Giáo án Công nghệ 7 tiết 23, 24

Giáo án Công nghệ 7 tiết 23, 24

 TIẾT 23: Bài 23: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được

 - Hiểu được các điều kiện khi lập vườn gieo ươm.

 - Hiểu được các công việc cơ bản trong quá trình làm đất khai hoang ( dọn và làm đất tơi xốp ).

 - Hiểu được cách cải tạo nền đất để gieo ươm cây rừng.

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

 - GV: Đọc và nghiên cứu nội dung bài 23.

 - HS: Đọc SGK xem tranh hình vẽ SGK.

III. Tiến trình dạy học:

1. ổn định tổ chức :

2.Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?

Câu 2: Em hãy nêu nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới?

1- Bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất.

2- Tham gia trồng cây rừng.

 - Phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tiết 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 11/1/2010
 Ngày dạy: /1/2010
 Tiết 23: bài 23: làm đất gieo ươm cây trồng
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được
	- Hiểu được các điều kiện khi lập vườn gieo ươm.
	- Hiểu được các công việc cơ bản trong quá trình làm đất khai hoang ( dọn và làm đất tơi xốp ).
	- Hiểu được cách cải tạo nền đất để gieo ươm cây rừng.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Đọc và nghiên cứu nội dung bài 23.
	- HS: Đọc SGK xem tranh hình vẽ SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?
Câu 2: Em hãy nêu nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới?
1- Bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất.
2- Tham gia trồng cây rừng.
 - Phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1.Tìm hiểu cách lập vườn ươm cây rừng.
GV: Nơi đặt vườn gieo ươm cần có những điều kiện gì?
HS: Trả lời.
GV: Vườn ươm đặt ở nơi đất sét có được không tại sao?
HS: Trả lời ( Ko vì chặt rễ, bị ngập úng khi mưa).
GV: Hệ thống ngắn gọn lại 4 yêu cầu lập vườn gieo ươm.
GV: Cho hs quan sát h.5 giới thiệu các khu vực trong vườn gieo ươm.
GV: Giảng giải các giải pháp bảo vệ xung quanh vườn gieo ươm ( Trồng xen cây phân xanh, dứa dại, dây thép gai).
GV: Theo em xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn phá hoại?
HS: Trả lời ( Đào hào, trồng cây xanh)
HĐ2.Tìm hiểu cách làm đất gieo ươm cây rừng. 
GV:Giới thiệu một số đặc điểm của đất lâm nghiệp ( đồi núi trọc, đất hoang dại).
HS: Nhắc lại cách làm đất tơi xốp ở trồng trọt.
GV: Nhắc học sinh chú ý về an toàn lao động khi tiếp xúc với công cụ hoá chất
GV: Nhắc lại kiến thức đã học ở trồng trọt, mô tả kích thước luống đất, bón lót, cấu tạo của vỏ bầu và ruột bầu.
GV: Vỏ bầu làm có thể làm bằng những nguyên liệu nào?
HS: Trả lời ( Nhựa, ống nhựa).
GV: Gieo hạt trên bầu có ưu điểm gì so với gieo hạt trên luống?
HS: Trả lờ.i
I. Lập vườn ươm cây rừng.
1.Điều kiện lập vườn gieo ươm.
- 4 yêu cầu để lập một vườn gieo ươm.
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.
+ Độ PH từ 6 đến 7 ( Trung tính, ít chua).
+ Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2- 4o).
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
2.Phân chia đất trong vừơn gieo ươm.
- Tranh hỉnh 5 SGK.
II.Làm đất gieo ươm cây rừng.
1.Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp thao quy trình kỹ thuật.
- SGK.
2.Tạo nền đất gieo ươm cay rừng.
a) Luống đất:
- Kích thước: Rộng 0,8- 1m, cao 0,15-0,2m, dài 10-15m.
- Bón phân lót: Hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ.
- Hướng luống: Nam – Bắc.
b) Bầu đất.
- Vỏ bầu hình ống hở hai đầu làm bằng nilông sẫm màu.
- Ruột bầu chứa 80-89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ và 20% phân lân.
4.Củng cố:
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Hệ thống câu hỏi đánh giá tiết học.	
5. Hướng dẫn học ở nhà :
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK
	- Đọc và xem trước bài 24 SGK.
	- Tìm hiểu công việc gieo hạt ở địa phương.
* Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Ngày soạn: 11/1/2010
Tiết 24: Ngày dạy: /1/2010
Bài 24: gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được
	- Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.
	- Biết được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng.
	- Hiểu được các công việc chăm sóc chủ yếu ở vườn gieo ươm cây rừng
	- Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận theo đúng quy trình.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Đọc và nghiên cứu nội dung bài 24, hình 37,38 SGK.
	 Tìm hiểu công việc gieo hạt ở địa phương.
	- HS: Đọc SGK xem tranh hình vẽ SGK, tham khảo việc gieo hạt ở địa phương
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu1: Em hãy cho biết nơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần có những yêu cầu nào?
- Vườn gieo ươm cây rừng cần đặt nơi đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh, đất bằng phẳng
Câu2: Từ đất hoang để có được đất gieo ươm cần phải làm những công việc gì?
- Lập vườn ươm ở đất hoang phải làm những công việc sau: dọn sạch cây cỏ hoang dại, cày bừa, khử chua.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1.Tìm hiểu cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.
GV: Nhắc lại cách sử lý hạt giống bằng nước ấm ở trồng trọt.
HS: Đọc SGK nêu lên cách sử lý hạt giống bằng nước ấm, tác động lực, hoá chất, chất phóng xạ.
GV: Tìm hiểu cách sử lý hạt giống bằng cách đốt hạt, bằng lực cơ học.
GV: Mục đích cơ bản của các biện pháp kỹ thuật sử lý hạt giống trước khi gieo:
HS: Trả lời ( Làm mềm vỏ dày..)
HĐ2.Tìm hiểu cách gieo hạt
GV: Để hạt nảy mầm tốt gieo hạt phải đúng thời vụ
GV:Gieo hạt vào tháng nắng, nóng mưa to có tốt không tại sao?
HS: Trả lời ( Không vì khô héo, rửa trôi, tốn công tre phủ).
GV: Tại sao ít gieo hạt vào các tháng giá lạnh?
HS: Trả lời 
GV: Rút ra kết luận.
GV: Cho học sinh quan sát hình 27 SGK. Nhắc lại cách gieo hạt ở trồng trọt.
HS: Trên luống đất, trên bầu, trên khay.
GV: Tại sao phải sàng đất lấp hạt:
HS: Tạo cho đất tơi xốp..
GV: Bảo vệ luống nhằm mục đích gì?
HS: Phòng trừ sâu bệnh hại.
HĐ3.Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
GV: Nêu vấn đề có thể xảy ra trên vườn ươm.
HS: Nêu rõ mục đích cơ bản của từng biện pháp chăm sóc vườn gieo ươm
- Bón thúc phân - tỉa thưa và cấy cây.
I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.
1.Đốt hạt.
- Đối với một số hạt vỏ dày.
2.Tác động bằng lực.
- Hạt vỏ dày khó thấm nước
3.Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.
* Mục đích: Làm mềm lớp vỏ dày, cứng để dễ thấm nước, mầm dễ chui qua vỏ hạt.
II. Gieo hạt.
1.Thời vụ gieo hạt.
Gieo hạt đúng thời vụ để giảm công chăm sóc và tỷ lệ nảy mầm cao.
2.Quy trình gieo hạt.
- Gieo hạt - lấp đất - che phủ - tưới nước, phun thuốc trừ sâu,bệnh- bảo vệ luống gieo.
III. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
- Gồm các bịên pháp.
+ 38a Che mưa, nắng, chuột..
+ 38b Tưới nước tạo đất ẩm
+ 38c Phun thuốc chống sâu bệnh
+ 38d Xới đất tạo đất tơi xốp cho cây.
4.Củng cố:
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
GV: Hệ thống và tóm tắt nội dụng bài học và học sinh nhắc lại.
GV: Nhắc lại mục tiêu và đánh giá kết quả bài học.	
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 25 SGK chuẩn bị hạt giống, đất màu, phân bón, túi bầu để giờ sau TH. 
* Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCN _ T22.doc