Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình học kì I

Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình học kì I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

3. Phẩm chất: - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi trình bày đoạn văn trong toàn văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu).

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: GV đặt vấn đề tiếp cận bài học.

b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.

c) Sản phẩm: HS trình bày miệng

d) Tổ chức thực hiện:

? Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản? Số lượng câu trong văn bản ?

Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản: đoạn văn. Số lượng câu trong văn bản: thường do nhiều câu tạo thành.

Vậy đoạn văn là gì, từ và câu trong đoạn văn yêu cầu như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

docx 298 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 1, 2
Văn bản:
TÔI ĐI HỌC
(Tiết 1)
- Thanh Tịnh –
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả tâm lý của trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
3. Phẩm chất: 
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
+ Tranh ảnh, clip về ngày tựu trường, ảnh chân dung nhà văn Thanh Tịnh.
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
+ Tìm những tư liệu, bài hát nói về ngày đầu tiên đi học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
GV có thể bắt nhịp cho cả lớp hát, hay tự hát hoặc chọn một học sinh hát bài “Đi học” Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính), Hôm qua em tới trường. Mẹ dắt tay từng bước.
- GV dẫn dắt: Trong cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm tuổi học trò thường khắc sâu trong trí nhớ Vì nhờ đi học chúng ta bước vào đời bằng kiến thức, dưới sự dìu dắt yêu thương của cha me, thầy cô, bạn bè. Nhưng bước đầu thì bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, cùng với cảm xúc vui buồn. Những nghệ sĩ đã dùng tài năng để nói về ngày kỉ niệm đáng nhớ về buổi đến trường đầu tiên qua bài hát còn nhà văn Thanh Tịnh kể những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng một thời ấy qua văn bản Tôi đi học của mà chúng ta cùng theo dõi qua bài học hôm nay
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Cho HS quan sát chân dung tác giả
? Hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả?
? Kể tên những tác phẩm chính của Thanh Tịnh?
? Hãy giới thiệu khái quát về truyện ngắn "Tôi đi học"?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
+ Giáo viên: hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
Các tác phẩm của nhà văn Thanh Tịnh:
+ Quê mẹ (truyện ngắn 1941)
+ Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn 1943)
+ Đi từ giữa mùa sen (truyện ngắn 1973
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
1. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911-1988) 
- Tên khai sinh là Trần Văn Ninh sau đổi thành Trần Thanh Tịnh.
- Là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ.
- Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Tác phẩm
- Truyện ngắn đậm chất hồi kí in trong tập “Quê mẹ” -1941
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu văn bản
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Theo em, truyện cần đọc với giọng đọc như thế nào cho phù hợp ?
Chia sẻ.
? Hãy tìm 1 số từ ngữ đọc chú thích có liên quan đến kỉ niệm lần đầu tiên đi học của nhân vật “tôi” và giải thích các chú thích đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS khác nhận xét, cho điểm.
- Đây là một văn bản tự sự giàu chất trữ tình-> Đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, ngọt ngào.
- Giọng tự truyện, cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ.
Đọc mẫu từ đầu-> Như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
H1: Đọc tiếp-> Lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
H2: Đọc phần còn lại của văn bản
- Giải thích chú thích 2, 5, 6, 7 SGK
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi:
1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
2.  Bố cục của VB được xây dựng trên cơ sở nào?
3. Theo mạch hồi tưởng ấy em thấy văn bản xuất hiện những nhân vật nào?
4. Nhân vật chính là ai? Vì sao em cho là như vậy?
5. Từ sự cảm nhận của nhân vật “tôi” em hãy nêu bố cục của văn bản ?
6.  Văn bản là một truyện ngắn được viết theo phương thức tự sự. So với các văn bản tự sự khác em thấy văn bản “Tôi đi học” có điều gì khác biệt?
7. Từ đó em rút ra những nhận xét gì về đặc điểm của văn bản? ( Dành cho HG)
8.  Truyện được kể theo trình tự nào?
9. Qua dòng hồi tưởng ấy, tác giả muốn diễn tả điều gì ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
1. Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thực nhất.
2. - Theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi: Từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại, nhân vật tôi hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
3. - Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò...
4. - Tôi là nhân vật chính. Vì mọi sự việc đều được kể từ sự cảm nhận của nhân vật này.
5. - Đoạn 1: Từ đầu -> “Trên ngọn núi”: Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường đến trường.
- Đoạn 2: Tiếp -> “Cả ngày nữa”: Cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường.
- Đoạn 3: Tiếp -> Hết: Cảm nhận của tôi trong lớp học.
6. - Không xây dựng cốt truyện (không có cốt truyện) với các sự kiện nhân vật để phản ánh những xung đột xã hội.
- Xoay quanh tình huống “Tôi đi học” là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường: Bộc lộ tâm trạng của nhân vật “tôi”.
* Bình: Đây là một truyện ngắn tuy không có nhiều sự kiện, nhân vật, xung đột mà toàn tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên được tái hiện theo dòng hồi tưởng của kí ức mà yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc thiết tha nguyên khiết của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
7. Văn phong của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình
(Văn bản tự sự nhưng giầu giá trị biểu cảm).
=> Tự sự trữ tình
8. - Truyện được kể theo dòng hồi tưởng từ hiện tại nhớ về quá khứ với trình tự thời gian.
9.  Cảm xúc và tâm trạng của nhân vật  tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
 Xuyên xuốt toàn bộ tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của tác giả. Đó cũng chính là chủ đề của tác phẩm. Để hiểu rõ hơn về chủ đề, chúng ta sẽ chuyển sang phần phân tích => phần 3.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
II. Đọc -  hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
2. Kết cấu, bố cục
- Thể loại: Bút kí (Văn bản nhật dụng).
- PTBĐ: Miêu tả, biểu cảm, chứng minh.
- Bố cục: 3 phần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích
a) Mục tiêu: HS phân tích văn bản
b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Hs theo dõi phần đầu văn bản và cho biết:
 ?  Kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật  tôi được miêu tả ở những thời điểm nào
? Những gì đã gợi lên trong lòng tôi kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học? Vì sao nỗi nhớ buổi tựu trường đầu tiên lại được khơi nguồn từ hình ảnh ấy
? Những kỉ niệm lần đầu tiên đi học được gắn với thời gian, không gian cụ thể nào ? Vì sao thời gian, không gian ấy lại trở thành kỷ niệm trong trí tưởng tượng của tôi ?
? Đắm mình trong không gian gợi kỉ niệm ấy, nhân vật tôi có cảm xúc ra sao ? Cảm xúc ấy được diễn tả cụ thể qua hình ảnh như thế nào?
? Hãy phân tích nét đặc sắc của câu văn đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
* Quan sát toàn bộ tác phẩm chỉ ra các thời điểm:
- Khi cùng mẹ trên đường tới trường.
- Lúc ở sân trường
- Khi ngồi trong lớp học.
* - Chuyển biến của cảnh vật  sang thu, hình ảnh các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường...
* - Thời gian: buổi mai đầy sương thu và gió lạnh...
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp......
=> Đó là thời điểm, nơi chốn gần gũi, quen thuộc gắn liền với tuổi thơ, gắn với tình yêu quê hương của tác giả.
* - Nao nức-> như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
* - Hình ảnh so sánh rất đẹp gắn với cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình kết hợp với nghệ thuật nhân hóa tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
 Ngay từ những dòng đầu của tác phẩm, những câu văn thấm đẫm chất trữ tình như một cánh cửa dịu dàng mở ra dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự vật, những con người, những cung bậc tình cảm đẹp đẽ trong sáng, đáng nhớ. Quá khứ được đánh thức với bao kỉ niệm ùa về. Cả một chuỗi tâm trạng lần lượt hiện lên trên từng trang truyện.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.
3. Phân tích
3.1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
a. Khơi nguồn kỉ niệm: ( 5’)
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu.
- Cảnh thiên nhiên: Biến chuyển của cảnh vật sang thu.
- Cảnh sinh hoạt: Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Tìm câu văn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật  tôi  trên đường đến trường?
? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hai chi tiết sau :
- Con đường quen........lạ
- Cảm thấy trang trọng............
(Dành cho HS khá, giỏi)
? Theo em vì sao nhân vật tôi lại có những cảm giác ấy?
? Qua những chi tiết, em cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nv tôi lúc này như thế nào? Vì sao tôi có tâm trạng đó?
? Trong cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ: Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Tác giả viết “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
+ Giáo viên: hướng dẫn,hỗ trợ nếu HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
* Dùng bút chì gạch chân từ ngữ quan trọng.
+ Cảm nhận con đường làng vốn  ... trở nên lâm li thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm. Mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa cay đắng.
* HS : Người cha đau đớn thốt lên  một nỗi niềm lo lắng ( Tế độ : Cứu vớt chúng sỉnha khỏi bể khổ). Lo cho tương lai của dân tộc-> Đó là một nỗi đau thiêng liêng, cao cả vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước kinh đông cả trời đất khiến cho đất khóc giời than
* - Niềm xót thương vô hạn trước tình cảnh đất nước
- Lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác của giặc
* Cảm xúc của người cha chính là cảm xúc của tác giả Nguyễn Tuấn Khải. Từ tình cảnh đất nước thời giặc Minh xâm lược. Trần Tuấn Khải đã mượn để diễn tả cảnh đất nước đầu thế kỉ XX và gửi gắm cảm xúc , tấm lòng yêu nước của mình vào đó một cách thầm kín.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
3.2. Hiện trạng đất nước trong cảnh đau thương tang tóc
* Tâm sự yêu nước của tác giả
- Thể hiện qua nỗi lòng của người cha qua nỗi lòng của người cha trong cảnh nước mất nhà tan
- Người cha nhắc nhở đến lịch  sử hào hùng của dân tộc
-> Niềm tự hào về dân tộc
- Kể tội ác của giặc gây ra cảnh nước mất nhà tan
=> Giọng thơ thống thiết, nghệ thuật nhân hoá
=> Nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất núi sông. đó cũng là tình cảm của tác giả trước tình cảnh đất nước đầu thế kỉ XX.
NV5
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Đọc phần cuối văn bản ? Nêu nội dung của đoạn?
? Người cha nơi đến sự bất lực của mình như thế nào? Nói vậy nhằm mục đích gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
GV: Trao gửi nhiệm vụ trọng trách cho con. Người cha đã đặt vào đó chữ “cậy” với bao niềm hi vọng tin tưởng
- Ẩn sau lời nói của cha với con là những lời tâm sự thiết tha sâu kín, là lời nhắn nhủ chân thành của Á Nam - Trần Tuấn Khải với mọi người đương thời.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
-GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
3. 3. Thế bất lực của ngươì cha và lời trao gửi cho con.
- Thế bất lực của người cha: tuôỉ già, sức yếu, bị bắt, không làm được gì cho đất nước.
- Khích lệ con, trao gửi trọng trách gánh vác non sông

Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
a) Mục tiêu: HS tổng kết vè nội dung-ý nghĩa và nghệ thuật trong tác phẩm.
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ bài học
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
NV1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Hãy khái quát giá trị nội dung và ý nghĩa nổi bật của bài thơ?
? Hãy khái quát giá trị nghệ thuật ?
? Qua đó mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
* - Thể thơ song thất lục bát
- Giọng điệu trữ tình thống thiết
- Hình ảnh nhân hoá
- Từ ngữ, hình ảnh ước lệ có sức truyền cảm mạnh mẽ
* GV: Tác giả mượn một câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc yêu nước của mình và khích lệ lòng yêu nước ý chí chiến đấu của đồng bào.
H đọc ghi nhớ.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
-GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
4.1. Nội dung- ý nghĩa:
* Ý nghĩa:  Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.
4.2. Nghệ thuật
- Kết hợp tự sự với biểu cảm.
- Thể thơ truyền thông, phong phú về nhịp điệu.
- Giọng điệu trữ tình thống thiết.
4.3. Ghi nhớ : sgk
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b) Nội dung: HS sử dụng khả năng đọc của mình để thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
c) Sản phẩm:Hoàn thành nhiệm vụ .
d) Tổ chức thực hiện:
? Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ?
-Những từ ngữ hình ảnh có tính chất ước lệ sáo mòn: ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốcNhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ bởi cảm xú chân thành mãnh liệt vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải đau thương của nhân vật lịch sử vừa tác động đến lòng yêu nước của mọi người thời hiện tại.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
? Suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước hiện nay?
H chia sẻ.
G đưa ra cách lí giải.
Hướng dẫn HS về nhà
* Đối với bài cũ:
Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích bài thơ: Hai chữ nước nhà.
* Đối với bài mới:
Chuẩn bị bài mới: Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ...
- Sưu tầm những bài thơ bảy chữ
- Làm được bài thơ bảy chữ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
                               
 
Tiết:                                                                                                                                                                                                                          
 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ BẢY CHỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
- Làm được bài thơ bảy chữ
  2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất:
- Có lòng yêu thơ ca, ham muốn sáng tạo.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm với môi trường thiên nhiên; Hưởng ứng bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
 + Bảng phụ, phiếu học tập.
 + Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mẫu mực..
- Học sinh:
+ Xem lại kiến thức đã học
+ Sưu tầm một số bài thơ, thực hành làm một số bài thơ.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.
c) Sản phẩm:HS hoàn thành nhiệm vụ.
d) Tổ chức thực hiện:
Thơ ca là tiếng hói của tâm hồn, là nơi người ta hay mượn để giãi bày những tâm tư, tình cảm của bản thân. Vì thế, chúng ta nên tập làm thơ, đặc biệt là thơ 7 chứ để có thể bộc bạch những tâm tư , tình cảm của mình vào đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận diện luật thơ
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu cách làm bài thơ 7 chữ
b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Thơ 7 chữ các em đã được học cụ thể những thể loại nào?
? Thuyết minh lại đặc điểm của thể thơ đó?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
1. HS: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt.
2.
* Số câu, dòng, chữ:
- 8 câu ( 4 câu)
- 8 dòng ( 4 dòng)
- Số chữ (tiếng)trong mỗi dòng: 7 chữ (tiếng).
* Luật và niêm
-  Luật bằng trắc
+ Bằng: thanh huyền, không dấu
+ Trắc: Thanh sắc, hỏi, ngã, nặng
- Luật đối :
+ Dòng 3- 4, 5- 6 ( Hoặc chỉ 1- 2, 3-4)
+ Dòng trên là bằng, dòng dưới là trắc
- Niêm( dính nhau)
+ Ở các cặp câu 2-3, 4- 5, 6-7 ( 2-3 )
+ Dòng trên và dưới đều là bằng hay trắc
* Vần
- Có bộ phận vần giống nhau ( Trừ dấu và phụ âm đầu)
- Vần bằng, trắc cùng thanh
- Nằm ở cuối các dòng thơ 1, 2, 4, 6, 8 đều là vần bằng ( 1, 2, 4)
* Nhịp
- Nhịp 4/ 3
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án
NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Treo bảng phụ ghi bài thơ “Chiều”
?  Đọc bài thơ trên bảng phụ?
? Nhận diện thể thơ?
? Một em hãy lên bảng gạch nhịp của bài thơ?
? Chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ?
? Nhận xét về luật bằng trắc của các bài thơ?
?  Đọc bài thơ và chỉ ra và nêu lí do chỗ sai trong bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ?
? Sửa lại như thế nào cho đúng?
? Chép lại bài thơ đúng sau khi đã sửa lỗi?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
*GV: Tổng kết về luật thơ 7 chữ ( Số câu, số chữ, ngắt nhịp, gieo vần, luật B - T theo 2 mô hình sau( Bằng kí hiệu B, Trắc kí hiệu T).
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
 Chú ý :
-  Luật đối và niêm chỉ xét ở các chữ nhị, tứ, lục
*Chữ thứ hai của bài thơ có thể là vần bằng và vần trắc. Nếu chữ thứ hai là vần bằng thì gọi bài thơ đó là vần bằng, chữ thứ hai là vần trắc thì gọi bài thơ đó là vần trắc.
GV giới thiệu mô hình luật bằng trắc
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B

T
T
B
B
T
T
B
B
B
T
T
T
B
B
B
B
T
T
B
T
T
T
T
B
B
T
B
B
*+ Sai ngắt nhịp do dấu phẩy đặt sau ngọn đèn mờ
+ Hiệp vần sai chữ xanh cuối câu hai
*HS: Bỏ dấu phẩy ở câu 2...
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
-GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
I. Nhận diện luật thơ
1. Bài thơ: Chiều (Đoàn Văn Cừ)
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
-  Ngắt nhịp: 4/3
-  Gieo vần: Tiếng cuối của câu 1, 2, 4 (Vần bằng)
-  Mối quan hệ B – T
- Đối: Câu 1-  2, 3- 4
- Niêm: Câu 2- 3 (bằng)
- Luật bằng trắc: Xét chữ thứ hai của bài thơ:
+ Chữ thứ hai là vần bằng thì gọi bài thơ đó là vần bằng
+ Chữ thứ hai là vần trắc thì gọi bài thơ đó là vần trắc.
2. Bài thơ: Tối (Đoàn Văn Cừ)
- Sai luật:
+ Câu 2: sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp.
+ Hiệp vần ở chữ cuối của câu 2 sai
- Sửa lại:
+ Bỏ dấu phẩy ở câu 2
+ Thay chữ “xanh” cuối câu 2 bằng  chữ “lè” hoặc cả hai chứ xanh xanh bằng chữ vàng khè.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào làm các dạng bài tập
b) Nội dung: HS sử dụng khả năng đọc của mình để thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
Ôn kĩ lại đặc điểm thơ 7 chữ? Tập làm thơ 7 chứ theo chủ đề tự chọn
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
?Sưu tầm thêm các bài thơ 7 chữ.
* Hướng dẫn học ở nhà
 -Đọc lại bài
-Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Hoạt động ngữ văn:  Làm thơ bảy chữ
- Tập làm thơ 7 chữ theo yêu cầu mục II SGK/ 166.
- Tập sáng tác bài thơ 7 chữ hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_i.docx