Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Củng cố lại những hiểu biết và rèn kĩ năng về văn bản hành chính;

- Biết viết được một loại văn bản hành chính phù hợp.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.

- Mục đích, yêu cầu cấu tạo của văn bản thông báo.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết thành thạo tỡnh huống cần viết văn bản thông báo.

- Nắm bắt sự việc, lựa chọn các thông tin cần truyền đạt.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 Nờu vấn đề, phõn tớch mẫu, kĩ thuật động nóo.

IV. CHUẨN BỊ .

 Giáo viên: - Soạn giáo án.

 - Đọc, nghiên cứu tài liệu.

 Học sinh: Chuẩn bị bài, xem các tài liệu có liên quan.

V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

(1’) 1. Ôn định lớp

(3’) 2. Kiểm tra bài cũ

 GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

 ? Em hãy cho biết đặc điểm của văn bản thông báo?

 (36’) 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: (1’)

 Ở tiết 137 các em đã được học kiểu văn bản thông báo. Giờ học hôm nay các em sẽ luyện tập về văn bản đó.

 * Các hoạt động: (35’)

 

doc 455 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 43Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 CẢ NĂM
HỌC KÌ I
Ngày soạn: .................. 
Ngày dạy : ......................
Bài 1 - Tiết 1: Văn bản:
TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG: 
 1. Kiến thức: 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học".
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống. 
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Soạn bài
IV. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Nêu vấn đề, bỡnh giảng, kĩ thuật động nóo. 
V. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách,vở học sinh (3 phút)
3. Bài mới: (31 phút)
Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 “Tôi đi học” là truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập “Quê mẹ” và được xuất bản năm 1941. Đây là truyện ngắn thể hiện đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. 
 Hoạt động của gv và hs
 kiến thức
GV hướng dẫn: Đọc chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu; chú ý lời của người mẹ, ông đốc.
- GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp.
- Nhận xét bạn đọc. 
GV gọi HS đọc phần chú thích (*) trong SGK. 
? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ: ông đốc, lạm nhận.
? Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện ngắn này? Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao?
? Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường được kể theo trình tự thời gian, không gian như thế nào?
? Tương ứng với trình tự ấy là những đoạn nào của văn bản?
? Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc nhất trong em? Vì sao?
GV hướng dẫn HS theo dõi phần đầu văn bản.
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật Tôi gắn với thời gian, không gian cụ thể nào?
? Vì sao thời gian và không gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả?
? Chi tiết: Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng thả diều như thắng Sơn nữa có ý nghĩa gì?
? Có thể hiểu gì về nhân vật tôi qua chi tiết ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước?
? Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng tới trường, nhân vật tôi đã bộc lộ đức tính gì của mình?
? Phân tích ý nghĩa và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: “ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”?
- GV cho HS thảo luận nhóm.
I. Đọc và tìm hiểu chung: (15 phút)
1. Đọc:
2. Chú thích:
 a. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911-1988), quê ở Huế, từng dạy học, viết báo và làm văn.
- Sáng tác của ông đầm thắm và đầy chất thơ. 
 b. Tác phẩm:
- In trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.
 c. Từ khó:
3. Bố cục:
- Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò.
- Nhân vật trung tâm: Tôi.
-> được kể lại nhiều lần, mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của nhân vật tôi.
+ Cảm nhận của nhân vật Tôi trên đường tới trường.
+ Cảm nhận của nhân vật Tôi ở sân trường.
+ Cảm nhận của nhân vật Tôi trong lớp học.
II.Đọc- tìm hiểu chi tiết(15 phút)
1. Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường tới trường:
- Thời gian: buổi sáng cuối thu.
- Không gian: trên con đường dài và hẹp.
- Đó là nơi quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ tác giả; gắn liền với kỉ niệm lần đầu cắp sách đến trường.
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức.
- Muốn khẳng định mình.
- Giàu cảm xúc, yêu học, yêu bạn bè, yêu mái trường và yêu quê hương.
- Nghệ thuật so sánh.
-> Kỉ niệm đẹp, đề cao việc học của con người...
4. Củng cố:(5 phút)
 ? Hãy tìm trong văn bản những câu văn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.
5.Hướng dẫn tự học:(5 phút)
 - Đọc kĩ văn bản
 - Tìm hiểu phần còn lại.
 .
 Ngày soạn: 14/8/2012 
 Ngày dạy: 17/8/2011 
Bài 1 Tiết 2: Văn bản: 
 Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
 Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
 1. Kiến thức: 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học".
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống. 
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:- Đọc tập truyện ngắn của tác giả Thanh Tịnh.
 - Sgk, Sgv và một số tài liệu tham khảo
 2. Học sinh: Soạn bài
IV. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Nêu vấn đề, bình giảng, kĩ thuật động não. 
V. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức:(1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) 
1.Trình bày mạch cảm xúc của văn bản “Tôi đi học”?
2.Tìm những câu văn tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh?
 3. Bài mới: (32 phút)
*Giới thiệu bài(2 phút) 
"Tôi đi học” là truyện ngắn được tái hiện theo dòng hồi tưởng của kí ức,gồm một chuỗi các sự kiện mà yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc tha thiết, trong trẻo tuôn trào. Theo dòng cảm xúc ấy ta biết được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường, trên sân trường và trong lớp học.
*Nội dung(30 phút). 
 Hoạt động của gv và hs
 kiến thức

GV hướng dẫn HS đọc phần 2 của văn bản.
? Cảnh trước sân trường làng Mỹ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
? Trước cảnh tượng ấy, tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi như thế nào?
? Tâm trạng ấy được tác giả diễn tả bằng hình ảnh so sánh nào? 
- HS tìm chi tiết.
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?
? Khi hồi trống trường vang lên và khi nghe gọi đến tên mình, tâm trạng chú bé như thế nào?
? Vì sao khi sắp hàng đợi vào lớp nhân vật tôi lại cảm thấy “ Trong ... lần này”?
GV gọi HS đọc phần cuối văn bản
? Cảm nhận của nhân vật tôi khi vào lớp như thế nào?
- HS tìm chi tiết.
? Tại sao nhân vật tôi lại có cảm nhận như vậy?
? Hãy đọc đoạn “ Một con... đánh vần đọc”. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
? Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn dành cho các em bé lần đầu đi học?
? Theo em, nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện là gì?
? Theo em, sức cuốn hút của truyện được tạo nên từ đâu?
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
HS đọc.
II. Tìm hiểu chi tiết: (20 phút)
 1. Cảm nhận của nhân vật "tôi" trên đường tới trường.
 2. Cảm nhận của nhân vật Tôi khi ở sân trường:
 - Rất đông người.
- Người nào cũng đẹp.
- Cảm giác mới mẻ.
- Bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ.
+ Cảm xúc trang nghiêm về mái trường.
+ Tâm trạng hồi hộp, lo sợ.
- Mang ý nghĩa tượng trưng, giàu sức gợi.
-> Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu đến trường.
- Chú bé cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, giật mình và lúng túng.
- Hồi hộp, lo lắng, sợ sệt -> khóc.
- Khóc vì lo sợ, vì phải xa người thân.
- Yêu mẹ.
- Bắt đầu bước vào một thế giới của riêng mình, không còn có mẹ bên cạnh.
-> sự tinh tế trong việc miêu tả tâm lí trẻ thơ.
3. Cảm nhận của nhân vật tôi trong lớp học:
- Cảm nhận mới mẻ của cậu bé lần đầu được vào lớp học.
- Bắt đầu ý thức những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình.
-> ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình.
- Hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi.
- Sự ngộ nghĩnh đáng yêu của chú bé lần đầu đến trường.
- Mọi người đã dành những tình cảm đẹp đẽ nhất cho trẻ thơ.
- Tất cả vì tương lai con trẻ.
III. Tổng kết: (10 phút)
- Bố cục độc đáo.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, mang ý nghĩa tượng trưng.
- Kết hợp hài hoà giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Tình huống truyện.
IV. Ghi nhớ: (SGK)
4. Củng cố (5 phút):
1.Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự. C. Biểu cảm.
B. Miêu tả. D. Cả ba phương thức trên.
2. Những cảm giác nảy nở trong lòng tôi là những cảm giác nào? Qua đó em thấy được điều gì tốt đẹp ở nhân vật tôi?
5. Hướng dẫn tự học(5 phút)
- Học bài, nắm kiến thức.
- Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Đọc trước bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 	 Ngày soạn: 15/8/2012
 Ngày giảng:18/8/2012
Bài 1 Tiết 3: Hướng dẫn đọc thêm.
 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Tích hợp với kiến thức phần văn và tập làm văn.
 II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
 Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 2. Kĩ năng:
 Thực hành so sánh,phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. 
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Sgk, Sgv và một số tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Xem lại kiến thức về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
IV. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Nêu vấn đề, kĩ thuật động não. 
V.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Ổn định(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ(5 phút) 
 Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu xong văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh. 
3. Bài mới (31 phút)
 * Giới thiệu bài(1 phút)
 “Quan hệ trái nghĩa và đồng nghĩa là những quan hệ về nghĩa của từ mà ta đã học ở lớp 7. Hôm nay ta tìm hiểu một mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ đó là mối quan hệ bao hàm - được gọi là phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ.
 * Nội dung bài mới(1 phút)
 Hoạt động của gv và hs
 kiến thức

GV treo bảng phụ ghi sơ đồ trong SGK.
? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá”?
? Tại sao?
? Hãy xem xét mối quan hệ về nghĩa của các từ “thú, chim, cá” với các từ “voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu”?
GV: Như vậy, các từ “thú, chim, cá” có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ “voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu” nhưng lại có nghĩa hẹp hơn từ “động vật”.
GV đưa bài tập:
Cho 3 từ: cây, cỏ, hoa.
? hãy tìm những từ ngữ có phạm vi nghĩa rộng hơn và hẹp hơn các từ đó?
? Từ đó, em hiểu thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, nghĩa hẹp?
? Một từ có thể vừa có nghĩa rộng vùa có nghĩa hẹp được không? Vì sao? Lấy ví dụ minh hoạ?
-HS nêu ví dụ.
 HS đọc.
I. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp: (15 phút)
1. Ví dụ:
2. Nhận xét: 
- Rộng hơn.
- Phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của các từ “thú, chim, cá”.
- Nghĩa rộng hơn.
- Rộng hơn: thực vật.
 -Hẹp hơn: cam, cau, dừa, cỏ sữa, cỏ gấu, cỏ gà, hoa mai, hoa lan, hoa hồng.
II. Ghi nhớ:(SGK)
III. Luyện tập: (15 phút)
Bài 1	Quần cộc	
	Quần 
	 Quần dài 
* Y phục
	áo dài
	 áo
	 áo sơ mi
Bài 2: a. Chất đốt.
b. Nghệ thuật.
c. Thức ăn.
d. Nhìn.
e. Đán ... ớc của Trần Quốc Tuấn qua văn bản “Hịch tướng sĩ”.
C. Đáp án chi tiết và điểm từng phần.
Phần trắc nghiệm (3điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ.
Cõu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
A
C
D
D
C
A
1 - c 2 - d
4 - a 5 - b
C
B
D

Phần tự luận(3điểm)
Câu 1(1,5 đ)
a. Khái niệm câu phủ định (1 đ). 
Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định. 
b. Tìm được ví dụ trong thơ ca có sử dụng câu phủ định (0,5 đ).
 Chẳng hạn: 	+ “Đầu trò tiếp khách trầu không có
 Bác đến chơi đây ta với ta”.  
(Bạn đến chơi nhà-Nguyễn Khuyến) 	 	 + “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vỡ lo mỗi nước nhà”.
(Cảnh khuya- Hồ Chớ Minh).
Câu 2(5,5 đ)
1. Mở bài: (0,75đ).
Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn, vài nét về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Hịch Tướng Sĩ” và thể hịch, khẳng định tinh thần yêu nước của tác giả được thể hiện mónh liệt trong tỏc phẩm này.
2. Thân bài: (4đ). (Mỗi ý diễn đạt được 1 đ) 
Chứng minh được tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuân bằng các luận điểm sau:
- Thấy nỗi nhục mất nước: Căm tức vỡ giặc ngang ngược, uất ức vỡ chỳng đũi ngọc lụa, bắt nạt nhõn dõn 
Dẫn chứng: “Sứ giặc nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đỡnh, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ đũi ngọc lụa, thu bạc vàng vột của kho”.
- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng hết lũng vỡ dõn vỡ nước, ông luôn lo cho vận mệnh của đất nước: 
 	 Dẫn chứng: “nửa đêm vỗ gối.vui lũng”. 
 - Khỏt khao đánh đuổi quân thù một cách mạnh mẽ: Tập hợp binh thư soạn ra cuốn “Binh thư yếu lược” cho các tướng sĩ luyện tập; Yêu cầu các tưóng sĩ cùng nhau luyện tập và cảnh giác 
 - Phân tích giọng văn: Lúc thỡ sục sụi, lỳc thỡ đau xót, lúc thỡ hả hờ, lỳc thỡ chõm biếm để khích lệ tinh thần các tướng sĩ và tỏ rừ lũng mỡnh
3. Kết bài(0,75 đ).
- Bài “Hịch” phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lũng căm thù giặc, ý chớ quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
* Lưu ý: 
- Điểm giỏi: học sinh hiểu đề, diễn đạt tốt, viết đúng thể loại có sử dụng tốt yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong khi viết bài.
- Điểm khá: hiểu đề, nắm được 2/3 ý chính trong 2 bài văn diễn đạt khá, đôi chỗ còn lủng củng, sai một số lỗi chính tả (3-5 lỗi)
- Điểm TB: nắm được 1/2 ý 2 bài văn; diễn đạt có chỗ vụng về, sai từ 6 - 10 lỗi chính tả.
- Điểm yếu: viết lủng củng, chưa đúng đặc trưng thể loại, sai nhiều lỗi chính tả.
D. Tổ chức kiểm tra.
 1. Tổ chức.
	Sĩ số: 8A
	8B
 2. Tiến hành kiểm tra. 
- Giáo viên giao đề, bao quát, nhắc nhở các em làm bài nghiêm túc.
- HS chủ động, độc lập làm bài.
3. Thu bài, nhận xét.
- Hết giờ gv thu bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.về ý thức và quá trình làm bài của học sinh. 
 E. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn lại nội dung toàn bộ nội dung chương trình học kỳ II.
__________________________________
Tiết 129: Trả bài kiểm tra văn 
A. Mức độ cần đạt: Giúp HS:
 1. Kiến thức:- Cũng cố lại một lần nữa về các văn bản đã học, tiếp tục cũng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.
 - Tích hợp với phần Văn và phần Tiếng Việt đã học.
 2. Kĩ năng:- Rèn luyện kỉ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong việc chữa bài
B. Chuẩn bị: 
- SGK, SGV.
- Một số lỗi cần chữa các loại, một vài bài, đoạn văn khá để đọc biểu dương.
C. Các hoạt động dạy - học
 	I. Trả bài:
 GV Kiểm tra việc tự chưa bài ở nhà của học sinh.chữa phần trắc nghiệm và giúp HS nắm được dàn ý của phần tự luận Hoạt động 2:
 II. Nhận xét
GV nhận xét chung về tình hình làm bài của lớp:
* ưu điểm:
- Đa số HS nắm được yêu cầu của đề ra, phần trắc nghiệm làm tương đối tốt, nhiều em đạt điểm tối đa.
- Phần tự luận một số em làm tốt, làm rõ được luận điểm.
Cụ thể: Lụựp 8A:
 Lụựp 8C:
Nhược điểm:
- Một số em thiếu suy nghĩ khi làm phần trắc nghiệm nên đưa ra những đáp án chưa chính xác.
- Một số em không đọc kĩ đề ra nên làm phần tự luận xa đề.
- Nhiều em chưa nắm được cách làm một bài văn nghị luận.
- Nhiều bài chữ viết cẩu thả, ý thức làm bài yếu.
Cụ thể: - Lớp 8A: Em.
 - Lớp 8C: Em.
 III. Lấy điểm vào sổ
D. Hướng dẫn tự học
 - Ôn lại bài
 - Ôn tập chuẩn bị kiêm tra học kì
------------------------
ễN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Ôn tập, củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật từ từ trong câu.
- Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cỏc kiểu cõu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Các hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phự hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
------------------------
VĂN BẢN THÔNG BÁO
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nhận biết và nắm được đặc điểm, cách làm loại văn bản thông báo.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
- Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết rừ được hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo.
- Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác.
- Tạo lập một văn bản hành chính có chức năng thông báo.
------------------------
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Củng cố, hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức cơ bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cụm văn bản nghị luận đó học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hệ thống các văn bản nghị luận văn học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc – hiểu văn bản như cáo, chiếu, hịch.
- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
2. Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đó học.
- Học tập cỏch trỡnh bày, lập luận cú lớ, cú tỡnh.
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH CAO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Cao, ngày 25 tháng 5 năm 2012.
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
Đề nghị tặng danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Năm học 2011 - 2012.
- Họ và tên: Lê Thị Nga.
- Chức vụ: Tổ trưởng tổ khoa hội xã hội.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Cao.
I. Sơ yếu lý lịch: 
- Sinh ngày, tháng, năm: 12/11/1974.
- Quê quán: Bình Minh- Thanh Oai- Hà Nội.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm- Văn. 
II. Thành tích đạt được: 
I – Quyền hạn và nhiệm vụ được giao:
1. Quyền hạn:Tổ trưởng.
2. Nhiệm vụ được giao:
a. Nhiệm vụ chung:
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ chính trị, cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" gắn với cuộc vận động xây dựng "Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch". Triển khai sâu rộng phong trào thi đua "Xây dựng trường thân thiện, học sinh tích cực" và các cuộc vận động khác của ngành.
- Tiếp tục đổi mới nội dung phương pháp giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học.
- Tham gia hoạt động nâng cao chất lượng phổ cập GD THCS. Tiến hành các công việc chuẩn bị cho phổ cập giáo dục bậc trung học.
- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng để phát triển giáo dục.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Chủ nhiệm lớp 8A1.
- Giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8A1.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 8.
3. Thành tích đã đạt được:
a. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chung:
* Cuộc vận động "Hai không" với 04 nội dung trọng tâm: nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp.
Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung: 
 - Không tiêu cực trong thi cử : các kì thi đều đảm bảo thực hiện đúng quy chế. 
 - Không chạy theo thành tích : các phong trào trong nhà trường đều được thực hiện thật, báo cáo đúng, không phô trương, lãng phí.
 - Không vi phạm đạo đức nhà giáo : Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động: " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng "; " Nhà giáo mẫu mực", đồng thời tích cực xây dựng mối quan hệ thầy trò thân thiện. Không vi phạm đạo đức nhà giáo. 
 - Không cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến học sinh chậm tiến về đạo đức, về học lực và có biện pháp giáo dục để học sinh tiến bộ, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, kết hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh; Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên để giáo dục đạo đức học sinh. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại học lực của học sinh theo quy chế ban hành của Bộ GD- ĐT. Đánh giá xếp loại học sinh thông qua khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ, xét duyệt lên lớp ở lại đúng quy chế, hạn chế tỷ lệ học sinh ngồi nhầm lớp.
* Việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kĩ thuật vào giảng dạy: Tốt.
* Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước: Nghiêm túc.
 * Công tác Đảng: là ủy viên của chi ủy chi bộ. 
 * Công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện: Tích cực.
b. Kết quả thực hiện nhiệm vụ cụ thể năm học:
 Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ năm học. Kết quả trong năm học 2011 - 2012:
 * Kết quả công tác chủ nhiệm:
- Về số lượng: Duy trì được số lượng HS.
- Về chất lượng giáo dục: 
+Về kết quả rèn luyện đạo đức:
Hạnh kiểm: Tốt: 31HS = 100%
 Khá: 0 
 Tb : 0
 Yếu: 0
+Về kết quả học tập: Giỏi: 18 HS = 58%
 Khá : 13 HS = 42%
 Tb : 0
 Yếu : 0
 * Kết quả giảng dạy: Gỏi: 19 HS = 61,2%
 Khá: 12 HS =38,8%
 Tb : 0
 Yếu : 0
 * Kết quả bồi dưỡng HSG: Có 1 HS đạt giải nhì môn Ngữ văn trong kì thi OLIMPIC cấp huyện. 
 * Kết quả nghiên cứu khoa học viết sáng kiến kinh nhiệm:
 Xếp loại A cấp trường
 Xếp loại cấp huyện
III.Hình thức đã được khen thưởng:
 Thành tích 3 năm liên kề:
Năm học 2008 - 2009: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Năm học 2009 - 2010: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. QĐ số 2975/QĐ- UBND ngày 16 tháng 11 năm 2010.
Năm học 2010 – 2011: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. QĐ số 1580/QĐ- UBND ngày 14 tháng 11 năm 2011.
* Đề nghị tặng thưởng danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Kính trình Hội đồng thi đua - khen thưởng ngành xem xét quyết định.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị.
	Nguyễn Tiến Vượng.
Người báo cáo thành tích.
 Lê Thị Nga

Xác nhận của cấp trình khen

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2012_2013.doc