Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 7: Bố cục trong văn bản

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 7: Bố cục trong văn bản

 Tên bài dạy : Bài 2 : BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN

 Tiết chương trình : Tiết : 07. Tuần : 02.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh hiểu rõ :

 -Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

 -Thế nào là bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài văn.

 -Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục 3 phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm mở bài, thân bài, kết bài cho đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học, giải các bài tập.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, làm bài tập ở nhà, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?. Chỉ ra những tình cảm chân thành, sâu nặng của anh em Thành, Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay với những con búp bê” ?

 ?. Nêu vài nét về nghệ thuật viết truyện đặc sắc của tác giả Khánh Hoài trong văn bản “Cuộc chia tay với những con búp bê” của ông ?

 3. Giảng bài mới :

 a. Giới thiệu bài mới : (1)

 Trong bóng đá hoặc trong các trận đánh những người lãnh đạo có sự sắp xếp đội hình, phải có sự dàn trận, có như thế thì các trận bóng đá hay các trận đánh mới có kết quả. Trong một văn bản củng vậy, nó không thể bị xáo trộn giữa các ý, các phần, mà phải có sự sắp xếp cho rạch ròi, hợp lý. Sự sắp xếp đó trong văn bản là gì, để hiểu sâu hơn về điều đó hôm nay các em sẽ học bài “Bố cục trong văn bản”.

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 675Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 7: Bố cục trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	Bài 2 : BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 
	Tiết chương trình : Tiết : 07. Tuần : 02.	
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh hiểu rõ :
	-Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
	-Thế nào là bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài văn.
	-Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục 3 phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm mở bài, thân bài, kết bài cho đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học, giải các bài tập.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, làm bài tập ở nhà, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?. Chỉ ra những tình cảm chân thành, sâu nặng của anh em Thành, Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay với những con búp bê” ?
	?. Nêu vài nét về nghệ thuật viết truyện đặc sắc của tác giả Khánh Hoài trong văn bản “Cuộc chia tay với những con búp bê” của ông ?
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Trong bóng đá hoặc trong các trận đánh những người lãnh đạo có sự sắp xếp đội hình, phải có sự dàn trận, có như thế thì các trận bóng đá hay các trận đánh mới có kết quả. Trong một văn bản củng vậy, nó không thể bị xáo trộn giữa các ý, các phần, mà phải có sự sắp xếp cho rạch ròi, hợp lý. Sự sắp xếp đó trong văn bản là gì, để hiểu sâu hơn về điều đó hôm nay các em sẽ học bài “Bố cục trong văn bản”.	
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
7’
10’
10’
I. Bố cục và những yêu cầu trong văn bản :
1. Bố cục trong văn bản :
 Văn bản không thể được viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
 -Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
 -Trình tự sắp xếp các ý, các đoạn phải giúp người đọc, người viết dễ dàng đạt được mục đích đã đặt ra.
3. Các phần của bố cục :
 Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.
-GV cho hs đọc câu hỏi 1a, SGK trang 28 (2 hs đọc – có nhận xét cách đọc). GV hỏi :
? Văn bản sẽ như thế nào nếu các ý trong d0ó không được sắp xếp theo trật tự, thành hệ thống ? (HS trả lời – GV kết luận).
? Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục ? (HS trả lời – GV kết luận)
Sau đó GV gọi hs đọc to điểm thứ nhất ở phần ghi nhớ, có thể cho hs làm bài tập 1 SGK trang 30.
GV nói câu chuyển sang phần 2 của bài học.
-GV gọi hs đọc to VD 2 ở SGK trang 29. Sau đó GV thống nhất với hs : Đây là một văn bản lộn xộn, khó tiếp nhận so với văn bản ngữ văn 6.
?. Đồng thời là 2 văn bản kể nhưng tại sao 1 văn bản dễ tiếp nhận và một văn bản khó tiếp nhận ? (HS trao đổi thảo luận – GVKL).
-GV gợi ý : Sắp đặt các câu, các đoạn trong văn bản có mấy đoạn, các ý ở mỗi đoạn có tập trung quanh một ý chung có thống nhất không, các ý đoạn này với đoạn kia có phân biệt được với nhau không ?
? Muốn tiếp nhận được dễ dàng thì trong văn bản bố cục phải như thế nào ? (HS trả lời – GV kết luận)
-Sau đó GV gọi một hs đọc to phần gạch đầu dòng thứ nhất ở điểm hai – cho hs ghi bài.
-GV chuyển ý : Có phải rành mạch là một yêu cầu duy nhất đối với một bố cục không ?
-GV gọi hs đọc VD 2 (2), SGK trang 29. GV đặt câu hỏi :
? Văn bản nêu trong VD gổm mấy đoạn ? Nội dung của mỗi đoạn văn ấy có tương đối thống nhất không ? Ý giữa các đoạn có phân biệt với nhau rõ ràng không ? (Có phải là đoạn đầu nói đến việc anh hay khoe, đang muốn khoe mà chưa khoe đuợc, còn đến đoạn sau thì anh ta đã khoe được không ?)
? Cách kể chuyện như trên bất hợp lý ở chỗ nào ? (HS trả lời – GV kết luận)
-GV kết luận bố cục của văn bản phải hợp lý để người đọc tiếp nhận được dễ dàng.
Cho hs đọc phần gạch đầu dòng hai, ở điểm 2, cho ghi bài.
-GV nói câu chuyển sang phần 3 của bài học.
? Các em cho một VD về một văn bản mà mình đã tạo lập (dễ nhận ra bố cục). (HS tìm VD, GVKL cho HS).
? Hãy nêu nhiệm vụ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài trong văn bản miêu tả ? (HS trả lời – GV kết luận)
? Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không ?Vì sao ? (HS trả lời – GV kết luận)
? Có bạn nói rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua là sự lặp lại lần nữa của phần thân bài. Nói như vậy có đúng không ? Vì sao ? (HS trả lời – GV kết luận)
-Sau đó GVKL vai trò của ba phần bố cục của văn bản và nhiệm vụ từng phần của nó cho hs thấy để làm văn bản tốt. Cho hs đọc điềm ba ở phần ghi nhớ, SGK trang 30.
-GV cần lưu ý cho hs cụm từ trong nội dung vừa ghi “thường được xây dựng”.
-HS đọc to, rõ ràng, chuẩn xác câu hỏi và chú ý.
-Sẽ không trở thành là văn bản được ví các ý trình bày không trình tự, không hợp lý, người đọc khó tiếp nhận.
-Sự sắp xếp nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lý gọi là bố cục, các ý trình bày
-HS đọc to phần ghi nhớ, trả lời bài tập 1 SGK trang 30.
-HS đọc to, chuẩn xác VD và chú ý lắng nghe.
-Vì văn bản kể ở VD các ý ở mỗi đoạn không tập trung, xoay quanh vấn đề chính của văn bản- không hợp lý.
-HS thảo luận – trao đổi để trả lời.
-Bố cục của văn bản phải rõ ràng, rành mạch từng phần, từng đoạn, các đoạn phải rạch ròi.
-HS đọc to, rõ ràng, chuẩn xác phần nội dung của ghi nhớ.
-Có hai đoạn, các ý chưa thống nhất, các ý trong đoạn chưa phân biệt rõ ràng.
-Rất lộn xộn, khó tiếp nhận, nội dung các câu không thống nhất nhau.
-HS chú ý lắng nghe và đọc to, rõ ràng phần nội dung ghi nhớ.
-Đơn xin nghỉ học, viết lá thư.
-3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài : Giới thiệu đối tượng, Thân bài : Miêu tả đối tượng, Kết bài : Cảm nghỉ về đối tượng.
-Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của từng phần vì mỗi phần có một nội dung riêng.
-Nói như vậy không đúng vì mở bài chỉ là ghiới thiệu đối tượng và sự việc, còn phần kết bài là bộc lộ cảm xúc cá nhân về đối tượng và sự việc
-HS chú ý lắng nghe và đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ để nắm bài.
-HS chú ý lắng nghe để nắm nội dung bài học.
II. Luyện tập : (7’)
 1. (SGK trang 30)
 	GV cho hs đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập, nắm yêu cầu bài tập, hướng dẫn hs cách làm theo yêu cầu của bài tập ở SGK, HS trao đổi tự tìm ra, đứng lên trình bày.
	HS đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, trả lời đáp án bài tập theo phần hướng dẫn sau :
	Cách kể về đoạn văn “Hai con dê” (tập đọc 1) sau :
Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào.Chúng hút nhau. Cả hai đều rơi tỏm xuống suối. Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi đằng này lại, dê trắng đàng kia sang.
Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi đàng này lại dê trắng đi đàng kia sang.Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng hút nhau. Cả hai đều rơi tõm xuống suối.
	Trong hai cách kể trên : Cách a đưa kết quả sự việc trước nguyên nhân sự việc, làm cho người đọc khó hiểu và không có hứng thú. Cách b, nguyên nhân sự việc trước kết quả sự việc, dễ hiểu vì câu chuyện có đầu có đuôi, làm người đọc tò mò theo doĩu câu chuyện.
 2. (SGK trang 30).
 GV : Cho hs đọc bài tập 2, xác định yêu cầu và nắm yêu cầu bài tập, hướng dẫn hs cách làm bằng cách gợi nhớ lại những nội dung của văn bản “Cuộc chia tay với những con búp bê” vừa học, HS thảo luận, gọi từng hs xác định nội dung, đứng lên trả lời, GVKL.
 HS : Đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập, nắm yêu cầu bài tập, trả lời bài tập theo đáp án sau :
 Bố cục truyện “Cuộc chia tay với những con búp bê” có những nội dung sau :
 -Mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi.
 -Hai anh em Thành, Thủy rất thương nhau.
 -Chuyện về hai con búp bê.
 -Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn.
 -Hai anh em phải chia tay.
 -Thủy để lại cả hai con búp bê cho Thành.
 Các phần của truyện được xếp đặc theo thứ tự thời gian và được phân biệt rạch ròi cho nên bố cục đó là rành mạch và hợp lí. Tuy nhiên câu chuyện đó vẫn có thể kể theo một bố cục khác cũng được, miễn là đảm bảo yêu cầu rành mạch, hợp lí.
 4. Cũng cố kiến thức : (3’)
 ? Đọc lại toàn bộ phần ghi nhớ SGK trang 30.
 ? Tại sao cần phân biệt nhiệm vụ ba phần của bố cục văn bản ?
 5. Dặn dò : (1’)
 -Về nhà học thuộc bài, làm tiếp các bài tập 3 SGK trang 30, 31.
 -Xem trước nội dung bài “Mạch lạc trong văn bản” SGK trang 31, 32. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7.doc