Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 37 đến tiết 61

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 37 đến tiết 61

Tuần: 10

Tiết: 37

Bài 10

NÓI QUÁ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Hiểu được khái niệm,tác dụng của nói hoá trong văn trương và trong giao tiếp hằng ngày.

 - Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức

 - Khái niệm nói quá.

 - Phạm vi sử dụng của biện pháp nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ).

 - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

 2. Kĩ năng

 Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.

 3. Thái độ

 Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.

 

doc 88 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 37 đến tiết 61", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 10/2010
Tuần: 10 
Tiết: 37
Bài 10
NÓI QUÁ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 	- Hiểu được khái niệm,tác dụng của nói hoá trong văn trương và trong giao tiếp hằng ngày.
	- Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức 
 - Khái niệm nói quá.
 - Phạm vi sử dụng của biện pháp nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,).
 - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
 2. Kĩ năng
 Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.
 3. Thái độ
 Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoạt động GV
Họat động HS
ND cần đạt
1. Ổn định LỚP. 1’
2. Kiểm tra bài cũ. 5’	
-HS1: Nêu một số VD về từ ngữ địa phương nơi em ở tương ứng với từ toàn dân.
-HS2: Xác định từ địa phương trong ví dụ sau:
Năng mưa thì giếng năng đầyAnh năng đi lại mẹ thầy năng thương.
 3. Bài mới.
 Giới thiệu bài: (1’)Trong tục ngữ, ca dao, trong thơ văn châm biếm, hài hước và cả trong thơ văn trữ tình biện pháp nói quá được sử dụng rất phổ biến. Vậy sử dụng phép tu từ nói quá có tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động 1: (17’)Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- GV chép VD lên bảng. Gọi h/s đọc ví dụ.
? Nói ''Đêm tháng năm .... đã tối và mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày'' có quá sự thật không?
? Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì? (ý nghĩa hàm ẩn)...
? Em hiểu thế nào là biện pháp tu từ? 
? Hãy so sánh các câu có dùng phép nói quá với các câu tương ứng không dùng phép nói quá xem cách nào hay hơn, gây ấn tượng hơn?
? Vậy sử dụng phép nói quá có tác dụng gì? 
- Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK/ 102
? Tìm một số câu ca dao, thơ có sử dụng biện pháp nói quá? Cho biết tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ ấy?
- Hs đọc VD.
- Nói như vậy là quá sự thật, phóng đại mức độ của sự việc.
- Đêm .... sáng: đêm tháng 5 rất ngắn.
- Ngày .....tối: ngày tháng 10 rất ngắn.
- Mồ hôi ... ruộng cày: mồ hôi ra nhiều ướt đẫm.
- Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng.
- Các câu dùng phép nói quá sẽ sinh động hơn, gây ấn tượng hơn.
- Hs khái quát lại 
- Hs đọc ghi nhớ.
- Gánh cực mà đổ lên non 
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.
 => Quá cực khổ.
- Đêm nằm lưng chẳng tới giường. 
Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
I.Tìm hiểu chung nói quá và tác dụng của nói quá 
 a. Ví dụ / 101.
b.Ghi nhớ: SGK
* Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn luyện tập.
 - Gv treo bảng phụ bài tập 1. Yêu cầu h/s đọc bài tập .
 - Gv treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 .
Hình thức: chia nhóm thảo luận. (6’).
- N1 - 2: Câu a và b.
- N3 - 4: Câu c, d và e.
? Gọi h/s đặt câu với các thành ngữ cho trước?
? Phân biệt nói quá và nói khoác?
Hoạt động 3: (6’)hướng dẫn tự học
 4. Củng cố
 - Nói quá là gì? Em hiểu thế nào là phép tu từ?
 - Khi nói, viết dùng phép nói quá có tác dụng gì?
 5. Dặn dò
 - Học thuộc phần ghi nhớ 
 - Làm bài tập còn lại
 - Soạn bài: ''Nói giảm, nói tránh''.
Đọc yêu cầu bài tập 1
a, ''sỏi đá cũng thành cơm'' : có sự kiên trì, bền bỉ sẽ làm được tất cả.
b, ''đi lên đến tận trời'' vết thương chẳng có ý nghĩa gì, không cần phải bận.
c, ''thét ra lửa'': kẻ có quyền sinh quyền sát với người khác 
Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm 1 - 2: 
a, Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
b, Bầm gan tím ruột.
- Nhóm 3 - 4: 
c, Ruột để ngoài da.
d, Nở từng khúc ruột.
e, Vắt chân lên cổ.
a, Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
b, Đoàn kết là sức mạnh giúp chúng ta dời non lấp biển.
c, Công việc lấp biển, vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
d, Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
e, Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
- Nói quá và nói khoác đều phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích.
+ Nói quá: là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+ Nói khoác: nhằm giúp cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
II . Luyện tập.
Bài 1.
a, ''sỏi đá cũng thành cơm'' : có sự kiên trì, bền bỉ sẽ làm được tất cả.
b, ''đi lên đến tận trời'' vết thương chẳng có ý nghĩa gì, không cần phải bận.
c, ''thét ra lửa'': kẻ có quyền sinh quyền sát với người khác 
Bài tập 2.
a, Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
b, Bầm gan tím ruột.
c, Ruột để ngoài da.
d, Nở từng khúc ruột.
e, Vắt chân lên cổ.
Bài 3.
a, Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
b, Đoàn kết là sức mạnh giúp chúng ta dời non 
Bài 6.
III. Hướng dẫn tự học
Sưu tầm thơ văn, thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng biện pháp nói hoá.
	************************************
Ngày soạn: 25/ 10/2010
Tuần: 10 
Tiết: 38 
 Văn bản: ÔN TẬP TRUYỆN KÝ 
A . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại đá được học ở học kì I.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức
 - Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
 - Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
 2. Kĩ năng
 - Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
 - Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
 1. Ổn định tổ chức.1’
 2. Kiểm tra bài cũ . 2’
 Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
 3. Bài mới.
 	Giới thiệu bài. 1’
 Trong các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các văn bản truyện kí Việt Nam. Bài học hôm nay chúng ta sẽ khái quát lại toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật để từ đó rút ra những đặc điểm chung cho nền VH giai đoạn này.
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức. (15’)
? Từ đầu HKI đến nay em đã đợc học những tác phẩm truyện kí VN nào ?
- Tôi đi học.
- Trong lòng mẹ (Trích: ''Những ngày thơ ấu'').
- Tức nước vỡ bờ (Trích:
''Tắt đèn'').
- Lão Hạc.
I. Hệ thống hóa kiến thức .
 1. Bảng hệ thống hóa kiến thức .
- Tôi đi học.
- Trong lòng mẹ (Trích:''Những ngày thơ ấu'').
- Tức nước vỡ bờ (Trích:''Tắt đèn'').
- Lão Hạc.
Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm một bài theo những nội dung bảng sau: 
(Hs tìm ra giấy, cử đại diện trình bày. Gv nhận xét, sửa chữa và bổ sung) 
Tên văn bản,
tên tác giả 
Năm sáng tác
Thể loại
Nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học 
(Thanh Tịnh)
1941
Truyện ngắn 
Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học 
- Tự sự xen trữ tình. Kể chuyện kết hợp với mtả và bcảm. Sử dụng h/ả so sánh 
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
(1938 -
1940)
Hồi kí 
Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thơng mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ 
- Tự sự xen trữ tình .
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
- Sử dụng hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo.
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố).
1939
Tiểu thuyết 
Vạch trần bộ mặt bất nhân, tàn ác của chế độ TD nửa PK, tố cáo chính sách thuế khóa nặng nề vô nhân đạo.
Ca ngợi phẩm chất cao quí và sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ VN trước CM. 
- Ngòi bút hiện thực chân thực, sinh động .
- Khắc họa nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động trong thế tương phản với nhân vật khác.
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ có cao trào và giải quyết hợp lí.
Lão Hạc 
(Nam Cao) 
1943
Truyện ngắn
Số phận đau thương và phẩm chất cao quí của người nông dân trong XH VN trước CMT8. 
- Thành công trong việc miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí.
- Cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình.
- Ngôn ngữ chân thực, giản dị đậm đà chất nông thôn 
- Gv treo phần thảo luận của các nhóm. 
- Hs đọc phần bài làm của mình.
? Gọi h/s nhóm khác nhận xét?
 * Hướng dẫn h/s so sánh sự giống và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức NT của ba văn bản 2, 3, 4. (14’)
? Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm ? (5’).
- GV: Có thể nói những điểm giống nhau của ba văn bản nêu trên đều là đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước CM - dòng văn bắt đầu khơi nguồn từ những năm 20, phát triển mạnh mẽ và rực rỡ vào những năm 30 và đầu những năm 40 của thế kỉ XX với tên tuổi của những nhà văn: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,Tô Hoài, Bùi Hiển Tình.
? Em hiểu hồi kí là gì? Hãy nhắc lại?
- GV: Thực ra sự khác nhau này cũng chỉ rất tương đối và chính nhờ đó tạo nên sự đa dạng, đa diện hấp dẫn của VH hiện thực phê phán.
a, Giống nhau: 
- Về thể loại: đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại ( đợc sáng tác vào thời kì 1930, 1945 ) .
- Đề tài , chủ đề: Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống XH đương thời của tác giả; đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
- Giá trị tư tưởng: đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương trân trọng những tình cảm, những phẩm chất đẹp đẽ, cao quí của con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa).
- Giá trị nghệ thuật: đều có lối viết chân thực, gần gũi với đời sống giản dị, cách kể chuyện, miêu tả người, tâm lí rất cụ thể, hấp dẫn.
b, Khác nhau: 
+ Thể loại: hồi kí - tiểu thuyết - truyện ngắn.
+ Phương thức biểu đạt: tự sự xen trữ tình, tự sự.
Là một thể của kí ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.
2. So sánh sự giống và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức NT của ba văn bản 2, 3, 4.
a, Giống nhau
- Về thể loại: đều là văn tự sự , là truyện kí hiện đại .
- Đề tài , chủ đề.
- Giá trị tư tưởng.
- Giá trị nghệ thuật.
b, Khác nhau: 
+ Thể loại: hồi kí - tiểu thuyết - truyện ngắn.
+ Phương thức biểu đạt: tự sự xen trữ tình, tự sự.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. (7’)
? Trong các văn bản 2, 3 và 4 em thích nhất nhân vật nào, đoạn văn nào? Vì sao?
Hình thức: Làm cá nhân trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: (5’) Hướng dẫn tự học 
 4. Củng cố: 3’
- Hãy kể tên các truyện kí VN mà em đã học ở lớp 8?
- Văn bản 2,3,4 có điểm gì giống và khác nhau?
 5. Dặn dò: 2’
	- Học bài 
	- Soạn bài: “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, phần đọc –hiểu văn bản.
- Gợi ý: - Đó là đoạn văn .... trong văn bản ......của tác giả.
- Lí do yêu thích: 
a, Về nội dung tư tưởng:
b, Về hình thức nghệ thuật:
c, Lí do khác: 
II. Luyện tập .
a , Thể loại.
b,Về nội dung tư tưởng:
c, Về hình thức nghệ thuật:
III. Hướng dẫn tự học
 - Lập bảng ôn tập ở nhà theo hướng dẫn trong SGK.
 - Phát biểu về một nhân vật trong một tác phẩm truyện kí đã học.
	****************************************
Ngày soạn: 28/ 10/2010
Tuần: 10 
Tiết: 3 ...  dụ 2.
? Dùng dấu chấm sau từ "này" là đúng hay sai? Vì sao? 
? Ở chỗ này nên sử dụng dấu gì?
? Lỗi của câu này là gì? 
- Giáo viên ghi nội dung 2 lên bảng.
- Yêu cầu Học sinh ghi vào vở.
- Yêu cầu Học sinh đọc ví dụ 3 trong SGK.
? Câu này thiếu dấu gì?
? Viết lại cho đúng? Viết như vậy nhằm mục đích gì?
? Ở câu văn này người viết đã mắc lỗi gì? 
- Giáo viên ghi nội dung 3 lên bảng.
- Yêu cầu Học sinh chép vào vở.
- Yêu cầu Học sinh đọc ví dụ 3, 4/ 151.
? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? 
? Vậy các vị trí đó nên sử dụng dấu gì ?
?Theo em lỗi của người viết là gì?
- Giáo viên chữa lỗi trên bảng?
- Giáo viên ghi nội dung 4 lên bảng.
- Giáo viên gọi HSđọc ghi nhớ.
- Học sinh đọc và quan sát VD 1.
Học sinh đọc.
- Sau từ "xúc động".
- Dùng dấu chấm.
- Viết hoa chữ T.
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
- Học sinh đọc thầm ví dụ 2/151.
- Sai - Vì câu chưa kết thúc.
- Dấu phẩy.
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
- Học sinh đọc ví dụ 3/151.
- Thiếu dấu phẩy.
- "Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này".
- Phân định danh giới giữa các danh từ cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.
- Lỗi thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết.
- Học sinh ghi bài vào vở.
- Học sinh đọc. 
- Dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất là sai.
 Vì: Đây không phải là câu nghi vấn. 
- Đây là câu trần thuật nên sử dụng dấu chấm.
- Dùng dấu chấm ở cuối câu thứ 2 là sai.
Vì: đây là câu nghi vấn nên sử dụng dấu chấm hỏi.
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
- Học sinh đọc.
- Học sinh quan sát trên bảng.
- Học sinh đọc.
*Các lỗi tthường gặp về dấu câu
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
- Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết.
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
*Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 2: (10’)HD luyên tập.
- GV đưa bài tập 1/152 lên bảng phụ. Gọi Học sinh đọc.
- Lần lượt gọi Học sinh thực hiện từng câu.
- Yêu cầu Học sinh nhận xét.
- Giáo viên đánh giá và đưa ra đáp án chính xác.
? Giáo viên đa bài tập 2 lên bảng.
? Phát hiện sửa lỗi về dấu câu?
- Yêu cầu Học sinh viết đoạn văn đã sửa vào vở.
- Yêu cầu Học sinh trình bày.
- Giáo viên đưa đáp án.
- Yêu cầu Học sinh đổi bài chấm chéo theo bàn.
- Yêu cầu Học sinh công bố kết quả chấm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
- Học sinh lần lượt trả lời miệng từng câu.
- Học sinh nhận xét.
1. ( , ) 2. ( . ) 3. ( . )
4. ( , ) 5. ( : ) 6. ( - )
7. ( ! ) 8. ( ! ) 	 9. ( ! )
10. ( ! ) 11. ( , ) 12. ( , )
13. ( . ) 14. ( , ) 15. ( . )
16. (, ) 17. ( , ) 18 ( , )
19. (. ) 20. ( , ) 21. (: )
22. (- ) 23. (? ) 24.(? )
25.( ? ) 26 (! )
- Học sinh trình bày.
a. ... Mời về .... Mẹ dặn.....chiều nay.
b......sản xuất có tục ngữ "Lá lành ... lá rách”.
c...Năm tháng, nhưng....
- Học sinh đổi bài, chấm. 
- Học sinh công bố kết quả.
II. Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1
1. ( , ) 2. ( . ) 3. ( . )
4. ( , ) 5. ( : ) 6. ( - )
7. ( ! ) 8. ( ! ) 	 9. ( ! )
10. ( ! ) 11. ( , ) ...
Bài tập 2
a. ... Mời về .... Mẹ dặn.....chiều nay.
b......sản xuất có tục ngữ "Lá lành ... lá rách”.
c...Năm tháng, nhưng....
Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn tự học.
Lập bảng tổng kết kiến thức về các dấu câu đã học.
4. Củng cố: 3’
 - Trình bày tác dụng của các dấu câu?
 - Vì sao cần sử dụng đúng dấu câu?
 - Các lỗi thường gặp trong dấu câu?
5. Dặn dò: 2’
 - Học ghi nhớ, thuộc bảng thống kê.
 - Làm bài tập TN0 .
 - Ôn tập các kiến thức TV đã học.
 - Chuẩn bị bài mới: Tiết 60: "Kiểm tra Tiếng Việt”.
Tuần: 15 
Tiết: 60
Ngày soạn: 27/11/2010
 XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về Từ vựng, ngữ pháp đã học ở học kỳ I
 - Tích hợp với phần văn và phần Tập làm văn đã học từ đầu năm.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện chữ viết, chính tả, câu, đoạn.
	- Trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
 3. Thái độ:
 Yêu thích môn Ngữ Văn
Bảng ma trận đề kiểm tra Tiếng Việt
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
C3
Trường từ vựng
C4
Tức nước vỡ bờ
C5
Từ tượng hình, từ tượng thanh
C1
II.2a
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
C2
Tình thái từ
C6
Nói quá
II.1
Câu ghép
II.2b
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
III.3
Đập đá ở Côn Lôn
C7
Tổng cộng
3C (2.5đ)
1C (2đ)
3C (1.5đ)
2C (2đ)
1C (2đ)
II.Tiến hành kiểm tra
 1. Ổn định lớp.
 2. kiểm tra 
 Đề bài :
I.Phần trắc nghiệm : (4đ)
 1. Từ nào không phải là từ tượng hình?
 a. Lom khom b. Xao xác c. Vùng vằng d. Xộc xệch
 2. Điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là:
 a.Tình huống giao tiếp b. Tiếng địa phương của người nói
 c. Địa vị người nói d. Quan hệ giữa người giao tiếp
 3. trong các từ dưới đây, từ nào có mức độ khái quát rộng nhất?
 a. Biển b. Sông nước c. Sông ngòi d. Ao hồ
 4. Các từ “ giật, bịch, túm, tát, xô, đẩy” thuộc trường từ vựng nào dưới đây
 a. Các bộ phận của chân b. Các hoạtđộng của chân
 c. Các hoạt động của tay d. Các bộ phận của tay
 5. Đoạn trích tức nước vỡ bờ được kể theo ngôi thứ mấy?
 a. Ngôi thứ I b. Ngôi thứ II c. Ngôi thứ III d. Ngôi thứ I – II
 6. Trong câu : “Em bé reo lên cho cháu đi với! ” từ nào là tình thái từ?
 a. Em b. Với c. Cháu d. Đi
 7. Điền vào chỗ trống hai câu thơ sử dụng lối nói khoa trương trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”:
II. Phần tự luận : (6đ)
 Câu1 : nói quá là gì? Tác dụng của nói quá? cho ví dụ .
 Câu 2:
“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” 
 Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích trên.
Xác định câu ghép trong đoạn trích và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
 Câu 3 : viết đoạn văn ngắn ít nhất 3 câu trong đó có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
 4. củng cố
 GV thu bài
 5. Dặn dò
 Soạn bài: thuyết minh về một thể loại văn học
Đáp án
I.Phần trắc nghiệm : (4đ)
câu
1
2
3
4
5
6
b
a
b
c
c
b
Câu 7: xách búa đánh tan năm bảy đống
 Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
II. Phần tự luận: (6đ)
 Câu 1:
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
 VD: trắng như bông
 Đẹp như tiên
 Câu 2:
-Từ tượng hình: co rúm, ngoẹo, móm mém.
-Từ tượng thanh: hu hu
“Cái đầu lão như con nít”- dùng từ “và”
 Câu 3:
 Lan ( lớp8A) là một học sinh rất ngoan và học giỏi. Có hôm Lan tâm sự với tôi: nhà mình nghèo, cha mất sớm nên mình phải cố gắng học để mẹ được vui lòng. Nghe Lan kể tôi bùi ngùi xúc động và thương cảm cho Lan ( một người bạn dễ mến ).
Tuần: 16 	Thuyeát Minh Veà Moät Theå Loaïi Vaên Hoïc
Tiết: 61
Ngày soạn: 27/11/2010
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
Kiến thức
 	- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
 	- Vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu vè một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
Kĩ năng
 	- Quan sát đặc điểm hình thức của thể loại văn học.
 	- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh của thể loại văn học.
 	- Hiểu và cảm thụ giá trị nghệ thuật của thể loại văn học.
 	- Tạo lập được văn bản thuyết minh về thể loại văn học.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
Thời
gian
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
ND cần đạt
1’
5’
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu cách làm bài văn thuyết minh.
 - Kiểm tra phần bài soạn ở nhà.
1’
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: 
 	Các em đã được tìm hiểu cách thuyết minh về 1 thứ đồ dùng, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thuyết minh về 1 thể loại Văn học.
16’
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. 
- Giáo viên chép đề lên bảng.
? Kể tên những bài thơ viết theo thể TNBC?
- Gọi Học sinh đọc 2 bài thơ.
? Xác định số tiếng, số dòng trong 2 bài thơ?
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. (5’).
1. Bài "Vào ..tác".
2. Bài "Đập.. Lôn".
- Sau khi các nhóm trình bày và nhận xét kết quả. Giáo viên nhận xét đánh giá và đưa đáp án.
- Yêu cầu Học sinh quan sát.
? Yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của em về thể thơ TNBC?
? Lập dàn bài cho đề bài trên? 
- Gọi học sinh làm phần mở bài?
? Yêu cầu của phần thân bài?
? Nhận xét ưu nhược điểm của thể thơ.
? Nội dung của phần kết bài?
? Nhắc lại bước làm lập dàn ý cho đề văn "thuyết minh" về 1 thể loại văn học?
- Học sinh kể.
Học sinh đọc 2 bài thơ.
- 8 dòng, số tiếng (số chữ) trong 1 dòng: 7
 * 4 nhóm học sinh làm 2 bài tập.
Nhóm 1: Xác định bằng trắc cho bài: "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác".
Nhóm 2: Xác định bằng trắc cho bài: "Đập đá ở Côn Lôn".
Nhóm 3: Xác định đối, niêm giữa các dòng.
Nhóm 4: Xác định vần, cách ngắt nhịp.
- Học sinh quan sát đáp án.
- Học sinh trình bày.
1. Mở bài :
- Thơ TNBC là 1 thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, được các nhà thơ VN rất yêu chuộng.
2. Thân bài: 
- Nêu các đặc điểm:
+ Số câu, chữ.
+ Quy luật bằng trắc.
+ Gieo vần.
+ Ngắt nhịp.
- Nhận xét: ưu, nhược điểm.
+ ưu: Vẻ đẹp hài hoà, cân đối, cổ điển. 
+ Nhược điểm: Gò bó, ràng buộc.
3. Kết bài:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
- Học sinh ghi nhớ.
I. Củng cố kiến thức
Đề bài: thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
 Dàn ý
1. Mở bài :
 Giới thiệu chung về thể loại văn học cần thuyết minh.
2. Thân bài: 
 Trình bày các đặc điểm của thể loại văn học đó.
3. Kết bài:
 Vai trò, ý nghĩa của việc tìm hiểu thể loại.
*Ghi nhớ: SGK
15’
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Gọi Học sinh đọc bài tập SGK.
- Học sinh đọc.
Bước 1: Định nghĩa truyện ngắn là gì?
Bước 2: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn.
1. Tự sự:
a - Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của chuyện ngắn.
b - Gồm: 
- Sự việc chính và NV phụ.
2. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
- Là yếu tố bổ trợ, giúp cho truyện ngắn sinh động, hấp dẫn.
- Thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
3. Bố cục, lời văn, chi tiết.
II. Luyện tập
Bước 1: Định nghĩa truyện ngắn là gì?
Bước 2: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn.
1. Tự sự:
2. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
3. Bố cục, lời văn, chi tiết.
2’
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học.
- Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh một thể loại văn học tự chọn.
- Đọc thêm tài liệu tham khảo thuyết minh một thể loại văn học.
3’
2’
4. Củng cố: 
 - Thế nào là thuyết minh về một thể loại văn học?
 - Khi làm kiểu bài này cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò: 
 - Học ghi nhớ.
 - Làm bài tập TN.
 - Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho bài tập 1.
 - Yêu cầu soạn bài mới : Tiết 62. Văn bản: " Muốn làm thằng Cuội" - Tản Đà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV 8T3761.doc