Tuần :6
Tiết :21-22 Bài: 6
Thạch Sanh
(Truyện cổ tích)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp HS:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “ Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
- Kể lại được truyện( Kể được những tình tiết chính bằng ngôn ngữ của bản thân)
- Giáo dục tình cảm tốt đẹp mà học sinh cần rèn luyện: Lòng dũng cảm, thương người, vị tha, yêu hoà bình
B. CHUẨNBỊ:
1. GV : - Tranh ảnh
- Tích hợp với phần văn ở khái niệm truyện cổ tích. Tiếng Việt ở các lỗi dùng từ và cách chữa lỗi, phân môn TLV ở bài “ Dàn ý, lời văn và đoạn văn tự sự.
2.HS: Học thuộc bài cũ: Nắm nội dung chính các văn bản truyền thuyết đã học, trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu của bài mới.
Tuần :6 Tiết :21-22 Bài: 6 NS:09/10/2007 ND: 12/10 2007 (Truyện cổ tích) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp HS: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “ Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ. - Kể lại được truyện( Kể được những tình tiết chính bằng ngôn ngữ của bản thân) - Giáo dục tình cảm tốt đẹp mà học sinh cần rèn luyện: Lòng dũng cảm, thương người, vị tha, yêu hoà bình B. CHUẨNBỊ: 1. GV : - Tranh ảnh - Tích hợp với phần văn ở khái niệm truyện cổ tích. Tiếng Việt ở các lỗi dùng từ và cách chữa lỗi, phân môn TLV ở bài “ Dàn ý, lời văn và đoạn văn tự sự. 2.HS: Học thuộc bài cũ: Nắm nội dung chính các văn bản truyền thuyết đã học, trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu của bài mới. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp:. 2. Bài cũ: - Thế nào là truyện truyền thuyết ? Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG ** Hướng dẫn tìm hiểu chung: * Thế nào la øtruyện cổ tích? à (chú thích sgk/53 - là truyện cổ dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộccó yếu tố hoang đường, phản ánh ước mơ về chiến thắng cuối cùng của cái thiện) ** Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản - Hướng dẫnå h/s cách đọc : Đọc giọng chậm rãi, sâu lắng, phân biệt giọng kể và giọng nhân vật, nhất là nhân vật Lí Thông. - Hướng dẫn h/s tìm hiểu các chú thích(SGK/60) * Kể tóm tắt truyện bằng lời văn của em. * Theo em truyện có thể chia bố cục ra làm mấy đoạn? ** Truyện có thể chia làm 4 đoạn: Đ1: Từ đầu.phép thần thông: Sự ra đời của Thạch Sanh Đ2: Tiếp đólàm quận công: Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh. Đ3: Tiếp theo.làm bọ hung : Thạch Sanh được giải oan . Đ4: Phần còn lại: Thạch Sanh lên ngôi và chiến thắng 18 nước chư hầu. * Em hãy cho biết truyện có những nhân vật nào? * Theo em đoạn đầu kể về sự việc gì? * Truyện cho thấy Thạch Sanh ra đời trong hoàn cảnh nào? Lớn lên trong hoàn cảnh ra sao? * Em có nhận xét gì về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? * Kể về sự ra đời và lớn lên như vậy nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? DG: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự bình thường và khác thường: + Bình thường: Là con của một người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ . Thạch Sanh là con một người dân thường có số phận rất gần gũi với nhân dân + Bất thường: Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai làm con. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Như vậy xét về nguồn gốc, Thạch Sanh có nguồn gốc thần tiên, được thiên thần dạy cho đủ các món võ nghệ thần thông.. Sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh làm tô đậm thêm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện DG: Chiến công, sự nghiệp to lớn của Thạch Sanh gắn liền với tài năng và phẩm chất khá toàn diện . Qua những lần thử thách đã làm bộc lộ rõ tài năng, phẩm chất của Thạch Sanh. * Em hãy kể lại những thử thách mà Thạch Sanh đã phải trải qua? * Em có nhận xét gì về những thử thách đó? ( Mức độ khó khăn, thử thách tăng dần) GV chuyển ý: Qua những lần thử thách Thạch Sanh đã bộc lộ tài năng như thế nào tiết sau ta tìm hiểu tiếp. HẾT TIẾT 1- CHUYỂN TIẾT 2 * Qua nhiều thử thách Thạch Sanh đã bộc lộ tài năng như thế nào? * Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua các đợt thử thách ấy? * Em thấy qua đó tác giả dân gian muốn thể hiện( đề cao) điều gì? DG: Ở nhân vật Thạch Sanh cái bình dị gắn với cái phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài hoà. Những lần bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không có ông bụt hiện lên giúp đỡ nhưng lại có những phương tiện kì diệu( Cung vàng, đàn thần, niêu cơm thần.). Với rìu sắt và cung vàng Thạch Sanh là một dũng sĩ trong đấu tranh thiên nhiên diệt trừ ác thú. Với cây đàn thần Thạch Sanh đã được tác giả dân gian xây dựng như một nghệ sĩ anh hùng trong đấu tranh và xây dựng cho cup6c5 sống yên vui, cho tình yêu và lẽ phải. GV chuyển ý: Tuy Thạch Sanh có nhiều loại kẻ thù khác nhau, nhưng kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm và lâu dài nhất là Lí Thông. Để hiểu rõ bản chất của con người này ta chuyển sang phần (b) * Đối lập với Thạch Sanh , Lí Thông được giới thiệu là người như thế nào? * Vì sao Lí Thông lại kết nghĩa anh em với Thạch Sanh? * Lí Thông đã có những âm mưu và hãm hại Thạch Sanh như thế nào? * Em có nhận xét gì về những tội ác ấy? * Câu chuyện kết thúc ra sao? Em có nhận xét gì về kết cục ấy? * Qua câu chuyện nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì? * Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? ( Nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ) * Truyện có những yếu tố tưởng tượng, thần kì nào? Nó có ý nghĩa gì? I.Tìm hiểu chung: * K/ n truyện cổ tích (sgk/53) II. Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu chú thích. * Đọc * Chú thích: (SGK/65,66) 2. Tóm tắt : 3. Bố cục: 4 đoạn 4. Phân tích: a. Nhân vật Thạch Sanh. * Sự ra đời và hoàn cảnh lớn lên của Thạch Sanh: - Là Thái Tử con Ngọc Hoàng xuống đầu thai. - Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh Thạch Sanh. - Mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa. - Kiếm củi sống nuôi thân - Được thiên thần dạy võ nghệ. à Thạch Sanh vừa mang yếu tố của người dân thường, vừa mang yếu tố kì lạ của thần tiên * Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua. - Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ thế mạng - Giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang. - Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, TS bị bắt hạ ngục. - Bị mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh. TIẾT 2 * Tài năng, phẩm chất: - Chém chằn tinh, thu được bộ cung tên bàng vàng. - Diệt đại bàng cứu công chúa và thái tử con vua Thuỷ Tề. - Gãy đàn cho công chúa nghe-> Khỏi câm - VaÏch tội Lí Thông, cưới được công chúa - Gãy đàn lui binh mười tám nước chư hầu - Được vua nhường ngôi. à Thật thà, chất phác, dũng cảm và tài năng, có lòng nhân đạo và yêu hoà bình. => Đề cao giá trị đạo dức của con người, đề cao công lí, chính nghĩa. Thể hiện lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của dân tộc. b. Nhân vật Lí Thông. - Thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh , kết nghĩa anh em -> Muốn bóc lột sức lao động - Lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay cho mình. - Cướp công giết chằn tinh. Lấp cửa hang định giết Thạch Sanh - Được Thạch Sanh tha chết nhưng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung. à Lí Thông là người nham hiểm, ác độc, bị trừng trị đích đáng. => Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong xã hội. Làm điều ác thì sẽ bị trừng trị. III. Tổng kết: ( Ghi nhớ SGK/67) IV. Luyện tập: Kể diễn cảm truyện “ Thạch Sanh” 4. Hướng dẫn về nhà: * Học bài cũ: Hiểu được từ nhiều nghĩa là ntn? Tại sao có hiện tượng chuyển nghĩa của từ? * Soạn bài mới : Chuẩn bị bài “ Chữa lỗi dùng từ”, đọc kĩ các vd và tìm lỗi sai để sửa chữa cho đúng. Tuần :6 Tiết :23 NS: 12-10-2007 ND:15/10/07 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp HS: Giúp HS nhận ra được các lỗi lặp từ, và lẫn lộn những từ gần âm. Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. Rèn luyện kĩ năng dùng đúng từ khi nói và viết. II. CHUẨNBỊ: 1.GV: - Tích hợp với phần văn trong văn bản truyện cổ tích “ Thạch Sanh” - Tích hợp với phân môn TLV bài viết số 1 văn tự sự. 2. HS: - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp:. 2. Bài cũ: - Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ cụ thể? (2 HS) 3. Bài mới: Trong khi nói đặc biệt là khi viết ta thường gặp hiện tượng lặp từ một cách vô ý thức khiến lời nói trở nên nặng nề, dài dòng, hay ta phát âm sai, dùng từ không đúng nghĩa làm cho người nghe hiểu không đúng nghĩa của từ.Vậy nguyên nhân của việc mắc những lỗi trên là gì? Làm thế nào để khắc phục những hiện tượng đó? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tránh được những lỗi sai trong khi dùng từ và làm văn. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG ** Hướng dẫn tìm hiểu lỗi lặp từ ** Đọc ví dụ (a,b) ghi bảng phụ(sgk/68) * Chỉ ra những từ ngữ giống nhau trong VDa? Việc lặp lại những từ ngữ này nhằm mục đích gì? ( Các từ lặp lại: tre(7 lần); giữ(4 lần); anh hùng( 2 lần) Việc lặp lại các từ đó nhằm mục đích: nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như một bài thơ.) * Chỉ ra những từ ngữ có nghĩa giống nhau trong VDb? Em có nhận xét gì về việc lặp lại các từ trong VD này? * Việc lặp lại từ ở VDa có gì khác so với việc lặp lại từ ở VDb? DG: Lặp từ ởVDa nhằm mục đích nhấn mạnh ý- nghệ thuật (điệp ngữ) . - Lặp từ ở VDb là dùng từ trùng lặp làm cho câu văn lũng cũng, không mạch lạc trôi chảy à (Lỗi lặp từ) * Em hãy chữa lại câu mắc lỗi lặp từ? àBỏ bớt từ “truyện dân gian” GV liên hệ: Lỗi sai của trong bài kiểm tra TLV số 1 ** Đọc ví dụ a,b phần II (SGK/68) * Trong các câu trên những từ nào dùng không đúng? a.Thăm quan ( Tham quan) - tham quan: Xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết, học tập kinh nghiệm. - thăm quan: Không có từ này trong tiếng Việt. b. nhấp nháy( mấp máy) - mấp máy: Cử động khẽ và liên tiếp. - nhấp nháy: Mở ra, nhắm lại liên tiếp, có ánh sáng khi loé ra khi tắt liên tiếp. * Nguyên nhân của việc mắc lỗi trên là gì? * Chữa lại các câu mắc lỗi dùng từ? Viết lại các từ bị dùng sai cho đúng? * Tóm lại qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức nào? + Nêu yêu cầu bài tập 1 + Hướng dẫn HS giải câu a + Tương tự HS giải các câu còn lại theo yêu cầu của đề bài? Câu a : Bỏ các từ: Bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn,Lan. Sửa lại - Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. Hoặc: - Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến. Câu b: Bỏ các từ: câu chuyện ấy , thay “ câu chuyện này” = “ câu chuyện ấy” - Thay “ những nhân vật ấy” = “họ” Sửa lại : - Sau khi nghe cô giáo kể , chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp. - Bỏ: “lớn lên” vì nghĩa của từ này trùng với trưởng thành. Sửa lại : - Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình trưởng thành. HS: Đọc , chỉ rõ yêu cầu bài tập 2. (?) Thay những từ dùng sai bằng những từ khác, chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó? Từ dùng sai Sửa lại Nguyên nhân b. bàng quang Bàng quan Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm c.Thủ tục Hủ tục I. Lặp từ: Ví dụ: * SGK/68 a.Từ lặp : “Tre” lặp lại 7 lần; “Giữ” lặp 4 lần; “anh hùng” lặp 2 lần à Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như thơ. Đây là biện pháp nghệ thuật tu từ điệp ngữ. b.Từ lặp : “Truyện dân gian” àLỗi lặp từ .Câu văn lủng củng. *Chữa lỗi câu b : bỏ “ Truyện dân gian” cuối câu. àLặp từ là việc dùng từ trùng lặp , làm cho câu văn lủng củng không trôi chảy mạch lạc. II. Lẫn lộn các từ gần âm. Ví dụ: ( sgk/ 68) * Từ dùng sai: - Câu a : thăm quan - Câu a : nhấp nháy. * Sửa lại: - Câu a : tham quan - Câu b : mấp máy. àKhi nói , khi viết phải hết sức tránh dùng lẫn lộn các từ gần âm , không phù hợp với văn cảnh và nội dung biểu đạt. III. Luyện tập: Bài 1: Lược bỏ những từ trùng lặp trong các câu sau Câu a : Bỏ các từ: Bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn,Lan. Sửa lại - Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. Hoặc: - Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến. Câu b: Bỏ các từ: câu chuyện ấy , thay “ câu chuyện này” = “ câu chuyện ấy” - Thay “ những nhân vật ấy” = “họ” Sửa lại : - Sau khi nghe cô giáo kể , chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp. - Bỏ: “lớn lên” vì nghĩa của từ này trùng với trưởng thành. Sửa lại : - Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình trưởng thành. Bài 2: Thay những từ dùng sai bằng những từ khác, chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó. Từ dùng sai Sửa lại Nguyên nhân a. Linh động Sinh động Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm b. bàng quang Bàng quan c.Thủ tục Hủ tục 4. Hướng dẫn về nhà: Xem lại kiến thức văn tự sự. Nắm vững dàn ý của đề bài số 1. - Làm thành văn đề bài tập làm văn số 1 ở nhà ; chú ý thực hiện tốt việc sửa lỗi sai trong cách dùng từ. Chuẩn bị cho tiết trả bài có hiệu quả tốt. Tuần :6 Tiết :24 NS :14/10/20067 ND: 16/10/2007 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp HS: Giúp h/s thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong bài viết. Củng cố kĩ năng viết văn kể chuyện bằng lời văn của mình, kĩ năng kể chuiyện đầy đủ các sự việc, nhân vật trong truyện. Giúp h/s sửa một số lỗi sai cơ bản mà các em thường mắc phải khi làm bài. Rút kinh nghiệm cho bài viết tiếp theo. Giáo dục các em ý thức tự sửa sai, tự phấn đấu vươn lên trong học tập. B. CHUẨNBỊ: 1. Giáo viên: - Tích hợp với phần văn bản truyện cỏ dân gian. - Tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở bài “ Chữa lỗi dùng từ” - Chuẩn bị phần nhận xét và sửa sai cho bài viết. 2. Học sinh : - Lập dàn ý cho đề bài đã làm (Bài viết số 1 TLV) C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp:. 2. Bài cũ: GV:kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS HS: Nhắc lại cách làm bài văn kể chuyện. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG - Đọc lại đề bài. GV: Ghi lại đề bài lên bảng. * Qua việc chuẩn bị ở nhà, em hãy lập dàn bài sơ lược cho đề bài trên? GV: Định hướng cho h/s về cách tìm hiểu đề, lập dàn ý . GV: Nhận xét, đánh giá chung về ưu, nhược điểm trong bài làm của HS * Cô giáo tuyên dương những bài làm khá hay. * Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm từ những hạn chế trong bài làm của mình và của bạn. GV: Nêu ra một số lỗi sai cơ bản trong bài làm của HS ( Có thể ghi sẵn trước ở bảng phụ, ghi lên bảng hay đọc cho học sinh nghe) - Tự rút kinh nghiệm, sửa lỗi sai vào vở. * Giới thiệu bài văn hay. - Đọc bài văn mẫu. Lớp nghe và học tập I. Đề : Kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em. II. Dàn bài và biểu điểm: 1. Mở bài: ( 1đ) - Giơiù thiệu câu chuyện mình định kể. Nêu cảm tưởng chung của em đối với câu chuyện. 2. Thân bài: (8) -Kể lại diễn biến của sự việc - Sự việc bắt đầu như thế nào? - Diễn biến ra sao? - Kết thúc như thế nào? - Kể bằng lời văn của em, chú ý đảm bảo các tình tiết chính của truyện. 3. Kết bài: (1đ) - Kết thúc sự việc. - Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện mình đã kể: III. Nhận xét chung 1.Ưu điểm: - Một số bài làm khá , biết trình bày sạch sẽ,chữ viết rõ ràng, nhiều em chữ viết rất tốt, diễn đạt trôi chảy, lời văn có sáng tạo . - Bài văn đầy đủ đảm bảo bố cục 3 phần - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để kể chuyện, lời kể tự nhiên, chân thành, có cảm xúc. - Khi kể có xen lẫn tình cảm, thái độ của bản thân vào truyện. 2. Hạn chế: - Trình bày chưa đẹp, chưa thể hiện bố cục 3 phần - Một số em giấy kiểm tra trình bày chưa đúng quy định( Không có điểm, lời phê,đề bài không ghi) - Một số em viết chữ cẩu thả, xấu, sai lỗi chính tả nhiều, bẩn - Một số dùng dấu câu chưa đúng, tên riêng không viết hoa hoặc viết hoa tuỳ tiện - Chưa biết dùng lời kể của mình khi kể chuyện, quá lệ thuộc vào lời kể ở sgk. - Câu văn dài, lũng cũng . Dùng từ lặp nhiều - Chưa kể hết nội dung truyện , kể thiếu,sót, không trôi chảy. - Diễn đạt yếu, lời kể vụng về. IV. Sửa lỗi sai: 1. Sai chính tả: ( Cường,Quốc, Hiếu,Nga, Tuấn.) Viết sai các phụ âm : s/x ; tr/ ch ; n/ ng ; - Không phân biệt được i/y VD: Triện triền thiếtà Truyện truyền thuyết. Sai sưa (say sưa) n/nh à Sinh kể(Xin kể) Phát âm sai viết sai : Tràng (Chàng) ; Xinh ra (Sinh ra) - Viết hoa tuỳ tiện. 2. Lỗi lặp từ , chính tả, dùng từ chưa đúng nghĩa và diễn đạt lũng củng: (Tuấn ,Cường ,Hoàng,.) Vd: trong hản đời học sinh em học đến. Bay giờ em được học những câu chuyện triền thiết nhưng , câu triện thánh góng sai đay em sinh kể lại câu chiện mày. V. Đọc bài hay, văn mẫu : - Bài : Nữ ,Giang VI.Phát bài , lấy điểm vào sổ. 4. Hướng dẫn về nhà: * Bài cũ: Học văn bản “Thạch Sanh” .Nắm vững nội dung và ý nghĩa của truyện. Tóm tắt nội dung truyên bằng lời văn của em. * Soạn bài: “ Em bé thông minh”. Tóm tắt truyện và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
Tài liệu đính kèm: