GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 23
BÀI 21+22:
Tiết 89: Câu trần thuật.
Tiết 90: Chiếu dời đô.
Tiết 91: câu phủ định.
Tiết 92: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn).
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs nắm được:
· Thấy được Chiếu dời đô phản ánh khát vọng về một đất nứơc độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Thấy được kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục của tác phẩm. Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể chiếu.
· Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
· Bứơc đầu biết vận dụng kỹ năng làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích hoặc thắng cảnh của quê hương.
· Thấy được Chiếu dời đô phản ánh khát vọng về một đất nứơc độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Thấy được kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục của tác phẩm. Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể chiếu.
· Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
· Bứơc đầu biết vận dụng kỹ năng làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích hoặc thắng cảnh của quê hương.
· Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu phủ định.
· Nắm vững chức nămg của câu phủ định , biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
· Vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh.
· Tự giác tìm hiểu những di tích , thắng cảnh ở quê hương mình.
· Nâng cao lòng yêu quý quê hương.
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI) Tuần 23 BÀI 21+22: Tiết 89: Câu trần thuật. Tiết 90: Chiếu dời đô. Tiết 91: câu phủ định. Tiết 92: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn). MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs nắm được: Thấy được Chiếu dời đô phản ánh khát vọng về một đất nứơc độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Thấy được kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục của tác phẩm. Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể chiếu. Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. Bứơc đầu biết vận dụng kỹ năng làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích hoặc thắng cảnh của quê hương. Thấy được Chiếu dời đô phản ánh khát vọng về một đất nứơc độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Thấy được kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục của tác phẩm. Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể chiếu. Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. Bứơc đầu biết vận dụng kỹ năng làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích hoặc thắng cảnh của quê hương. Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu phủ định. Nắm vững chức nămg của câu phủ định , biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp. Vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh. Tự giác tìm hiểu những di tích , thắng cảnh ở quê hương mình. Nâng cao lòng yêu quý quê hương. Tiết 89: CÂU TRẦN THUẬT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : -Thế nào là câu cảm thán ? Cho VD -Nêu đặc điểm và chức năng của câu cảm thán. Sửa BT. 3. Giới thiệu bài Các em đã được học các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một kiểu câu nữa được dùng phổ biến trong giao tiếp đó là câu trần thuật. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: -Gọi hs đọc các đoạn trích trong SGK/ tr 45. -Treo bảng phụ : có ghi các đoạn trích a,b,c,d. -Đoạn a,b,c +Các câu trong những đoạn trích trên có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến hoặc cảm thán không? +Đoạn d) có kiểu câu nào các em đã học? HOẠT ĐỘNG 2 : +Đoạn a,b,c những câu này dùng để làm gì ? -Những câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả gọi là câu trần thuật. +Thế nào là câu trần thuật? -Đây là chức năng chính của câu trần thuật. HOẠT ĐỘNG 3: GV đưa ra 1 số câu trần thuật có chức năng khác để HS nhận diện a)Tôi yêu cầu anh ra khỏi đây. b)Cháu mời bà xơi cơm ạ. c)Em xin hứa với cô em sẽ học bài d)Mình hỏi cậu hút thuốc lá có lợi ở chổ nào. +Các câu trên có phải là câu trần thuật không?Vì sao? -Những câu này dù nó có chức năng đề nghị, yêu cầu, bộc lộ cảm xúc nhưng nó vẫn là câu trần thuật. Đây là những câu TT ngôn hành. Vậy câu TT còn dùng để làm gì? +Em hãy nhận xét câu trần thuật thường kết thúc = dấu câu nào? -HS cho VD +Trong 4 kiểu câu đã học, theo em kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao? -HS đọc to các đoạn trích -Các HS khác quan sát. -Các đoạn a,b,c không câu nào có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. -Ôi Tào Khê! Là câu cảm thán. a) Trình bày suy nghĩ của người viết b)Kể, thông báo sự việc. c)Miêu tả -HS lặp lại phần ghi nhớ 1 Cho ví dụ. -Không có đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. -Ngoài chức năng chính câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc. -Dấu chấm -Có khi dấu chấm than hoặc chấm lửng. -Câu trần thuật vì đây là kiểu câu cơ bản được dùng phổ biến trong giao tiếp. -HS đọc ghi nhớ tr/ 46 I.ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG: Ví dụ:(SGK Tr/45) a)Trình bày những suy nghĩ của người viết. b)Kể, thông báo c)Miêu tả. àLà những câu trần thuật. -Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. -Thường dùng để kể, thông báo, nhận định,miêu tả. -Câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm,cảm xúc VD:Tôi hứa với anh mai sẽ đến sớm. -Khi viết kết thúc bằng dấu chấm. -Có khi dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. GHI NHỚ:sgk/ tr 46 II. LUYỆN TẬP 1. a) Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1: kể, câu 2,3: bộc lộ cảm xúc. b) Câu 1: Câu cảm thán (quá) Câu 2,3: Câu trần thuật bộc lộ sự cảm ơn. 2. Trước cảnh đẹp đêm nay ?-->Câu nghi vấn Cảnh đẹp đêm nay . àCâu trần thuật Cùng ý nghĩa :đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ 3.a) Câu cầu khiến b) Câu nghi vấn c) Câu trần thuật 4. Câu trần thuật dùng để yêu cầu. BT về nhà 5,6 4.Củng cố: Thế nào là câu trần thuật? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng. 5.Dặn dò:Học và làm bài Soạn :Chiếu dời đô. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 90: Văn bản: CHIẾU DỜI ĐÔ (THIÊN ĐÔ CHIẾU) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy Trò Ghi bảng Y/c học sinh đọc lời giới thiệu tác giả tr/50 Giáo viên lưu ý một số nét chính về tác giả. ? Em biết gì về thể loại chiếu ? Bài chiếu này ra đời trong hoàn cảnh nào? - Gv hướng dẫn đọc văn bản - Gv đọc mẫu và gọi hs đọc tiếp - Y/c hs đọc kỹ chú thích số 8 ? Hãy giải nghĩa các từ: Phồn thịnh, thế rồng cuộn hổ ngồi, thắng địa, trọng yếu. - Cho một hs đọc lại đoạn mở đầu. ? Theo suy luận của Tg thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy. ? Lý Công Uẩn viện dẫn những lần dời đô của các vua nhà Thương, Nhà Chu nhằm mục đích gì? ? Theo tg , kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn thích hợp vì sao? ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu “Trẫm rất dời đổi” ? Giọng điệu ấy thể hiện tình cảm gì của nhà vua? - Cho một hs đọc đoạn còn lại ? Theo tg địa thế thành Đại La có những gì thuận lợi để có thể chọn làm nơi đóng đô? ? Qua quá trình tìm hiểu nội dung bài chiếu em hãy trình bày trình tự lập luận của tg? ? Vì sao nói “ Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt - Gv cho hs chốt lại phần nội dung ? Tại sao kết thúc bài “ Chiếu dời đô” Lý Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi “ Các khanh nghĩ thế nào?” Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì? -Gv cho hs chốt lại phần nghệ thuật - Hướng dẫn hs làm phần luyện tập 1 hs đọc Trả lời 2hs đọc-hs khác nhận xét -Làm cho đất nước vững bền ptr - So sánh để thấy việc dời đô là đúng đắn - Chân tình, yêu nước thương dân - Vị trí địa lý, hình thế núi sông - Thảo luận - Tạo sự đồng cảm giữa vua với thần dân - Đọc GN I. Giới thiệu - Tác giả: Lý Công Uẩn(974-1028) tức Lý TháiTổ - Thông minh, nhân ái, có chí lớn sáng lập vương triều nhà Lý - Chiếu: Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh được viết bằng văn vần, văn xuôi hay văn biền ngẫu II. Tìm hiểu văn bản. “ Xưa nhà Thương dời đô” -> Nêu sử sách để làm tiền đề cho lý lẽ. - “Thế mà dời đổi” -> Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh. Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước nhất thiết phải dời đô - “Huống gì thế nào” -> Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô => Trình tự lập luận chặt chẽ thuyết phục. => Ý chí đọc lập tự cường của dân tộc Đại Việt. III. Tổng kết: -Ghi nhớ SGK tr/31 C. Củng cố - Vì sao vua Lý Thái Tổ quyết định dời dô ra Đại La? Quyết định ấy chứng tỏ Ông là người như thế nào? - Bài chiếu vừa có lý, vừa có tình là nhờ những yếu tố nào ? D. Dặn dò - Đọc lại bài chiếu + học ghi nhớ - Soạn bài “Câu phủ định” @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 91: CÂU PHỦ ĐỊNH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Ghi bảng * Treo bảng phụ a. Nam đi Huế. b. Nam không đi Huế. c. Nam chưa đi Huế. d. Nam chẳng đi Huế. ? Các câu (b) , (c) , (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a) - Các từ không , chưa chẳng là những từ ngữ phủ định. ? Vậy câu có chứa những từ ngữ phủ định được gọi là câu gì? ? Ngoài các từ phủ định trên , em còn biết những từ phủ định nào khác nữa không. * Treo bảng phụ: - Các từ phủ định: Không , chẳng , chả ,chưa, không phải(là), chẳng phải(là) , đâu có phải(là) ,đâu có ? Em có thể đặt những câu phủ định khác? ? Tóm lại câu phủ định là gì ? ? Yêu cầu học sinh đọc dấu chấm thứ nhất của ghi nhớ. ? Còn câu (a) có chức năng gì ? ? Còn các câu (b) , (c) , (d) có chức năng gì - Các câu (b) , (c) , (d) được gọi là câu phủ định miêu tả. ? Em hãy đặt câu phủ định miêu tả. * Y/c học sinh đọc 2/52 ? Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định ? ? Mấy ông thầy bói xem voi dùng những từ ngữ phủ định để làm gì ? - Hai câu phủ định trên gọi là câu phủ định bác bỏ ? Từ các ví dụ, em hãy cho biết chức nămg của câu phủ định là để làm gì ? * Yêu cầu học sinh đọc dấu chấm thứ hai của GN * Đọc - Có các từ không, chưa, chẳng - Câu phủ định - Trả lời - Đặt câu - Trả lời đọc ghi nhớ ghi vở - Khẳng định việc Nam đi Huế có diễn ra. Thông báo, xác nhận việc Nam không có sự việc Nam đi Huế. - Đặt câu - Đọc - “Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn - “Đâu có!” - Để phản bác một nhận định của người đối thoại. - Trả lời -Đọc( hai Hs) Làm cá nhân Thảo luận nhóm Về nhà I- Đặc điểm hình thức và chức năng - Ví dụ: a, Nam không đi Huế từ phủ định " Câu phủ định "Thông báo không có việc đi Huế " Câu phủ định miêu tả b, Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn” "Phản bác một ý kiến " Câu phủ định bác bỏ. * Ghi nhớ : SGK/53 II- Luyện tập: 1,2,3,5 4 6 4. Củng cố : - Câu như thế nào là câu phủ định? - Chức năng của câu phủ địnhlà gì? 5. Dặn dò : - Học ghi nhớ ? - Làm bài tập 6? @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 92: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần tập làm văn) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới 1. Giáo viên chia tổ cho học sinh chuẩn bị tìm hiểu và viết thành bài ( yêu cầu có số liệu cụ thể ) đề bài sau: Đề 1: Em hãy giới thiệu về chợ Bến Thành. Đề 2: Em hãy giới thiệu về bến Nhà Rồng. 2. Giáo viên giao nhiệm vụ, đặt vấn đề và nêu yêu cầu thật cụ thể . 3. Các nhóm trình bày cho cả lớp nghe. 4. Giáo viên biểu dương , khen thưởng những bài hay. 5. Giáo viên cho điểm. Củng cố , dặn dò: - Bố cục bài văn thuyết minh? - Oân bài và làm bài tập về nhà. @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tài liệu đính kèm: