Giáo án Ngữ văn 8 tiết 87: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 87: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

 Tiết 87

 Ngắm trăng

 ( Hồ Chí Minh )

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1/.Kiến thức:

 - Hiểu biết bước đầu về thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh

 - Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong phú Hồ chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

2/. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm

 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm

* KNS: + Giao tiếp: trao đổi trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên đất nước

 + Suy nghĩ sáng tạo: phân tích bình luận giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, hình ảnh thơ

 + Xác định giá trị bản thân: tôn trọng bảo vệ và có trách nhiệm với quê hương đất nước

3/.Thái độ:

 - Yêu mến, cảm phục trước tâm hồn nghệ sĩ đầy lạc quan, yêu thiên nhiên của Bác .

 II.Chuẩn bị:

 1/ GV: TLHDTH chuẩn kTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8

 2/ HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.

III. Phương pháp:

 - P.P: Vấn đáp, phân tích giảng bình, nêu vấn đề

 - KT: Động não

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2445Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 87: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/02/2012
Ngày giảng: 8A:
 8B: 
 Tiết 87
 Ngắm trăng
 ( Hồ Chí Minh )
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1/.Kiến thức:
 - Hiểu biết bước đầu về thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh
 - Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong phú Hồ chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2/. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm
 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
* KNS: + Giao tiếp: trao đổi trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên đất nước
 + Suy nghĩ sáng tạo: phân tích bình luận giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, hình ảnh thơ
 + Xác định giá trị bản thân: tôn trọng bảo vệ và có trách nhiệm với quê hương đất nước
3/.Thái độ:
 - Yêu mến, cảm phục trước tâm hồn nghệ sĩ đầy lạc quan, yêu thiên nhiên của Bác .
 II.Chuẩn bị:
 1/ GV: TLHDTH chuẩn kTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8
 2/ HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
III. Phương pháp: 
 - P.P: Vấn đáp, phân tích giảng bình, nêu vấn đề 
 - KT: Động não
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Đọc diễn cảm bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” và trình bày cảm nhận của em về bài thơ?
 - HS đọc thuộc diễn cảm bài thơ
 - Nêu cảm nhận về bài thơ
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong thời gian 14 tháng bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam, HCM đã viết tập “ Nhật kí trong tù” với 133 bài. đó là một tác phẩm văn chương vô giá, đúng như Xuân Diệu nhận xét “ cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản HCM”. Bên cạnh tình yêu con người, tình yêu đất nước thì tình cảm đối với thiên nhiên là một nét nỗi bật trong thơ Người, đặc biệt là ở những bài thơ viết về trăng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc “ Ngắm trăng” thật đặc biệt của Bác Hồ và cũng qua đó ta thấy vẽ đẹp tâm hồn của Bác thể hiện rất rõ trong bài thơ “ Ngắm trăng” 1 bài thơ hay trong tập “ Nhật kí trong tù”.
Hoạt động 1
P.P: Vấn đáp, thuyết trình
KT: Động não
? Những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? 
- Thời gian và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- HS trình bày
- GV bổ sung, chốt
Hoạt động 2
P.P: Vấn đáp, phân tích giảng bình, đọc diễn cảm
KT: Động não, đặt câu hỏi
* GV đọc bản phiên âm nguyên tác, sau đó 1 HS đọc phần giải nghĩa từ.
- GV kiểm tra 1 số từ Hán Việt quen thuộc
- Gọi 1 HS khác đọc bản dịch nghĩa.
- GV đọc bản mẫu dịch thơ.
* Gọi 2 HS đọc lại phiên âm và dịch thơ.
* HS đọc kĩ chú thích để hiểu thêm tập thơ “ Nhật kí trong tù” 
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
I. Giới thiệu chung: (4’)
1. Tác giả
2. Tác phẩm: 
- Sáng tác trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ( Trung Quốc)
- Trích trong “ Nhật kí trong tù”
II. Đọc hiểu văn bản: (28’)
1. /Đọc, hiểu chú thích:
2. Bố cục:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
3. Phân tích:
Theo em, người xưa có thú vui gì khi thưởng nguyệt và họ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? 
- Có rượu, hoa..”, khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”, “ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén”, ngắm trăng khi tâm hồn thảnh thơi.
? Còn Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? 
- “ Chẳng được tự do....trăng thu”.
? Vì sao Bác chỉ nhắc đến thiếu hoa và rượu?
Chỉ nhắc thiếu hoa, rượu-> Người đón nhận đêm trăng đẹp với tư cách của một người thi nhân tự do tự tại
? Trước cảnh đẹp đêm trăng, tâm hồn Bác thể hiện như thế nào? Em thử so sánh câu dịch với nguyên tác?
- Nguyên tác: câu nghi vấn: nại nhược hà?=> Tâm trạng bối rối xúc động xốn xang của một thi nhân rất nghệ sĩ
- Thơ dịch: cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ:Câu tường thuật, sự bối rối, xốn xang trước TN biến mất, sự rung động không còn mạnh mẽ như ý thơ trong nguyên tác => chưa lột tả hết tinh thần của câu thơ nguyên tác
? Vì sao Bác lại có tâm trạng bối rối như vậy? 
-Yêu thiên nhiên , giao hoà rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng thiên nhiên của Người dù trong hoàn cảnh tù ngục, không rượu, không hoa 
- GV liên hệ bổ sung qua nhiều bài thơ của Bác
 * HS đọc câu 3, 4 ( lưu ý bản phiên âm).
? Trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, Bác đã ngắm trang như thế nào?
- Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
- Nguyệt tòng song khích khán thi gia
? Nghệ thuật độc đáo thể hiện ở hai câu thơ này?
- Nhân hoá, phép đối rất thành công: Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say ngắm vầng trăng sáng, thầm thì tâm sự với trăng( chị Hằng). Và vầng trăngcũng chủ động vượt qua song sắt, qua khe cửa hẹp của nhà tù đến với tri kỉ , ngắm nhà thơ => cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau. 
- GV: Đó là tình cảm song phương mãnh liệt của cả hai người. Điều này chứng tỏ Bác yêu trăng, say trăng từ lâu Thơ Bác đầy trăng( Hoài Thanh), sau này ở chiến khu VB: Trăng lại vào cửa sổ đòi thơ
- Rất đặc biệt, sự giao hoà thắm thiết giữa trăng và người
? Qua nghệ thuật đó, cho ta biết được gì về quan hệ giữa người và trăng?
- Rất đặc biệt, sự giao hoà thắm thiết giữa trăng và người
? Em có suy nghĩ gì về việc Bác tự nhận mình là thi gia khi trăng ngắm lại Bác?
- GV: Câu 3 Bác dùng chữ “nhân” để chỉ người ngắm trăng nhưng câu cuối, người ngắm trăng biến thành thi gia. Trước vằng trăng, không còn tù ngục, không còn người tù chỉ có nhà thơ và tri kỉ vầng trăng. Chỉ với tư cách là thi gia, Bác mới có thể giao hoà thân mật, say sưa đến vậy. 
? Qua bài thơ em hiểu được gì về tâm hồn Bác?
? Có ý kiến cho rằng đây là một sự vượt ngục về tinh thần. Em có suy nghĩ gì về ý kiến đó?
- HS trình bày
- GV chốt: bài thơ minh chứng cho ý thơ: thân thể ở trong lao; tinh thần ở ngoài lao: một cuộc vượt ngục bằng thơ, trong tưởng tượng mà không hề ảo tưởng
- Tâm hồn nhà thơ luôn hướng về cái đẹp
? Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
- Thể thơ
- Tứ thơ
- Biện pháp nghệ thụât
* 2 HS đọc ghi nhớ SGKT 38
a. Câu 1, 2:
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: ở tù, không rượu, không hoa => Đặc biệt
- Tâm trạng: Bối rối, xúc động, xốn xang rất nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên
b.Câu 3, 4:
 + Nhân.......nguyệt.
 + Nguyệt.....thi gia.
Nghệ thuật: Nhân hoá, phép đối ->Nhà thơ và trăng là đôi bạn tri kỉ tâm giao đặc biệt, một sự giao hoà thắm thiết giữa người và trăng.
=> sự vượt ngục về tinh thần của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh
* Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, chan hoà, yêu thiên nhiên, phong thái ung dung.
4. Tổng kết:
a. Nội dung: Bài thơ thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ tứ tuyệt giản dị hàm súc
- Nghệ thuật nhân hoá , phép đối, sự đối sánh tương phản tạo sự cân đối, hô ứng trong thơ truyền thống
Hoạt động 3:
P.P: vấn đáp, thuyết trình
KT: Động não
? Đọc thuộc lòng bài thơ?
- 2 HS đọc bài thơ
? Đọc những câu thơ về trăng của Bác? So sánh với hình ảnh trăng trong bài thơ vừa học?
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện lần lượt đọc các câu thơ
- GV nhận xét đánh giá
III.Luyện tập: (4’)
1.Đọc thuộc diễn cảm bài thơ “ Ngắm trăng”
2. Đọc những câu thơ về trăng của Bác? So sánh với hình ảnh trăng trong bài thơ vừa học?
4. Củng cố: (3’)
- Qua bài thơ em có rút ra được cho bản thân bài học gì không?
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (1’)
 * Bài cũ: 
- Học thuộc lòng bài thơ.
 - Nắm nội dung, nghệ thuật.
 - Bài tập 2 phần luyện tập
 * Bài mới: Soạn bài thơ: “ Đi đường”
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thời gian toàn bài.
Thời gian từng phàn.
Nội dung kiến thức...
...
Phương pháp
 ******************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan887.doc