Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư - Lí Bạch (701 – 762)

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư - Lí Bạch (701 – 762)

Tuần : 09 . Tiết CT : 34.

 Ngày dạy :

 Tên bài dạy : Bài 9 : XA NGẮM THÁC NÚI LƯ

 Lí Bạch (701 – 762)

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẽ đẹp cùa thác núi Lư và qua đó, thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch.

 -Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịch nghĩa trong từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích lũy vốn từ Hán Việt.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?. Nêu tên các lỗi thường gặp trong việc sử dụng quan hệ từ.

 ?. Trình bày bài tập 4 về nhà.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư - Lí Bạch (701 – 762)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần : 09 . Tiết CT : 34.	
 Ngày dạy :
	Tên bài dạy : 	Bài 9 : XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
	 Líù Bạch (701 – 762)
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẽ đẹp cùa thác núi Lư và qua đó, thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch.
	-Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịch nghĩa trong từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích lũy vốn từ Hán Việt.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?. Nêu tên các lỗi thường gặp trong việc sử dụng quan hệ từ.
	?. Trình bày bài tập 4 về nhà.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Các em đã tìm hiểu một số tác giả gắn với một số tác phẩm văn chương có giá trị. Song bên cạnh đó, các em sẽ tìm hiểu một số tác giả gắn với một số bài thơ nổi tiếng với chủ đề về tình bạn, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Trong đó phải nói đến bài “Xa ngắm thác núi Lư” của nhà thơ Lí Bạch mà các em sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
3’
2’
10’
12’
1’
-GV gọi hs đọc phần chú thích về tác giả Lí Bạch – SGK trang 111. Sau đó gọi hs kết luận vài ý cơ bản về tác giả.
-GV đọc 3 phần bài thơ, hướng dẫn hs cách đọc, gọi hs đọc lại 3 phần bài thơ và đọc cả 3 phần giải thích từ khó.
?. Quan sát bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài).
-GV gọi hs đọc nhan đề bài thơ và câu thơ thứ nhất ở ba phần của bài thơ. Sau đó GV nêu câu hỏi :
?. Câu thơ thứ nhất tả cái gì ? Tả như thế nào ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài).
?. Hình ảnh được miêu tả trong câu thơ này được tạo nền cho việc miêu tả ba câu thơ sau như thế nào ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài).
-GV gọi hs đọc ba câu thơ tiếp theo. Sau đó GV lần lượt nêu câu hỏi cho hs suy nghĩ thảo luận ,trả lời.
?. Ở câu thơ thứ hai, từ nào trong câu thơ làm cho cảnh từ động thành tĩnh ? Qua đó cho ta hình dung được thác núi ở đây có dáng vẽ như thế nào ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài).
?. Hai động từ “nghi và lạc” cho em có ảo giác gì ? Ta thấy cách nói đó có vô lí hay không ? Cho thấy dáng vẽ của thác núi ở đây như thế nào ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài).
?. Qua câu thơ cuối bài và cả bài thơ, chúng ta có thể hình dung như thế nào về tâm hồn và tính cách của tác giả ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài).
-Sau đó GV khái quát lại vài nét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, gọi hs đọc phần ghi nhớ, cho hs ghi phần tổng kết bài.
-GV nói câu chuyển sang phần luyện tập.
-HS đọc và chú ý lắng nghe để nắm bài.
-HS đọc bài thơ chậm tãi, rõ ràng, chuẩn xác, đúng nhịp, đúng giọng thơ.
-Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (bài có 4 câu – mỡi câu 7 chữ, vần chân ở cuối tiếng thứ 7 các câu 1 – 2 – 4, nhịp 4/3, 2/2/3.
-HS đọc to, rõ ràng và chú ý lắng nghe.
-Tác giả tả cảnh ngọn núi Hương Lô ( Lò Hương), tác giả đứng từ xa để miêu tả vào buổi sáng.
-Hình dáng ngọn núi Hương Lô, cái phong nền của dòng thác.
-HS đọc và chú ý lắng nghe để trả lời tốt câu hỏi.
-Chữ “quãi” (treo) đã biến cảnh từ động thành tĩnh.
-Thác núi cao 3000m đổ ầm ầm xuống núi như một dãi lụa trắng bất động được treo giữa khoảng vách núi.
-Hai động từ “nghi và lạc” tức là rơi xuống làm cho ta thấy cảnh tưởng tượng và cách nghĩ của tác giả ở đây lãng mạn không có thật.
-Tâm hồn và tính cách của Lí Bạch : tình yêu thiên nhiên đắm say, tha thiết và tính cách phóng khoáng, lãng mạn của ông.
-HS chú ý lắng nghe và đọc phần ghi nhớ để nắm bài học.
I. Gới thiệu :
1.Tác giả :
-Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.
-Ông có tính phóng khoáng, văn hay, giỏi võ, thích rượu, làm thơ nhiều và làm thơ rất hay.
-Thơ ông hay bỗng, hào hùng, khi trầm tư, khi hào phóng.
2. Thể loại :
-Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (bài có 4 câu - mỗi câu 7 tiếng, vần chân ở cuối tiếng thứ 7 các câu 1 – 2 – 4, nhịp 4/3, 2/2/3)
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Cách miêu tả cảnh ở câu thơ thứ nhất :
-Tác giả tả cảnh ngọn núi Hương Lô bằng cách đứng từ xa và chọn thời điểm vào buổi sáng có khói tía như một lò hương.
-Hình dáng ngọn núi Hương Lô, cái phong nền của dòng thác.
2. Hình ảnh thác núi Lư ở ba câu thơ cuối :
-Chữ “quãi” (treo) đã biến cảnh từ động thành tĩnh. Thác từ trên cao (ba nghìn thước) đổ xuống ầm ầm như một tấm lụa trắng bất động được treo giữa khoảng vách núi và dòng sông.
-Nhìn thác đổ ngỡ là sông Ngân Hà lạc là rơi xuồng khỏi mây, cách nói lãng mạn không có thật nhưng cũng rất hợp lí trong bài thơ.
-Câu thơ cuối và cả bài thơ, người đọc phần nào cảm nhận được tâm hồn và tính cách của Lí Bạch : Đó là tình yêu thiên nhiên đắm say, tha thiết, là tính cách phóng khoáng, lãng mạn của ông.
3. Tổng kết : (Ghi nhớ SGK trang 112)
	III. Luyện tập : (6’)
	GV : Gọi hs đọc câu hỏi số 5 còn lại ở bài, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, thảo luận trả lời chính xác BT theo đáp án sau :
	Về hai cách hiểu câu thơ thứ hai :
	-Ở bản dịch nghĩa : “Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước”.
	-Ở chú thích : “Đứng trên dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt”.
	Nghĩa là dòng sông phía trước phải chỉ vị trí nơi thác đổ xuống mà là hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa. Cách hiểu thứ hai bay bổng hơn, lãng mạn hơn nên được nhiều người ưa thích.
 4. Củng cố kiến thức : (3’)
 ?. Đọc diễn cảm bài thơ phần phiên âm và dịch thơ.
 ?. Qua bài thơ ta hình dung được dáng vẽ thác núi Lư như thế nào ?
 ?. Hiểu được gì về phong cách và tâm hồn Lí Bạch ở bài thơ ?
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học thuộc lòng phần dịch thơ và phần phiên âm bài thơ.
	-Chuẩn bị bài “Từ đồng nghĩa” SGK trang 113.	 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 34.doc