Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 16

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 16

Tuần: 16

Tiết: 61

 Bài : 14

Cụm động từ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

* Giúp học sinh:

- Hiểu thế nào là cụm động từ , mô hình cấu tạo của cụm động từ.

- Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt cụm động từ với cụm danh từ; biết sử dụng cụm động từ khi nói và viết.

B. CHUẨN BỊ:

 1. GV : - Bảng phụ ví dụ

 - Tích hợp với phần Văn ở bài “Mẹ hiền dạy con.”

 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kiểu bài kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo.

 2. HS : - Học bài động từ và soạn bài cụm động từ

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định lớp:

 2. Bài cũ:

* Nêu đặc điểm của động từ? Đặt một câu có dùng động từ và cho biết động từ đó có ý nghĩa gì? Nó giữ chức vụ gì trong câu? ĐT ấy có thể kết hợp được với những từ nào?

* Nêu các loại động từ chính? Cho ví dụ

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16	
Tiết: 61
NS:21 / 12 / 2007	Bài : 14
ND:24/12/2007	
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là cụm động từ , mô hình cấu tạo của cụm động từ. 
- Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt cụm động từ với cụm danh từ; biết sử dụng cụm động từ khi nói và viết.
B. CHUẨN BỊ:
 1. GV : - Bảng phụ ví dụ
 - Tích hợp với phần Văn ở bài “Mẹ hiền dạy con.” 
 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kiểu bài kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo.
 2. HS : - Học bài động từ và soạn bài cụm động từ
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 	1. Ổn định lớp: 
	2. Bài cũ: 
* Nêu đặc điểm của động từ? Đặt một câu có dùng động từ và cho biết động từ đó có ý nghĩa gì? Nó giữ chức vụ gì trong câu? ĐT ấy có thể kết hợp được với những từ nào?
* Nêu các loại động từ chính? Cho ví dụ
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG.
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu thế nào là cụm động từ.
- Đọc ví dụ (SGK/147)
* Các từ ngữ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? à (bổ nghĩa cho động từ)
* Thử lược bỏ các từ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng? Đọc thử câu văn đã lược bỏ em thấy thế nào?-->Nếu lược bỏ các từ in đậm thì câu văn trở nên tối nghĩa hoặc vô nghĩa không rõ nội dung cần thông báo..
* Từ đó em hiểu cụm động từ là gì?
* Lấy một vài ví dụ về động từ? Phát triển thành cụm động từ?, đặt câu với cụm động từ ấy? 
VD: a. Mẹ em đang làm bánh.
b. Chúng em đang nghe cô giáo giảng bài.
* Từ hai ví dụ trên em có nhận xét gì hoạt động của cụm động từ so với động từ? ( Xét về ý nghĩa, cấu tạo, hoạt động trong câu.)
GV: Cụm động từ ý nghĩa đầy đủ hơn, cấu tạo phức tạp hơn, hoạt động trong câu giống như động từ. 
- Nhắc lại phần ghi nhớ 1 SGK/148.
** Hướng dẫn HS vẽ mô hình cụm động từ tương tự như mô hình cụm danh từ.
* Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm mấy phần? Là những phần nào? 
- Cho học sinh xác định các phần trong cụm động từ. 
* Mỗi phần có ý nghĩa gì? 
 Chốt. Ýù nghĩa về các phần. 
- Nhắc lại phần ghi nhơ2ù SGK/148. 
* Phần nào không thể vắng mặt, phần nào có thể vắng mặt trong cụm động từ?
* Tóm lại bài học hôm nay có mấy đơn vị kiến thức cần nắm? 
**Hướng dẫn h/s luyện tập
* Nêu rõ y/c các bài tập?
Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 1.
* Xác định các cụm động từ trong các phần trích.
- Thảo luận cặp (2 phút) 
- Chỉ định HS trình bày, Lớp nhận xét, bổ sung ( chú ý HS yếu.)
- Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 2.
* Xếp các cụm động từ trên vào mô hình cụm động từ?
- Thảo luận nhóm ( 2 phút) ; đại diện nhóm trình bày.
* Yêu cầu của bài tập 3 là gì? 
- Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 4. 
* Điền các phụ ngữ thích hợp? 
- Chỉ quan hệ thời gian, chỉ sự tiếp diễn tương tự, chĩ sự phủ địnhvào chỗ trống.
I. Cụm động từ là gì?
1. Ví dụ: 
 - Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người.
àCác từ in đậm bổ nghĩa cho động từ tạo thành cụm động tư ø.
*Đặt câu:
- Em// nghe.
- Em// đang nghe giảng.
- Cô //đã ra bài tập
à Cụm ĐT có ýnghĩa đầy đủ hơn,cócấu tạo phức tạp hơn, hoạt động trong câu giống như ĐT
2. Ghi nhớ 1
 ( SGK/148)
II. Cấu tạo của cụm động từ:
1. Vẽ mô hình: Điền các cụm động từ vào mô hình và nhận xét ý nghĩa tùng phần.
P. trước
P. trung tâm
P. phụ sau
 t
T
s
không
đã
đang
cũng
học
đi
nghe
ra
bài
nhiều nơi
cô giáo giảng bài
những câu đố oái ăm đểå hỏi mọi người
2 . Ghi nhớ 2: 
 ( SGK/148)
II. Luyện tập:
Bài 1: Các cụm động từ.
a. Còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b. yêu thương Mị Nương rất mực.
- muốn kén cho con thật xứng đáng.
c. đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán.
- để có thì giờ đi hỏi em bé thông minh nọ.
Bài 2: Xếp các cụm động từ trên vào mô hình cụm động từ.
P. phụ trước
P. trung tâm
P. phụ sau
còn/ đang
muốn
đành
Đùa nghịch
yêu thương 
kén
tìm
giữ
đi hỏi
ở sau nhà
Mị Nương
cho con
cách
sứ thần
em bé
Bài 3: tìm hiểu ý nghĩa của các phụ ngữ in đậm.
- Các phụ ngữ: chưa, không: đều là phụ ngữ chỉ sự phủ định.
- Việc dùng hai phụ ngữ này để chỉ trí thông minh của em bé đã đá lại bằng một câu mà viên quan không thể trả lời được.
( Chưa: mang ý nghĩa phủ định tương đối. 
Không: Mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối.)
* Bài tập về nhà: Bài 4(SGK/149) ;Bài 6,7 / SBT/57,58.
4. Hướng dẫn về nhà:((Dạy bù vào ngày chủ nhật 23/12)
 * Hướng dẫn học bài:
 - Học phần ghi nhớ văn bản "Con hổ có nghĩa".Nắm nội dung câu chuyện và ý nghĩa giáo dục cho bản thân.
* Hướng dẫn soạn bài: 
- Soạn bài “ Mẹ hiền dạy con.” 
- Đọc kĩ văn bản, nắm vững đặc điểm truyện trung đại.
Tuần: 16 
Tiết: 62	
NS: 22/ 12/ 2007
ND:24/12/2007
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
* Giúp học sinh:
- Hiểu được thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
- Hiểu cách viết truyện gắn với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại. 
- Rèn kĩ năng kể chuyện sáng tạo.
- Giáo dục ý thức tôn trọng cha mẹ cho học sinh. Hiểu được đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”
B. CHUẨN BỊ:
 1.GV : Tích hợp với phần tiếng việt ở khái niệm tính từ và cụm tính từ.
 Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng viết bài kể chuyện sáng tạo 
2. HS : Học bài cũ và soạn bài mới
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
	 1. Ổn định lớp: 
	2. Bài cũ: 
* Nêu định nghĩa truyện trung đại và ý nghĩa truyện “Con hổ có nghĩa.”
* Kể lại và nêu ý nghĩa truyện “ Con hổ có nghĩa”
	3. Bài mới: :
 “ Mẹ hiền dạy cocn là truyện được tuyển dịch từ sách “ Liệt nữ truyện” của Trung Quốc. Truyện đã nổi tiếng xưa và nay ở trung Quốc và cả nước ta. Truyện đả nhắc đến những nhân vật nổi tiếng nào trong lịch sử? Bà mẹ đã dạy con những điều gì? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết về điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ.
NỘI DUNG GHI BẢNG.
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung.
* Nhắc lại k/n truyện trung đại?
* Qua phần chú thích em hãy cho biết VB được trích từ đâu?--> Là một truyện trong sách” Liệt nữ truyện” của Trung Quốc xưa. ( Liệt nữ- người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng.) Được Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Văn Nhân chọn dịch, in trong sách “ Cổ học tinh hoa” lần đầu 1926 (Cổ học tinh hoa: Tinh hoa của nền văn học cổ.)
DG: Mạnh Tử tên là Mạnh Kha.Người đất châu, tỉnh Sơn Đông, TQ. Học trò của Tử Tư, cháu của Khổng Tử. Mạnh Tử là bậc hiền triết nổi tiếng của TQ thời chiến quốc, được các nhà nho suy tôn là “ Á thánh”
 ( Vi thánh thứ 2 sau Khổng Tử)
**Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản.
-Hướng dẫn h/s đọc, kể: Chú ý khi kể đọc cần thể hiện đúng giọng điêụ của các nhân vật ( Giọng bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con.) ; lời kể cần ngắn gọn
- Giải thích một số từ khó cần chú ý.
* Tìm một số từ đồng âm với từ “ tử” ? 
GV tích hợp: Đây là từ có nhiều nghĩa: 
- Tử : nghĩa là thầy( VD: Khổng Tử, Mạnh Tử) 
- Tử: nghĩa là con ( Thiên tử: con trời; phụ tử: cha con)
- Tử : Nghĩa là chết( Bất tử: không chết; tử sĩ: người chết.)
- Tử: Một phần rất nhỏ của vật chất: nguyên tử, phân tử.
* Theo em truyện có mấy sự việc chính?--> Truyện có 5 sự việc chính liên quan đến 2 mẹ con kết thành cốt truyện. 
GV: Ở SGK có sẵn bảng hệ thống câm chúng ta hãy lần lượt tìm hiểu xem và điền các sự việc chính của câu chuyện.
Hình thức: HS thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày, lớp rút kinh nghiệm, GV sửa sai
* Trình bày các sự việc diễn ra giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử thuở nhỏ? Nêu ý nghĩa giáo dục của các sự việc đó?
* Tìm câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung tương tự, phù hợp với ý tưởng vừa đưa ra? à Gần mực thì.; Đi với bụt mặc áo tà sa..; Ở bầu thì.ở ống thì dài.
* Sự việc thứ 4, 5 có ý nghĩa giáo dục như thế nào? 
* Hai cách giáo dục, thái độ của bà mẹ có gì khác ở lần 4, 5? 
* Trình bày sẵn các sự việc nêu trên ra bảng phụ.
* Nhờ cách giáo dục của mẹ, cuối cùng Mạnh Tử trở thành con người như thế nào ? 
* Theo em hiểu, vì sao (cậu bé Mạnh tử hồi nhỏ) cứ ở đâu lại bắt chước cách sống của những người ở đó? 
* Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại phải quyết tâm chuyển nhà đến 2 lần?
* Từ đó có thể nói gì về vai trò của môi trường sống đối với việc giáo dục trẻ em? 
 Thảo luận 2 phút – phân tích, phát biểu ý kiến.
DG: Tâm hồn trẻ ngây thtơ, trong trắng như tờ giấy trắng. Trẻ lại có thói quen rất thích bắt chước, làm theo. Tư duy độc lập chưa phát triển nên các em chưa phân biệt được tốt, xấu, hay, dở.Bởi vậy khi Mạnh Tử sống gần nghĩa địa() Tuy đó là hành động bắt chước rập khuôn vô ý thức, những trò chơi của trẻ; nhưng nếu cứ kéo dài, lặp lại mãi dần dần sẻ tập nhiễm thành thói quen, thành tính cách con người rất khó đổi thay. Sớm hiểu rõ điều nguy hiểm ấy, bà mẹ vì thương và lo lắng cho tương lai của con đã phải chuyển chỗ ở tới 2 lầnĐiều đó chứng tỏ vai trò của môi trướng sống tác động như thế nào tới sự phát triển của trẻ em , của con người..
* Tại sao bà mẹ không nghiêm khắc cấm con trai không được học theo cái dở, cái xấu hay dùng cách khuyên răn; mà lại chọn chuyện nhà vừa phức tạp, vừa tốn kém hơn?--> Bà mẹ đã ý thức đượcrất sâu sắc ảnh hưởng của môi trường của hoàn cảnh sống đến con người.
* Chỉ rõ ý nghĩa sự việc thứ 4? Đối với mẹ? Đối với con?-->Bài học rút ra với các bà mẹ là khi chuyện trò hay nói năng với con cái không thể tuỳ tiện nhất là khi hứa với con một điều gì, dù rất nhỏ. Muốn con thành người trung thực, ghét giả dối, lời nói đi đôi với việc làm thì trước hết mẹ cũng phải luôn là người như vậy trong mắ ... ết lợn làm gì thế?
Nói đùa:"để cho con ăn đấy". Sưả chưả ngay "mua thịt cho con ăn."
Không nên nói dối
5.Đang đi 
học bỏ học 
.Đang đi 
học bỏ học về nha øchơi
Cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt
Bỏ công việc dở dang
b. Ý nghĩa của việc dạy con.
* Kết quả: 
- Con: Học hành chăm chỉ, lớn lên thành thầy Mạnh nổi danh đại hiền
- Mẹ: Mẹ hiền nổi tiếng dạy con; là người thông minh, khéo léo, tinh tế, nghiêm khắc trong việc dạy giỗ giáo dục con cái.
III. Tổng kết: 
 ( Ghi nhớ SHK/153)
IV. Luyện tập: 
1. Phát biểu suy nghĩ của em về hành động cắt đứt tấm vải đang dệt của bà mẹ Mạnh Tử?
 (HS phát biểu tự do)
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Hướng dẫn học bài:
- Học bài cụm động từ. Nắm k/n, cấu tạo của cụm ĐT.Hoàn thành các bài tập sgk.
 * Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài “ Tính từ và cụm tính từ.”Xem và nghiên cứu các ví dụ, tìm các tính từ, dự định trả lời các câu hỏi sgk.
Tuần: 16
Tiết :63
NS : 23/12 / 2007
ND:2728/12/2007	 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
* Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản.
- Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt thành thạo các loại danh từ, động từ, tình từ và các cụm danh từ, cụm động từ , cụm tính từ.
- Có ý thức sử dụng các tính từ và cụm tính từ khi nói,khi viết.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV :- Bảng phụ
 - Tích hợp với phần văn ở bài: truyện trung đại: Mẹ hiền dạy con.
 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng viết bài kể chuyện tưởng tượng.
2.HS : Học bài cụm ĐT và soạn bài tính từ , cụm tính từ.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
	1. Ổn định lớp: 
	2. Bài cũ: 
* Nêu đặc điểm của động từ? Đặt một câu có động từ chỉ tình thái, một câu có động từ chỉ hành động? 
* Cụm động từ là gì ? Tìm và điền cụm động từ có trong câu sau vào mô hình cụm động từ: “ Người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi, thấy cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem”
	3. Bài mới: :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu đặc điểm của tính từ.
- Đọc ví dụ SGK/153- 154
* Em xác định tính từ có trong ví dụ? 
* Em hãy kể thêm một số tính từ khác chỉ màu sắc, mùi vị hoặc hình dáng?
- Đặt câu với các tính từ ?
* Tìm tính từ và cho biết khả năng kết hợp của tính từ?
* Phân tích C-V cho biết tính từ thường làm bộ phận nào trong câu?
* So sánh TT với ĐT và cho nhận xét ? 
* Từ đó em rút ra ý nghĩa khái quát gì của tính từ?
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu các loại tính từ.
* Trong các tính từ vừa tìm được ở các ví dụ ( a, b SGK) những từ nào có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ( rất, quá, hơi, lắm...)
- Từ bé, oai( VD: Bé quá, oai lắm, rất bé)
* Những từ nào không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ? ( Các tính từ ví dụ b. VD người ta không thể nói: Rất vàng tươi, vàng hoa lắm
* Vậy có mấy loại tính từ chính? Là những loại nào?-->Ghi nhớ 2 sgk/154.
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu về cấu tạo cụm TT.
* Đọc hai ví dụ SGK /155 chỉ rõ các cụm tính từ trong các câu trên?
* Em cho biết cụm tính từ bao gồm mấy phần? Hãy điền các cụm tính từ trên vào mô hình?
* Các phụ ngữ đứng trước chỉ cái gì? Tìm ví dụ?
* Các phụ ngữ đứng sau chỉ cái gì? Cho ví dụ?
* Trong cụm tính từ có thể lược bớt phần nào? và không thể lược bỏ phần nào? Vì sao? 
- Nhắc lại ghi nhớ 3
**Hướng dẫn h/s làm bài tập.
- Đọc và chỉ ra yêu cầu bài tập 1 
* Xác định các cụm tính từ?
- chú ý đối tượng HS yếu.
- Đọc và chỉ rõ yêu cầu BT2.
* Cho biết ý nghĩa của các tính từ và phụ ngữ? 
- Thảo luận nhóm 2 phút; đại diện trình bày, rút kinh nghiệm.
GV: Đánh giá, ghi điểm.
- Chỉ rõ yêu cầu bài tập 3; thảo luận cặp ( 1 phút)
GV: Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm, sửa sai cho học sinh.
I.Đặc điểm của tính từ.
1. Ví dụ: (SGK/153,154)
a/ - bé, oai
b/ - nhạt, vàng, hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. *VD : Các tính từ
 - Màu sắc: Xanh, đỏ, trắng, tím, vàng
- Mùi vị: Chua, cay, mặn, ngọt
- Hình dáng: Gầy gò, liêu xiêu, thoăn thoắt.
* Đặt câu: 
 - Bàn tay ấy// thon thả, trắng nõn. ( Đặc điểm của sự vật)
- Quả cam// to quá.( Đặc điểm của hành động)
- Em // say sưa hát( Đặc điểm của trạng thái)
* So sánh tính từ với động từ: - Về khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, đừng, chớ
+ Về khả năng làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu? 
GV lấy ví dụ minh hoạ thêm để HS hiểu: 
 - Bé // vẫn ngon giấc. (VN là 1 cụm tính từ) 
 - Tím // cả sườn đồi.( CN)
2. Ghi nhớ: 
 (Ghi nhớ 1 SGK/154)
II. Các loại tính từ.
1. Ví dụ: (Sgk/154) phần I
a. bé, oaiàTính từ chỉ đặc điểm tương đối : Kết hợp với từ chỉ mức độ
b. vàng tươi, vàng heo...->Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
2. Ghi nhớ: 
 ( Ghi nhớ 2 SGK/154)
III. Cụm tính từ
1. Ví dụ: vẽ mô hình và điền các cụm tính từ vào mô hình.
P. phụ trước
P. trung tâm
P. phụ sau
Vốn đã rất
Yên tĩnh
nhỏ
sáng
bé
đen
lại
vằng vặc
tí tẹo
óng ả
2.. Ghi nhớ: 
 ( Ghi nhớ 3 SGK/155)
II. luyện tập:
Bài 1: tìm các cụm tính từ:
sun sun như con đỉa
chần chẫn như cái đòn càn
bè bè như quạt thóc
sừng sững như cái cột đình
tun tủn như cái chổi sể cùn
Bài 2: Ý nghĩa( tác dụng) của các tính từ và phụ ngữ.
- Tính từ đều là từ láy có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
- Các phụ ngữ sau đều có ý nghĩa chỉ sự so sánh.
- Hình ảnh mà sự vật gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận ra một sự vật to lớn như con voi
- Đặc điểm chung của năm ông thầy bói: Nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
Bài 3: so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm câu văn tả biển và ý nghĩa của sự khác biệt đó.
- Biển gợn sóng êm ả.
- Biển xanh đã nổi sóng.
- Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Biển nổi sóng mù mịt.
- Biển nổi sóng ầm ầm.
--> Động từ, tính từ dùng lần sau mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước.
* Bài tập về nhà: Bài 4(SGK) ; Bài 5,6,7 ( Sách BT) 
4. Hướng dẫn về nhà: * Hướng dẫn học bài: - Học lại và ôn lí thuyết văn tự sự. Đọc đề bài viết số 3 và làm lại bài để rút kinh nghiệm cho bản thân trong bài viết tự sự về con người.
* Hướng dẫn soạn bài: Chuẩn bị cho việc trả bài viết số : Đọc kỉ đề ,xác định y/c và lập dàn ý.
Tuần: 16	
Tiết: 64
NS: 22/12/ 2006 
ND:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
 - Đánh giá được ưu khuyết điểm bài làm của mình.
 - Tự sửa các lỗi dùng từ, viết câu, chính ta ûtrong bài làm.
 - Giáo dục ý thức học tập và cách làm bài tập làm văn
B. CHUẨN BỊ:
 1.GV : - Chấm bài và chuẩn bị phần nhận xét của mình. 
 - Tích hợp với phần Tiếng việt ở việc dùng từ để tạo sắc thái biểu cảm.
 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng viết bài văn biểu cảm.
 2. HS : Xem lại lí thuyết văn tự sự về sự vật, con người và nhận xét phần bài viết của mình về các lỗi sai.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
 	1. Ổn định 
	2. Bài cũ: 
	3. Bài mới: : Trả bài viết số 3
** Đ Ề BÀI: Biểu cảm về một người thân trong gia đình em.( Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) 
I.NHẬN XÉT CHUNG: 
1. Ưu điểm: 
 - Một số bài làm có cảm xúc. Nội dung kể đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc.
- Trình bày bố cục hợp lí, một số bài làm viết phần mở bài khá hay
- Kể chuyện tự nhiên, có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng
 Cụ thể như bài viết của một số em : Tấn, Nga, Hằng, Hường, Trâm, Thủy
2. Hạn chế: 
- Lặp từ nhiều , chủ yếu ở các bài đạt điểm yếu
- Một số bài làm còn sơ sài, trình bày vẫn còn bẩn, chữ viết xấu, cẩu thả.
- Bài viết sai nhiều lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa hợp lí.
- Văn viết lủng củng, diễn đạt chưa trôi chảy
- Kể chuyện chưa có cảm xúc, văn viết còn khô khan.
- Một số bài viết hoa tùy tiện, giấy làm bài không đúng qui định : Kiên, Như Quỳnh
- Bố cục chưa rõ ràng 
- Khi viết còn gạch đầu dòng , viết số khi làm văn
II. SỬA LỖI SAI:
LỖI SAI :CHÍNH TẢ
TỪ, CÂU DÙNG SAI VÀ DIỄN ĐẠT YẾU
SỬA LỖi DIỄN ĐẠT VÀ DÙNG TỪ
Bài : Long, Kiết, Nhêk, Hoài San , Trung ,Xuyên, Trọng, Kiên, Nam, Hạnh, Hinh, Thu...û
- goài xã hội ,dia đình, vường, nội chợ, chán mẹ, làm việt, sưa, dản gị, giặc đồ, diệu dàng, ngèo
 Sửa lỗi : Ngoài xã hội, gia đình ,nội trợ, trán mẹ,ra vườn, làm việc,ngày xưa, giản dị, giặt đồ, dịu dàng nghèo...
Bài :Trọng, Trung, Xuyên, Mỹ, Dương, , Nhêk, Hing, Thu, Nam, Hạnh..
 ....mẹ em thật vĩ đại.
- Hình dáng của mẹ em là tóc dài, đôi mắt như hai hột nhản. Người thì cao.Tính tình của mẹ rất là thương người...
ôâng em rất dịu dàng với em chỉ những lúc em ông vui, những giọt mồ hôi đã rơi xuống ướt áo rồi...mẹ có đôi mắt tròn như hai viên bi
-Hình dáng mẹ là hai mét hai lăm mẹ năm nay ba mươi lăm tuổi.Tóc mẹ cũng đã đuổi màu.
- dáng đi của mẹ vuông gốc, hai hàm má đã khô...mặt mẹ như là hai hòn bi trắng xóa...
- Mẹ em có mái tóc dài và đôi mắt sáng long lanh, thân hình dong dõng cao. Mẹ hay thương người.
- Những lúc vui , ông nói dịu dàng. Lúc
làm việc mệt ông không hề bực bội . 
- Đôi mắt mẹ tròn và sáng long lanh
Mẹ cao khoảng chừng một mét sáu, mái tóc đã đổi màu...
- mẹ có dáng đi vội vàng, khuôn mặt tròn, mắt đen láy....
III. GIỚI THIỆU VÀ ĐỌC BÀI VĂN HAY:
* Đọc bài : Tấn, Nga, Thủy...
* Đọc bài văn mẫu sách tham khảo
IV. PHÁT BÀI, HỌC SINH TỰ RÚT KINH NGHIỆM VÀ LẤY ĐIỂM vÀO SỔ:
4. Hướng dẫn về nhà:
* Hướng dẫn học bài:
- Học nội dung văn bản : Mẹ hiền dạy con và rút ra bài học cho bản thân .
- Tập đóng vai Mạnh Tử kể lại câu truyện.
* Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài : “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” ; chú ý đọc kĩ văn bản để trả lời các câu hỏi SGK.
@&?	

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc