Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 26

Tiết 101 :

Hoán dụ

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh .

- Biết nhận diện phép tu từ hoán dụ, xác định được các kiểu hoán dụ.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.

- Bước đầu vận dụng hoán dụ khi viết và nói.

- Biết phân biệt hoán dụ với ẩn dụ.

B.CHUẨN BỊ:

1.GV: - Bảng phụ ví dụ

 - Tích hợp với phần văn trong văn bản “ Lượm” và “ Cô tô”

 - Tích hợp với phần TLV đăc¨ điểm thể thơ 4 chữ.

2.HS: Đọc kĩ các ví dụ SGK để trả lời các câu hỏi; chú ý nắm vững khái niệm ẩn dụ để so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

1.Ổn định :

2.Bài cũ : - An dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ? Là những kiểu nào? Cho một ví dụ cụ thể.Em hãy xác định phép tu từ ẩn dụ trong câu thơ sau và cho biết chúng thuộc kiểu nào?

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 :	 
Tiết 101 : 	 
Ngày soạn : 08/ 03/ 2008 
Ngày dạy : 10/03/2008
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh .
- Biết nhận diện phép tu từ hoán dụ, xác định được các kiểu hoán dụ. 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.
- Bước đầu vận dụng hoán dụ khi viết và nói.
- Biết phân biệt hoán dụ với ẩn dụ.
B.CHUẨN BỊ:
1.GV: - Bảng phụ ví dụ
 - Tích hợp với phần văn trong văn bản “ Lượm” và “ Cô tô” 
 - Tích hợp với phần TLV đăcï¨ điểm thể thơ 4 chữ.
2.HS: Đọc kĩ các ví dụ SGK để trả lời các câu hỏi; chú ý nắm vững khái niệm ẩn dụ để so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định : 
2.Bài cũ : - Aån dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ? Là những kiểu nào? Cho một ví dụ cụ thể.Em hãy xác định phép tu từ ẩn dụ trong câu thơ sau và cho biết chúng thuộc kiểu nào? 
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s tìm hiểu k/n ẩn dụ.
- Đọc ví dụ (SGK/80)
? H/ả "áo nâu","áo xanh" trong câu thơ này gợi cho em liên tưởng đến những ai?
à Người nông dân ngày xưa thường mặc áo nâu, công nhân mặc áo xanh khi làm việc. Nói như vậy là dựa vào mối quan hệ giữa đặc điểm tính chất các sự vật, hay giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng làm nổi bật đặc điểm của sự vật được nói đến....
? Nói tới nông thôn, thành thị chính là muốn chỉ những ai ở đó? 
? Giữa áo nâu” và “ nông thôn” ; “ áo xanh” và “ thành thị” có mối quan hệ gì? 
? Hãy so sánh cách nói trên với cách nói sau và cho biết cách nói nào hay hơn? Vì sao hay?
- Tất cả nông dân ở nông thôn, công nhân ở thành thị đều đứng lên.
à Cách nói trong câu thơ trên ( Hoán dụ) tăng sức gợi hình, gợi cảm; Cách nói 2: Nói cụ thể, trực tiếp -> Thông báo rõ sự việc.
? Qua phân tích VD em hiểu hoán dụ là gì? Dùng lối nói hoán dụ có tác dụng gì?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn h/s tìm hiểu các kiểu hoán dụ.
- Đọc ví dụ 2 ( Bảng phụ )
? Hãy xác định hoán dụ trong hai câu thơ sau của HTT(VD ở bảng phụ)
? Từ bàn tay giúp ta liên tưởng đến điều gì gần gũi với nó?
à Trên cơ thể con người, “ bàn tay” là bộ phận, còn “ con người” là toàn thể. Ta gọi đó là kiểu hoán dụ lấy cái bộ phận để nói đến cái toàn thể.
- Đọc ví dụ 3.
? Từ “ một cây, ba cây ” muốn chỉ số lượng như thế nào?
? Từ “ một cây, ba cây” là từ chỉ số lượng cụ thể nhưng biểu thị ý nghĩa gì trong câu thơ ? à số ít và số nhiều
? Qua 3 ví dụ vừa phân tích trên em cho thấy có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?
? Ví dụ c ( Phần II.) thuộc kiểu hoán dụ nào em vừa tìm hiểu trên? 
VD: Cả lớp đang chú ý nghe giảng.
--> Vật chứa đựng để nói tới vật bị chứa đựng.
Hoạt động 3 : Nhận diện các dạng bài tập phần luyện tập.
- Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 1.
? Xác định hoán dụ và các kiểu quan hệï được sử dụng?
HS: Thảo luận - Nhóm 1: Câu a; Nhóm 2: Câu b; nhóm 3: Câu c; Nhóm 4: Câu d.
- Đại diện nhóm trình bày, GV đánh giá, nhận xét.
HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
- Đại diện lên bảng điền vào hệ thống sơ đồ câm.
- Treo bảng phụ ( Sơ đồ câm kẻ sẵn) ; nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của học sinh.
I.Hoán dụ là gì? 
1.Ví dụ: (SGK/80)
áo nâu – chỉ người nông dân
áo xanh – chỉ người công nhân
- nông thôn : người sống ở nông thôn
- thành thị : người sống trong thành thị.
à Gọi sự vật này để nói sự vật khác có mối quan hệ gần gũi
2. Ghi nhớ 1: (SGK /82 )
II. Các kiểu hoán dụ :
1.Ví dụ: 
a. bàn tay (bộ phận của con người) -> chỉ con người lao động (Toàn thể)
à Lấy cái bộ phận để nói đến toàn thể.
b. một cây, ba cây à (chỉ số lượng cụ thể)
một : chỉ số ít, ba : chỉ số nhiều
 c....đổ máu à dấu hiệu chỉ sự hi sinh, chiến tranh đổ máu.
d. nông thôn, thị thànhà vật bị chứa đựng chỉ vật chứa đựng.
2.Ghi nhớ: ( Ghi nhớ 2 SGK/ 83)
III.Luyện tập ;
Bài 1: Xác định hoán dụ và kiểu quan hệ được sử dụng.
a. Làng xóm -> Nhân dân sống trong làng xóm ( Vật chứa đựng nói tới vật bị chứa đựng)
b. mười năm -> thời gian ngắn
trăm năm -> thời gian dài
( Quan hệ cụ thể -> trừu tượng)
* Ý nghĩa: - trồng cây: kinh tế
 - trồng người: giáo dục.
c. áo chàm ( y phục) -> chỉ người dân sống ở Việt Bắc thường mặc áo chàm. ( Quan hệ dấu hiệu đặc trưng -> sự vật.)
áo chàm (còn có nghĩa) : chỉ quần chúng cách mạng người dân tộc Chàm ở Việt Bắc. -> Tình cảm của quần chúng cách mạng, đối với Đảng, Bác Hồ
=> Quan hệ bộ phận, toàn thể
d. Trái đất: Loài người tiến bộ đang sống trên trái đất ( Vật chứa đựng và vật bị chứa đựng)
Bài 2: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
 ẨN DỤ
HOÁN DỤ
 Giống nhau
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
Khác nhau
- Dưa vào quan hệ tương đồng
+ Về hình thức
+ Về cách thức
+ Về phẩm chất
+ Về chuyển đổi cảmgiác.
- Dựa vào quan hệ gần gũi 
+ Bộ phận -> toàn thể
+ Vật chứa -> Vật bị chứa
+ Dấu hiệu -> Sự vật
+ Cụ thể -> trừu tượng.
4.Hướng dẫn về nhà:
 * Hướng dẫn học bài: -Đọc bài thơ lượm , nắm được luật thơ, cách hiệp vần.
* Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài “ Tập làm thơ 4 chữ” - Chú ý đọc kĩ các câu hỏi để trả lời; nắm vững đặc điểm thơ 4 chữ
5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 26 :	 
Tiết 102 : 	 
Ngày soạn : 09/03/2008 
Ngày dạy : 12/03/2008
 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
- Bước đầu giúp học sinh nắm được đặc điểm thơ bốn chữ.
- Nhận diện được thể thơ .
- Rèn luyện thêm cho các em kĩ năng sáng tác thơ ca
- Giáo dục tình yêu văn thơ, kích thích sự hứng thú sáng tác .
B.CHUẨN BI:
 1.GV: - Đọc kĩ phần lưu ý ở sách giáo viên.
- Tích hợp với phần văn trong văn bản “ Lượm” 
- Tích hợp với phần ở các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
2.HS: - Đọc kĩ các ví dụ SGK để trả lời các câu hỏi; chú ý nắm vững đặc điểm thể thơ bốn chữ.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định : 
2.Bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà.
3.Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s nắm đặc điểm của thể thơ 4 chữ.
? Em cho biết trong chương trình ngữ ăn lớp 6 em được học bài thơ nào sáng tác theo thể thơ bốn chữ? ( Lượm)
? Ngoài bài thơ đó, ta còn gặp thể thơ đó ở đâu nữa? 
GV: Ta thường gặp trong các sáng tác thơ ca dân gian như: vè, ca dao, tục ngữ, khúc hát đồng giao ( Đọc minh hoạ một số bài)
? Đọc lại một khổ thơ em thích nhất trong bài thơ 
“ Lượm” ? 
? Em có nhận xét gì về số câu, số chữ (tiếng) trong một khổ thơ? Bài thơ?
GV: Giải thích thêm và cắt nghĩa để HS hiểu rõ về quy định của các vần.
? Em thấy bài thơ “ Lượm” các khổ thơ thường được gieo vần theo kiểu nào trong các cách gieo vần trên? 
GV: Giúp HS nhận diện các cách gieo vần trong các đoạn thơ ở các bài tập. 
? Chỉ ra vần chân, vần lưng trong đoạn thơ bài tập 2(SGK)? 
? Trong hai đoạn thơ bài tập 3, đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách? 
- Đoạn đầu ( TH) gieo vần cách; Đoạn sau ( Đồng giao ) gieo vần liền.
- Đọc bài tập 4; Tự sửa; Đại diện trả lời sau khi thảo luận nhóm 2phút.
 - Khổ 1: câu cuối thay từ “ sưởi” = “ canh”
- Khổ 2: câu cuối: thay từ “ đò” = “ sông”
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS làm thơ trên lớp.
- Làm theo nhóm, mỗi nhóm sáng tác một bài thơ 4 chữ.
+ Chủ đề tự chọn
+ Thời gian thảo luận 10 phút.
HS: Đại diện trình bày
Nhóm khác nhận xét, sửa, bổ sung
GV: Đánh giá, ghi điểm.
HS: Một số HS trình bày bài viết chuẩn bị sẵn ở nhà; HS tự nói rõ đặc điểm, ý nghĩa, cách gieo vầncủa bài thơ mình sáng tác.
GV: Đọc một số bài thtơ 4 chữ ( Tư liệu ) cho HS nghe.
- Đọc thêm (SGK/86)
GV: Nêu câu hỏi luyện tập về nhà.
I. Đặc điểm của thể thơ bốn chữ :
- Mỗi câu có 4 chữ
- Mỗi khổ có 4 câu, không hạn định số câu trong bài.
- Thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể, tả.
- Thường có cả vần lưng, và vần chân xen kẽ, gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp.
+ Vần lưng: ( Gọi là yêu vận) : Được gieo vào giữa dòng thơ.
+ Vần chân: (Cước vận) gieo vào cuối dòng thơ.
+ Vần liền: Các câu thơ có vần liên tiếp igống nhau ở cuối câu như trên
+ Vần cách: (gián cách) các vần tách ra không liền nhau.
+ Vần hỗn hợp: Gieo vần không theo trật tự nào.
II. Tập làm thơ 4 chữ ( trên lớp )
( HS trình bày miệng, nhận xét.)
III. Luyện tập:
Bài 1 : Sưu tầm một số bài thơ 4 chữ, nhận diện về cách gieo vần trong các bài đó.
Bài 2: Tập làm một bài thơ ( đoạn ) 4 chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.
4.Hướng dẫn về nhà :
 * Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK để nắm vững đặc điểm thể thơ bốn chữ.
- Ngoài thơ 4 chữ, em còn được học về thơ 5 chữ, em tự tìm hiểu tiết sau để học tốt.
- Em rút ra được bài học gì cho mình khi học xong tiết “ Tập làm thơ 4 chữ”
 * Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài “ Cô tô” chú` ý đọc kĩ văn bản, phần chú thích * và trả lời các câu hỏi SGK để nắm vững:
- Cảnh Cô Tô sau trận bão
- Cảnh mặt trời mọc trên biển.
- Cảnh sinh hoạt buổi sáng của người dân trên đảo Cô Tô.
- Giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm.
5.Rút kinh nghiệm : 
@&?
Tuần 26 :
Tiết 103 – 104 :
Ngày soạn : 10/03/ 2008 	 
Ngày dạy : 12/03/2008 (Nguyễn Tuân)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, sinh động của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
Rèn luyện cho các em kĩ năng phân tích truyện tự sự – thể kí.
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất nước, ý thức xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
B.CHUẨN BỊ:
1.GV : - Tích hợp với phần TLV ở điểm nhìn và trình tự miêu tả 
 - Tích hợp với kiến thức tiếng việt ở cách sử dụng các tính từ, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
2.HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu VB.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1. Ổn định lớp : 
2.Bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” Hình ảnh Bác được hiện lên trong bài thơ qua cái nhìn của anh bộ đội như thế nào ?
3.Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung.
? Dựa vào chú thích * em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân? à( Nguyễn Tuân sinh 1910- mất 1987 quê Hà nội là nhà văn nổi tiếng về tùy bút....đoạn trích này là phần cuối của bài thiên kí dài cùng tên Cô Tô ghi lại ấn tượng về thiên nhiên và con người vùng đảo sau chuyến ra thăm đảo ...
? Văn bản được viết theo thể loại gì? ( tuỳ bút)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
- Đọc với giọng vui tươi, hồ hởi.
- Giải nghĩa một số từ khó ở SGK.
? Theo em bài văn có thể chia bố cục làm mấy phần? nội dung của mỗi phần?
à Bố cục chia làm 3 đoạn:
- đoạn 1: Từ đầu -> theo mùa sóng ở đây: Toàn cảnh Cô Tô sau trận bão.
- đoạn 2: Tiếp đó -> là là nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô.
- Đoạn 3: phần còn lại : Cảnh sinh hoạt trên đảo.
- Đọc đoạn 1.
? Cảnh đảo Cô Tô sau trận bão được miêu tả cụ thể qua những hình ảnh nào? 
? Cảnh trong sáng ấy được cụ thể hoá ra sao? 
? Để miêu tả thiên nhiên sau trận bão, tác giả Nguyện Tuân đã sử dụng hết sức tài tình những biện pháp nghệ thuật gì? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
DG: Để miêu tả bức tranh toàn cảnh, tác giả đã bao quát từ trên cao, thu lấy những hình ảnh chủ yêu 1đập vào mắt. Tuy vậy cũng đã bước đầu bộc lộ những tài năng quan sát và cách lựa chọn từ ngữ đặc sắc
? Với tài năng nghệ thuật độc đáo đó của Nguyện Tuân , cảnh Cô Tô sau trận bão hiện ra trước mắt ta như thế nào?
GV chuyển tiết: Trước cái nhìn toàn cảnh của vùng đảo Cô Tô, ngòi bút của Nguyễn Tuân thật tài tình khi miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển. Đó là một bức tranh như thế nào? Tiết 2 chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
 TIẾT 2 
- Đọc đoạn 2. 
Nếu như ở đoạn 1 khi miêu tả toàn cảnh Cô Tô, Nguyễn Tuân chọn điểm nhìn miêu tả là trên nóc đồn biên phòng, thì ở đoạn 2 khi miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển tác giả chọn điểm nhìn miêu tả là ở đâu? à Nơi đầu mũi đảo.
? Tại sao nhà văn phải cố rình cảnh mặt trời lên? 
? Tác giả đã tả cảnh mặt trời lên cụ thể và độc đáo như thế nào?
? Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng khi miêu tả?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng các biện pháp NT?
à Cách sử dụng NT so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, miêu tả ,từ ngữ gợi hình....
? Qua cảnh mặt trời mọc trên biển trong bài văn, em liên tưởng cảnh mặt trời mọc trên quê hương em như thế nào? Thử miêu tả?
? Em có cảm nhận gì về cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô? 
? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của Nguyễn Tuân đối với miền đất đảo Cô Tô?
GV chuyển ý: Trong khung cảnh tươi đẹp , rực rỡ đó người dân trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào?
- Đọc lại đoạn cuối.
? Cảnh sinh hoạt và lao đôïng buổi sáng trên đảo được tác giả tập trung miêu tả tại địa điểm nào?
? Em hãy phân tích và chỉ ra dụng ý nghệ thuật tác giả sử dụng trong câu văn trên? 
? Tìm những hình ảnh, chi tiết để chứng minh cholời nhận xét đó?
? Hãy nêu những suy nghĩ của về cảnh sinh hoạt buổi sáng của người dân trên đảo Thanh luân?
? Theo em tại sao tác giả lại so sánh như vâtỵ?
GV : Cảnh trên có nhiều cái khác so với cảnh buổi sáng trên đất liền. Cảnh tắm giếng tập thể là thói quen và thú vui của người dân vùng đảo biển. Cảnh gánh nước ngọtgợi lên cái không khí sinh hoạt đông vui, đầm ấm, thanh bình, giản dị của con người đảo biển.
? Tóm lại qua phân tích bài văn, em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo và vùng biển Cô Tô? 
? Hãy rút ra những giá trị đặc sắc về nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng đặc sắc trong bài văn này?
? Tại sao nói ngòi bút tả cảnh,tả sinh hoạt của nhà văn rất tinh tế và linh hoạt?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS Tổng kết và làm bài tập luyện tập.
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
* Thể loại: tùy bút
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Đọc , tìm hiểu chú thích:
2.Bố cục: 3 phần.
3.Phân tích :
a.Toàn cảnh Cô Tô sau trận bão :
Trong trẻo, sáng sủa
Bầu trời trong sáng
Cây cối xanh mượt
Nước biển lại lam biếc, đậm đà
Cát vàng giòn
à Tính từ miêu tả. Thể hiện tài quan sát, cách lựa chọn từ ngữ đặc sắc . Khung cảnh bao la, tươi sáng của Cô Tô sau cơn bảo . 
TIẾT 2 
b.Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô :
Điểm nhìn miêu tả: Từø trên những hòn đá đầu sư
Mặt trời nhú dần dần rồi lên cho kì hết
Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng.
Quả trứng hồng hào.y như một mâm lễ phẩm
à Nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, giọng văn trang trọng, say mê, quan sát, miêu tả độc đáo.
à Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, tráng lệ, rực rỡ. Thể hiện lòng yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, đất nước.
c.Cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô :
- Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể
- Cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến, đậm đà mát nhẹ hơn một cái chợ
- Những người gánh nước ngọt đi đi về về
...mọi người tắm quanh giếng.
- Chị Châu Hoà Mãn địu con.
à so sánh . Cảnh vui, tấp nập, nhộn nhịp, mang nét đặc trưng của người dân xứ biển khoẻ mạnh, giản dị
III.Tổng kết :
 (Ghi nhớ SGK/ )
IV. Luyện tập :
 Viết một đoạn văn khoảng 4 – 6 câu, tả cảnh mặt trời mọc ở quê em.
4.Hướng dẫn về nhà :
- Ôân tập tốt các kĩ năng làm văn tả người để viết bài TLV văn tả người vào tuần 27, thứ tư 2 tiết văn.
- Chuẩn bị giấy nháp và giấy viết bài. Đọc lại các bài tập và các đoạn văn tả người.
5.Rút kinh nghiệm : 
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc