Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 45: Cảnh khuya – rằm tháng giêng Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 45: Cảnh khuya – rằm tháng giêng Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

Tuần : 12. Tiết CT : 45.

 Ngày dạy :

 Tên bài dạy : Bài 12 : CẢNH KHUYA – RẰM THÁNG GIÊNG

 Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ.

 -Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài hai thơ.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Bác Hồ.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?. Em hiểu thế nào là từ đồng âm ? Đặt câu VD có sử dụng từ đồng âm.

 ?. Sử dụng từ đồng âm cần lưu ý vấn đề gì ? Kiểm tra bài tập số 2 về nhà.

 3. Giảng bài mới :

 a. Giới thiệu bài mới : (1)

 Các em đã biết qua tên bài thơ nào của Bác Hồ các em hãy nhắc lại : Không ngũ được, Đường đi khó, Leo núi, .Đó là những bài thơ của Bác, thể hiện khát vọng tự do, tinh thần lạc quan, tư thế ung dung trước khó khăn nguy hiểm. Bên cạnh Bác còn có những vầng thơ thắm đượm tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của nhà thơ. Đó là hai bài thơ : “Cảnh khuya – Rằm tháng giêng” mà các em sẽ được học trong tiết hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 45: Cảnh khuya – rằm tháng giêng Hồ Chí Minh (1890 – 1969)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần : 12. Tiết CT : 45.
 Ngày dạy :
	Tên bài dạy : 	Bài 12 : CẢNH KHUYA – RẰM THÁNG GIÊNG
 Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ.
	-Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài hai thơ.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Bác Hồ.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?. Em hiểu thế nào là từ đồng âm ? Đặt câu VD có sử dụng từ đồng âm.
	?. Sử dụng từ đồng âm cần lưu ý vấn đề gì ? Kiểm tra bài tập số 2 về nhà.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Các em đã biết qua tên bài thơ nào của Bác Hồ các em hãy nhắc lại : Không ngũ được, Đường đi khó, Leo núi,..Đó là những bài thơ của Bác, thể hiện khát vọng tự do, tinh thần lạc quan, tư thế ung dung trước khó khăn nguy hiểm. Bên cạnh Bác còn có những vầng thơ thắm đượm tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của nhà thơ. Đó là hai bài thơ : “Cảnh khuya – Rằm tháng giêng” mà các em sẽ được học trong tiết hôm nay.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
3’
2’
12’
10’
2’
-GV gọi hs đọc phần chú thích ở SGK – trang 141. Sau đó GV khái quát nội dung vài nét về tác giả Hồ Chí Minh.
?. Hai bài thơ trên thuộc thể thơ gì ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
-GV gọi hs đọc bài thơ (có nhận xét cách đọc của hs). GV có thể đọc lại một lần nữa.
?. Hai câu đầu bài thơ nói lên nội dung gì ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
-GV có thể gọi hs đọc 2 câu thơ và dặt câu hỏi :
?. Ở câu thơ thứ nhất tác giả so sánh âm thanh tiếng suối với hình ảnh nào ? Cách so sánh đó có tác dụng gì ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
?. Hình ảnh trong câu thơ thứ hai được thể hiện ntn ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
?. Hai câu thơ cuối bài nói lên nội dung gì của bài thơ ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
?. Hai câu thơ này có từ nào được lặp lại ? Điều đó có tác dụng ntn đối với việc thể hiện tâm trạng nhà thơ ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
-Gv đọc 3 phần bài thơ, gọi hs đọc lại, nhận xét cách đọc của hs.
?. Hai câu thơ 1, 2 cho thấy hình ảnh không gian ở đây đẹp ntn ? Thể hiện ở từ ngữ nào ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
?. Bài thơ “Rằm tháng giêng” được ra đời trong hoàn cảnh đất nước ntn ? Điều gì thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của tác giả ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
-Sau đó GV cho hs khái quát lại nội dung và vài nét nghệ thuật chủ yếu của bài thơ. Cho hs đọc phần ghi nhớ ở bài, cho hs tút ra nội dung phần tổng kết bài học.
-Hồ Chí Minh (1890 – 1969), vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và CMVN. Hồ Chí Minh còn là một danh văn văn hóa thế giới.
-Làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-Nói lên cảnh thiên nhiên đêm trăng ở rừng Việt Bắc.
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-So sánh âm thanh tiếng suối như tiếng hát xa ® cách nói gần gũi với con người.
-Bức tranh cao rộng nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối : bóng lá, bóng cây, bóng trăng, khóm hoa, mặt đất,.
-Hai câu thơ thể hiện tâm trạng của tác giả.
-Điệp từ “Chưa ngủ” thể hiện tâm trạng Bác không ngủ được là vì cảnh đẹp đêm trăng và lo cho vận mệnh của đất nước.
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-Không gian cao rộng “Sông, nước, trời” lồng lộng tràn đầy ánh sáng của đêm trăng và sức sống của mùa xuân.
-Viết vào đầu 1948, sau chiến thắng Việt Bắc, rất quan trọng của quân và dân ta, chúng ta đã đánh bại cuộc chiến công qui mô lớn của giặc pháp lên chiến khu Việt Bắc. Đặt trong hoàn cảnh đó .lạc quan.
-HS chú ý lắng nghe và đọc tốt phần ghi nhớ, rút ra phần tổng kết của bài học.
I. Giới thiệu :
1. Tác giả :
-Hồ Chí Minh (1890 – 1969) : lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.
-Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn.
2. Thể loại :
Hai bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Bài thơ “Cảnh khuya” :
a). Đêm trăng rừng Việt Bắc : (Hai câu đầu)
-Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát xa làm cho tiếng suối gần gũi với con người và sức trẻ trung.
-Câu thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cao rộng “cổ thụ” nhiều tầng lớp, đường nét, hình khói, bóng lá, bóng cây, bóng trăng, khóm hoa, mặt đất như hòa hợp, quấn quýt vào nhau “lồng”.
b). Tâm trạng của nhà thơ :
Điệp từ “Chưa ngủ” cho thấy Bác không ngủ được có 2 lí do : thứ nhất là do đêm trăng rừng Việt Bắc quá đẹp và đặc biệt là Bác lo cho vận mệnh của đất nước ® thể hiện hòa hợp, thống nhất ở Bác : nhà thi sĩ và người lãnh tụ cách mạng.
2. Bài thơ “Rằm tháng giêng ” :
a). Hình ảnh không gian đẹp :
Hình ảnh không gian cao rộng, bát ngát, “Sông, nước, trời” lồng lộng và tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Từ “Xuân” được lặp lại nhằm nhấn mạnh vẽ đẹp này.
b). Phong thái ung dung, lạc quan của nhà thơ :
Bài thơ đựơc viết đầu 1948, sau chiến thắng Việt Bắc. Đặt trong hoàn cảnh ấy càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh “trăng ngân đầy thuyền”.
3.Tổng kết : (ghi nhớ, SGK trang 143).
III. Luyện tập : (7’)
	1). (SGK – trang 143)
	GV : Gọi hs đọc BT, cho hs thực hiện yêu cầu BT.
	HS : Đọc BT, trả lời yêu cầu BT bằng cách học thuộc lòng 2 bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”, riêng bài “Rằm tháng giêng” chỉ đọc phần dịch thơ.
	2). (SGK – trang 143) : Cho hs về nhà làm.	
 4. Củng cố kiến thức : (5’)
	?. Đọc lại bài thơ “Rằm tháng giêng” và “Cảnh khuya”.
	?. Hai bài thơ cho ta bắt gặp ở Bác những nét đẹp cao cả nào ?
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, học thuộc lòng hai bài thơ.
	-Về nhà làm bài tập số 2 – SGK trang 143, chuẩn bị bài “Thành ngữ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 45.doc