Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 14

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 14

Tuần: 14

Tiết: 53

 Bài : 13

Kể chuyện tưởng tượng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:

- Hiểu thế nào là chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.

- Rèn kĩ năng phát hiện, phân tích các yếu tố, vai trò của tưởng tượng trong các bài văn.

- Rèn kĩ năng sáng tạo truyện tưởng tượng dựa trên một phần cơ sở có thật.

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích sáng tác văn chương.

B . CHUẨN BỊ:

1.GV : - Chuẩn bị giáo án, một số bài văn mẫu kể chuyện tưởng tượng; dự kiến phương pháp, biện pháp, hình thức tiến hành giờ dạy học.

 - Tích hợp với các văn bản truyện cười, truyện ngụ ngôn

 2.HS: - Chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo.

 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới: Giới thiệu bài

*Tiết trước các em đã được tìm hiểu kể chuyện đời thường. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo giống nhau , khác nhau những điểm nào? Truyện kể sáng tạo đòi hỏi những yêu cầu gì?

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	
Tiết: 53
NS: 6/ 8/ 2007	Bài : 13 	
ND:8/12/2007 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
Hiểu thế nào là chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.
Rèn kĩ năng phát hiện, phân tích các yếu tố, vai trò của tưởng tượng trong các bài văn.
Rèn kĩ năng sáng tạo truyện tưởng tượng dựa trên một phần cơ sở có thật.
Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích sáng tác văn chương.
B . CHUẨN BỊ:
1.GV : - Chuẩn bị giáo án, một số bài văn mẫu kể chuyện tưởng tượng; dự kiến phương pháp, biện pháp, hình thức tiến hành giờ dạy học.
 - Tích hợp với các văn bản truyện cười, truyện ngụ ngôn
 2.HS: - Chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo.
 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
Ổn định:
Bài cũ: 
Bài mới: Giới thiệu bài
*Tiết trước các em đã được tìm hiểu kể chuyện đời thường. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo giống nhau , khác nhau những điểm nào? Truyện kể sáng tạo đòi hỏi những yêu cầu gì?
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tuợng.
- Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
* Theo em truyện này có thật không?--> ( Là truyện ngụ ngôn dân gian hoàn toàn do tưởng tượng mà có)
* Cho biết trong truyện này, người ta đã tưởng tượng ra những gì?
* Trong truyện tưởng tượng này chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra? Có phải mọi chi tiết tưởng tượng trong truyện đều là bịa đặt không? Vì sao em biết?
GV: Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi là bác , cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng. Cuối cùng hiểu ra thì lại hoà thuận như cũ. Chuyện Chân, Taychống lại Miệng là hoàn toàn bịa đặt, không thể có thật. Câu chuyện được kể như một giả thiết, để cuối cùng phải thừa nhận một chân lí: Cơ thể là một thể thống nhất. Miệng có ăn thì các bộ phận khác mới khoẻ mạnhTưởng tượng để làm nổi bật một sự thật thông thường: Trong xã hội mọi người phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được.
* Tưởng tượng trong văn tự sự có phải tuỳ tiện không? Tưởng tượngø nhằm mục đìch gì?--> Tưởng tượng không được tuỳ tiện mà phải dựa vào những điều có thật .Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện một tư tưởng ( chủ đề)
- Đọc truyện “ Lục súc tranh công” Tóm tắt truyện.
* Trong câu chuyện vừa đọc người ta tưởng tượng những gì? (Sáu con gia súc nói được tiếng người, sáu con gia súc kể công, kể khổ.)
* Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?
à Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật nuôi.
* Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?-->Nhằm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, nhằm giáo dục con người không nên so bì nhau.
- Đọc truyện “ Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”
* Em cho biết truyện kể theo ngôi thứ mấy? Em thấy chi tiết nào trong truyện là có thật ?
* Trong truyện những sự việc nào là người kể tự tưởng tượng ra? Theo em người kể chuyện tự tưởng tượng ra những sự việc đó là nhằm mục đích gì?--> Giúp người đọc hiểu thêm về Lang Liêu, về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân tộc Việt.
* Qua phân tích tìm hiểu các bài tập trên cho em thấy truyện tưởng tượng là gì?-->Là truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình. Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật rồi tưởng tượng thêm cho thú vị.
- Nhắc lại bài học.(Ghi nhớ SGK/133)
*GV hướng dẫn HS luyện tập: 
Gợi ý đề 1: Có thể hình dung cuộc dọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ngày nay như là một cuộc chống bão lụt.
- Thuỷ Tinh dâng nước làm ngập cả vùng đồng ruộng, nhà cửa 
*GV hướng dẫn làm bài tập ở nhà:
Gợi ý đề 4: 
- Truyện này có dạng như “Lục súc tranh công” nhưng ở đây là ba phương tiện giao thông so bì hơn thua. Em có thể dựa vào truyện “Lục súc” Để tượng tượng ra truyện này.
- Những điều có thật ở ba phương tiện giao thông: 
+ Xe đạp: Rẻ tiền, gọn gàng, cơ động,không cần nhiên liệu,dễ tập, dễ đi vào tận các ngõ ngách nhỏ. Được bà chủ nhà và cô út yêu thích sử dụng hàng ngày.
+ Xe máy: Có tôc` độ cao hơn, nhưng tốn nhiên liệu, người già, trẻ em không đi được, dễ xảy ra tai nạn nhưng lại được việc, nhanh chóng. Được ông chủ và cậu chủ yêu quý, sử dụng.
+ Ô tô: Sang trong, lịch sự, an toàn, mưa nắng không sợ, nhưng giá thành cao, nhiên liệu nhiều, không đi được vào các ngõ nghách nhỏ.
- Tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa ba phương tiện này để chúng so bì hơn thua
- Phương tiện nào cũng có những ưu điểm, hạn chế. Em có thể dựa vào điều này để tạo ra kịch tính truyện.
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
1. Ví dụ: 
* Truyện ngụ ngôn: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
à Yếu tố tượng tượng là các bộ phận của con người đều biết nói , biết so bì
* Truyện “Lục súc tranh công” (SGk/130)
- Tưởng tượng: Sáu con vật nói tiếng người, kể công với nhau.-> Dựa trên sự việc có thật: Cuộc sống và công việc của mỗi giống vật nuôi.
à Mục đích giáo dục tư tưởng : Không nên so bì nhau.
* Truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” là chuyện tưởng tượng
- Chi tiết có thật: Việc nấu bánh chưng
- Tưởng tượng: Người kể chuyện trò chuyện với Lang liêu:
+ Lang Liêu đi thăm dân tình nấu bánh chưng
- Ý nghĩa của việc tưởng tượng: Hiểu thêm về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân tộc Việt.
2. Ghi nhớ: 
 (Ghi nhớ SGK/133)
II. Luyện tập: 
Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài sau:
Đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi
* Dàn ý: 
a. Mở bài: 
- Lũ lụt khủng khiếp năm 2005 ở miền trung
- Sơn Tinh – Thuỷ Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này.
b. Thân bài: 
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công vẫn với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội.
- Cảnh Sơn Tinh ngày nay chống lũ lụt: Huy động sức mạnh tổng lực: Đất, đá, tàu hoả, trực thăng, ca nô
- Các phương tiện thông tin hiện đại: Vô tuyến, điện thoại di động ứng cứu kịp thời
- Cảnh bộ đội, công an giúp dân cống lũ
- Cảnh cả nước quyên góp lá lành đùm lá rách
- Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân
c. Kết bài: 
Cuối cùng thuỷ Tinh lại một lần nữa chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ XXI.
* Bài tập về nhà:
1. Tìm hiểu vai trò của tưởng tượng và nhân hoá trong một số truyện ngụ ngôn đã học, trong truyện đồng thoại” Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài.
2. Lập dàn ý cho đề: 2,3,4 mục luyện tập trên. Viết thành bài văn hoàn chỉnh đề 4.
4. Hướng dẫn về nhà:
* Học bài cũ: - Đọc các truyện và tập kể tóm tắt nội dung .
 - Học ghi nhớ ở các truyện cổ dân gian 
* Soạn bài mớii: - Soạn bài “Ôn tập truyện dân gian”
- Soạn theo câu hỏi sgk.
Tuần: 14	
Tiết: 54- 55
NS: 8/12/2007	
ND:10/12/2007 	
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
Nắm được các đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học.
Kể và hiểu được nội dung , ý nghĩa của các truyện.
Nắm chắc được nghệ thuật xây dựng truyện.
Giáo dục học sinh lòng yêu thích các truyện dân gian.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV: - Chuẩn bị giáo án, thống kê lại các văn bản đã học theo từng thể loại
 - Dự kiến phương pháp, biện pháp, hình thức tiến hành giờ ôn tập.
Tích hợp với các văn bản thuộc bốn thể loại đã được học.
Tích hợp với phần TLV ở kĩ năng kể chuyện có sẵn, kể chuyện theo ngôi kể mới.
 2.HS: - Chuẩn bị ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định :
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn h/s hệ thống kiến thức về truyện cổ dân gian đã học
* Em cho biết: Văn học dân gian do ai sáng tác? Sáng tác dưới hình thức nào?
(VHDG do nhân dân ta sáng tác; hình thức truyền miệng.)
* Theo em biết, văn học dân gian chia ra làm mấy bộ phận? (Hai bộ phận: Truyện dân gian và thơ ca dân gian.)
I. Hệ thống kiến thức cơ bản về truyện dân gian.
 VHDG
Thơ ca DG
Truyện DG
T.cười
N. ngôn
C. tích
T. Thuyết
T. thoại
II. Các thể loại và các văn bản đã học trong ngữ văn 6 tập I :
THỂ LOẠI
KHÁI NIỆM
TÊN TRUYỆN
NỘI DUNG- ÝNGHĨA
YẾU TỐ KÌ ẢO
Truyện
Truyền thuyết
- Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ
- Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân.
1. Con Rồng, cháu Tiên
Giải thích nguồn gốc dân tộc
Ý nguyện đoàn kết
Hoang đường, tưởng tượng
2. Bánh chưng, bánh giầy
Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giày.Đề cao nông nghiệp.
3. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Giải thích hiện tượng lũ lụt
- Thể hiện ước mơ chinh phục thiên nhiên.
4. Thánh Gióng
Ước mơ về người anh hùng dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm.
5. Sự tích Hồ Gươm
- Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích tên gọi Hồ Gươm.
Truyện
Cổ tích
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Có yếu tố hoang đường
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện chiến thắng cái ác.
1. Thạch Sanh
P/á ước mơ về đạo lí 
Hoang đường, tưởng tượng
2. Em bé thông minh
Ca ngợi thông minh, tài trí, ca ngợi trí khôn dân gian.
3. Cây bút thần
Ca ngợi người nghèo, thông minh, tài trí, ở hiền gặp lành
4. Ông lão đánh cá
Phê phán những kẻ tham lam, độc ác, bội bạc
Truyện
Ngụ ngôn
- Truyện kể bằng văn xuôi, văn vần
- Mượn chuyện loài vật, đồ vật, con người để nói bóng gió chuyện con người
- Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học về luân lí.
1 Ếch ngồi đáy giếng
- Khuyên con người mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Không có
Có yếu tố tưởng tượng
2. Thầy bói xem voi
Chế diễu cách nhìn phiến diện
3. Đeo nhạc cho mèo
Phê phán những ý tưởng vu vơ, không thực tế
4. Chây, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Không nên ganh tị, phải nương tựa vào nhau.
Truyện cười
- Kể về những hiện tượng đáng cười
- Tạo tiếng cười mua vui
- Phê phán những thói hư, tật xấu của người đời.
1. Treo biển
Phê phán những người thiếu chủ kiến, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.
Không có
2. Lợn cưới, áo mới
Chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang.
 Tiết 2:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Em cho biết sự giống nhau và khác nhau của hai loại truyện truyền thuyết và cổ tích ở chỗ nào?
*So sánh nét giống và khác của hai truyện ngụ ngôn và truyện cười ?
** GV : Nhận xét, bổ sung
 Đánh giá, cho điểm.
** GV hướng dẫn h/s thi kể chuyện, thi diễn hoạt cảnh:
** Thi kể chuyện: 
- Mỗi tổ cử đại diện tham gia kể diễn cảm câu chuyện mà em yêu thích nhất.
- Khi kể chuyện em cần chú ý: Giọng điệu, thái độ, tình cảm
Diễn đạt lưu loát, trôi chảy
** Thi diễn hoạt cảnh:
Thi theo đơn vị tổ.
Trên cơ sở đã luyện tập trước, các tổ lên thể hiện phần hoạt cảnh của lớp mình
Giáo viên theo dõi, đánh giá
Lớp biểu dương.
II. Luyện tập: 
1. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích:
* Giống nhau: - Đều là loại truyện dân gian, thuộc văn học dân gian, do nhân dân ta sáng tác.
- Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo
- Đều thể hiện thái độ của nhân dân.
* Khác nhau:
- Truyền thuyết: Có chi tiết, sự kiện liên quan đến lịch sư quá khứ của dân tộc..
- Cổ tích: Không có sự kiện liên quan đến lịch sử mà p/á ước mơ về đạo lí .
2. Nét giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:
-* Giống nhau: - Đều là truyện dân gian(VHDG) do nhân dân ta sáng tác.
- Cả hai loại truyện này đều không cóù yếu tố kì ảo, hoang đường.
* Khác nhau: 
- Ngụ ngôn: Thường rút ra bài học luân lí.
- Truyện cười: Thiên về ý nghĩa mua vui, phê phán.
3. Thi kể chuyện diễn cảm
4. Thi diễn hoạt cảnh
4. Hướng dẫn về nhà:
* Học bài: - Tự ôn tập các đơn vị kiến thức về tiếng việt đã học .
 - Làm các bài tập trong phần luyện tập bài tiếng việt .
* Soạn bài: - Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra tiếng việt. 
Tuần: 14	
Tiết: 56
NS: 12/12/ 2007	
ND:14/12/2007 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
Biết tự đánh giá bài làm của mình qua bài kiểm tra theo các yêu cầu.
Tự sửa các lỗi trong bài làm của mình để từ đó rút kinh nghiệm cho bài làm sau. Củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học về phân môn tiếng Việt.
Giúp giáo viên nhận ra những ưu điểm, hạn chế của học sinh để có biện pháp uốn nắn kịp thời.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV: - Chấm bài, chuẩn bị đáp án, biểu điểm 
 - Tích hợp với phần TLV ở kĩ năng viết đoạn văn.
 2.HS: - Ôân tập và xem lại kiến thức phần tiếng việt đã kiểm tra 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: - Kiểm tra việc soạn lại phần bài kiểm tra tiếng việt của h/s
3. Bài mới: : Trả bài kiểm tra tiếng việt
I.Đề bài: Tiết 46
ĐÁP ÁN 	
	A. Trắc nghiệm khách quan : (5đ)
 Câu : 1 ,2 ,3 ,4 ,5 ,6 ,7 ,8 ,9 ,10 ,11 ,12
	B. Tự luận: (5đ)
II. Nhận xét bài làm :
Ưu điểm: Đa số các em học bài khá tốt, nắm chắc kiến thức đạt điểm cao, trình bày rõ ràng.
Nhược điểm : Một số em không học bài ,kiến thức không vững nên trả lời sai nhiều , chữ viết cẩu thả, không rõ ràng,sai lỗi chính tả nhiều, điểm dưới trung bình.
IV.Phát bài - sửa lỗi sai: Theo đáp án.
1. GV: - Phát bài cho học sinh, gọi điểm, ghi vào sổ gọi tên, ghi điểm.
2. HS : - Xem kết quả, tự rút kinh nghiệm qua bài làm của mình; 
 - Ghi lại các lỗi sai từ bài viết
 - Tiến hành sửa lỗi sai, ôn tập laị phần bài đã kiểm tra
4. Hướng dẫn về nhà:
Tự ôn tập, bổ sung sửa lỗi sai , khắc phục những hạn chế từ bài kiểm tra tiếng việt.
Soạn bài: “ Chỉ từ” Chú ý đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi SGK.
 ĐỘNG TỪ
 Động từ tình thái Động từ chỉ hành động,trạng thái.
 Ví dụ : toan ,định, muốn Ví dụ ; yêu ,ghét,chạy ,ăn
 Động từ chỉ hành động Động từ chỉ trạng thái
 Ví dụ ; đi ,chạy , ngồi.. Ví dụ ; vỡ ,buồn ,vui
B.Cụm động từ ; 
 1.Khái niệm : Là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
 2 . Hoạt động trong câu của cụm động từ giống như động từ.
 3,Mô hình của cụm động từ ;
Phần trước 
 Phần trung tâm
 Phần sau
Vẫn / còn /đang
 tìm 
được/ngay/câu trả lời
-Những từ chỉ quan hệ thời gian,sự tiếp diễn tương tự,sự khuyến khích hoặc ngăn cản,sự khẳng định ,phủ định
Động từ
_Bổ sung ý nghĩa về số lượng,hướng, địa điểm,mục đích ,nguyên nhân, mức độ,phương tiện,cách thức của hành động
 VII. Tình từ và cụm tính từ ;
 1.Khái niệm ; Là những từ tính chất,đặc điểm của sự vật, hành động ,trạng thái
 2.hoạt động trong câu của tính từ ;Làm vị ngữ,có thể làm chủ ngữ.Khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.
3. phân loại tính từ ;
 _Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
 -Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
4.Cụm tính từ :
a.khái niệm ; Là loại tổ hợp từ do tính từ kết hợp với một số từ phụ thuộc nó tạo thành.
Phần trước
Phần trung tâm
 Phần sau
Vẫn/còn/ rất,khá, hơi
trẻ
lắm/quá,
_Từ chỉ mức độ,quan hệ thời gian,sự phủ định hay khẳng định
_Biểu thịmức độ, sự so sánh, phạm vi hay nguyên nhân 
b.Mô hình cụm tính từ ;

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc