Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26

 Tiết 93 Văn bản :

ĐứC TíNH GIảN Dị CủA BáC Hồ

 - Phạm Văn Đồng-

 I. MụC TIÊU

1.Về kiến thức: Cảm nhận được, qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị; giản di trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, và lời nói, bài viết.

- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diên, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

2.Về kỹ năng: Nhớ và học thuộc được một số câu văn hay tiêu biểu trong bài.

3.Về thái độ: Giáo dục lòng kính yêu và noi theo Bác Hồ.

II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

1.Chuẩn bị của GV: : Nghiên cứu SGK, SGV, tham khảo một số tài liệu, soạn giáo án

2.Chuẩn bị của HS:: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 26 
BàI 23
 Kết quả cần đạt
Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biệt là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
Nắm đợc các khái niệm câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Làm tốt bài văn chứng minh cho một nhận định về một vấn đề xã hội gần gũi.
Ngày soạn: 21/2/2009 Ngày dạy: /2/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: /2/2009 Dạy lớp 7C	
 Tiết 93 Văn bản : 
ĐứC TíNH GIảN Dị CủA BáC Hồ
 - Phạm Văn Đồng-
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: Cảm nhận được, qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị; giản di trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, và lời nói, bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diên, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
2.Về kỹ năng: Nhớ và học thuộc được một số câu văn hay tiêu biểu trong bài.
3.Về thái độ: Giáo dục lòng kính yêu và noi theo Bác Hồ.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: : Nghiên cứu SGK, SGV, tham khảo một số tài liệu, soạn giáo án
2.Chuẩn bị của HS:: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. GV nhận xét nhắc nhở chung.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta suốt cuộc đời sống giản dị, thanh bạch. Có biết bao bài thơ, bài hát ngợi ca phẩm chất đáng quý này của Bác. Có một học trò xuất sắc của Bác, sống gần gũi Bác suốt 60 năm đã có những lời văn xúc động viết về Bác đó là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Xin mời các em cùng tìm hiểu một đoạn trích của bài viết đó trong tiết học hôm nay.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
* Gọi 1HS đọc chú thích * SGK tr. 54.
?Tb: Nêu vài nét sơ lược về tác giả?
GV : Đặc biệt trong hơn 30 năm giữ cương vị thủ tướng chính phủ, do có điều kiện sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ ông đã viết nhiều cuốn sách, bài báo về Hồ Chủ Tịch mà tiêu biểu là : Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc (1948), Chủ Tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970). Viết về Chủ Tịch Hồ Chí Minh ông Phạm Văn Đồng không chỉ nói về cuộc đời cách mạng và tư tưởng của vị lãnh tụ mà đặc biệt chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp của Bác Hồ. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.
?Tb: Hãy nêu xuất xứ của văn bản?
Đoạn văn không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ, dẫn chứng mà còn bằng cả thái độ, tình cảm của tác giả vì vậy cần đọc không chỉ rõ ràng, mạch lạc mà còn phải biểu thị được tình cảm của tác giả.
GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi 1 HS đọc tiếp đến hết. Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
Y? Hãy giải thích : thanh bạch, tao nhã, hiền triết, ẩn dật?
- HS dựa vào chú thích SGK trả lời.
?Tb: Bài văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Bài văn được viết theo phương thức nghị luận chứng minh
Bài văn sử dụng kết hợp các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, bình luận nhưng kiểu nghị luận chứng minh là chính.
?Kh: Bài văn bàn luận về vấn đề nào?
- Bàn luận về : Đức tính giản dị của Bác.
?Kh; Dựa vào bố cục của bài văn nghị luận chứng minh nói chung em hãy xác định bố cục bài văn?
Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu-> tuyệt đẹp( nhận định về đức tính giản dị cuả Bác)
- P2: còn lại( Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác)
GV: Bài văn này không có kết luận vì đây là một đoạn trích nên không có đầy đủ các phần trong bố cục thông thường của một bài nghị luận hoàn chỉnh.
?Tb: Đọc đoạn 1. Nhắc lại nội dung chính của đoạn 1?
?Kh: Cho biết phần mở bài gồm mấy câu văn? Theo em câu văn nào nêu lên luận điểm của bài viết và câu văn nào giải thích cho luận điểm ấy?
- 2 câu, Câu 1: Nêu luận điểm; câu 2: Giải thích cho luận điểm
?Kh: Vậy luận điểm được nêu ra trong câu 1 là gì?
- ... Sự nhất quán... Hồ Chủ Tịch - Luận điểm chính
?Kh: Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề, cách mở bài của tác giả?
- Tác giả vừa nêu vấn đề trực tiếp vừa nhấn mạnh quan hệ giữa cuộc đời hoạt đọng chính trị cách mạng và đời sống hàng ngày, trong sự nhất quán, thống nhất cao độ. Đó chính là sự khám phá đóng góp của tác giả nhờ được nhiều năm sống và làm việc cạnh Bác. Ông đã nhận thấy trong con người, trong lối sống, tính cách của Bác có sự kết hợp hài hòa và thống nhất giữa 2 phẩm chất: vĩ đại và giản dị, chính trị mà đạo đức. Sự kết hợp nhất quán không thay đổi.
?G: Trong câu văn thứ 2,tác giả nhấn mạnh giải thích, mở rộng như thế nào về đức tính giản dị của Bác?
- Phẩm chất giản dị vẫn được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm hoạt động cách mạng đầy sóng gió của Bác. Vì một mục đích duy nhất và vô cùng cao đẹp: Tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc không gợn chút cá nhân.
?Kh: Tác giả dùng những từ nào để nhận định về phẩm chất cao quý của Bác?
- Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
?Kh: Trong các từ đó thì từ nào thể hiện rõ phẩm chất giản dị ở con người Bác? Vì sao?
- Từ thanh bạch thể hiện rõ nhất phẩm chất giản dị ở con người Bác.
-> Vì trong thanh bạch có sự giản dị, trong sáng và trong lối sống của người cách mạng, của Bác.
?G: Như vậy ở phần mở bài tác giả đã nhận định như thế nào về phẩm chất giản dị của Bác?
Trong con người bác có sự kết hợp hài hoà giữa hai phẩm chất vĩ đại và giản dị, chính trị và đạo đức trong lối sống và tình cảm của bác.
?Kh: Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác, tác giả chứng minh ở những phương diện nào?
- Tác giả chứng minh ở 2 phương diện: Trong lối sống và trong cách viết.
?Kh: Ngay câu đầu ở đoạn văn thứ nhất phần thân bài,tác giả đã xác định rõ sự giản dị của Bác trong lối sống được bộc lộ ở phạm vi nào?
* Trong lối sống:
- Sự giản dị của Bác thể hiện ở:
+ Bữa cơm.
+ Đồ dùng
+ Cái nhà
+ Lối sống
?Kh: Tác giả đưa ra những chứng cớ nào để làm rõ tính giản dị của Bác ở từng điểm trên?
- Bữa cơm chỉ có vài ba món ăn giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi... tươm tất.
- Cái nhà... hoa vườn.
- Bác suốt đời làm việc nhỏ.
Giản dị trong quan hệ với mọi người: Viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu Miền Nam, đI thăm nhà tập thể của công nhân, việc gì lsmf được thì không cần người khác giúp, đặt tên cho người phục vụ,
?Kh: Em có nhận xét gì về các dẫn chứng và cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn?
- Nghệ thuật: liệt kê
- Dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, toàn diện.
?Kh: Theo em sự thuyết phục ở các chứng cứ mà tác giả nêu còn vì lí do gì nữa?
- Những điều mà tác giả nói ra còn được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu bền, gắn bó của tác giả với chủ tịch Hồ Chí Minh
?Kh: Ngoài những chứng cứ mà tác giả nêu ra trong bài văn hãy tìm thêm một số chứng cứ khác nữa nói lên sự giản dị của Bác?
- Những đồ vật gắn bó quen thuộc: quần áo nâu, đôi dép lốp.
- VD: Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
- Nơi Bác ở sàn mây vách gió
Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ...
?Kh: Cùng với việc đưa ra chứng cứ chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lối sống tác giả đi bình luận như thế nào về những biểu hiện cho lối sống đó ở Bác? Hãy chỉ ra những câu văn bình luận đó của tác giả?
- ở việc làm nhỏ đó chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bào kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
- Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.
?Kh: Việc xen kẽ những bình luận ấy có tác dụng gì?
- Khẳng đinh lối sống giản dị của Bác. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người nghe.
?Kh: ở đoạn văn tiếp theo, tác giả cho ta biết những lí do nào dẫn đến đời sống giản dị của Bác?Em hiểu như thế nào về lí do ấy?
- Bác sống giản dị bởi: Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của nhân dân.
- Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác luôn gắn liền với cuôc đấu tranh gian khổ của nhân dân.
- Vì người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân
?Kh: Tác giả bình luận như thế nào vê ý nghĩa đức tính giản dị của Bác?
- Đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng tình cảm những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.
- Đó là biểu hiện của đời sống văn minh mà mọi người cần lấy đó là gương sáng noi theo. Cuộc sống cao đẹp không màng vật chất.
?Kh: Nhận xét như thế nào về những lời giải thích, bình luận của tác giả?
- Giải thích, bình luận sâu sắc, chính xác. Đánh giá cao ý nghĩa và giá trị lối sống của Bác giúp người đọc, người nghe nhìn nhận vấn đề trên một tầm bao quát toàn diện hơn. Lời giải thích, bình luận còn mang cảm xúc ngưỡng mộ, kính trọng của tác giả đối với Bác.
* Trong cách nói và viết:
?Tb: ở đoạn cuối văn bản, để làm sáng tỏ sử giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn chứng những câu nói nào của Bác?
- Không có gì quý hơn độc lập tự do
- Nước Việt Nam ... thay đổi.
?Kh: Tại sao tác giả lại dùng những câu nói này để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong cách nói, viết?
- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. Và đó là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa( nội dung) và ngắn gọn, dễ nhớ, dẽ thuộc( hình thức). Mọi người đều hiểu biết, đều thuộc những câu nói này-> Bác nói những điều lớn lao ấy một cách thật giản dị.
?Kh: Tác giả đã giải thích lí do vì sao Bác lại dùng những lời giản dị như thế nào?
- Vì muốn quần chứng hiểu được, nhớ được, làm được.
?Kh: Tác giả bình luận như thế nào về tác dụng của lối nói giản dị ấy của Bác?
- Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc...cách mạng.
?Kh: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa lời bình luận này?
- Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. Từ đó có thể khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác
?G: Ngoài những chứng cứ mà tác giả nêu, em có thể tìm những dẫn chứng khác chứng tỏ Bác giản dị trong cách nói, viết?
- VD: Khi đọc tuyên ngôn độc lập Bác hỏi: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không? Hay tôi xhỉ có một ham muốn tột bậc, là đất nước ta hoàn thoàn độc lập, tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. 
?Kh: Qua phần thân bài của bài văn em cảm nhận được gì về phẩm chất cao đẹp của Bác?
?Kh: Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật?
?Kh: Thông qua thủ pháp nghệ thuật đó, tác giả bài văn nhằm làm toát lên nội dung gì?
?Kh: Đọc thêm một số bài thơ để thấy rõ sự giản dị trong câu văn, câu thơ của người?
I- Đọc và tìm hiểu chung: (8’)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Phạm Văn Đồng( 1906- 2000) quê xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Là nhà cách mạng nổi tiếng , ... của GV: Nghiên cứu SGK, SGV soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ : Tiết trước kiểm tra một tiết vì vậy kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
Trong một văn bản việc liên kết các câu, các đoạn thành một văn bản thống nhất là một yêu cầu quan trọng. Một trong những cách liên kết ấy là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về điều này.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
 GV chép ví dụ lên bảng:
a) Mọi người // yêu mến em.
 CN VN
b) Em // được mọi người yêu mến.
 CN VN
Tb? Em hãy đọc lại 2 ví dụ và xác định chư ngữ và vị ngữ của câu:
- HS trả lời GV gạch chân CN và VN. 
 Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của chủ ngữ trong mỗi câu.
Tb? Chủ ngữ câu a biểu thị cái gì?
- Chủ ngữ câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác. Nói một cách tóm tắt : chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động. Đối với ví dụ đang xét, có thể diễn đạt theo cách khác : chủ ngữ trong câu a biểu thị người mang một trạng thái tâm lí có liên đới đến người khác
Tb? Chủ ngữ trong câu b biểu thị cái gì?
- Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến. Nói một cách tóm tắt: chủ ngữ câu b biểu thị đối tượng của hoạt động. Tức là: đối tượng em là người có liên đới đến trạng thái tâm lí của người khác (mọi người yêu mến).
GV: Xét về về nội dung biểu thị của 2 câu này có sự thống nhất với nhau. Cả 2 câu đều nói đến lòng yêu mến và người chịu trạng thái tâm lí này là em.
 Tuy nhiên 2 câu này khác nhau về chủ đề: 
 + Câu “Mọi người yêu mến em thì nói về mọi người,
 + Còn câu “Em được mọi người yêu mến lại nói về em
* Câu a gọi là câu chủ động.
 Câu b gọi là câu bị động. 
GV lấy thêm 1 ví dụ khác: 
a) Thầy phạt nó.
b) Nó bị thầy phạt.
Hai câu đồng nhất về nội dung biểu thị, cả 2 câu đều nói về việc phạt, cùng có chủ thể hoạt động phạt là thầy, cùng có kẻ chịu tác động phạt là nó. Nhưng câu a chủ đề là nói về thầy chủ thể của hoạt động ---> câu a là câu chủ động. Câu b là nói về nó kẻ chịu tác động của hoạt động --->câu b là câu bị động.
Tb? Qua ví dụ em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động?
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
- GV nhận xét và ghi bài học:
 * Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động).
 * Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động).
 Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
* Chuyển : Xét về nội dung câu chủ động và câu chủ động giống nhau nên ta có thể đổi câu chủ động thành câu bị động mà nội dung câu không thay đổi, vậy mục đích của việc chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp:
 - Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
 Một tiếng ồ nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là vua toán của lớp từ mấy năm nay , tin này chắc làm bạn bè xao xuyến.
 a) Mọi người yêu mến em.
 b) Em được mọi người yêu mến
Tb? Theo em cần chọn câu a hay câu b để thay vào chỗ dấu 3 chấm? Vì sao em lại chọn như vậy?
- HS thảo luận và trả lời
 GV: Cả đoạn trích đang nói về Thuỷ, thông qua chủ ngữ em tôi, vì vậy sẽ là hợp lô gíc và dễ hiểu hơn khi ta chọn câu nói về em: Em được mọi người yêu mến. ( Câu b) Tức là ta đã chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn trích có thêm đoạn trích b. 
Tb? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ở mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì?
- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu thành một mạch văn thống nhất.
Kh? Ta có thể chuyển đổi ngược lại câu bị động thành câu chủ động được không? VD trên phải như thế nào?
- Nếu trong VD trên chủ ngữ là mọi người thì ta sẽ chuyển câu bị động thành câu chủ động, lúc đó tác dụng liên kết câu thành một mạch văn thống nhất sẽ tạo ra.
GV: Vấn đề chuyển từ câu chủ động sang câu bị động chỉ đặt ra với những câu có cốt lõi vị ngữ là ngoại động (động từ cập vật) là những động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ chỉ đối tượng (VD: xé (giấy), múc (nước), xách (túi) ). Trong Tiếng Việt, từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành một hay nhiều câu bị động tương ứng.
 VD: - Cậu tôi cho chị tôi cây bút máy.
 - Chị tôi được cậu tôi cho cây bút máy.
 - Cây bút máy được cậu tôi cho chị tôi.
 Y? Qua ví dụ em hiểu việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì?
- HS trả lời Gv ghi bảng bài học:
 * Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Giành thời gian cho HS tự làm bài tập.
- Gọi một số HS trình bày bài làm của mình à GV chữa bài 
tập: 
 - Các câu bị động là:
 + Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê 
 + Tác giả mấy vần thơ trên được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
I- Câu chủ động và câu bị động: (15)
 1- Ví dụ:
2- Bài học :
* Ghi nhớ:
II-Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: (18)
1- V í d ụ:
2- Bài học:
* Ghi nhớ: SGK tr58
III. Luyện tập:
Bài tập SGK
 tr 58 (10)
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	Yêu cầu vận dụng nội dung bài học vào trong bài viết.
4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Đọc kỹ lại các VD đã phân tích, suy nghĩ lại để nắm chắc bài học à Học bài.
Làm bài tập 2(tr.38) sách bài tập Ngữ Văn 7 tập 2.
Chuẩn bị bài: Viết bài Tập làm văn số 5 tại lớp + soạn văn: ý nghĩa văn chương. 
Ngày soạn:22/2/2009 Ngày kiểm tra: 26 /2/2009 lớp 7A, 7C
Tiết 95, 96- Tập làm văn
VIếT BàI TậP LàM VĂN Số 5 
VĂN LậP LUậN CHứNG MINH ( làm tại lớp)
 I. MụC TIÊU BàI KIểM TRA 
1.Về kiến thức: 
 - Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chững minh, cũng như các kiến thức văn và tiếng Việt có liên quan đến bài làm có thể vận dụng kiến thức đó vào viết một bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng viết văn lập luận chứng minh.
3.Về thái độ: - Giáo dục ý thức ôn tập, kiểm tra, Giáo dục lòng biết ơn .
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị làm bài kiểm tra.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 I. ổN ĐịNH Tổ CHứC
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
II. NộI DUNG Đề
Em hãy chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí: Uống nước nhớ nguồn..
III.ĐáP áN
1.Dàn ý :
 a) Mở bài :
- Nêu vai trò quan trọng của câu tục ngữ: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng là một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. 
- Dẫn câu tục ngữ.
b) Thân bài :
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : “Uống nước nhớ nguồn”
 + Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát phải biết nước ấy từ đâu mà có. nguồn là nơi bắt đầu của dòng suối.
 + Nghĩa bóng : Được hưởng thành quả nào đó phải biết thành quả ấy từ đâu mà có. Nguồn là nguồn gốc, là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt.
* Chứng minh câu tục ngữ: 
 + Từ xưa : Những câu tục ngữ - ca dao dân ca về chủ đề lòng biết ơn rất phong phú ( nêu dẫn chứng ).
 + Đến nay: 
* Trong gia đình: 
- Các ngày cúng giỗ trong gia đình là một tập tục cổ truyền tốt đẹp, thiêng liêng của người Việt Nam. Đây là ngày con cháu tập họp lại , thắp nén hương thơm lên ban thờ để bày tỏ lòng thành kính biết ơn những người đã có công sinh thành ra mình, tạo dựng nên gia đình, dòng họ mình.
 	- Nhiều gia đình còn tổ chức lễ chúc thọ ông bà, cha mẹ, cầu mong cho ông bà, cha mẹ sống lâu để con cháu được phụng dưỡng. Việc làm ấy không chỉ thể hiện tình cảm gia đình mà sâu xa hơn còn bao hàm lòng biết ơn và niềm mong muốn báo đáp công ơn.
 * Trong đời sống cộng đồng: 
 - Các lễ hội là những hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên, ví dụ: Lễ hội Đền Hùng mùng 10 tháng 3 âm lịch cả nước thành kính hướng về ngày Giỗ tổ Hùng Vương những người đã có công dựng nước. Lễ hội Làng Gióng nhằm ca ngợi người anh hùng có công đánh giặc giữ nước. Lễ hội Gò Đống Đa mùng 5 tết tưởng nhớ đến người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh tan 50 vạn quân Thanh năm nào 
 - Nhân dân ngày nay nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ thể hiện bằng các việc làm có ý nghĩa thiêng liêng và thiết thực: xây đài tưởng niệm, dựng nhà tình nghĩa, phong trào Đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng phát triển trong cả nước.
 - Trong cuộc sống hôm nay có nhiều ngày lễ có ý nghĩa sâu sắc: Ngày thương binh liệt sĩ để tưởng nhớ đến những người đã hi sinh xương máu trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc; Ngày nhà giáo Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn những người thày giáo, cô giáo đã tận tâm dạy dỗ bao thế hệ; Ngày thầy thuốc Việt Nam để nhớ ơn những bậc lương y như từ mẫu đã không ngại vất vả để giành lại bao sinh mạng trong vòng đe doạ của bệnh tật và cái chết
c) Kết bài :
 - Nêu bài học: Mỗi người chúng ta nên ghi nhớ nội dung ý nghĩa câu tục ngữ và có những hành động thiết thực để thể hiện đạo lí tốt đẹp đó của nhân dân.
 - Học sinh cần tham gia, hưởng ứng những hoạt động thực tế thể hiện đạo lí tốt đẹp đó từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2. Biểu điểm :
 a. Hình thức: ( 1điểm)
 - Bài viết đủ bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ, khoa học, viết đúng chính tả.
 (0,5 điểm)
 - Trình bày mạch lạc, trình tự hợp lí, diễn đạt trong sáng, dùng từ chính xác.
 (0,5 điểm)
b. Nội dung :
 *.Mở bài : (1,5điểm )
 - Dẫn dắt vấn đề: lòng biết ơn là một đạo lí tốt đẹp. 
 - Dẫn câu tục ngữ . 
 *.Thân bài :
 * Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ . (1 điểm )
 * Chứng minh câu tục ngữ: Theo trình tự thời gian
 - Từ xưa : Nêu và phân tích ngắn gọn một vài bài ca dao tiêu biểu. (1điểm )
 - Đến nay :
Trong gia đình:
 	 + Các ngày cúng giỗ trong gia đình. (1điểm)
 	 + Lễ mừng thọ ông bà, cha mẹ (1điểm )
Trong đời sống cộng đồng:
+ Giới thiệu ý nghĩa một số lễ hội tiêu biểu của dân tộc theo trình tự thời gian. (1điểm)
 	 + Những việc làm có ý nghĩa thiêng liêng và thiết thực của nhân dân thể hiện tinh thần Đền ơn đáp nghĩa. (1điểm )
 	 + Giới thiệu ý nghĩa một số ngày lễ có ý nghĩa sâu sắc. (1điểm)
* Kết bài : ( 1,5 điểm )
- Hô ứng với mở bài : Nêu bài học và liên hệ bản thân
 IV.ĐáNH GIá NHậN XéT SAU GIờ KIểM TRA
	ý thức học sinh khi làm bài. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
 	Thu bài: lớp 7A:
 lớp 7C :
* Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà ôn tập lại lí thuyết văn chứng minh.
Chuẩn bị bài : ý nghĩa văn chương

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 26.doc