Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 32

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 32

Tuần 32 :

Tiết 125 – 126 :

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC : * Giúp học sinh :

- Thấy được sự gắn bó mật thiết của người da đỏ với thiên nhiên, quê hương, đất nước xuất phát từ tình yêu sâu thẳm của họ đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước. Từ đó nêu được một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: Bảo vễ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.

- Hiểu rõ được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt những tình cảm, ý nghĩ, đặc biệt là các biện pháp trùng điệp: từ, nhữ, cấu trúc câu, đối lập.

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận.

B.CHUẨN BỊ:

 1.GV : - Tích hợp với phần tiếng việt ở một số biện pháp trùng điệp, đối lập

 - Tích hợp với phần TLV ở thể loại thư, kí, phát biểu cảm nghĩ, chính luận.

2.HS : Thực hiện các yêu cầu theo SGK.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 :
Tiết 125 – 126 : 
Ngày soạn : 18/04/2008
Ngày dạy : 21/04/2008 	
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC : * Giúp học sinh :
- Thấy được sự gắn bó mật thiết của người da đỏ với thiên nhiên, quê hương, đất nước xuất phát từ tình yêu sâu thẳm của họ đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước. Từ đó nêu được một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: Bảo vễ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
- Hiểu rõ được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt những tình cảm, ý nghĩ, đặc biệt là các biện pháp trùng điệp: từ, nhữ, cấu trúc câu, đối lập.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận.
B.CHUẨN BỊ:
 1.GV : - Tích hợp với phần tiếng việt ở một số biện pháp trùng điệp, đối lập
 - Tích hợp với phần TLV ở thể loại thư, kí, phát biểu cảm nghĩ, chính luận..
2.HS : Thực hiện các yêu cầu theo SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1.Ổn định lớp :
2.Bài cũ : 
- Vì sao nói: “ Cầu Long Biên là “ chứng nhân lịch sử” ?
3.Bài mới : Năm 1854, tổng thống thứ 14 của nước Mĩ ( Hoa Kì ) là Ph reng-k-lin- Pi-ơ-xơ, làm tổng thống từ 4/3 /1853 --> 4/ 3 /1857 , tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư này trả lời. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất viết vệ bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Những người da đỏ sinh sống trên đất Mĩ cách đây hơn một thế kỉ vốn rất nghèo khổ. Vậy nhưng tại sao thủ lĩnh của họ – ông Xi-át-tơn lại viết thư cho tổng thống Mĩ kiên quyết không bán một mảnh đất quê hương mình cho những người da trắng mới nhập cư? 
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
	NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Đọc chú thích * SGK.
? Em cho biết văn bản này xuất xứ từ đâu? Ra đời trong hoàn cảnh nào? 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn h/s đọc – hiểu VB.
GV : Đây là một bức thư có nội dung chính trị cần đọc giọng tình cảm tha thiết nói đến thiên nhiên, đất nước hoặc mỉa mai, kín đáo khi nói đến tổng thống Mĩ. Chú ý các câu hỏi, câu giả định, các kết cấu câu, ngữ trùng điệp
- Giải thích một số từ khó.
? Theo em, VB có thể chia bố cục làm mấy phần? 
GV: Đây là VB trích, lược bỏ một số đoạn, nên nội dung bức thư không liền mạch. Về bố cục cần nắm vững một số luận điểm chính sau: 
- Thiên nhiên, quê hương đối với người da đỏ là rất đổi thiêng liêng, là bà MẸ vĩ đại nên không dễ gì đem bán.
- Cách đối xử đối với thiên nhiên, môi trường của người da trắng hoàn toàn đối lập với người da đỏ. Nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng đối xử với thiên nhiên như người da đỏ.
- Nếu không được như vậy thì cuộc sống của người da trắng cũng sẽ bị tổn hại, nếu điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất.
GV chuyển ý.
? Tìm những từ, ngữ, câu nói lên thái độ, tình cảm của người da đỏ đối với thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là đất đai? 
* Qua đó ta có thể thấy được đó là tình camû gì? Thái độ đó như thế nào? Vì sao?
GV: Với người da đỏ, thái độ, tình cảm và cách ứng xử với đất đai, thiên nhiên, môi trường rất rõ ràng. Đó là quan hệ gắn bó và biết ơn, hài hoà và thân yêu, thiêng liêng và gần gũi Vì đó là quê hương của họ, là mảnh đất bao đời gắn bó với nòi giống họ. Sâu trong cội nguồn là tình yêu tha thiết, máu thịt của người da đỏ với đất nước, quê hương.
 HẾT TIẾT 1 
? Chi tiết, câu văn nào cho em biết thái độ của người da trắng mới nhập cư vào đất Mĩ đối với thiên nhiên, đất đai và môi trường? 
? Những hành động việc làm của người da trắng nhằm vào mục đích gì? 
GV liên hệ: Ở Việt Nam chúng ta hiện nay thái độ của con người đối với thiên nhiên, đất đai và môi trường như thế nào? 
HS: Ở VN bọn lâm tặc phá rừng, bọn săn bắn và buôn bán lậu chim, thú quý mấy năm gần đây đã và đang hoành hành giữ đội, gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, xã hội, phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thaí đất nước.
? Động lực nào khiến thủ lĩnh da đỏ viết bức thư  
 về chuyển mua đất?
? Vì sao nói “ Bức thư..” lại trở thành bài văn hay nhất về vấn đề thiên nhiên và môi trường? 
? Chúng ta cần có ý thức, thái độ như thế nào đối với vấn đề môi trường sinh thái? 
GV diễn giảng: Thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập tới vấn đề đất mà còn nói tới tất cả những hiện tượng liên quan đến đất. Đó chính là tự nhiên, môi trường sống của con người. Hiện nay trong những năm đầu thế kỉ XXI vấn đề môi trường sinh thái toàn trái đất đang bị xâm hại, ô nhiễm nặng nề.
? Vậy theo em, đứng trước thực trạng đó chúng ta cần phải làm gì? 
Hoạt động 3 : ? Em có nhận xét gì về tài năng nghệ thuật tác giả sử dụng khi phân tích thái độ của con người đối với thiên nhiên, đất đai, môi trường? 
GV: Ở nước ta hiện nay đã và đang có những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái như: Nạo vét, xây kè sông Tô Lịch, Kim Ngưu ở Hà Nội.
- Di chuyển đàn voi giữ ở Tây Nguyên về vườn quốc gia Đăk Lăk.
I.Tìm hiểu chung :
1.Tác giả :
2.Tác phẩm :
* Xuất xứ: 
* Hoàn cảnh ra đời:
* Thễ loại: Thư từ, chính luận, trữ tình.
II.Đọc – hiểu văn bản :
1. Đọc và tìm hiểu chú thích :
2.Bố cục :
3.Phân tích : 
a.Thái độ đối xử của con người với thiên nhiên, đất đai và môi trường :
* Thái độ của người da đỏ :
- Đất là thiêng liêng
- Đất là bà MẸ
- Chúng tôi không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này.
- Hoa là chị, là emvũng nước, mõm đátất cả đều chung một gia đình.
- Dòng sông, con suối là máu của tổ tiên, là anh emnuôi lớn con cháu.
- Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
- Bầu không khí là của chung, muông thú, cây cối, con người cùng nhau hít thở.
- Mảnh đất dưới chân là nắm tro tàn của cha ông.
- Đất đai giàu có được là do mạng sống bồi đắp nên.
à Cách nói trùng điệp, nhấn mạnh ý, tạo ấn tượng.
 Gắn bó, biết ơn, thiêng liêng, gần gũi. Thể hiện tình yêu tha thiết, máu thịt của người da đỏ đối với đất nước, quê hương
 TIẾT 2
* Thái độ của người da trắng mới nhập cư vào đất Mĩ :
- Muốn dùng tiền bạc, đô la để mua tất cả.
- Khi chết thường quên đi đất nước họ sinh ra.
- Không hiểu cách sống của người da đỏ.
- Kẻ thù, kẻ chinh phục, lấn tới.
- Đối xử với đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương.
- Thèm khát, ngấu nghiến đất đai
- Xoá bỏ cuộc sống yên tĩnh, thanh khiết
- Huỷ diệt muông thú quý hiếm, bắn hạ cả ngàn con trâu rừng
à Nhằm vào việc khai thác, vì lợi nhuận, bất chấp mọi hậu quả. => Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ, tình cảm của người da trắng đối với thiên nhiên
b.Bức thư, bài văn hay bậc nhất về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường :
- Thủ lĩnh viết bức thư xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nước.
à Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng, thiêng liêng với quê hương, đất nước.
III.Tổng kết : Ghi nhớ : (SGK/140)
IV.Luyện tập :
Bài 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu giải thích câu : “ Đất là MẸ” 
 4.Hướng dẫn về nhà :
* Học bài cũ : Xem lại các lỗi dùng từ sai thường gặp,biết cách sửa.
* Soạn bài mới : “ Chữa lỗi câu vể chủ ngữ – vị ngữ ( tiếp theo)” 
- Chú ý nắm vững nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa lỗi. 
- Làm đầy đủ các bài tập SGK. 
5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 32 :	
Tiết 127 :
Ngày soạn : 19/04/ 2008
Ngày dạy : 23/04/2008 	
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh:
- Nắm được loaị lỗi viết câu thiêú cả hai thành phần chính.
- Nắm được lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần trong câu.
- Rèn luyện kĩ năng phát hiện và tự sửa lỗi sai về câu thiếu CN, VN.
- Có ý thức viết câu đúng về cấu trúc và ngữ nghĩa.
- Giáo dục các em ý thức tự học, tự rèn.
B.CHUẨN BỊ :
1.GV : Tích hợp với phần tiếng việt ở “ Chữa lỗi câu về chủ ngữ, vị ngữ ( tuần 31); các thành phần chính của câu ( Lớp 7 )
- Tích hợp với phần TLV ở bài “ Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi về đơn”
2.HS : Thực hiện các yêu cầu theo SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định lớp :
2.Bài cũ : 
- Phát hiện câu mắc lỗi gì và sửa lỗi sao cho đúng: “ Tay ôm cặp bước nhanh vào lớp”
- HS: Làm bài tập 5 ( Làm trên bảng )
3.Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : 
 Hướng dẫn h/s sửa lỗi câu thiếu C -V
- Đọc 2 VD ( SGK )
? Xác định hai thành phần chính CN và VN? 
? Em thấy hai câu trên mắc loại lỗi gì? Chỉ rõ nguyên nhân, cách sửa? 
HS: Tự sửa
GV: Đánh giá, nhận xét.
- Đọc ví dụ ( SGK )
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu? 
? Mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về cái gì?
? Cách viết như phần in đậm có thể gây ra sự hiểu nhầm như thế nào? Ta có thể sửa được ra sao? 
HS: Sửa lại.
GV chốt, chuyển ý.
- Đọc và chỉ ra yêu cầu bài tập 1.
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau?
* Thảo luận nhóm, đại diện trình bày, bổ sung.
GV: Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
? Bổ sung chủ ngữ, vị ngữ phù hợp vào chỗ trống?
HS: Lên bảng làm 
GV: Chú ý đến 3 đối tượng HS: Khá, TB, yếu.
HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3.
? Phát hiện và sửa lỗi về cấu trúc ngữ pháp?
GV hướng dẫn làm câu a.
 thảo luận:
- Đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, đáng giá.
Hoạt động 2 : 
GV hướng dẫn HS luyện tập ở nhà:
a. + Lỗi về ý nghĩa từ ngữ: Cây cầu không thể bóp còi.
+ Sửa: Và còi xe rộn vang.
b. + Lỗi: Không rõ ai vừa đi học về: Mẹ Thuý hay Thuý? 
+ Sửa: Thuý vừa đi học về.
c. + Lỗi: Không rõ bạn ấy có phải là Tuấn không? Không rõ cho em hay cho ai? 
+ Sửa: và cho em một cây bút mới.
I.Chữa lỗi câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ :
 * Ví dụ : ( SGK )
à Câu không có chủ ngữ, vị ngữ.
Lỗi: Thiếu CN, VN, chỉ có trạng ngữ.
Nguyên nhân: Chưa phân biệt được CN, VN, TN
Cách sửa: Bổ sung nòng cốt C – V
II.Chữa lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa :
 * Ví dụ : ( SGK )
Có thể hiểu nhầm: - Chủ ngữ: Ta
	Vị ngữ: hai hàm răng cắn chặt
Cách sửa: Viết lại câu đúng trật tự ngữ pháp: 
Ta thấy được Dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặthùng vĩ.
III.Luyện tập : 
Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
a. Năm 1945, cầu // được đổi tên là cầu Long Biên.
 TN CN VN
b. Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi // lại nhớ TN
 CN VN
c. Đứng bên cầu, nhìn dòng sông Hồng// tôi // cảm thấy TN CN VN
Bài 2: Bổ sung chủ ngữ, vị ngữ phù hợp vào chỗ trống.
a. Mỗi khi tan trường, học sinh ùa ra đường.
b. Ngoài cánh đồng, các bác nông dân đang cày ruộng.
c. Giữa cánh đồng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô.
d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, mọi người cùng reo lên.
Bài 3: Phát hiện và sửa lỗi về cấu trúc ngữ pháp:
a. Giữa hồ, nơi có một toà tháp cổ kính.
Lỗi: Thiếu CN, VN
Cách sửa: Thêm nòng cốt CN, VN: , một cụ rùa nổi lên.
b. * Lỗi: Thiếu CN, VN.
Sửa: chúng ta đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của mình.
c. * Lỗi: Thiếu CN, VN.
Sửa lỗi: chúng ta nên xây dựng một nhà bảo tàng Cầu Long Biên.
* Bài tập về nhà: Bài 4 ( SGK )
4.Hướng dẫn về nhà :
* Học bài cũ : Nắm vững các bước trình bày một lá đơn. Quan sát một số mẫu đơn.
* Soạn bài mới “ Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi về đơn” .
5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 32 :	
Tiết 128 : 
Ngày soạn : 19/04/ 2008
Ngày dạy : 26/04/2008 	
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh:
- Nhận ra được những lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập.
- Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.
- Ôân tập những hiểu biết về các bài kiểu đơn từ.
- Luyện kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong khi viết đơn.
B.CHUẨN BỊ :
1.GV : - Chuẩn bị một số mẫu đơn.
2.HS: Thực hiện các yêu cầu theo SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định lớp :
2.Bài cũ : 
- Em hãy cho biết một lá đơn cần đảm bảo những yêu cầu nào? ( Theo em, trong một lá đơn có mấy điều quan trọng? )
3.Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s luyện tập.
- Đọc đơn ( BT1 )
? Căn cứ vào những yêu cầu cần đảm bảo trong một lá đơn, em hãy cho biết những câu trên mắc phải những lỗi gì? 
 Thảo luận nhóm 2 phút.
2 Đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
GV: Nhận xét, điều chỉnh, bổsung.
? Em có thường hay mắc phải những lỗi sai trên khi viết đơn không?
Bài tập 2, 3 ( Quy trình tương tự bài tập 1 )
GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập:
Bài 1: Đơn xin cấp điện.
- Phải có lời cam kết tuân thủ nghiêm túc quy chế dùng điện.
- Yêu cầu về đường dây, công tơ
Bài 2: Đơn xin vào đội tình nguyện bảo vệ môi trường.
- Có thể gửi tới cô tổng phụ trách, người đội trưởng hoặc hiệu trưởng nhà trường
- Phải có sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm, lớp, của gia đình.
* Thảo luận nhóm, hoàn chỉnh nội dung đơn theo yêu cầu.
GV lưu ý: Các mục cần có trong một lá đơn cần phải tuân thủ đầy đủ.
I.Các lỗi thường mắc khi viết đơn :
Bài tập 1: ( SGK )
Lỗi mắc phải: 
- Thiếu quốc hiệu
- Thiếu ngày, tháng, năm, nơi viết đơn
- Thiếu họ và tên người viết đơn.
- Họ tên người, nơi nhận đơn không rõ.
- Thiếu chữ kí của người viết đơn.
Cách sửa: 
Bổ sung những phần thiếu.
Bài tập 2: 
Các lỗi mắc phải: 
- Thừa phần viết về bố, mẹ; vì không cần thiết phải khai trong đơn này.
- Lí do trình bày trong đơn không rõ ràng, xác đáng.
- Thiếu thời gian, lời cam đoan, chữ kí của người viết đơn.
Cách sửa: 
Bài tập 3: 
Lỗi mắc: Đơn trình bày không xác đáng. ( Đang sốt cao thì làm sao có thể tự viết đơn; đơn phải do phụ huynh viết mới hợp lí. )
Cách sửa: Thay người viết bằng tên và cách xưng hô của phụ huynh.
- Trình bày lại phần lí do cho thích hợp.
II.Luyện tập : 
Bài 1: Em hãy viết đơn xin gia nhập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
 Cộng hòa xã hội .....
 Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Ninh Gia ngày.....
ĐƠN XIN GIA NHẬP ...
 Kính gữi cô tổng phụ trách ....
Tên em là....học sinh ....
Nay em có nguyện vọng muốn xin gia nhập vào ....
Em viết đơn này kính gữi lên...cho phép em được tham gia vào Đội TN TP HCM.Nếu được em xin hứa sẽ chấp hành đầy đủ nội qui của ban chỉ huy liên đội. Trong lúc chờ đợi sự xét duyệt em chân thành cảm ơn.
Kí
Họ và tên
Bài 2: Viết đơn hộ mẹ xin trợ cấp bất thường vì mẹ ốm nặng, phải nằm viện hơn hai tháng.
4.Hướng dẫn về nhà :
* Học bài cũ : Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử. Nắm vững NT và ND văn bản.
* Soạn bài mới : “Động Phong Nha”. Soạn theo câu hỏi sgk.
5.Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc