Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 5 & 6: Văn bản: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 5 & 6: Văn bản: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng

Bài 2 -Tiết 5. Văn bản: TRONG LÒNG MẸ.

 (Trích Những ngày thơ ấu)

 - Nguyên Hồng-

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại hồi kí

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật

- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một văn bản hồi kí

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục tình cảm yêu thương, đùm bọc, chân thành, đồng cảm với nỗi đau của mọi người (chú bé Hồng).

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận những cảm xúc của bé Hồng về tình yêu thương mãnh liệt đối với người mẹ.

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Xác định giá trị bản thân: trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thong với nỗi bất hạnh của người khác.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3043Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 5 & 6: Văn bản: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /8/2011
Ngày giảng: /8/2011
Bài 2 -Tiết 5. Văn bản: TRONG LÒNG MẸ. 
 (Trích Những ngày thơ ấu)
 - Nguyên Hồng-
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm thể loại hồi kí
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một văn bản hồi kí
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm yêu thương, đùm bọc, chân thành, đồng cảm với nỗi đau của mọi người (chú bé Hồng).
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận những cảm xúc của bé Hồng về tình yêu thương mãnh liệt đối với người mẹ.
Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Xác định giá trị bản thân: trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thong với nỗi bất hạnh của người khác. 
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Chân dung nhà văn Nguyên Hồng.
 -Bức tranh trong sgk (phóng to): Sử dụng cho học sinh quan sát và trình bày cảm nhận của mình.
2. Học sinh: Đọc, tóm tắt, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
IV. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại. 
V. Tổ chức giờ học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
Hỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” ngày đầu tiên đến trường?
3. Bài mới: 
*Khởi động:1’ 
 Nhà văn Nguyên Hồng luôn hướng ngòi bút vào những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần ấy là tác phẩm “Những ngày thơ ấu” mà hôm nay chúng ta tìm hiểu đoạn trích Trong lòng mẹ.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểuvăn bản.
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung văn bản, giải thích các từ khó, tìm hiểu nhân vật bà cô. 
- Thời gian:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung
Hướng dẫn hs đọc và thảo luận chú thích.
- GV hướng dẫn: giọng đọc bà cô (nghiệt ngã, cay độc), bé Hồng (dè dặt, đề phòng....).
Giáo viên: Đọc mẫu.
 Học sinh đọc.
 GV nhận xét.
GV: Tóm tắt nội dung đoạn trích?
Hỏi: Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
Giáo viên: Sử dụng tranh chân dung tác giả.
MR: Ông là người rất bình dị trong sinh hoạt: Anh bình dị đến như lập dị.
áo quần ư? Rách vá có sao đâu?
Nguyên Hồng là người giàu tình cảm, dẽ xúc động, dễ rung động, có trái tim nhạy cảm.Trong khi nói về các nhân vật của mình nhà văn nhiều lần đã khóc vì họ. Đúng như nhà thơ Đào Cảng đã viết:
“Dễ xúc động anh thường hay dễ khóc
Trải đau nhiều nên thương cảm nhiều hơn”.
- Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ.
Hỏi: Kể tên những tác phẩm chính của ông?
- Bỉ vỏ - tiểu thuyết- 1938
- Những ngày thơ ấu - 1938
- Trời xanh - tập thơ- 1960
- Cửa biển- bộ tiểu thuyết. 
- Núi rừng Yên Thế.
- Bước đường viết văn - Hồi kí 1970
Hỏi: Em biết gì về tập tiểu thuyết Những ngày thơ ấu? (Thể loại, ngôi kể).
(Ngôi thứ nhất-chính là tác giả kể chuyện đời mình một cách trung thực và chân thành).
Giải thích từ “rất kịch”?
“Tha hương cầu thực” có nghĩa là gì?
Hướng dẫn hs tìm hiểu Bố cục
Vân bản
Hỏi: Đoạn trích chia mấy phần? Nội dung từng phần?
HS: -Từ đầungười ta hỏi đến chứ: Cuộc trò chuyện của bé Hồng với bà cô.
-Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng.
Hỏi: Đoạn trích có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
Trả lời: Bà cô, bé Hồng, mẹ bé Hồng. Bé Hồng là nhân vật chính.
Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản 
Hỏi: Cảnh ngộ của bé Hồng được giới thiệu như thế nào?
Hỏi: Qua cảnh ngộ đó em hiểu gì về tình cảnh của bé Hồng?
Trả lời: Sống thiếu thốn tình cảm. 
GV:Khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô đối với mẹ, bé Hồng có phản ứng và tâm trạng như thế nào?
Hỏi: Mới đầu khi nghe cô hỏi, hình ảnh người mẹ sống dậy trong kí ức chú bé như thế nào?
Giáo viên: Tính cách bà cô bộc lộ qua 3 bước- tương ứng với cuộc đối thoại. Giờ này ta dừng lại tìm hiểu tính cách bà cô ở bước 1.
HS đọc: “Một hômcho tôi lấy một đồng quà.
Hỏi: Bà cô bé Hồng xuất hiện trước mắt bé Hồng như thế nào?
 HSTL-GV chốt
Hỏi: Miệng hỏi như vậy nhưng nét mặt bà cô hiện lên như thế nào?
Hỏi: Hồng nhận ra điều gì trong ý nghĩ của bà cô?
Hỏi: Em có nhận xét gì về lời nói và thái độ của bà cô? Qua đó em hiểu gì về thái độ của bà cô?
Bình: Cử chỉ đầu tiên của bà cô là cười hỏi cháu-nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm, thương cháu, lại đánh vào tính thích chuyện mới lạ,thích đi xa khiến người đọc vội vàng lầm tưởng là một bà cô tốt bụng, thương chị, thương cháu nhưng chính bé Hồng bằng sự nhạy cảm và thông minh đã nhận ra những “rắp tâm tanh bẩn” của bà cô.
I. Đọc – thảo luận chú thích.
1. Đọc.
2. Thảo luận chú thích.
a) Tác giả :
- Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982), quê Nam Định. 
- Là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, thơ, kí
b) Tác phẩm :
- Những ngày thơ ấu: Hồi kí (tự sự) gồm 9 chương.
- Đoạn trích thuộc chương IV.
c) Chú thích:1, 2, 5, 8, 14, 17.
-Hồi kí: thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
II. Bố cục: 2 phần.
III. Tìm hiểu văn bản.
1, Cảnh ngộ của bé Hồng:
-Mồ côi bố, cái mũ trắng của bé Hồng còn “quấn băng đen”.
-Mẹ tha phương cầu thực mãi chưa về.
-Sống nhờ gia đình bên nội.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:3’
Hỏi: Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
-Học bài, nắm nội dung.
Chuẩn bị tiếp các câu hỏi 2, 3, 4 (SGK); xem bài tập luyện tập.
 ********************************************
Ngày soạn: /8/2011
Ngày giảng: /8/2011
Bài 2 -Tiết 6: Văn bản : TRONG LÒNG MẸ. ( Tiếp) 
 (Trích Những ngày thơ ấu)
 - Nguyên Hồng-
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một văn bản hồi kí
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm yêu thương, đùm bọc, chân thành, đồng cảm với nỗi đau của mọi người (chú bé Hồng).
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận những cảm xúc của bé Hồng về tình yêu thương mãnh liệt đối với người mẹ.
Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Xác định giá trị bản thân: trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác. 
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Chân dung nhà văn Nguyên Hồng.
 -Bức tranh trong sgk (phóng to): Sử dụng cho học sinh quan sát và trình bày cảm nhận của mình.
2. Học sinh: Đọc, tóm tắt, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
IV. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại. 
V. Tổ chức giờ học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
3. Bài mới:
*Khởi động:1’
Giờ trước chúng ta đã thấy đựơc bộ mặt tàn nhẫn của bà cô ở bước một và bộ mặt đó được bộc lộ rõ hơn trong hai bước tiếp theo, còn nỗi đau của bé Hồng ra sao và tình cảm của bé Hồng đối với mẹ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài hôm nay.
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS đọc-tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS nhận biết được tính cách của các nhân vật
- Thời gian:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung chính.
.Dẫn dắt: Không để tình thương yêu và lòng kính trọng mẹ bị xâm phạm đến, chú bé Hồng đã ứng đối rất thông minh, đầy tự tin: “Không! Cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.
Hỏi: Sau câu trả lời của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì? Nét mặt và thái độ của bà ra sao? 
Hỏi: Khi bà cô nói: “vào mà thăm em bé” là cốt muốn thông báo cho Hồng điều gì?
Trả lời: Mẹ của Hồng chưa đoạn tang thầy mà đã chửa đẻ với người khác.
Hỏi: Tại sao bà cô lại thông báo cho Hồng biết điều đó?
Trả lời: Vì bà muốn hành hạ, nhục mạ đứa bé tự trọng và ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau khổ tâm của nó nhằm chia rẽ tình cảm mẹ con.
Dẫn dắt: bà vẫn tươi cười kể cho đến khi đứa be uất ức, nức nở, cười dài trong tiếng khóc.
Hỏi: Việc bà cô mặc kệ cháu cười dài trong tiếng khóc, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện về chị dâu mình, rồi lại đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị, tỏ ra thương xót anh trai. Tất cả những điều đó đã lộ rõ bản chất gì của bà cô?
Trả lời: Lạnh lùng, vô cảm tước nỗi đau đớn, xót xa đến phẫn uất của đứa cháu- sự giả dối thâm hiểm đến trắng trợn của bà cô.
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả? Qua đó em hiểu bà cô Hồng là người như thế nào?
Hỏi: Em hiểu gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa phong kiến?
Giáo viên: Bà cô của be Hồng là một người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người tàn nhẫn, héo khô cả tình cảm ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
 HSTL-HS khác nhận xét.
 GV kết luận
Hỏi: Khi xa mẹ, bé Hồng đã nghĩ về mẹ như thế nào? Em hiểu gì về tâm trạng của bé Hồng?
Hỏi: Khi nói chuyện với bà cô, bé Hồng đã phát hiện ra điều gì? Thái độ của chú ra sao?
Hỏi: Từ sự căm tức đó, Hồng có suy nghĩ gì?Tại sao Hồng lại có ý nghĩ như vậy?
Trả lời: “Giá những cổ tụcmới thôi”-Căm tức những tục lệ phong kiến.
Hỏi: Em có nhận xét gì về tâm trạng bé Hồng khi nói chuyện với bà cô?
Trả lời : Tâm trạng thay đổi theo mức độ từ thấp đến cao.
Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của tác giả?
Cách tả như vậy cho em hiểu điều gì về nhân vật chú bé Hồng?
Hỏi: Vì sao khi chưa đoạn tang bố mà mẹ bé Hồng đã chửa đẻ với người khác, mà bé Hồng không hề căm tức?
Trả lời: Vì yêu thương mẹ, thấy được sự vô lí, tàn ác của những cổ tục phong kiến lạc hậu .
Hỏi: Bé Hồng đã gặp mẹ trong hoàn cảnh và thời gian nào?
Giải thích: ảo ảnh?
Hỏi: Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Hỏi: Khao khát mãnh liệt là thế nên khi gặp mẹ bé Hồng có hành động và tâm trạng như thế nào?
Hỏi: Tại sao bé Hồng lại có những cử chỉ như vậy. Gặp mẹ đáng lẽ phải vui nhưng sao bé Hồng lại khóc?
Hỏi: Khi được ngồi trong lòng mẹ bé Hồng cảm thấy như thế nào?
Hỏi: Nhận xét cách miêu tả của tác giả? Tâm trạng của bé Hồng lúc này như thế nào?
Hỏi: Từ những cảm giác ấy, nhà văn đã nhận xét như thế nào?
Trả lời : “Phải bé lạiNgười mẹ có một dịu êm vô cùng”
Hỏi: Trong suốt mạch truyện lời nhận xét này có ý nghĩa gì? Trong giây phút rạo rực ấy cáI câu của bà cô lại được nhắc lại và bị chìm ngay đi.
Trả lời : Vừa khẳng định tình yêu thương vô bờ không có 
III. Tìm hiểu văn bản.
2.Nỗi cô đơn và niềm khát khao tình mẹ của chú bé Hồng:
- Mới đầu nghe người cô hỏi lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ.
=> Hình ảnh người mẹ yêu thương luôn ở trong tâm trí của Hồng với một nỗi khắc khoải chớ mong.
- Sau lời hỏi thứ 2 lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. - Lần thứ 3 nước mắt tôi dòng dòng rớt xuống 2 bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ
- Khi người cô tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
=> Cách miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc, cụ thể, phù hợp của tác giả. Cho thấy bé Hồng rất yêu thương, thông cảm với mẹ, căm tức thành kiến, đạo đức phong kiến. 
3. Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ:
- Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, trèo lên xe, ríu cả chân, khóc nức nở.
-Sung sướng, hồi hộp khi được gặp mẹ và bao nhiêu sầu khổ, uất nghẹn bị dồn nén nay được giải toả, vỡ oà ra.
+Khi ngồi trong lòng mẹ:
Thấy mẹ vẫn đẹp, tươi sáng-cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt 
=> Cách miêu tả nhẹ nhàng, sâu sắc, tinh tế – niềm vui sướng, hạnh phúc lớn lao choáng ngợp tâm hồn của chú bé Hồng khi ở trong vòng tay mẹ.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết:
- Mục tiêu: HS khái quát nội dung bài học
- Thời gian:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ (2em).
GV: Chất trữ tình thể hiện ở chi tiết nào?
HS: Chất trữ tình trong đoạn trích thể hiện:
- Tình huống và nội dung truyện.
- Dòng cảm xúc phong phú của Hồn- Cách thể hiện của tác giả.
IV. Ghi nhớ (SGK).
*Hoạt động 3. Hướng dẫn HS Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.
- Thời gian:
Hướng dẫn HS Luyện tập
Đọc câu hỏi 5 (sgk), nêu yêu cầu
HS làm bài, gọi em khá lên nêu kết quả.
HS nhận xét GV nhận xét, bổ sung.
V. Luyện tập:
 Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, hãy chứng minh qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
- Nguyên Hồng viết nhiều về người phụ nữ và nhi đồng. Ông dành cho họ tấm lòng chan chứa yêu thương và thái độ nâng niu trân trọng.
+ Diễn tả thấm thía nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ, nhi đồng phải gánh chịu.
+ Thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của họ.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:3’
Qua đoạn trích em thấy tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ là tình cảm như thế nào? 
Học bài, nắm nội dung phân tích.
Làm các bài tập SGK và SBT.
Chuẩn bị: Trường từ vựng. Đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi SGK. Xem trước các bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 8 Lao Cai(2).doc