cao lồng lộng, cuộc sống tự do ( hoán dụ- liên tưởng)
Thể thơ? Em hiểu ntnvề thể thơ ấy?
- Hình thức thơ này có tác dụng dtả cảm xúc tha thiết, nồng hậu của tâm hồn người tù CM.
Bố cục?
Đọc 6 câu đầu
--> Âm thanh của tiếng chim tu hú ( 1 loài chim lông màu đen, lớn hơn chim sáo, thường kêu vào đầu hè) đã làm thức giấc trong tâm hồn người chiến sĩ CM trẻ tuổi lần đầu tiên nếm mùi tù ngục 1 khung cảnh mùa hè thật trẻ trung rộn rã đầy sức sống.
Hãy tìm những chi tiết mtả bức tranh mùa hè ấy? (âm thanh, màu sắc, hương vị, bầu trời)
Nhận xét cảnh mùa hè được mtả trong 6 câu thơ đầu?
--> nhiều h/ảnh tiêu bểu của mùa hè được đưa vào: tiếng ve, lúa chiêm ( cấy sau tết âm lịch), bầu trời, diều, trái cây
Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú “ Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà- Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”. Theo em có gì giống và khác nhau trong cảm nhận tiếng chim tu hú ở 2 nhà thơ?
- Giống nhau: Tiếng chim tu hú đều gợi không gian đồng quê gần gũi, thân thuộc. Đều là âm thanh được đón nhận bởi tình thương mến.
- Khác: 
 + Trong “Bếp lửa”: Tiếng chim tu hú gợi kỉ niệm về tình bà cháu nơi quê nhà.
 + Trong “Khi con tu hú”: âm thanh tu hú báo hiệu mùa hè sôi động được cảm nhận từ tâm hồn yêu sống, khát khao tự do của người chiến sĩ CM.
Hoàn cảnh của nhà thơ?
- Bị giam kín trong nhà lao.
Khung cảnh vào hè đặc biệt này được tgiả cảm nhận từ trong khung sắt nhà tù. Điều đó cho thấy sức cảm nhận tâm hồn của nhà thơ ntn?
Tố Hữu còn nói về sự khát khao của mình qua 1 số câu trong bài “Tâm tư người tù”:
 Cô đơn thay là cảnh thân tù!
 Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
 Tôi lắng nghe tiếng lời lăn náo nức
 Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Đọc 4 câu còn lại
Khi nhà thơ viết “Ta nghe ...bên lòng” em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn?
Từ đó có thể hình dung trạng thái tâm hồn của t/giả ntn?
Nồng nhiệt với tyêu cuộc sống tự do.
Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của nhà thơ khi nghe hè dậy bên lòng?
Các từ “đạp tan”, “ngột”, “chết uất” đã dtả t/trạng của t/giả ntn?
Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ gợi cho người đọc những liên tưởng gì?
- Mở đầu: Gợi bức tranh mùa hè trong tưởng tượng với tâm trạng náo nức bồn chồn.
- Cuối bài: T/trạng cảm giác u uất, bực bội ý muốn tung phá dành tự do của người tù.
Giải thích sự khác nhau về t/trạng của người tù?
- 2 t/trạng được khơi dậy từ 2 không gian hoàn toàn khác nhau: tự do và mất tự do.
Em cảm nhận được điều mãnh liệt nào diễn ra trong tâm hồn t/giả từ những lời thơ cuối bài?
Nét đặc sắc về ngthuật?
Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc.
Hai đthơ 2 cảnh- 2 t/trạng khác nhau mà vẫn thống nhất.
Giọng thơ tự nhiên, khi tươi sáng, khi dằn vặt sôi trào trong thể thơ 6/8 mền mại uyển chuyển.
Nội dung? ( Ghi nhớ- sgk)
Đọc ghi nhớ.
Thơ là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta thấy gì về tâm hồn thơ củaTố Hữu?
 Thảo luận nhóm:
 + Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của sự sống.
 + Hồn thơ yêu csống mãnh liệt
 + Hồn thơ đấu tranh cho tự do
 + Hồn thơ Cách mạng
III. Hướng dẫn học ở nhà. ( 3’)
Học thuộc lòng + P/tích bài thơ.
Sưu tầm 1 số bài thơ của Tố Hữu.
Chuẩn bị bài cho tiết sau: Câu nghi vấn.
I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 10’)
 1, Vài nét về t/g.
- Tố Hữu ( 1920- 2002) là nhà thơ lớn tiêu biểu của nền văn học VN. Thơ ông có sức truyền cảm mạnh mẽ, rộng rãi.
- Bài thơ sáng tác 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ.
 2, Đọc bài.
- Thể thơ lục bát.
- Bố cục: 2 phần
 + 6 câu đầu: Cảnh mùa hè
 + 4 câu cuối : Tâm trạng người tù.
II. Phân tích ( 17’)
 1, Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù CM.
- Khi con tu hú gọi bầy:
 + lúa chiêm đương chín
 + trái cây ngọt dần
 + Vườn râm dậy tiếng ve ngân
 + Bắp vàng, nắng đào
 + Trời xanh rộng, cao
 + Diều sáo lộn nhào
--> 1 thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống.
--> Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra tất cả, bắt nhịp tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do.
=> Sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của 1 tâm hồn trẻ trung yêu đời nhưng đang bị mất tự do và khát khao tự do đến cháy ruột, cháy lòng.
2, Tâm trạng của người tù 
- Ta nghe hè dậy bên lòng
--> Đón mùa hè bằng sức mạnh của tâm hồn, bằng cả tấm lòng.
- Chân muốn đạp tan phòng
 Ngột làm sao, chết uất thôi
--> tâm trạng u uất, ngột ngạt đầy đau khổ.
=> Khát khao cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục trở về với cuộc sống tự do.
III. Tổng kết- Ghi nhớ ( 8’)
 1, Nghệ thuật
 2, Nội dung
 * Ghi nhớ sgk- T 20

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 78.doc