Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 20

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 20

Tiết: 77

Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:

- Cảm nhận sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả.

- Rèn kĩ năng phát hiện và phân tích những nét đặc sắc của nghệ thuật miêu tả, kĩ năng đọc sáng tạo, kể tóm tắt đoạn truyện.

- Giáo dục HS thói quen quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét các cảnh vật xung quanh mình.

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên , đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

1.GV : Tích hợp với phần tiếng việt ở bài so sánh, với phần TLV ở các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả.

2.HS: - Học bài cũ và soạn bài : Trả lời các câu hỏi SGK.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định :

2. Bài cũ: - Tóm tắt VB “ Bài học đường đời đầu tiên” Nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài văn.

- Sau khi Dế Choắt chết, Dế Mèn có thái độ, hành động gì? Dế Mèn rút ra được bài học gì cho mình?

3.Bài mới :

 “ Đất rừng phương Nam” là truyện dài nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm đã được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước ưa thích đặc biệt là lứa tuổi nhỏ chúng ta. Hôm nay cô và các em sẽ có dịp được tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm này: Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” sẽ giúp các em cảm nhận và thấy rõ được cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất rừng U Minh , miền tây Nam Bộ.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20	
Tiết: 77 
NS: 17/ 1/ 2008 
ND: 21/1/2008 	(Đoàn Giỏi) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
Cảm nhận sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. 
Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả.
Rèn kĩ năng phát hiện và phân tích những nét đặc sắc của nghệ thuật miêu tả, kĩ năng đọc sáng tạo, kể tóm tắt đoạn truyện.
Giáo dục HS thói quen quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét các cảnh vật xung quanh mình.
Giáo dục tình yêu thiên nhiên , đất nước.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : Tích hợp với phần tiếng việt ở bài so sánh, với phần TLV ở các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả.
2.HS: - Học bài cũ và soạn bài : ø Trả lời các câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định : 
2. Bài cũ: - Tóm tắt VB “ Bài học đường đời đầu tiên” Nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài văn.
Sau khi Dế Choắt chết, Dế Mèn có thái độ, hành động gì? Dế Mèn rút ra được bài học gì cho mình? 
3.Bài mới :
 “ Đất rừng phương Nam” là truyện dài nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm đã được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước ưa thích đặc biệt là lứa tuổi nhỏ chúng ta. Hôm nay cô và các em sẽ có dịp được tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm này: Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” sẽ giúp các em cảm nhận và thấy rõ được cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất rừng U Minh , miền tây Nam Bộ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG.
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung.
- Đọc phần chú thích * (SGK)
* Trình bày vắn tắt những hiểu biết của em về nhà văn Đoàn Giỏi ?--> (1946- 1954 ,quê Tiền Giang,viết văn thời chống Pháp , TP của ông chủ yếu viết về cuộc sống thiên nhiên con người Nam Bộ.)
* Em hiểu gì vềø tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” ?--> Là truyện dài nổi tiếng kể về cuộc đời lưu lạc của bé An tại vùng đất rừng U Minh trong những năm đầu k/c chống Pháp , giúp ta hiểu về thiên nhiên hoang dã mà phong phú độc đáo và cuộc sống của con người ở đây...
* Em hãy cho biết đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”
àLà đoạn trích trong truyện "Đất rừng phương Nam" chương XVIII.
** Hướng dẫn h/s đọc,hiểu văn bản.
 - GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Đọc và tìm hiểu một số chú thích trong SGK.
* Theo em bài văn có thể chia ra làm mấy phần? Mỗi phần có nội dung gì? à(3 phần )
- Đoạn 1 từ đầu đến ..đơn điệu : Toàn cảnh vùng Cà Mau.
- Đoạn 2 : Tiếp...ban mai : Cảnh sông ngòi kênh rạch vùng Cà Mau
- Đoạn còn lại : Cảnh chợ Năm Căn.
* Bài văn miêu tả cảnh gì? tả theo trình tự nào? 
* Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả? 
- Quan sát đoạn đầu( Từ đầu  “ màu xanh đơn điệu” )
* Đoạn văn này nói về điều gì? 
GV chuyển ý: Tác giả đã tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước Cà Mau. Aán tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào
* Em có nhận xét gì chung về quang cảnh vùng Cà Mau qua cách miêu tả của nhà văn? 
HS: Chú ý đoạn văn: “ Từ khi nước đen” 
* Đoạn văn nói về cách đặt tên cho các con kênh, dòng sông. Em có nhận xét gì về cách đặt tên đó? 
* Qua cách đặt tên các địa danh đó, gợi ra đặc điểm gì của thiên nhiên vùng Cà Mau?
- Quan sát đoạn từ “ thuyền chúng tôiban mai” 
* Tìm những từ ngữ, câu văn miêu tả sông Năm Căn?
* Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì và từ ngữ ra sao để miêu tả dòng sông? 
* Qua cách miêu tả đó em có nhận xét gì về dòng sông? 
HS: Quan sát đoạn cuối.
* Tìm câu văn miêu tả vị trí và không khí, quang cảnh chung của chợ Năm Căn? 
* Sau khi miêu tả khái quát, tác giả miêu tả cụ thể về những sự vật , cảnh tượng gì? 
* Nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn?
* Em có ấn tượng gì chung về chợ Năm Căn? Sự độc đáo của chợ Năm CaÊn thể hiện ở những điểm nào? 
* qua tìm hiểu quang cảnh chung, cảnh kênh rạch, dòng sông, chợ Năm Căn, em cảm nhận gì về vùng Cà Mau? 
* Bài văn có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật? 
** Hướng dẫn tổng kết vbà ghi nhớ SGK.
- Luyện tập : Gọi HS đọc và chỉ ra yêu cầu bài tập 1
- Gọi 2 –3 HS trình bày đoạn văn của mình; GV + HS nhận xét, sửa sai.
* Qua bài văn em học tập được điều gì về cách miêu tả cảnh của tác giả? Hiểu được gì về tình cảm của nhà văn với thiên hniên, quê hương, đất nước.?
I. Tìm hiểu chung.
Tác giả: (sgk/20)
Tác phẩm:
 (sgk/20)
II. Đọc – hiểu văn bản: 
Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Bố cục: 3phần
3.Phân tích:
a Aán tượng ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau.
- Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.
- Trời xanh, nước xanh, chung quanh toàn màu xanh cây lá.
à So sánh, từ ngữ gợi cảm. Cảnh thiên nhiên rộng lớn, mênh mông.
b. Kênh rạch vùng Cà Mau và vùng đất Năm Căn.
* Kênh rạch: 
Rạch Mái Giầm
Kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía
-> Tên gọi giản dị, mộc mạc. Cảnh thiên nhiên phong phú, hoang giã.
* Dòng sông Năm Căn.
Rông hơn ngàn thước.
Nước ầm ầm như thác
Cá nước bơisóng trắng
Rừng đước dựng lên cao ngất
-> So sánh, từ ngữ gợi tả, gợi màu sắc. Rộng lớn, hùng vĩ.
c. Cảnh chợ Năm Căn.
Nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
Những túp lều
Những ngôi nhà
Những đống gỗ cao như núi
Chợ chủ yếu họp ngay trên sông.
--> Liệt kê, điệp ngữ, so sánh, từ ngữ gợi tả. 
 Cảnh tấp nập, trù phú.
III. Tổng kết: 
 ( Ghi nhớ SGK / tr.23 )
IV. Luyện tập: 
Bài 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng CaØ Mau qua bài “ Sông nước Cà Mau” 
Bài 2: Kể tên một vài con sông ở quê em và giới thiệu vắn tắt về con sông ấy.
4. Hướng dẫn về nhà: 
 * Hướng dẫn học bài: 
- Học bài phó từ. Nắm k/n và các loại phó từ. Hoàn thành bài tập sgk.
* Hướng dẫn soạn bài: 
- Soạn bài : “ So sánh” Đọc các ví dụ SGK và trả lời các câu hỏi.
Tuần 20 :	
Tiết 79 :
Ngày soạn : 22/ 1/ 2008
Ngày dạy : 24/01/2008 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
* Giúp học sinh:
Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng tiến đến tạo những so sánh hay.
Nhận biết các pgép so sánh trong các đoạn trích đã học. 
Rèn kĩ năng phát hiện và nhận diện phép so sánh; phân tích được cấu tạo của so sánh, biết viết câu, đoạn văn có so sánh.
B.CHUẨN BỊ:
1.GV: - Bảng phụ ví dụ 
 - Tích hợp với phần Văn ở tác phẩm “Sông nước Cà Mau.”
 - Tích hợp với phần TLV ở các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả.
2.HS: - Học bài cũ phó từ và soạn bài mới so sánh theo câu hỏi SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: 
Phó từ là gì? Đặt câu có phó từ? Cho biết ý nghĩa của phó từ đó? 
Có mấy loại phó từ? tìm phó từ có trong câu văn sau, xác định ý nghĩa của nó:
+ “ Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.” ( “Thánh Gióng”)
3. Bài mới:
 So sánh là một trong những biện pháp tu từ khá phổ biến, đặc biệt là trong văn thơ. Vậy so sánh là gì? So sánh có cấu tạo như thế nào? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu rõ điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s tìm hiểu về k/n so sánh . 
Đọc ví dụ phần I SGK/24
* Ở ví dụ a Bác Hồ đã so sánh “ trẻ em” với sự vật nào? 
* Giữa “ trẻ em” và “ búp trên cành” có điểm nào giống nhau? ( điểm nào tương đồng nhau? ) 
* Sự vật đem ra để so sánh có gần gũi, quen thuộc không?
* Tương tự ở ví dụ b, sự vật được so sánh là gì? ( rừng đước)
* Em hãy xác định xem tác giả Đoàn Giỏi đã đưa ra sự vật nào dùng để so sánh với “rừng đước”? 
* So sánh như vậy có tác dụng gì? 
HS: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Sự so sánh trong những câu trên có gì khác so với sự so sánh trong câu văn: “ Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.”? 
GV : Hướng dẫn để HS tìm hiểu vàphân biệt so sánh bình thường và so sánh có tính chất tu từ. 
=> Khi đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt ta họi là phép tu từ so sánh. 
* Vậy so sánh là gì? à( Ghi nhớ 1 SGK/ 24)
Hoạt động 2 : GV chuyển ý: Khi ta đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt ta gọi là phép so sánh. Vậy so sánh được cấu tạo như thế nào? 
HS: Kẻ bảng mô hình về cấu tạo phép so sánh và điền những tập hợp từ chứa những hình ảnh so sánh mà em biết? 
* Cấu tạo của phép so sánh trong các câu ở ví dụ 3/ SGK – 25 có gì đặc biệt? àCâu a: vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh; từ so sánh.
- Câu b: Từ so sánh và vế b được đảo ra trước vế a.
* Qua phân tích các ví dụ trên em có nhận xét gì cấu tạo của phép so sánh? à ghi nhớ 2( SGK/25)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
- Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 1.
* Tìm ví dụ về các phép so sánh theo các mẫu cho sẵn? 
 Thảo luận nhóm
 + So sánh cùng loại:
Nhóm 1: so sánh người với vật.
Nhóm 2: So sánh vật với người
 + So sánh khác loại:
Nhóm 3: So sánh vật với người
Nhóm 4: So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
* Nêu yêu cầu bài tập 2.
* Dựa vào những thành ngữ đã biết, viết tiếp vế B vào những chỗ trống để tạo thành phép so sánh? 
- Gọi 5 HS làm nhanh nhất nộp bài chấm; rút kinh nghiệm, sửa sai.
* Nêu yêu cầu bài tập 3.
* Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài “ Bài học” và “ Sông nước Cà Mau” ?
 Thảo luận nhóm – Thi “ Ai nhanh hơn” 
Nhóm nào sưu tầm nhanh, nhiều và chính xác nhất dành phần thắng.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập bài tập 4 ở nhà.
I. So sánh là gì ?
1.Phân tích ví dụ : (SGK/24)
a. T ... ện tập : 
Bài 1: Tìm ví dụ so sánh theo mẫu.
a. So sánh đồng loại:
- So sánh người với người: 
+ Thầy thuốc như mẹ hiền
- So sánh vật với vật:
+ Quê hương là chùm khế ngọt.
b. So sánh khác loại:
- So sánh vật với người:
+ Cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch.
- So sánh cái cụ6 thể với cái trừu tượng:
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
 Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.
Bài 2: Dựa vào thành ngữ đã biết, viết tiếp vế B vào những chỗ trống để tạo thành phép so sánh.
	 Voi than
- Khoẻ như 	 trâu	 - Đen như chì	
	 hùm 
- Trắng như bông - Cao như núi
	tuyết cau
Bài 3: Tìm những câu văn có chứa phép so sánh trong bài “ Bài học ” và “ Sông nước Cà Mau”
- Cái chàng dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
...mỏ Cốc như cái dùi sắt
... kênh rạch càng bủa dăng chi chít như mạng nhện
...đen như hạt vừng
... nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
...cá nước bơi hàng đàn đen trũi ngô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Hướng dẫn học bài: Học bài tìm hiểu chung về văn miêu tả. Nắm đượck/n văn miêu tả.Làm các bài tập sgk/16,17.
* Hướng dẫn soạn bài: 
Soạn bài “ Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả. 
Đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi SGK.
5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần: 20	
Tiết: 80
NS: 20/01/ 2008 	 
ND:23/01/2008
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
Hiểu được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản bên trong, đọc và viết bài văn miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : - Tích hợp với phần văn ở tác phẩm “Sông nước Cà Mau.” với phần Tiếng Việt ở biện pháp so sánh 2.HS: - Học bài cũ và soạn bài mới : Đọc kĩ các phần và trả lời các câu hỏi SGK.
2. HS : Đọc các đoạn văn và trả lời các câu hỏi sgk/tr.27,28
C .TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 	1. Ổn định : 
	2. Bài cũ: 
- Thế nào là văn miêu tả? Miêu tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi bằng 3 – 5 câu.
	3. Bài mới: 
 Để có thể viết được bài văn miêu tả hay, nhất thiết người viết cần có một số năng lực rất quan trọng. Đó là các năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Vậy để làm tốt điều này ta sẽ...
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
	NỘI DUNG GHI BẢNG
 ** Hướng dẫn h/s tìm hiểu vai trò và tác dụng của các yếu tố quan sát ,tưởng tượng , so sánh...trong miêu tả.
- Phân tích các yếu tố trên.
+ Quan sát: Nhìn, nghe, ngửi, sờ, cầm, chạmbằng các giác quan: Mắt, tai, mũi, da 
+ Tưởng tượng: Hình dung ra cái thế giới chưa có ( không có)
+ So sánh: Dùng cái đã biết để làm rõ, làm nổi bật cái chưa biết.
+ Nhận xét: Đánh giá, khen, chê
- Đọc 3 ví dụ ( 3 đoạn văn SGK/27, 28)
 Thảo luận nhóm ( 2 phút)
- Nhóm 1, 2: Câu a ; Nhóm 3, 4: Câu b ; Nhóm 5, 6: Câu c
Trả lời theo 2 câu hỏi sau:
* Đoạn 1 tả cái gì? 
* Đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả là gì? Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
- Đoạn 1: Tả Dế Mèn: Gầy, ốm, đáng thương
Các đặc điểm trên thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: “ Gầy gò, dài lêu nghêu, bè bè nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ” 
Đoạn 2: Tả cảnh đẹp thơ mộng, hùng vĩ của sông nước CàØ Mau – Năm Căn.
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện: “ Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, chung quanh toàn màu xanh cây lá; nước ầm ầm đỗ ra biển ngày đêm như thác.”
Đoạn 3: Tả cảnh mùa xuân đẹp, vui, náo nức như ngày hội.
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện: Chim ríu rít, cây gạo tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn nến trong xanh
* Để tả được như trên người viết cần những năng lực cơ bản nào? à Các năng lức cần thiết: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét cần sâu sắc, dồi dào và tinh tế.
* Tìm những câu văn có sự liên tưởng và tưởng tượng, so sánh trong các đoạn văn trên?--> ... như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gi- lê
...như thác , như mạng nhện, như người bơi ếch, như dãy trường thành vô tận. 
...như tháp đèn, như ngọn nến, như ngọn lửa.
* Kĩ năng tưởng tượng và so sánh trong các đoạn văn ấy em thấy có gì đặc sắc? àNhìn chung các kĩ năng ấy đều rất đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn, cụ thể hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc.
** Đọc đoạn văn (3).
* So sánh đoạn văn của Đoàn Giỏi trong mục 3* với đoạn văn 3 của tác giả để tìm ra những từ ngữ đã bị lược bỏ? 
* Nếubỏ các chữ đó đi thì có ảnh hưởng gì đến các đoạn văn trên? à Tất cả những chữ bị bỏ đi đó đều là những động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng và tưởng tượng, làm cho đoạn văn chung chung và khô khan.
* Qua phân tích các ví dụ trên em hãy cho biết: Trong văn miêu tả , muốn miêu tả được chúng tả cần sử dụng những kĩ năng nào? Nhằm mục đích gì?-->Làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật
.=>ghi nhớ SGK/28.
I. Vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
1. Ví dụ: 
* Đoạn 1: Tả Dế Choắt:
Đặc điểm: Gầy, ốm, đáng thương.
Chi tiết, hình ảnh thể hiện: “ Gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề”
* Đoạn 2: Cảnh sông nước Cà Mau – Năm Căn
Đặc điểm: Đẹp, thơ mộng, hùng vĩ.
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện: “ Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước sanh, rừng cây xanh
* Đoạn 3: Tả cảnh mùa xuân đẹp, 
Đặc điểm: vui, náo nức như ngày hội.
 Từ ngữ, hình ảnh thể hiện: Chim ríu rít, cây gạo tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn nến trong xanh
* Đọc đoạn văn phần (3)/28
à Tất cả những chữ bị bỏ đi đó đều là những động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng và tưởng tượng, làm cho đoạn văn chung chung và khô khan
2. Ghi nhớ: 
 (SGK/tr.28)
4.Hướng dẫn về nhà :
* Học bài cũ : Học thuộc ghi nhớ : Nắm vững vai trò các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
* Học bài mới : Làm các bài tập sgk/29. Biết vận dụng lí thuyết vào bài tập.
Tuần : 20
Tiết : 80
NS: 24/1/2007 
ND:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
Luyện tập vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tảqua các bài tập để hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Biết nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên đểø viết bài văn miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : - Tích hợp với phần văn ở tác phẩm “Sông nước Cà Mau.” với phần Tiếng Việt ở biện pháp so sánh 
2.HS: - Học thuộc phần ghi nhớ để vận dụng làm bài tập.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 	1. Ổn định : 
	2. Bài cũ: Muốn làm tốt một bài văn miêu tả trước hết em phải làm gì ? Nêu vai trò các yêu tố trên ?
	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Nhắc lại lí thuyết phần I.
** Hướng dẫn h/s luyện tập II .
- Đọc đoạn văn của Ngô Quân Miện ( BT1)
* Em cho biết đoạn văn tả cảnh hồ nào? Vì sao em biết?
* Những hình ảnh đó có đặc sắc và tiêu biểu không? 
* Tìm 5 từ ngữ thích hợp điền vào 5 chỗ dấu (.) trong đoạn văn?
GV: Đoạn văn tả cảnh hồ Gươm
Hình ảnh chi tiết đặc sắc, tiêu biểu: Cầu son bắc từ bờ ra đền, tháp giữa hồ
Những từ ngữ cần tìm: 
Gương bầu dục
Uốn cong cong
cổ kính
xám xịt
xanh um.
BT2: Tương tự, GV hướng dẫn HS 
Đọc kĩ đoạn văn
Chú ý các câu hỏi, nêu yêu cầu của bài tập.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 
Có thể chọn: Hướng nhà, nền, mái, tường, cửa, trang trí( tuỳ ý từng HS)
HS: Đọc và chỉ rõ yêu cầu BT4
GV gợi ý: 
Mặt trời ( Mâm lửa, mâm vàng)
Bầu trời( lồng bàn khổng lồ , mâm quả cầu xanh)
Hàng cây ( hàng quân, tường thành.)
Núi ( Đồi) ( Bát úp)
Những ngôi nhà( Viên gạch, bao diêm)
Bài 5 : Từ bài "Sông nước Cà Mau em hãy viết một đoạn văn tả quang cảnh dòng sông quê em hay khu rừng mà em đã có dịp quan sát .
I. Vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
II. Luyện tập:
Bài 1:
- Đoạn văn tả cảnh hồ Gươm ( Hồ Hoàn Kiếm)
- Chi tiết đặc sắc, tiêu biểu: Cầu son bắc từ bờ ra đền, tháp giữa hồ
- Điền từ: 1. Gương bầu dục.
 2. Uốn cong cong
 3. cổ kính
 4. Xám xịt
 5. Xanh um
Bài 2: Tìm từ ngữ miêu tả hình ảnh đẹp, và tính tình ương bướng của Dế Mèn trong đoạn văn.
* Đẹp: - Cả người rung lên một màu nâu bóng mở soi gương được.
Răng đen nhánh
Râu dài và uốn cong một vẻ rất đổi hùng dũng.
* Tính tình ương bướng, kiêu căng:
Đầu to; Nổi  nhai ngoàm ngoạp; lấy làm hãnh diện; trịnh trọng
Bài 3: Quan sát và ghi chép những đặc điểm nổi bật của căn phòng em ở hay khu nhà em ở :
- Hướng nhà phía tây nam
- Nền nhà lát gạch bông 
- Mái nhà lợp tôn sáng loáng
- Tường được xây cao,vững chắc
- cửa sổ sơn màu xanh
- Trang trí màu sắc hoa văn rực rỡ
Bài 4:Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em, em sẽ liên tương và so sánh những gì với:
Mặt trời ( Mâm lửa, mâm vàng)
Bầu trời( lồng bàn khổng lồ , mâm quả cầu xanh)
Hàng cây ( hàng quân, tường thành.)
Núi ( Đồi) ( Bát úp)
Những ngôi nhà( Viên gạch, bao diêm)
* Bài tập về nhà: Bài 5
- Tả cảnh dòng sông: Hình dáng bao quát, nước, cá, thuyền bè đi lại, ...
- Tả cảnh khu rừng : Diện tích, loài cây, màu sắc , loài vật có trong khu rừng...
4. Hướng dẫn về nhà: 
 * Hướng dẫn học bài:
 Học bài :Sông nước Cà Mau . Nắm nội dung chính và nghệ thuật miêu tả của tác giả.
 * Hướng dẫn soạn bài:
 - Soạn bài : “ Bức tranh của em gái tôi” Trả lời các câu hỏi sgk. Tóm tắt nội dung của văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc