Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình học kì II

Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình học kì II

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng của câu cầu khiến, biết dùng câu cầu khiến phù hợp tình huống giao tiếp.

2. Năng lực:

 HS có kĩ năng dùng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.Năng lực huy động vốn từ để sử dụng đúng và hay.

3.Phẩm chất:

HS có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Kế hoạch bài học.

 - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục đích:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về câu cầu khiến

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm: Trình bày miệng

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu: cho đoạn thơ:

 Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non

 Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo.

 

docx 187 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: /../
NHỚ RỪNG – Thế Lữ ( HK2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
2. Năng lực:
- Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ
- Năng lực cảm thụ văn học.
3. Phẩm chất: 
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-  Kế hoạch bài học.        
- Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu: Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, cho biết bài thơ tác giả mượn lời của ai? Việc mượn lời như vậy có tác dụng gì?
- Học sinh tiếp nhận, trả lời: Trong bài thơ tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú=> bộc lộ cảm xúc của mình
- Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Các em ạ, những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt  giai đoạn (1932 – 1942) xuất hiện 1 phong trào thơ với sự cách tân về nội dung và nghệ thuật, làm say lòng người - đó là phong trào thơ mới. Nó như 1 luồng gió thổi mát cả 1 nền văn học. Và nói đến phong trào thơ mới ta không thể không kể đến tên tuổi của nhà thơ Thế Lữ - người đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho thơ mới. Bài thơ tiêu biểu của ông mà chúng ta học hôm nay là bài thơ Nhớ rừng, tác giả đã mượn lời của con hổ ở vườn  bách thú để bộc lộ rõ tâm trạng của mình và tâm trạng đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay => Giáo viên nêu mục tiêu bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
a) Mục đích: 
- Nắm được tiểu sử của tác giả Thế Lữ
- Nắm được hoàn cảnh sáng tác,thể loại của bài thơ
- Rèn cho hs kĩ năng làm việc cá nhân, cách đọc diễn cảm thơ.
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên yêu cầu
? Nêu những nét hiểu biết của mình về tác giả?
? Nêu vị trí của bài thơ “Nhớ rừng” trong sự nghiệp của Thế Lữ ?
? Em có hiểu biết gì về bài thơ?
? Nêu bố cục của bài thơ?
? Khi mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng đến điều gì về con người?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
+ Giáo viên: hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
-Thế Lữ (1907–1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ.
- Quê: Bắc Ninh.
- Ông là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới chặng đầu (1932 – 1935).
2. Văn bản:
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại:
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: sáng tác năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ”
- Thể thơ: Tự do
b. Đọc, chú thích, bố cục:
+ Đoạn 1+4: con hổ ở trong cũi sắt.
+ Đoạn 2+3: con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.
+ Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
2.1. Con hổ ở vườn bách thú
a) Mục đích: Hiểu được tâm trạng chấn ghét thực tại và niềm khát khao tự do cháy bỏng của hổ.
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV: treo bảng phụ Đ1
? Gọi h/s đọc đoạn 1? Trả lời câu hỏi.
? Em hiểu ntn về từ “gậm” và từ “khối” (nghĩa và loại từ)? Có thể thay thế chúng bằng những từ ngữ khác được không ?
? Tư thế “nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con hổ?
? Như vậy ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Âm điệu của hai câu thơ mở đầu ntn?
? Từ đó ta thấy hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ như thế nào?
? Khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú, con hổ tỏ thái độ ntn với con người và những con vật khác xung quanh? Thái độ đó thể hiện qua những từ ngữ nào?
? Tại sao con hổ lại có tâm trạng như vậy?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
+ Giáo viên: hướng dẫn đọc, hỗ trợ nếu HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ + HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
- Gậm: động từ, dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp.
=> Sự gặm nhấm đầy uất ức và bất lực của con hổ khi bị mất tự do.
- “Khối căm hờn” gợi cho ta có cảm giác như trông thấy sự căm hờn có hình khối rõ ràng. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do.
- Gậm: ĐT, Khối: danh từ
- Gậm = ngậm; Khối= mối-> mức độ biểu cảm kém đi.
- Tư thế nằm: Tình thế buông xuôi bất lực, ngày đêm gậm nhấm nỗi căm hờn.
- Nghệ thuật: đối lập giọng điệu chán chường, sử dụng ĐT mạnh, danh từ hóa tính từ.
- Hoàn cảnh: bị giam cầm trong cũi sắt.
- Tâm trạng: uất ức, sự buông xuôi, bất lực.
- Khi bị nhốt, hổ tỏ thái độ:
+ Khinh ghét con người gọi họ là lũ “ngạo mạn, ngẩn ngơ”.
+ Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt tầm thường (Giương mắt bé giễu)
+ Bất bình vì bị ở chung cùng “bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự”.
- Hổ có tâm trạng như vậy vì: hổ là chúa sơn lâm, chúa tể của muôn loài, giờ bị xem thường như những kẻ thấp kém địa vị, song quan trọng hơn nó đau xót cho lũ gấu, báo không biết được nỗi nhục nhằn tù hãm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Hs biết cách đọc diễn cảm bài thơ
b) Nội dung: HS sử dụng khả năng đọc của mình để thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
c) Sản phẩm: Đọc diễn cảm thể hiện đúng tâm trạng của hổ.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên cho hs đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ
- Học sinh tiếp nhận: đọc lại bài thơ to, rõ ràng, đúng biểu cảm trước lớp
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức trên bảng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: 
- Hiểu sâu sắc về đặc điểm của thơ mới
- Hiểu được con người của Thế Lữ, cũng như cẩm hứng sáng tác
- Giáo dục ý thức tự giác trong quá trình học
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức đã học để áp dụng vào bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Gv giao nhiêm vụ: Về nhà tìm hiểu thêm đặc điểm của thơ mới những năm đầu thế kỷ XX, tìm hiểu thêm về thân thế nhà thơ Thế Lữ.
- Hs về nhà thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
Ngày soạn: ../../..
Ngày dạy: /../
NHỚ RỪNG (tiếp) – Thế Lữ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
2. Năng lực:
- Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ
- Năng lực cảm thụ văn học.
3. Phẩm chất: 
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.        
- Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức tiết học trước, tạo cảm hứng cho hs
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học áp dụng thực hiện nội dung
c) Sản phẩm: Dự đoán của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Gv: Tiết trước, các em đã được biết con hổ trong vườn bách thú sống trong căm giận ngút trời nhưng đành bất lực “nằm ”. Nó khinh thường, chán ghét đến mức cao độ thực tại tầm thường, giả dối, cảm thấy uất hận vô cùng vì đang là chúa tể muôn loài bị sa cơ phải sống gò ép, ngang hàng với những kẻ dở hơi, vô tư lự. Trong hoàn cảnh và tâm trạng ấy, con hổ nhớ tới điều gì?
- HS dự đoán kết quả => GV dẫn vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nỗi nhớ tiếc quá khứ của hổ - Nỗi nhớ thời oanh liệt
a) Mục đích: 
- Thấy được sự oai linh, dũng mãnh đầy uy quyền của hổ trong quá khứ
- Hiểu tâm trạng nhớ tiếc quá khứ tốt đẹp của hổ hay cũng chính là tâm trạng của người dân mất nước.
b) Nội dung: Hs vận dụng sgk, kiến thức tìm tòi, hướng dẫn của GV để thực hiện.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS ra giấy nháp.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - gọi HS đọc đoạn 2
? Trong hoàn cảnh bị nhốt ở vườn bách thú, con hổ nhớ tới điều gì?
? Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và nghệ thuật của tác giả? Tác dụng của nghệ thuật (Cảnh thiên nhiên hiện lên ntn)?
? Giữa không gian hoang vu, hùng vĩ ấy hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên ntn?
? Em hiểu từ “quắc” như thế nào? (từ lọai, tác dụng)
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu của khổ thơ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc bài to, rõ ràng, diễn cảm
+ Học sinh suy nghĩ trả lời cá nhân, nhóm cặp đôi.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS đứng tại chỗ trình bày kết quả
+ GV đánh giá và bổ sung, giảng giải thêm cho HS hiểu.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- Hổ nhớ tới những ngày oanh liệt trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó.
- Cảnh lâm sơn: Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội
- Nhận xét cách dùng từ ngữ: Điệp từ “với”, các động từ chỉ đặc điểm của hành động “gào, thét”, những DT, TT phong phú => Cảnh đại ngàn xưa kia lớn lao, phi thường, mạnh mẽ và hoang vu, bí ẩn.
- Hình ảnh chúa tể hiện lên: “Bước chân... cả muôn loài”.
=>Tư thế dõng dạc, đường hoàng, oai phong, lẫm liệt với tâm trạng hài lòng.
- Từ “quắc” là động từ, cực tả ánh mắt dữ dội đủ sức chế ngự muôn loài của chúa sơn lâm.
- Nhận xét nghệ thuật :
+ So sánh: tấm thân của chúa sơn lâm với sóng biển (liên tưởng độc đáo và rất đẹp) làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con hổ
+ Sử  dụng các từ ngữ gợi tả hình dáng.
+ Nhịp thơ ngắn, uyển chuyển, giọng điệu hùng tráng, dữ dội.
Hoạt động 2: Nỗi nhớ tiếc quá khứ của hổ - Nhớ những khoảnh khắc đẹp
a) Mục đích: Hiểu tâm trạng nhớ tiếc quá khứ tốt ... .
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- GD HS có ý thức trung thực khi viết VBTB 2. Kĩ năng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học, sgk, tltk
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài.        
- Chuẩn bị theo các câu hỏi SGK 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: Thực hiện hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Trình bày miệng.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu:
? Hãy kể tên các thể loại van bản hành chính công vụ đã được học ở các lớp dưới?
- Học sinh tiếp nhận và trả lời: Đề nghị, Báo cáo, đơn từ ...
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
=> Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Tiết học hôm nay chúng ta cùng hệ thống hóa lại các kiến thức về văn bản thông báo đã học ở tiết trước.
=> Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2. Nội dung và thể thức của VBTB
- Nội dung: Gồm 3 phần
+ VBTB tuân thủ theo thể thức hành chính: Có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu, tiêu ngữ, tên VB, ngày tháng làm VB, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
+ ND VBTB thường là: các VB của nhà nước ở cấp cao thông báo với nhân dân về một vấn đề có tầm quan trọng nhất định
+ VBTB có những mục đích: Cơ quan lãnh đạo cấp trên truyền đạt công việc cho cấp dưới để phổ biến tình hình cho cấp dưới biết và thực hiện
3. VBTB và VBTT có những đỉêm giống và khác nhau:
* Giống: đều là VB điều hành chính, tuân theo những phần mục nhất định.
* Khác nhau:
+ VBTB là cấp trên gửi xuống cấp dưới
+ VBTT là trình bày thiệt hại hay mức độ sự việc sảy ra cần xem xét.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung: Thực hiện cá nhân,
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
?Viết 1 van bản thông báo về việc họp phụ huynh của lớp.
- Học sinh:làm việc cá nhân ở nhà
 - Giáo viên: yêu cầu thời hạn làm bài của hs. Thời gian làm 2 ngày ra vở soạn và thu lại cho gv
- Dự kiến sản phẩm: Viết đúng thể thức của một văn bản thông báo đã học. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
Ngày soạn: ././.
Ngày dạy: ././..
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIÊT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức :
- Nắm được từ ngữ xưng hô ở địa phương nơi mình đang sinh sống hoặc địa phương khác trong tỉnh Hà Nam
- Thấy được vai trò của việc sử dụng từ xưng hô địa phương trong giao tiếp hằng ngày và trong tác phẩm văn học
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng lựa chọn, sử dụng từ xưng hô địa phương hợp lí trong khi nói và viết.
3. Năng lực: 
- tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực đánh giá.
- Năng lực tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch bài học, sgk, tltk
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài.
- Chuẩn bị theo các câu hỏi SGK 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Trình bày miệng.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu: Hãy kể một số từ ngữ địa phương nơ em sinh sống
- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Học sinh  trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Tiết học hôm nay chúng ta cùng hệ thống các từ ngữ địa phương ở một số địa phương của Hà Nam ta.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a) Mục đích: 
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên yêu cầu:
? Thế nào là văn bản tường trình, VB thông báo
? Phân biệt mục đích cách viết 2 loại văn bản này
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
+ Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bài
Yêu cầu HS kẻ bảng vào vở ghi.
Lập bảng từ ngữ địa phương:
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ địa phương
Ông ngoại
Bà ngoại
Ông nội
Bà nội,
Ông cậu
Bà cậu
Ông chú
Bà chú.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố các kiến thức, kĩ năng về văn bản thông báo
b) Nội dung: Hoạt động cặp đôi.
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu: Tìm các từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết
- Học sinh: tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
Ngày soạn: //
Ngày dạy: .//.
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- Kiến thức chung:
+ Củng cố lại các kiến thức Ngữ văn đã học.
+ Tự đánh giá kiến thức, trình độ của mình và so sánh với các bạn trong lớp.
- Kiến thức trọng tâm: Tự đánh giá ưu, nhược điểm trong bài thi.
2. Năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- Giáo dục HS ý thức nghiêm túc nhìn nhận và sửa những lỗi sai.b. Về kĩ năng
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài, chấm bài.
b. Chuẩn bị của học sinh: xem lại đáp án bài mình đã làm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 
3. Bài mới
Hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra cuối học kì II cho các em, để các em thấy được kết quả và cách đánh giá kiến thức kĩ năng vận dụng trình bày để giải quyết yêu cầu mà bài kiểm tra đưa ra. Đồng thời các em cũng sẽ nhận thấy những mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để khắc phục.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV y/c HS nhắc lại ND câu hỏi ở trong bài KT cuối học kì II
? Xác định mục đích của từng câu hỏi và cách trả lời?
Gọi HS trả lời lại các câu hỏi
GV chữa bài theo đáp án tiết 137, 138.
GV nhận xét mặt mạnh, yếu trong bài viết của HS
HS đọc bài điểm giỏi:
HS đọc 1 bài điểm khá:
HS đọc 1 bài điểm yếu:
GV thống kê một số lỗi trong bài văn của HS và gọi HS sửa
HS khác lắng nghe và tự nhận ra sai sót trong bài mình để rút kinh nghiệm cho bài sau.
I. Đề bài
II. Đáp án và biểu điểm
Phần III: Đáp án, biểu điểm.
Phần I: Đọc hiểu: (3 điểm)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản "Hịch tướng sĩ" (0,25 điểm), tác giả Trần Quốc Tuấn (0,25 điểm).Hoàn cảnh sáng tác: khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 2 (1285) (0,25 điểm).
2. Nội dung của đoạn trích trên: thể hiện lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn: đau xót trước cảnh tình đất nước, quên ăn, mất ngủ chỉ căm tức, uất ức vì chưa trả được thù, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. (1 điểm).
3. - Hai câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu trần thuật(0,5 điểm), thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc (0,5 điểm).
4. * HS có thể rút ra một số bài học sau(0,5 điểm):
- Phải biết trân trọng cuộc sống đang có
- Phải biết ơn những người đã hi sinh để cho mình có cuộc sống như ngày nay
- Phải sống có ý nghĩa, biết mơ ước, biết phấn đấu, hi sinh vì mọi người, vì đất nước
* Viết đúng yêu cầu một đoạn văn, diễn đạt đúng, lưu loát, (0,25 điểm).
 Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2,0 điểm).
1. Yêu cầu kỹ năng(0,5 điểm): Biết cách làm đoạn văn trình bày cảm nghĩ. Bố cục rõ ràng, biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức(1,5 điểm):
- Nêu được các suy nghĩ về lòng yêu nước ngày nay, trong thời bình được thể hiện như thế nào(0,75 điểm)
- Những việc làm thể hiện lòng yêu nước của mình(0,75 điểm):
 Câu 2:(5,0 điểm).
1. Yêu cầu về kĩ năng (0,5 điểm):
- Viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Diễn đạt: rõ ràng, lưu loát.
- Dùng từ, dùng dấu câu phù hợp và chính xác.
- Viết đúng chính tả.
- Trình bày đúng quy định, chữ viết sạch đẹp.
- Đảm bảo bố cục 3 phần.
- Nắm vững các thao tác làm bài văn nghị luận
2. Yêu cầu về nội dung(4,5 điểm): 
a. Mở bài : ( 0,5 điểm )
- GT vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài: (3,5 điểm )
*Giải thích: Ma túy là 1 loại thuốc kích thích gây hưng phấn, noc khiến con người phụ thuộc vào nó và trở thành con nghiện...   ( 0,5 điểm )
*Nguyên nhân: do đua đòi, do bị lôi kéo,... ( 0,5 điểm )
*Thực trạng: số người nghiện ma túy ngày càng tăng, ở mọi lứa tuổi, thành phần xã hội.... ( 0,5 điểm )
*Tác hại:
- Với bản thân người nghiện.... ( 0,5 điểm )
- Với gia đình người nghiện..... ( 0,5 điểm )
- Với xã hội.... ( 0,5 điểm )
*Giải pháp: ( 0,5 điểm )
- Hiểu rõ tác hại và sự nguy hiểm của ma túy để phòng tránh.
- Không giao du với người nghiện ma túy. Cảnh giác đề phong với sự rủ rê, lôi kéo ...
- Tuyên truyền mọi người tránh xa ma túy
- Có lối sống lành mạnh, học tập, rèn luyện sức khỏe...   
 c. Kết bài:  (0,5 điểm )
 - KĐ lại vấn đề.
 - Nhận thức, hành động của bản thân, lời khuyên...
III. Nhận xét
a. Ưu điểm
- Đa số HS trả lời đúng y/c của câu hỏi.
- Nhiều bài viết trình bày khá tốt, sạch sẽ.
- Có nhiều bài nghị luận rất thuyết phục, biết kết hợp các yếu tố phụ trợ trong nghị luận.
b. Nhược điểm
- Một số HS chưa đọc kĩ đề bài nên trả lời còn thiếu chính xác.
- Một số ít bài lạc sang thể loại tự sự.
- Sai chính tả nhiều.
III.Trả bài- Chữa lỗi
IV. Thống kê kết quả
Lớp 8
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém





Lớp 8B
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém






*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii.docx