Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

 Tên bài dạy : ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM

 Tiết chương trình : Tiết : 23. Tuần : 06.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Hiểu các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm.

 -Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường muợn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn biểu cảm miêu tả nhằm mục đích tái hiện đối tượng miêu tả.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà, làm BT ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ? Sử dụng từ Hán Việt nhằm tạo sắc thái biểu cảm gì ? Đặt câu với một trường hợp cụ thể.

 ? Sử dụng lạm dụng từ Hán Việt tạo ra điều gì trong cách nói, viết. Kiểm tra BT 4.

 3. Giảng bài mới :

 a. Giới thiệu bài mới : (1)

 Chúng em đã biết về nhu cầu biểu cảm của con người đã làm nên văn bản biểu cảm. Văn biểu cảm là gì cũng đã nắm. Hôn nay tiết học này giúp các em hiểu và nắm được những đặc điểm về văn biểu cảm.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
	Tiết chương trình : Tiết : 23. Tuần : 06.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Hiểu các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm.
	-Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường muợn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn biểu cảm miêu tả nhằm mục đích tái hiện đối tượng miêu tả.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà, làm BT ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	? Sử dụng từ Hán Việt nhằm tạo sắc thái biểu cảm gì ? Đặt câu với một trường hợp cụ thể.
	? Sử dụng lạm dụng từ Hán Việt tạo ra điều gì trong cách nói, viết. Kiểm tra BT 4.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Chúng em đã biết về nhu cầu biểu cảm của con người đã làm nên văn bản biểu cảm. Văn biểu cảm là gì cũng đã nắm. Hôn nay tiết học này giúp các em hiểu và nắm được những đặc điểm về văn biểu cảm.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1’
2’
5’
2’
9’
3’
I.Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm :
1.Tìm hiểu đề văn “Tấm gương” 
a). Trả lời câu hỏi 1 :
Bài văn Tấm gương biểu dương phẩm chất trung thực, ghét sự dối trá.
b). Trả lời câu hỏi 2 :
Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã chọn hình ảnh tấm gương và đem ví tấm gương với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực.
c). Trả lời câu hỏi 3 :
-Bố cục bài văn gồm 3 phần : Mở bài : Nêu lên tính trung thực của tấm gương; Kết bài : Khẳng định lại chủ đề ấy một lần nữa. Phần thân bài nêu lên các ý : 
+Gương luôn trung thực không nhìn đen nói trắng như những kẻ xu nịn.
+Không một ai mà không soi gương.
+Hạnh phúc nhất là có tâm hồn đẹp để soi vào gương lương tâm mà không hổ thẹn.
icác ý trên làm nổi bậc chủ đề của bài văn.
d). Trả lời câu hỏi 4 :
Tình cảm trong bài văn được đánh giá rõ ràng, chân thực tạo nên xúc động chân thành đối với người đọc.
2. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi :
Trả lời câu hỏi :
Đoạn văn biểu hiện trực tiếp sự đau khổ chờ mẹ về của tác giả. Điều đó làm thể hiện qua lời than, lời trông trong đoạn văn.
* Ghi nhớ : SGK trang 86.
-Gọi hs đọc bài văn “Tấm gương” và đọc phần câu hỏi :
? Bài văn “Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Để biểu đạt tình cảm trên tác giả bài văn đã làm như thế nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Bố cục bài văn gồm mấy phần ? Mở bài và kết bài có liên quan với nhau như thế nào ? Phần thân bài đã nêu lên những ý gì ? Những ý đó liên quan tới chủ đề của bài văn như thế nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Tình cảm trong bài văn có đánh giá rõ ràng chân thực không ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Gọi hs đọc đọan văn, đọc câu hỏi bên dưới.
? Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì ? Tình cảm ở đây biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp ? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV chốt lại nội dung bài, gọi hs đọc ghi nhớ. GV củng cố lại bài.
-HS đọc to, rõ ràng và chú ý lắng nghe.
-Ca ngợi phẩm chất trung thực và ghét sự dối trá, độc ác.
-Chọn hình ảnh tấm gương và đem ví tấm gương với người bạn trung thực ica ngợi phẩm chất.
-Ba phần : MB, TB, KB; phần mở bài giới thiệu phẩm chất trung thực của tấm gương; phần thân bài khẳng định lại chủ đề ấy một lần nữa; thân bài : luôn trung thực; không một ai mà không soi gương; hạnh phúc nhất là tâm hồn đẹp làm nổi bật chủ đề.
-Rõ ràng, chân thực điều đó tạo nên xúc động chân thành đối với người đọc.
-HS đọc bài và chú ý lắng nghe để nắm bài học.
-Biểu hiện trực tiếp sự đau khổ chờ đợi mẹ về. Điều đó biểu hiện qua lời than của đoạn văn.
	4. Củng cố kiến thức : (2’)
	?.Một bài văn biểu cảm biểu đạt nhiều tình cảm hay biểu đạt tập trung một tình cảm chủ yếu ? Vì sao ?	?.Thường trong văn biểu cảm tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Các biểu cảm như thế nào ?
	?.Tình cảm trong bài văn biểu cảm phải như thế nào ?
II.Luyện tập : (9’)
	1).(SGK trang 87)
	-GV : Gọi hs đọc to, rõ ràng bài văn và câu hỏi bên dưới, xác định yêu cầu câu hỏi, hướng dẫn hs trả lời, cho các em thảo luận để trả lời bài tập, nhận xét.
	-HS : Đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, trả lời bài tập theo đáp án sau :
	a).Bài văn thể hiện tình cảm buồn nhớ khi xa thầy rời bạn vào những ngày hè. Trong bài tác giả đã mượn hình ảnh hoa phượng, phượng rơi để khêu gợi tình cảm trên. Dùng hình ảnh hoa phượng biểu tượng buồn vui của tuổi học trò.
	b).Mạch ý của bài văn : Chủ đề bài văn thể hiện qua mạch ý sau :
	-Phượng nở báo hiệu mùa chia tay.
	-Học trò nghỉ hè, hoa phượng một mình đứng ở sân trường.
	-Hoa phượng mong chờ các bạn học sinh.
	c).Như thế, qua hình ảnh của hoa phượng, tác giả bài văn đã gián tiếp bộc lộ tình cảm của mình.	
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, xem trước và chuẩn bị “Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”.
	-Học thuộc ghi nhớ ở SGK trang 86.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.doc