Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 21 Văn bản: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 21 Văn bản: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)

Tiết 21: Bài 6:

Văn bản: Cô bé bán diêm

An-đéc-xen

Gv: Tác phẩm văn học nào quan tâm tới số phận bất hạnh của con người là tác phẩm có giá trị nhân đạo cao cả. Giá trị nhân đạo càng sâu sắc hơn khi sự quan tâm và chia sẻ ấy lại dành cho trẻ thơ, nhất là các bé gái. Cô bé bán diêm là một truỵện ngắn như thế. Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản này.

I.Giới thiệu tác giả, tác phảm:

1. Tác giả:(1805-1875)

- An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 21 Văn bản: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 21: Bài 6:
Văn bản: Cô bé bán diêm
An-đéc-xen
Gv: Tác phẩm văn học nào quan tâm tới số phận bất hạnh của con người là tác phẩm có giá trị nhân đạo cao cả. Giá trị nhân đạo càng sâu sắc hơn khi sự quan tâm và chia sẻ ấy lại dành cho trẻ thơ, nhất là các bé gái. Cô bé bán diêm là một truỵện ngắn như thế. Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: yêu cầu học sinh đọc phần chú thích trong SGK.
? Chú thích SGK cho em biết những gì về nhà văn An-đéc-xen.
-Năm sinh,năm mất,ngườiTâyBan Nha
-Một số tác phẩm của ông.
Gv: ghi bảng 
Gv: Giới thiệu tác giả trên máy chiếu.
-Nhân loại biết đến nhà văn An-đéc-xen như một người kể chuyện cổ tích vô cùng tài giỏi và nhân hậu. Ông nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
-Bạn đọc khắp năm châu đã rất quen thuộc với các tác phẩm của ông.
-Nhân vật trong truyện của An-đéc-xen thường là các em nhỏ, đồ dùng, cây cỏ, loài vật,..
-Truỵện của An-đéc-xen giàu chất nhân văn, đượm màu săc hư ảo và thơ mộng ngộ nghĩnh, thông minh và đáng yêu .Các truyện của ông nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ, và niềm tự tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian. 
-Lời nhận xét của Ngô Thị Kim Cúc.
Tất cả tạo nên vẻ đẹp lâu bền của truyện cổ tích An-đé-xen.
? Em hiểu biết gì về truyện “cô bé bán diêm”.
Gv: ghi bảng.
Tác phẩm viết vào năm 1845 khi nhà văn đã có tren 20 năm cầm bút.
GV: Nguồn sáng tâm hồn từ hình ảnh cô bé trong đêm giao thừa đã thao thiết chảy trong câu chuyện như thế nào? Chúng ta cung tìm hiểu văn bản.
Gv: Hướng dẫn đọc:
- Khi đọc cần đọc chậm, giọng cảm thông. Chú ý phân biệt cảnh thực và ảo ảnh trong những lần cô bé quẹt diêm.
Gv: đọc mẫu 1 đoạn tự chọn. 
Hai HS: đọc đan xen đoạn nhỏ từ đầu đến hết.
? Nếu lấy việc em bé quẹt diêm làm phần trọng tâm, em sẽ xác định bố cục của văn bản này như thế nào? Nội dung chính của từng phần.
-3 phần
+Từ đầu đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.
+Tiếp theo. Về chầu Thượng đế.
+ Đoạn còn lại.
*Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
*Những mộng tưởng và thực tài của cô bé bán diêm.
* cái chết của cô bé bán diêm.
? Dựa vào những nội dung trên, hãy tóm tắt văn bản này.
-Hai Hs tóm tăt bổ sung.
-vào một đêm giao thừa, ngoài đường phố lạnh giá xuất hiện một cô bé ngồi nép trong một góc tường, rét buốt nhưng không giám về nhà vì sợ bố đánh bởi em chưa bán được bao diêm nào.
-Em quyết định quẹt một que diêm để sưởi. Lần quẹt thứ nhát, em thấy ánh lửa lò sưởi. Làn quẹt thứ hai thấy bàn ăn và ngỗng quay. Lần quẹt thứ ba thấy cây thông Nô-en. Lần quẹt thứ tư thấy bà hiện về. Quẹt hết những que diêm còn lại, hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.
-Buổi sáng mồng một đầu năm, người ta thấy thi thể em bé giữa những bao diêm. Không ai biết những đièu kì diệu em bé đã trông thấy.
HS nhận xét.
Hs đọc lại đoạn đầu.
Hỏi: Theo dõi phần thứ nhất của văn bản, hãy cho biết gia cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt.
-Mồ côi mẹ, bà nội mất, nhà nghèo
-sống với bố, gia sản tiêu tán, sống chiu rúc trong mọt xó tối tăm, luôn bị bố mắng nhiếc chửi rủa.
Hỏi: Gia cảnh ấy đã đẩy em đến tình trạng như thế nào.
-Cô đơn, dói rét.
-Phải tự mình đi bán diêm để kiếm sống
Và mang tiền về cho bố.
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của bé gái này.
-Đáng thương, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.
Hỏi: cô bé cùng những bao diêm xuất hiện trong thời điểm đặc biệt nào.
-Đêm giao thừa.
Hỏi: Thời điểm đêm giao thừa có tác động như thế nào đến con người.
-Khi đó con người thường nghĩ đến gia đình mình, được sum họp đầm ấm, trong lòng tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
GV bình:Đêm giao thừa- một thời điểm đặc biệt đối với mỗi gia đình và đối với mỗi con người. Đêm giao thừa ở đâu cũng vậy, đều là thời điểm mà năm cũ với những niềm vui lẫn lộn lùi vào qua khứ và một năm mới với những hy vọng tràn trề đang chờ đợi mọi người được mở ra. Nhưng đêm giao thừa ở phương Tây rất rét, vì lúc này đang giữa mùa đông. Khắp nơi đày tuyết phủ, đầy giá lạnh. 
Hỏi: Trong đêm giao thừa rét dữ dội ấy, hình ảnh cô bé bán diêm hiện lên như thế nào.
HS trả lời.
GV: KháI quát bảng phụ.
GV:Bình- giảng:
Đêm giao thừa, mọi người sum họp dưới máI ấm gia đình để cùng nhau đón chào một năm mới trong không khí thiêng liêng, tràn ngập hạnh phúc. Riêng cô bé mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói meo đang dò dẫm trong bóng tối. Giời đây, cô bé ngội nép trong một góc tường. Thật đáng thương khi thân hình nhỏ bé của em phảI chống trọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cáI lạnh từ tráI tim khiến đôI bàn tay em đã cứng dờ ra.
Hỏi: Vậy tại sao em lại không thể về nhà.
- Vì em không bán được bao diêm nào
-Không ai bố thí cho em một đồng nào
-Nhất định là cha em sẽ đánh
-và ở nhà cũng rét thế thôi.
Hỏi: Em hiểu cô bé bán diêm đang ở trong tình cảnh như thế nào.
-Bơ vơ khốn khổ.
Hỏi: Trong thời điểm đặc biệt đó, cảnh tượng được miêu tả trong từng ngôi nhà như thế nào.
-Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
Hỏi;Trong sự việc này, nghệ thuật kể chuyện có gì đặc sắc.
-Nghệ thuật tương phản, đối lập.
Hỏi:Những chi tiết tương phản đối lập nào đang diễn ra ngay trong thực tại và cả giữa quá khứ với hiện tại của chính cô bé.
Hỏi: Những hình ảnh tương phản, đối lập này có giá trị gợi cảm như thế nào.
Gv: giảng:
Cách miêu tả đối lập..câu chuyện trở lên thấm vị đời cay đắng. Em đang rét có lẽ càng rét hơn khi thấy mọi nhà sực nức ánh đèn. Em đang đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức. Chẳng có điều gì tốt ddepf chờ đời cô bé cả.
ày.
-Nêu bật nõi cơ cực của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc.
Cách miêu tả dối lập, dặt ánh sán đèn ở mỗi nhà, phố sực nức mùi ngỗng quay đối lập với cảnh đói rét, ở xó tối tăm cuả em bé đã làm rõ cảnh sống bất hạnh của bé gái. Em đã rét, đã khổ, em càng rét và khổ hơn khi nhìn thấy ánh đèn ở mọi nhà. Em đã đói và càng đói hơn khi ngưủi thấy mùi ngỗng quay sực nức.
Gv:giảng
Hỏi:Những chi tiết trên đã làm xuất hiện một cô bé bán diêm như thế nào trong cảm nhận của em.
Gv: Bình
Hoàn cảnh của bé gáI làm ta thạt xúc động. Nhà văn đã chạm tới lỗi đau khổ nhất: cảnh đời mồ côI mẹ phảI sống lang thang. Có biết rằng “Tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ” mới thấy cáI sâu sắc trong tấm lòng của nhà văn Đan mạch. Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương trong vòng tay của bố mẹ mình nên biết cảm thông với cáI khổ tâm của các bạn nhỏ như cô bé bán diêm. Bởi lẽ, biết san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.
I.Giới thiệu tác giả, tác phảm:
1. Tác giả:(1805-1875)
- An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
2. Tác phẩm:
- Văn bản trích gần hết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”.
II. Tìm hiểu văn bản:
*Bố cục:
-3 phần
+Từ đầu đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.
+Tiếp theo. Về chầu Thượng đế.
+ Đoạn còn lại.
-Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
-Những mộng tưởng và thực tài của cô bé bán diêm.
- cái chết của cô bé bán diêm.
1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:
* Gia cảnh:
-Mồ côi mẹ, bà nội mất, nhà nghèo
-sống với bố, gia sản tiêu tán, sống chiu rúc trong mọt xó tối tăm, luôn bị bố mắng nhiếc chửi rủa.
 -Cô đơn, dói rét.
-Phải tự mình đi bán diêm để kiếm sống
Và mang tiền về cho bố.
 => Nghèo túng, tủi cực,, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.
*Đêm giao thừa, rét dữ dội:
-Đầu trần, chân đất.
-Bụng dói, rét.
-Ngồi nép trong một góc tường để tránh rét, không giám vê nhà.
-Bàn tay em đã cứng đờ ra.
 => Đói rét, cô độc, không được ai đoái hoài.
-Trời đông giá rét tuýết rơi><cô bé đầu trần, chân đất
-Trời tối đen><của sổ mọi nhà dều rực sáng ánh đèn
-cô bé bụng đói cật rét ><trong phố sực nức mùi ngỗng quay
-Một ngôi nhà đẹp đẽ xinh xắn, ><
nơi em sống đầm ấm xưa kia- một xó tối tăm lạnh lẽo.
 => Nghệ thuật tương phản, đối lập nêu bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé bán diêm.
- Đơn độc, đói rét, bị đầy ải, không được ai đoái hoài. Đó là một cô bé khốn khổ và vô cùng đáng thương.
3. Củng cố, hướng dẫn vê fnhaf:
-Chuẩn bị phần tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docco be ban diem tiet 21hoi giang.doc