Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

 Tuần : 09. Tiết CT : 36.

 Ngày dạy :

 Tên bài dạy : CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, khả năng làm bài văn biểu cảm.

 -Tiếp xúc nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?. Nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa ? Làm bài tập 8 về nhà.

 ?. Trình bày nội dung hai từ đồng nghĩa : hoàn toàn và không hoàn toàn. Cho VD.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần : 09. Tiết CT : 36.
 Ngày dạy :
	Tên bài dạy : 	CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, khả năng làm bài văn biểu cảm.
	-Tiếp xúc nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?. Nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa ? Làm bài tập 8 về nhà.
	?. Trình bày nội dung hai từ đồng nghĩa : hoàn toàn và không hoàn toàn. Cho VD.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Các em đã được học về văn biểu cảm khá nhiều tiết về thể loại, đặc điểm của văn biểu cảm.Để giúp các em hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm và được tiếp xúc nhiều dạng văn biểu cảm cũng như cách viết mỗi đoạn văn. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
6’
6’
6’
3’
2’
1’
-GV gọi 2 hs đọc đoạn văn bên dưới. GV đặt câu hỏi :
?. Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre ? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm bài)
-GV gọi 2 – 3 hs đọc đoạn văn. Sau đó GV nêu câu hỏi cho hs thảo luận trả lời :
?. Tác giả đã say mê con gà đất ntn ? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm bài)
-GV gọi 4 hs đọc hai đoạn văn ở phần này. Sau đó GV nêu câu hỏi, hs thảo luận trình bày câu hỏi, GV nhận xét.
?. Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ tình cảm yêu mến cô giáo ntn ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm bài)
?. Việc liên tưởng từ Lũng Cư cực Bắc của Tổ Quốc đến Cà Mau cực Nam của Tổ Quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm bài)
-GV gọi hs đọc đoạn văn ở phần này, cho thảo luận trao đổi để trả lời câu hỏi :
?. Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm ntn ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm bài)
-Sau đó GV khái quát lại nội dung bài học, cho hs đọc phần ghi nhớ SGK trang 121, dặn hs ghi vào tập.
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-Đã khơi gợi cho tác giả thấy một ngày mai sắt thép, xi măng sẽ nhiều thêm nhưng tre vẫn còn mãi. Gợi nhắc quan hệ với sự vật cùng là cách bày tỏ tình cảm với sự vật.
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-Đã khơi lại niềm vui kỳ diệu, tác giả hóa thân thành con gà dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. Tác giả nghĩ đến đồ chơi trẻ con ® cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật.
-HS đọc đoạn văn chậm rãi, rõ ràng và chú ý lắng nghe để nắm bài.
-Bằng cách gợi lại kĩ niệm còn nhớ mãi, gợi nhớ lại kĩ niệm cũng là cách bày tỏ tình cảm.
-Điều này đã giúp cho tác giả thể hiện tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước.
-HS đọc to, rõ ràng và chú ý lắng nghe.
-Qua đoạn văn, sự quan sát đã giúp gợi tả bóng dáng u, khuôn mặt u với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã..
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm :
1. Liên hệ hiện tại với tương lai :
* Trả lời câu hỏi :
Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả cảm thấy tre vẫn còn mãi. Gợi nhắc quan hệ sự vật cùng là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về tương lai :
* Trả lời câu hỏi :
-Tác giả rất say mê con gà đất, việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cho tác giả một niềm vui kỳ diệu được hóa thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. Từ cảm xúc ấy, tác giả mở rộng ra cảm nghĩ đối với đồ chơi trẻ em.
-Đó cũng là một cách bày tỏ tình cảm của mình đối với sự vật.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước :
* Trả lời câu hỏi a :
Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo bằng cách gợi lại kĩ niệm còn nhớ mãi : Cô giữa đàn em nhỏ, nghe tiếng cô giảng bài, cô theo dõi lớp học, cô thất vọng khi một em cầm bút sai, cô lo cho hs, cô sung sướng khi hs có kết quả xuất sắc. Gợi lại kĩ niệm cũng là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với một người.
* Trả lời câu hỏi b :
Việc liên tưởng từ Lũng Cư cực Bắc đến Cà Mau cực Nam của Tổ Quốc đã giúp tác giả thể hiện tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước.
4. Quan sát, suy ngẫm :
* Trả lời câu hỏi :
Qua đoạn văn, sự quan sát đã giúp gợi tả bóng dáng u, khuôn mặt u với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.
II. Ghi nhớ : (SGK trang 121)
	III. Luyện tập : (12’)
	* BT 1 : (SGK trang 121)
	GV : Gọi hs đọc các đề văn và yêu cầu BT, đọc luôn phần gợi ý phần 3 - xác định yêu cầu, GV đưa ra những gợi ý cụ thể cho từng đề bài, cho hs tự chọn một đề bài để lập ý cho bài văn.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	* Một số gợi ý :
	Đề bài : Lập ý trong quan hệ đối với vật nuôi : con mèo (tự đặt câu hỏi và trả lời theo hướng sau)
	1. Hoàn cảnh, tình huống nuôi mèo :
	a). Do nhà quá chuột.
	b). Do thích mèo đẹp, xinh.
	c).Do tình cờ nhặt được mèo con bị lạc hoặc có người bạn cho một chú mèo con
	2. Quá trình nuôi dưỡng và quan sát hoạt động sống của con mèo.
	a). Thái độ, cử chỉ của người nuôi và của con mèo.
	b). Mèo tập dợt bắt chuột và kết quả.
	c). Nhận xét : ngoan (hư), không ăn vụng (thích ăn vụng), bắt chuột giỏi hoặc lười ?
	3. Quá trình hình thành tình cảm của mèo với người :
	a). Ban đầu : thấy thích vì xinh xắn, dễ thương (màu lông, màu mắt, tiếng kêu)
	b). Về sau : quấn quýt, gắn bó như một ngươi bạn nhỏ.
	4. Cảm nghĩ :
	a). Con mèo hình như cũng có một đời sống tình cảm.Nó biết cư xử tốt với người tốt, biết xã thân vì người vì người tốt, góp phần diệt chuột, làm trong sạch môi trường.
	b). Càng yêu quí con mèo, càng căm giận bọn bất lương chuyên bắt trộm mèo để bán cho những quán ăn nhậu làm món đặc sản tiểu hổ, càng thương những chú mèo xinh xắn, ngoan ăn phải bã chuột, biết đau đớn, thảm thương.
	4. Củng cố kiến thức : (1’)
	Đọc lại phần ghi nhớ.
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài (phần ghi nhớ)
	-Chuẩn bị bài : “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Ngẫu hứng viết nhân buổi mới về quê”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 36.doc