Giáo án Ngữ văn Lớp 8 học kì I - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kim Thoa

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 học kì I - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kim Thoa

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả – tác phẩm.

- -Đọc : Giọng đều, nhỏ nhẹ, nhấn giọng ở các chi tiết miêu tả tâm trạng, cảm xúc; đúng ngữ điệu đối thoại của nhân vật.

 -GV đọc đoạn:” hàng năm. tựu trường”.

 -> HS đọc đoạn còn lại -> GV nhận xét uốn nắn.

 - Hướng dẫn tìm hiểu chú thích : 2,6,7.

? Dựa vào chú thích * và những hiểu biết của cá nhân, em hãy trình bày những nét chính về tiểu sử của nhà văn Thanh Tịnh và những đặc sắc về bút pháp của ông?

* Lưu ý học sinh: Ông đi dạy học rồi bắt đầu sáng tác và sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện dài và bút kí thành công hơn cả là truyện ngắ và thơ nhẹ nhàng mà thấm sâu, toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

--> GV rút ý cơ bản HS ghi về tác giả.

? Hãy xác định thể loại và nêu xuất xứ của văn bản nêu đặc điểm thể loại? Nội dung chính của truyện ghi lại điều gì?

Lưu ý : Nhân vật “Tôi” trong truyện ngắn không phải hoàn toàn là tác giả

? Nội dung chính của truyện ghi lại điều gì?

? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản này? (HS chọn trong các phươn án sau)

a: tự sự b: miêu tả c: biểu cảm ->Tự sự (a)

? Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần? Các ý được sắp xếp theo trình tự nào? (gồm 3 phần)

Đoạn 1: Từ đầu trên ngọn núi

Đoạn 2: Tiếp theo cả ngày nữa

Đoạn 3: Còn lại

(Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian).

v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.

Gọi học sinh đọc đoạn 1

 

doc 214 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 835Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 học kì I - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kim Thoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Tiết 1: Tôi đi học
Tiết 2: Tôi đi học
Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Tiết 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Ngày soạn: 09-09-07	Ngày dạy: 10-09-07
TIẾT 1 + 2
Văn bản: Tôi đi học.
	(Thanh Tịnh)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B/ THIẾT BỊ PHỤC VỤ GIỜ HỌC
Sgk + Sgv (NV 8 T1)
Tư liệu về tác giả	
C/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Bài cũ: 	Giáo viên kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập của học sinh.
	Kiểm tra việc soạn bài của học sinh về văn bản “Tôi đi học”.
	2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả – tác phẩm.
-Đọc : Giọng đều, nhỏ nhẹ, nhấn giọng ở các chi tiết miêu tả tâm trạng, cảm xúc; đúng ngữ điệu đối thoại của nhân vật.
 -GV đọc đoạn:” hàng năm... tựu trường”.
 -> HS đọc đoạn còn lại -> GV nhận xét uốn nắn.
 - Hướng dẫn tìm hiểu chú thích : 2,6,7.
? Dựa vào chú thích * và những hiểu biết của cá nhân, em hãy trình bày những nét chính về tiểu sử của nhà văn Thanh Tịnh và những đặc sắc về bút pháp của ông?
* Lưu ý học sinh: Ông đi dạy học rồi bắt đầu sáng tác và sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện dài và bút kí thành công hơn cả là truyện ngắ và thơ nhẹ nhàng mà thấm sâu, toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
--> GV rút ý cơ bản HS ghi về tác giả.
? Hãy xác định thể loại và nêu xuất xứ của văn bản nêu đặc điểm thể loại? Nội dung chính của truyện ghi lại điều gì?
Lưu ý : Nhân vật “Tôi” trong truyện ngắn không phải hoàn toàn là tác giả
? Nội dung chính của truyện ghi lại điều gì?
? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản này? (HS chọn trong các phươn án sau)
a: tự sự b: miêu tả c: biểu cảm ->Tự sự (a)
? Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần? Các ý được sắp xếp theo trình tự nào? (gồm 3 phần)
Đoạn 1: Từ đầu trên ngọn núi
Đoạn 2: Tiếp theo cả ngày nữa
Đoạn 3: Còn lại
(Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian).
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
Gọi học sinh đọc đoạn 1
? Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học trong hoàn cảnh nào?
Sự biến đổi của trời đất cuối thu -> Hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ:
GVB : Đoạn văn mở đâù với những hình ảnh thiên nhiên trong trẻo “Những đám mây bàng bạc”, “Những cành hoa tươi”, “Bầu trời quang đãng”, lời văn man mác chất thơ.
? Hình ảnh nào gợi lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng nhân vật “Tôi”? vì sao?
(Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ à tôi thấy tưng bừng rộn rã à Sự nhạy cảm.
Giải thích : rụt rè có nghĩa là như thế nào? Em hãy hình dung dáng vẻ của em bé trong truyện lúc này như thế nào?
? Trên con đường cùng mẹ đến trường nhân vật “Tôi” có tâm trạng như thế nào? Chi tiết nào cho thấy những thay đổi trong lòng cậu bé? Vì sao có sự thay đổi đó?
GV: những kỉ niệm sống dậy, hiện về, tôi chợt nhớ lại tất cả... Ngày đầu tiên đến trường đối với tôi là 1 ngày trọng đại, đáng nhớ à Lòng cậu có nhiều thay đổi (cả hành vi và nhận thức: thấy mình chững chạc, đứng đắn).
Giải thích từ “chũng chạc” , “đứng đắn”?
? Tuy đã ra vẻ chững chạc, nhưng đôi lúc cậu bé còn ngây ngô, rất buồn cười, tìm chi tiết thể hiện nét đáng yêu ấy?
->Lúng túng với 2 quyển vở nhưng muốn tự khẳng định mình, xin mẹ được cầm cả bút thước, suy nghĩ: “Chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước”.
Giải thích từ “Thạo” và cụm từ “người thạo”?
? Qua những chi tiết chúng ta vừa phân tích, em cảm nhận tâm trạng của nhân vật “Tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường ra sao?
GV chốt ý a/1
Gọi học sinh đọc đoạn 2
? Khi đến trường, nhìn ngôi trường ngày khai giảng, nhân vật “Tôi” có tâm trạng và cảm giác ra sao? 
? Cái nhìn của nhân vật “Tôi” về ngôi trường trước và sau khi đi học có gì khác?
 -> Trước kia ngôi trường đối với “Tôi” còn xa lạ chưa để lại ấn tượng gì ngoài cảm tưởng là “cao ráo và sạch sẽ hơn những ngôi nhà khác trong làng”
 ->Hôm nay thấy ngôi trường thật oai nghiêm lần này”hôm nay, tôi đi học”, “ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như một cái đình làng”
? Nhân vật “Tôi” có cảm nhận như thế nào về những học trò mới? Hình ảnh so sánh ấy có ý nghĩa gì?
GVB : Hình ảnh các cậu học trò mới được ví như những chú chim non rất giàu sức gợi cảm, các em vừa ngỡ ngàng lo sợ khi nghĩ mình sắp sửa bước sang một thế giới khác biệt như những chú chim non phải rời tổ bay vào khoảng trời rộng...
? Tâm trạng “Tôi” lúc nghe thấy gọi tên và khi phải rời bàn tay mẹ để vào lớp được miêu tả ra sao?
 -> Tôi cảm thấy như quả tim ngừng đập, quên cả mẹ đứng bên– giật mình – lúng túng – khóc. 
? So với khi trên đường cùng mẹ đến trường, tâm trạng tôi khi vào trường đã có sự thay đổi ra sao?
-> Không chỉ là hồi hộp, hồn nhiên đến trường ngày đầu tiên. Tất cả mọi thứ đối với “Tôi” đều mới mẻ à Tôi ngỡ ngàng lo sợ.
- GV củng cố nội dung của tiết 1; yêu cầu HS tìm hiểu tiếp bài tiết 2; HS học nội dung tiết 1.
I. Tác giả –tác phẩm
1. Thanh Tịnh
- (1911 – 1988) Quê ở ngoại ô thành phố Huế.
- Văn ông nhẹ nhàng, toát lên tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Văn bản “Tôi đi học”
- Thể loại: Truyện ngắn, trích trong tập “quê mẹ” – 1941.
- Truyện kể về những kỉ niệm mơn man trong buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “Tôi”
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “Tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
a) Trên con đường cùng mẹ đến trường:
- Con đường quen tự nhiên thấy lạ.
- Cảnh vật chung quanh thay đổi – trong lòng thay đổi.
- Cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn
- Bặm tay ghì chặt những quyển vở xệch ra.
- Xin cầm bút, thước: “chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”
Þ Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ, sự hồn nhiên đáng yêu.
b) Khi đến trường
- Thấy sân trường dày đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa.
- Trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm khác thường.
- Thấy mình nhỏ bé à lo sợ vẩn vơ. 
- Nghe gọi đế tên tôi tự nhiên giật mình, lúng túng. 
- Dúi đầu vào lòng mẹ “Tôi” nức nở khóc.
Þ Cảm giác ngỡ ngàng, lo sợ khi sắp bước sang một môi trường khác.
- GV kiểm tra bài cũ? Nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm? Qua đó em cẩm nhân gì về nhân vật “Tôi” khi cùng mẹ đến trường.
* Chuyển ý:  gọi học sinh đọc phần 3
? Bước vào lớp nhân vật“Tôi” có thái độ, cử chỉ như thế nào đối với sự vật và những người xung quanh? Thái độ, cử chỉ ấy thể hiện tình cảm gì? Tôi bước vào giờ học đầu tiên trong tâm trạng ra sao? 
GV: Đoạn văn diễn tả rất tinh tế tâm lý trẻ thơ: lúc đầu sợ hãi nhưng rồi cũng nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, cảm thấy gần gũi với thầy cô giáo, bạn bè, lớp học và dù có lúc “Tôi” tơ tưởng đến những kỉ niệm đi bẫy chim nhưng khi bắt đầu giờ học thì cũng rất nghiêm túc và tự tin.
- Liên hệ đối chiếu với bản thân trong buổi đầu cắp sách tới sách trường(HS suy nghĩ độc lập sau 1’ gọi một vài em trình bày - có thể hồi tưởng tâm trạng , cảm xúc luíc bắt đầu đi học lớp 1, lớp 6...
* Chuyển ý sang (2) 
?Bên cạnh những em bé lần đầu tiên đến trường mà chuyện tập trung đề cập đến thì còn có những ai, họ có thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em lần đầu tiên đi học như thế nào? 
Họ trong văn bản này gồm những ai?
(Phụ huynh, ông đốc và thầy giáo trẻ?)
GV: Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo vì đây là lần đầu tiên các em đi học. Họ đã dự buổi lễ khai giảng với thái độ trân trọng: Ông Đốc - người lãnh đạo nhà trường lại rất từ tốn, bao dung, luôn vỗ về động viên các em; thầy giáo trẻ là người vui tính, ân cầnà Chính cách đối xử của họ đã tạo cho các em những ấn tượng tốt đẹp trong ngày đầu tiên đi học cũng như suốt quãng đời học sinh sau này. 
? Qua tấm lòng của các bậc phụ huynh và thầy giáo, em cảm nhận được gì từ phía gia đình và nhà trường đối với thế hệ trẻ?
? Bản thân em sẽ đáp lại sự quan tâm ấy như thế nào?
(Liên hệ: -“Trẻ em như búp trên cành  ngoan” 
 - “Trẻ em hôm nay  mai” 
 - “Vì lợi ích 10 năm  trồng người”
 * Hoạt động 3:H/dẫn tổng kết
Cho học sinh thảo luận nhóm (theo bàn 3’).
? Mô tả tâm trạng nhân vật “Tôi”, tác giả sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Em có nhận xét gì về những hình ảnh so sánh đó?
- Đại diện nhóm trình bày à Giáo viên nhận xét, bổ sung à Kết luận.
(3 hình ảnh so sánh: 1/ “Tôi quên quang đãng”, 2/“ý nghĩ ngọn núi”, 3/ “họ như con chim non e sợ” à những hình ảnh ấy gắn liền với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, giàu sức gợi cảm).(SGV ý 4)?
? Theo em, chất trữ tình và chất thơ được biểu hiện qua những yếu tố nào?
-> Truyện được xây dựng dựa trên dòng hồi tưởng có sự kết hợp giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc một cách hài hòa. Ngoài ra chất trữ tình trong trẻo còn từ tình huống truyện: một em bé lần đầu đi hoc;ï, tình cảm trìu mến của người lớn; những hình ảnh so sánh đầy sức gợi cảm.
? Qua tìm hiểu văn bản hãy khái quát ý nghĩa của truyện và những nét đặc sắc về nghệ thuật cuỉa văn bản và ngòi bút văn suôi của Thanh Tịnh?
GV: Tâm trạng ngỡ ngàng, lạ lẫm của 1 cậu bé lần đầu tiên đi học được mô tả bằng 1 ngòi bút giàu chất thơ.
Gọi h/s đọc ghi nhớ (Sgk/9).
Hoạt động4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 – Sgk/9
Tổng hợp, khái quát lại dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “T ... ûa tác giả đồi với cảnh cũ người xưa.
Hiểu được nét NT đặc sắc của bài thơ.
B/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Bài cũ: 	
? Đọc thuộc bài thơ trong bài “Hai chữ nước nhà”. Em hiểu gì về tâm sự của người cha trong văn bản ?
	2. Bài mới:
Giáo viên giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
? Theo dõi chú thích (*) hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Đình Liên ? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
GV: Vũ đình Liên tham gia phong trào thơ mới ngay từ những ngày đầu. Thơ ông thiên về: lòng thương người và lòng hoài cổ. Năm 1990. Ông được phong danh hiệu nhà giáo nhân dân . Ông sáng tác không nhiều nhưng thơ ông được đánh giá cao; các tác giả chính: “Ông Đồ” “cô gái nghèo bán lá sim”, “Ông già mù gảy đàn hát dạo”, “Đứa trẻ ăn mày”.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?
? Nhắc lại những văn bản được học viết theo thể thơ này ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn cách đọc sau đó đọc mẫu.
- H/s đọc bài thơ.
- Nhận xét cách đọc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài văn:
? Chia bố cục bài thơ ? Nêu nội dung từng phần ?
Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh Ông đồ thời hưng thịnh
Hai khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
Khổ thơ cuối; tâm sự của nhà thơ.
GV: bài thơ có 5 khổ, mỗi khổ 4 câu; miêu tả công việc của ông đồ – người viết câu đối  trong những dịp xuân về. Ông đồ là hình tượng trung tâm trong bài thơ.
? Em hiểu gì về nhan đề của bài thơ “Ông đồ” ?
 (H/s đọc chú thích 1 Sgk)
? Đọc hai khổ thơ đầu ? cho biết ông đồ xuất hiện trong thời gian nào ? Ông làm việc gì và ở đâu.
? Cảnh vật xung quanh ông như thế nào ?
GV: Hoa đào tín hiệu mùa xuân. Cứ mỗi độ tết đết xuân về lại thấy ông đồ xuất hiện cùng “mực tàu” “giấy đỏ” “phố đông người qua” Ông đang hòa nhịp với không khí rộn ràng, vui tươi, màu sắc tươi tắm rực rỡ của phố phường tưng bừng đón tết.
? Trong khung ảnh vui tươi ấy ông đồ hiện lên với công việc gì?
GV: Cảnh tượng rực rỡ vui tươi của phố phường đang tưng bừng đón tết. Ông đồ với công việc viết câu đối đỏ, ông đang cung cấp cho XH 1 móm hàng mà gia đình nào cũng có.
 “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
? Thái độ của mọi người đối với ông như thế nào?. Tìm chi tiết miêu tả?
? Qua những chi tiết trên, em nhận thấy ông đồ hiện lên với tài nghệ ra sao? Tác giả dùng biện pháp NT gì để miêu tả tài nghệ đó của ông?
? Từ đó, em hãy đánh giá khái quát vị trí của ông đồ trong lòng người dân Việt Nam?
? Có ý kiến đó là: đây là thời kì hoàng kim của ông đồ. Nhưng người khác lại cho rằng ngay từ đầu bài thơ ta thấy những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
* Học sinh thảo luận nhóm.
* Đại diện nhóm trình bày.
GV chốt: Thực ra mới đọc ta nhận thấy ông đồ với giấy đỏ mực tàu, sắc màu rực rỡ, người đông đúc tấp nập, tấm tắc khen tài. Nhưng ngẫm nghĩ kĩ thì vị trí của ông đồ là trường học làm nghề dạy học chư đâu phải nơi hè phố với công việc bán chữ. Mà 1 năm chỉ có 1 lần trong mấy ngày tết. Vì vậy ông đồ dù cho chưa bị thờ ơ, ghẻ lạnh như cũng rất cô đơn. Tuy xuất hiện theo mùa nhưng sức sống của ông đồ giảm sút vì tuổi tác. Vì nghề dạy chữ nho đang trên đường bị lụi tàn “10 người học, 9 người thôi”
H/s đọc hai khổ thơ tiếp theo.
? So với hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ hiện lên có gì khác ?
(Gợi ý? Quang cảnh chung quanh và thái độ của mọi người?)
? Hãy phân tích nét độc đáo của hai câu thơ.
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Gợi ý; Tác giả sử dụng biện pháp NT gì ? Hình ảnh bài thơ như thế nào ?
? Từ sự khác nhau về hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu và hai khổ thơ tiếp theo, gợi cho người đọc cảm nhận gì về hình ảnh ông đồ ?
? Theo em, vì sao ông đồ lại bị gạt ra ngoài lề của XH ?
(Ông đồ vẫn ngồi đấy, như cuộc đời hoàn toàn khác xưa, đường phố vẫn đông người qua lại như không ai biết sư có mặt của ông. Thời đại nho học đã lụi tàn, con người tài hoa như ông đồ không còn được sử dụng trong thời buổi Tây học thịnh hành. Cho nên ông ngồi đấy mà vô cùng lẻ loi, lạc lõng, ông ngồi lặng lẽ, nỗi buồn tủi đã lan sang những vật vô tri, vô giác “giấy đỏ nghiên sầu”
* Nhà thơ Tú Xương đã viết:
“Thôi có làm chi cái chữ nho
Ông đồ, ông cống cũng nằm co”
 H/s đọc khổ thơ cuối.
? Nhận xét cách xưng hô của tác giả ?
? Nêu ý nghĩa của hai câu thơ ?
(Thương cho số phận của ông đồ)
? Từ đó em thấy tình cảm của tác giả đối với ông đồ như thế nào ?
(Thương cảm cho số phận của ông đồ. Mặt khác chuyện ông đồ là một phong tục đẹp bị lụi tàn, 1 nền văn hóa bị thay đổi, bị thờ ơ. Bởi thế bài thơ gợi ý cái nhìn nhân hậu với quá khứ và những gì đang thành quá khứ. Qua đó bộc lộ niềm thương tiếc vô hạn, niềm bâng khuâng haoì cổ đối với ông đồ cũng như lớp người cũ bị lãng quên, bỏ rơi
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết:
? Hãy khái quát giá trị NT và ND của bài thơ?
Thể ngũ ngôn phù hợp trong việc diễn tả cảm xúc sâu lắng.
Kết cấu: Đầu cuối tương ứng, hình ảnh tương phản.
Ngôn ngữ trong sáng hàm súc.
Biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh.
Þ Bài thơ thể hiện niềm thương cảm chân thành trước lớp người tàn tạ, chỉ còn cái di tích tiều tụy đáng thương trong 1 thời tàn.
Tác giả – tác phẩm
Tác giả (Sgk)
Tác phẩm
Sáng tác 1935 - 1936
Thể thơ ngũ ngôn
Tìm hiểu văn bản
Hình ảnh ông đồ:
Mỗi năm hoa đào nở lại thấy ông đồ già bày mực giấy đỏ bên phố đông người qua.
à Ông đồ đang hòa nhịp với không khí vui tươi của phố phường.
- Hoa tay thảo những nét 
Như rồng múa phượng bay
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc khen tài.
à Hình ảnh so sánh
Þ Với tài năng của một ông đồ được mọi người mến mộ. Hành động của ông góp phần làm đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.
2. Hình ảnh ông đồ thời tàn
- Nhưng mỗi người mỗi vắng. 
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời mưa bụi bay.
à Điệp ngữ, nhân hóa, câu hỏi tu từ, câu thơ tả cảnh ngụ tình. 
Þ Vắng vẻ, buồn tủi, ông đồ bị gạt ra ngoài lề xã hội à Sự thay đổi số phận của ông. 
3. Tình cảm của tác giả trước hình ảnh ông đồ: 
- Năm nay hoa đào lại nở
Hồn ở đâu bây giờ? 
à Từ ngữ gợi tã, Þ Niềm bâng khuâng hoài cổ, niềm thương cảm chân thành đối với số phận ông đồ. 
* Củng cố:
? Đọc thuộc lòng bài thơ.
? Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ.
	* Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm nội dung bài thơ.
- Ôn tập kĩ đề thi học kỳ 1
- Tập làm bài thơ 7 chữ (bài thơ 4 câu).
TIẾT 67 + `
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TIẾT 71:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
Tự đánh giá bài làm của mình về mặt kiến thức, kỹ năng, thực hành tiếng Việt.
Có ý thức học tập tốt để nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
B/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Phát bài cho học sinh theo dõi
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TIẾT 72
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I
STT
Nội dung công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Máy xúc
ùv=2.2m3
Hành quân từ công trường về công ty
Ca 
1.3
ĐẢNG BỘ : Công ty 711 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ: ĐỘI 1 
 Ngày tháng năm 2008 Số NQ/CB
NGHỊ QUYẾT
 Đề nghị kết nạp đảng viên
Căn cứ điều 4-Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày..thángnăm.. Chi bộ 
 Đã họp để xét đề nghị kết nạp quần chúng vào Đảng 
Tổng số đảng viên của chi bộ Đ/ C đảng viên,trong đó chính thức đồng chí, dự bị đồng chí.
 Có mặt ..đảng viên, trong đó chính thức .. đồng chí , dự bị .đồng chí 
 Chủ trì hội nghị :Đồng chí . Chức vu.ï 
 Thư ký hội nghị : Đồng chí ..
 Sau khi nghe báo cáo thảo luận,chi bộ thống nhất kết luận về quần chúng như sau: 
 Về lý lịch .
.
Những ưu khuyết điểm chính:
Ưu điểm: 
Khuyết điểm: .
Đối chiếu với quy định của Điều lệ về Đảng về tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp đảng viên , số đảng viên chính thức tán thành việc kết nạp quần chúng .. vào đảng  đồng chí (đạt ..% ) so với tổng số đảng viên chính thức .Số đảng viên chính thức không tán thành  đồng chí (..% ) với lý do ..
 Chi bộ đề nghị Đảng uỷ xét kết nạp quần chúng . Vào Đảng cộng sản Việt Nam. 
 T/M Chi Bộ
 Bí thư
 Bùi Sỹ Chuyển 
 ĐẢNG BỘ: 
 CHI BỘ.. Ngày tháng năm 2008
 Số NQ/ CB 
 NGHỊ QUYẾT 
 Đề nghị công nhận đảng viên chính thức
 Căn cứ điều 5. điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ; ngày tháng năm 2008
Chi bộ Đội 1 đã họp để xét đềø nghị công nhận đảng viên dự bị .............................
 Trở thành đảng viên chính thức.
 Tổng số đảng viên của chi bộ ..đảng viên, trong đó chính thức đồng chí, dự bị đồng chí, dự bị đồng chí có mặt ..đảng viên, trong đó chính thức ..đồng chí,dự bị .. .đồng chí.
Vắng mặt .đảng viên,trong đó chính thức .đồng chí .dự bị. đồng chí 
Lý do vắng mặt 
 Chủ trì hội nghị : đồng chí  chức vụ ..
 Sau khi nghe báo cáo và thảo luận, chi bộ thống nhất kết luận về đảng viên dự bị .. như sau :
 Ưu điểm : ........
Khuyếđiểm: .... Đối chiếu với quy định của điều lệ Đảng về tiêu chuẩn đảng viên số đảng viên chính thức tán thành công nhận đảng viên dự bị .thành đảng viên chính thức .. đồng chí (đạt.%) so với tổng số đảng viên chính thức. Số đảng viên chính thức không tán thành.đồng chí(chiếm.%)với lý do..
 Chi bộ báo cáo đảng uỷ .xét đề nghị công nhận đảng viên dự bị ..trở thành đảng viên chính thức của Đảng cộng sản Việt Nam. 
 T/M chi bộ
 Bí thư
 Bùi Sỹ Chuyển

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 ca nam.doc