Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 15: Đại từ

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 15: Đại từ

 Tên bài dạy : ĐẠI TỪ

 Tiết chương trình : Tiết : 15. Tuần : 04.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Nắm được thế nào là đại từ ?

 -Nắm được các loại đại từ tiếng Việt.

 -Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, làm BT ở nhà, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ? Đọc hai bài ca dao 1, 2 ở phần ca dao than thân. Cho biết nội dung và nghệ thuật của nó.

 ? Tìm một số bài ca dao than thân có nội dung tương tự như những bài ca dao than thân đã học.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 15: Đại từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên bài dạy :	ĐẠI TỪ 	 
	Tiết chương trình : Tiết : 15. Tuần : 04.	
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Nắm được thế nào là đại từ ?
	-Nắm được các loại đại từ tiếng Việt.
	-Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, làm BT ở nhà, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	? Đọc hai bài ca dao 1, 2 ở phần ca dao than thân. Cho biết nội dung và nghệ thuật của nó.
	? Tìm một số bài ca dao than thân có nội dung tương tự như những bài ca dao than thân đã học.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Trong tiếng Việt có những từ dùng để chỉ người, chỉ sự vật, có những từ dùng để chỉ số lượng để xưng hô giữa người nói, viết với người nói, nghe. Để giúp các em nắm được các từ đó và biết vận dụng nó phù hợp trong khi nói hoặc viết thì bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hiện.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
7’
6’
6’
1’
I. Thế nào là đại từ :
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
VD : 
a). Lan luôn học tốt. Nó không làm buồn lòng của cha mẹ
b). Cây viết màu này của ai ?
II. Các loại đại từ :
1. Đại từ để trỏ :
-Các đại từ : tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ,. để trỏ người, sự vật.
-Các đại từ bấy, bấy nhiêu để trỏ số lượng.
-Các đại từ thế, vậy để trỏ hoạt động, tính chất, sự vật.
*.Ghi nhớ 1 : (SGK trang 56).
2. Đại từ để hỏi :
-Các đại từ ai, gì,để hỏi người, sự vật.
-Các đại từ bao nhiêu, bấy nhiêu dùng để hỏi về số lượng.
-Các đại từ nào, thế dùng để hỏi hoạt động, tính chất, sự vật.
*. Ghi nhớ 2 : (SGK trang 56).
-GV dùng bảng phụ ghi các vd ở phần I của bài học – cho hs quan sát và chú ý trả lời câu hỏi :
?.Từ nó trong đoạn văn đầu trỏ ai ?Từ nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì ? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn ? (HS trả lời, GV kết luận).
?.Từ “thế” ở đoạn văn thứ 3 chỉ sự việc gì ? Nhờ đâu em biết được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này ? (HS trả lời, GV kết luận). 
? Từ “ai” trong bài ca dao dùng để làm gì ? (HS trả lời, GV kết luận). 
? Các từ nó, thế, ai trong các câu văn giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Sau đó GV kết luận bài học cho hs hiểu về khái niệm đại từ – gọi hs đọc ghi nhớ – đặt câu hỏi.
? Em hiểu thế nào là đại từ ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV cho VD – gọi hs cho VD thêm để hs nắm bài.
-GV gọi hs đọc câu hỏi a ở phần này và đặt câu hỏi.
? Các đại từ : tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ,. trỏ gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Các đại từ bấy, bấy nhiêu để trỏ gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Các đại từ vậy, thế để trỏ gì ?
(HS trả lời, GV kết luận).
-Sau đó GV chốt lại các loại đại từ để trỏ – cho hs đặt câu VD ở mỗi kiểu loại nhỏ – HS đọc ghi nhớ 1 ở bài.
-GV nói câu chuyển sang phần 2.
-GV gọi hs đọc phần câu hỏi bên dưới ở mục này – GV đặt câu hỏi :
? Các đại từ ai, gì .. để hỏi về gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Các đại từ : bao nhiêu, bấy nhiêu để hỏi về gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Các đại từ : nào, thế để hỏi về gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV kết luận bài – cho hs đọc VD ở mỗi kiểu đại từ để hỏi – gọi hs đọc phần ghi nhớ 2 để ghi vào tập.
-HS quan sát và đọc kĩ VD để trả lời các câu hỏi.
-Từ “nó” trong đoạn văn thứ nhất trỏ “em tôi” từ “nó” trong đoạn văn thứ hai chỉ “con gà”ø idựa vào nội dung câu trước nó biết được nghĩa của các từ nó.
-Trỏ sự việc chia đồ chơi. Hiểu được nghĩa của nó là nhờ vào sự việc mà nó thay thế câu đầu.
-Từ ai trong bài ca dao dùng để hỏi.
-Từ nó trong câu a : chủ ngữ nó trong câu b : phụ ngữ của danh từ thế : trong câu c : phụ ngữ của danh từ ai : trong câu d : chủ nhữ.
-HS chú ý lắng nghe để trả lời tốt câu hỏi.
-Trỏ người, sự vật, hành động, tính chất . được nói trong ngữ cảnh nói hoặc hỏi.
-HS chú ý lắng nghe để nắm bài. 
-Các đại từ này dùng để trỏ người, sự vật.
-Trỏ về số lượng.
-Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
-HS chú ý lắng nghe – đặt câu có đại từ – đọc phần ghi nhớ ở bài.
-HS đọc vàchú ý lắng nghe.
-Để hỏi về người, sự vật.
-Các đại từ bao nhiêu, bấy nhiêu để hỏi về số lượng.
-Các đại từ nào, thế để hỏi về hành động, tính chất, sự việc.
-HS chú ý lắng nghe – đặt câu có đại từ hỏi – đọc chậm, to phần ghi nhớ 2 SGK trang 56.
	4. Củng cố kiến thức : (4’)
	? Nhặc lại đại từ là gì ? Nêu những đại từ dùng để xưng hô ?
	? Đại từ để trỏ gồm có những kiểu đại từ nhỏ nào ? 
	III. Luyện tập : (12’)
	1. (SGK trang 56, 57)
	GV : gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu BT – hướng dẫn hs cách trả lời BT (nhận xét, sửa sai).
	HS : đọc BT – nắm yêu cầu BT – thảo luận trả lời BT theo đáp án sau :
	a). Xếp các đại từ trỏ người, sự vật :
 Số
Ngôi
 Số ít
 Số nhiều
 1
tôi, tao, tớ
chúng tôi, chúng tao, chúng tớ
 2
mày
chúng mày
 3
nó, hắn
chúng nó, họ
b). Đại từ “mình” trong câu cậu giúp đở mình với nhé thuộc ngôi thứ nhất.
-Đại từ “mình” trong câu ca dao “mình về mình có nhớ ta” thuộc ngôi thứ hai.
2 (SGK trang 57)
GV : gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu BT – hướng dẫn hs cách trả lời BT (nhận xét, sửa sai).
HS : đọc BT – nắm yêu cầu BT – thảo luận trả lời BT theo đáp án sau :
Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như : ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, con, cháu, cũng được sử dụng như đại từ xưng hô, VD :
-Hai năm trước đây, cháu đã gặp Bình.
-Trưa hôm ấy mẹ về với con nhé.
3. (SGK trang 57)
GV : gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu BT – hướng dẫn hs cách trả lời BT (nhận xét, sửa sai).
HS : đọc BT – nắm yêu cầu BT – thảo luận trả lời BT theo đáp án sau :
-Tất cả chúng ta ai cũng phải học.
-Công việc ấy dù ra sao chúng ta cũng phải hoàn tất trước tuần này.
-Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
5. Dặn dò : (1’)
-Về nhà học bài, làm các BT 4; 5 (SGK trang 57).
-Chuẩn bị bài : “Luyện tập tạo lập văn bản”.
-Về nhà viết một bức thư với đề tài : “Thư cho người bạn để bạn hiểu về đất nước mình” (làm theo cách tìm hiểu đề và lập dàn ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 15.doc