Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản

Tên bài dạy : QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN

 Tiết chương trình : Tiết : 12. Tuần : 03.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.

 -Cũng cố lại kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, làm BT về nhà, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ? Nhắc lại một văn bản mạch lạc là văn bản như thế nào ?

 ? Mạch lạc trong văn bản khác với liên kết trong văn bản ở những điểm nào ?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên bài dạy : 	QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
	Tiết chương trình : Tiết : 12. Tuần : 03.	
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
	-Cũng cố lại kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, làm BT về nhà, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	? Nhắc lại một văn bản mạch lạc là văn bản như thế nào ?
	? Mạch lạc trong văn bản khác với liên kết trong văn bản ở những điểm nào ? 
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Các em đã tìm hiểu qua các yếu tố quan trọng không thể thiếu trong văn bản như liên kết, bố cục, mạch lạc. Một vcăn bản không thể không có các tếu tố này. Nhưng chưa đủ để viết đúng và hay một văn bản rỏ ràng, liền mạch và trong sáng, bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các bước để tạo lập văn bản cho hoàn chỉnh.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
5’
6’
2’
I. Các bước tạo lập văn bản :
1. Bước 1 : Định hướng văn bản :
-Khi con người muốn thông tin một vấn đề gì đó (tri thức, tình cảm) thì người ta mới tạo lập văn bản. Ví dụ như muốn báo tình hình học tập cho cha mẹ biết thì viết thư.
-Khi xây dựng một căn bản nói hoặc viết thì phải định hướng :
 +Viết nội dung gì ?
 +Viết cho ai ?
 +Viết để làm gì ? viết như thế nào ?
2. Bước 2 : Xây dựng bố cục văn bản :
 Viết một bức thư để bố mẹ dễ dàng hiểu được điều muốn nói thì phải xây dựng bố cục ba phần của văn bản :
 +Mở bài : Giới thiệu tình hình học tập.
 +Thân bài : Quá trình học tập như thế nào ?
 +Kết bài : Cảm nghỉ của em.
3. Bước 3 : Diễn đạt các ý trong bố cục thành lời văn.
 Sau khi có bố cục, ta diễn đạt các ý chính thành bài văn bao gồm nhiều câu, nhiều đoạn văn có liên kết với nhau. Diễn đạt ấy phải đạt yêu cầu : đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát với bố cục, có tính liên kết, có tính mạch lạc, lời văn trong sáng.
4. Bước 4 : Kiểm tra văn bản.
 -Kiểm tra lại các bước 1; 2; 3.
 -Sửa chữa những sai sót, bổ sung những thiếu hụt. 
-GV gọi hs đọc câu hỏi 1 SGK.
?.Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập (nói, viết) văn bản, VD như viết thư, điều gì thôi thúc người ta viết thư ? (HS trả lời – GVKL).
?.Như vậy viết thư thì ta xây dựng văn bản viết và khi viết thì nội dung gì ? (HS trả lời – GVKL).
-GV chốt lại : Khi có nhu cầu giao tiếp, ta phải xây dựng văn bản nói hoặc viết. Muốn giao tiếp có hiệu quả trước hết phải định hướng văn bản về nội dung, đối tượng, mục đích.
?.Nếu viết thư báo cho ba mẹ biết tình hình học tập để cho ba mẹ dễ dàng hiểu được điều mình muốn nói thì em phải làm những gì ? (HS trả lời – GVKL).
-GV kết luận bố cục văn nói hoặc viết chặt chẽ, mạch lạc và giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn.
?.Trong thực tế, người ta có thể giao tiếp bằng ý của bố cục được hay không ? Vì sao ? Vậy sau khi có bố cục ta phải làm gì ? (HS trả lời – GVKL).
-GV nói : Các nhà văn thơ khi viết xong một tác phẩm thì phải đọc lại bản thảo. GV đặc câu hỏi :
?.Khi xây dựng xong một văn bản ta phải làm những gì ? (HS trả lời – GVKL).
-GV chốt lại : trong thực tế người ta gọi là câu nghiệm thu sản phẩm mà văn bản củng có thể là sản phẩm ngôn từ.
-Sau cuối bài GV củng cố lại cho HS để hình thành bảng sau.
-HS chú ý lắng nghe.
-Khi con người muốn thông tin một vấn đề gì đó (tri thức, tình cảm) thì người ta mới tạo lập văn bản – muốn báo tình hình học tập cho ba mẹ thì viết thư.
-Nội dung : Báo cáo tình hình học tập; Đối tượng : viết cho cha mẹ; Mục đích : để cha mẹ biết được tình hình học tập để cha mẹ an tâm hơn.
-HS chú ý lắng nghe để nắm bài học một lần nữa.
-Xây dựng bố cục 3 phần của văn bản : Mở bài : giới thiệu tình hình học tập; Thân bài : quá trình học tập tiến bộ như thế nào ?; Kết bài : cảm nghĩ của em.
-HS chú ý lắng nghe để nắm bài sâu sắc hơn.
-Không, vì ý của bố cục chỉ mới là ý chính, chưa thể diễn đạt các ý cụ thể mà người nói, người viết muốn trình bày, khi có bố cục ta phải diển đạt thành lời. 
-HS chú ý lắng nghe để nắm bài sâu sắc hơn.
-Kiểm tra lại văn bản ở các bước 1, 2, 3. Sửa chữa chỗ sai sót, bổ sung thiếu hụt.
	QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN (7’)
 Bước
 Nhiệm vụ
 Cụ thể
 1
Định hướng văn bản
Về đối tượng : Nói, viết cho ai ?
Về mục đích : Nói, viết để làm gì ?
Về nội dung : Nói, viết về cái gì ?
Về cách thức : Nói, viết như thế nào ?
 2
Xây dựng bố cục
Yêu cầu : rành mạch, hợp lí, đúng định hướng ở bước 1.
 3
Diễn đạt các ý đã ghi trong bốn cục
Hình thức : Câu, đoạn văn.
Yêu cầu : Chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
 4
Kiểm tra
Việc thực hiện các bước 1, 2, 3; sữa chữa những lỗi sai sót, bổ sung các ý còn thiếu.
	II. Luyện tập : (12’)
	1. (SGK trang 46)
	GV : Gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu của BT – hướng dẫn cách trả lời – nhận xét cách làm bài.
	HS : Đọc BT – nắm yêu cầu – trả lời BT theo đáp án sau :
	Tạo lập văn bản trong các tiết tập làm văn :
	a). Khi tạo nên các văn bản ấy, bao giờ em cũng muốn nói một điều gì thật cần thiết.
	b). Em phải quan tâm đến việc viết cho ai. Vì việc quan tâm ấy sẽ giúp em dùng từ, cách xưng hô, một cách thích hợp.
	c). Trước khi viết bài, em phải lập dàn bài. Việc xây dựng bố cục giúp làm bài theo sát yêu cầu của đầu đề.
	d). Sau khi hoàn thành bài văn, em luôn đọc kiểm tra lại bài. Việc kiểm tra, sữa chữa bài viết làm cho bài viết đạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức. 
	2. (SGK trang 46).	
	GV : Gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu của BT – hướng dẫn cách trả lời – nhận xét cách làm bài.
	HS : Đọc BT – nắm yêu cầu – trả lời BT theo đáp án sau :
	a). Trường hợp này, bạn ấy đã không xác định đúng nội dung giao tiếp. Bạn không thể chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập. Bạn cần nói được, từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm gì để giúp các bạn khác học tập tốt hơn.
	b). Trường hợp này, bạn ấy đã không xác định đúng đối tượng giao tiếp. Bài báo cáo phải được trình bày với hs chứ không phải với thầy cô, bạn phải nói “thưa các bạn” và xưng tôi.
	4. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, làm tiếp các BT 2, 3, 4 (SGK trang 46, 47)
	-Chuẩn bị bài 4 : Những câu hát than thân – châm biếm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc