Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

1. Mục tiêu:

 Về kiến thức:

- Trình bày được khái niệm miễn dịch.

- Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.

- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

 Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.

- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng tiêm phòng.

 Về thái độ:

- Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.

- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.

2. Nội dung trọng tâm:

- Tìm hiểu về bạch cầu và hệ thống miễn dịch.

3. Phương tiện – thiết bị dạy học:

 Giáo viên:

- Tranh vẽ phóng to hình 14.1 14.3

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 4414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Võ Thị Sáu Người soạn: Đào Trọng Điều
Lớp: Ngày soạn: / /
 Ngày dạy: / /
Tiết: Bài:14 
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Trình bày được khái niệm miễn dịch.
Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.
Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng tiêm phòng.
Về thái độ:
Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.
Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
Nội dung trọng tâm:
Tìm hiểu về bạch cầu và hệ thống miễn dịch.
Phương tiện – thiết bị dạy học:
Giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 14.1 ó14.3
Học sinh:
Xem trước bài mới.
Phương pháp và hình thức tổ chức:
Phương pháp chủ yếu:
 + Biễu diễn phương tiện trục quan, tìm tòi. 
Kết hợp với phương pháp:
 + Vấn đáp, hoạt động nhóm
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của huyết tương? Các loại môi trường trong cơ thể?
Dạy bài mới:
Các em có khi nào dẫm phải gai, chân ta bị sưng đau vài hôm rồi khỏi. Vậy do đâu mà chân ta khỏi đau, do đâu mà cơ thể có thể tự bảo vệ mình? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài : “Bạch cầu – Miễn dịch”
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Mục tiêu:
Trình bày được 3 hàng rào bảo vệ cơ thể của bạch cầu.
Phân biệt được kháng nhuyên, kháng thể.
Phương pháp dạy học:
Biễu diễn phương tiện trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Đặt câu hỏi:
+ Máu gồm những thành phần nào?
+ Các tế bào máu gồm những thành phần nào?
+ Kể tên 5 loại tế bào bạch cầu?
- GV thông báo: “ Bạch cầu là tế bào có nhân, kích thước lớn: đường kính từ 8-18μm, không có hình dạng nhất định, số lượng ít hơn so với hồng cầu.
- Yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK và hình 14.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Khi VSV xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp phải hàng rào bảo vệ nào?
+ Xung quanh mũi kim có các thành phần nào?
- Thông báo: các chấm tròn nhỏ này biểu hiện các tín hiệu hóa học do các tế bào của mô bị thương tiết ra => BC=> ổ viêm => hình thành chân giả => nuốt vi khuẩn => tiêu hóa. Đây là quá trình thực bào. 
 + Thảo luận nhóm và cho biết thực bào là gì?
+ Có phải tất cả các loại bạch cầu đều có khả năng thực bào?
- GV thông báo sau khi thực bào các bạch cầu sẽ chết, xác bạch cầu có màu trắng ( hiện tượng ngưng mũ)
- Yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu SGK và tiến hành thảo luận các nội dung:(3 phút)
+ Nhóm 1: Kháng nguyên, kháng thể là gì? 
+Nhóm 2: Cho VD phân biệt kháng nguyên và kháng thể. Cơ chế tương tác? 
+ Nhóm 3: Các vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ như thế nào? Limphô B đã chống lại kháng nguyên bằng cách nào?
+ Nhóm 4: Nếu vi khuẩn thoát khỏi tế bào limphô B sẽ như thế nào? Tế bào limphô T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
+ Vì sao sự phá hủy tế bào của tế bào limphô T vẫn được xem là hình thức bảo vệ tế bào.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét phần thảo luận.
- Gv chốt lại vấn đề.
- Nhớ lại kiến thức và trả lời:
+ Máu gồm huyết tương và các tế bào máu.
+ Tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
+ BC ưa kiềm, BC trung tính, BC ưa axit, BC mônô.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Tham khảo thông tin SGK và suy nghĩ trả lời:
+ Sự thực bào
+ Các tế bào vi khuẩn hình que, các chấm tròn nhỏ. 
- Lắng nghe và ghi nhớ
+ Thực bào quá trình bạch cầu hình thành chân giả, bắt và nuốt các vi khuẩn rồi tiêu hóa.
+ Chỉ có bạch cầu trung tính và bạch cầu mono
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm:
+ Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể. Kháng thể là những phân tử protêin do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên
+ Vd: Khi bị rắn cắn, kháng nguyên là nọc rắn, kháng thể là prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại nọc rắn. Cơ chế tương tác chìa khóa và ổ khóa.
+ Vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp sự bảo vệ của tế bào limphô B.
Limphô B tiết kháng thể kết dính các kháng nguyên.
+ Gây nhiễm cho các tế bào, sẽ gạp hoạt động của tế bào limphô T. Limphô T phá hủy các tế bào bị nhiễm khuẩn, tiết ra Prôtêin làm tan màng tế bào nhiễm và phá hủy chúng.
+ Vì phá hủy để tránh lây lan cho các tế bào khác.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
1. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể. 
- Kháng thể là những phân tử protêin do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên.
- Cơ chế tương tác: ổ khóa và chìa khóa
*Các bạch cầu tham bảo vệ cơ thể bằng cách:
- Thực bào: là quá trình bạch cầu hình thành chân giả, bắt và nuốt các vi khuẩn rồi tiêu hóa.
- Limphô B: tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn.
- Limphô T: phá hủy các tế bào đã nhiễm bệnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về miễn dịch
Mục tiêu: Nêu được khái niệm miễn dịch, phân biệt được 2 loại miễn dịch
PPDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trả lời các câu hỏi.
+ Tại sao loài người khi sinh ra và cả đời của họ không mắc một bệnh X nào đó (lỡ mồm long móng).
+ Tại sao một người khi mắt bệnh Y nào đó thì không bao giờ mắc bệnh đó nữa.
+ Tại sao khi tiêm phong vắcxin Z nào đó thì không mắc bệnh Z.
- Các nhóm hãy tiến hành thảo luận và cho biết:
+ Miễn dịch là gì?
+ Người ta chia miễn dịch thành mấy loại.
- Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
+ Là do khi sinh ra loài người đã miễn dịch với bệnh đó. Đó là miễn dịch tự nhiên.
+ Người ấy đã miễn dịch với bệnh đó. Đây là miễn dịch tập nhiễm
+ Khi tiêm vắcxin người ấy đã miễn dịch với bệnh đó. Đây là miễn dịch nhân tạo
+ Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một loại bệnh nào đó.
+ Gồm 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
2. Miễn dịch:
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một loại bệnh nào đó.
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: khả năng tự chống bệnh của cơ thể.
+ Miễn dịch nhân tạo: tạo cho cơ thể khả năng chống bệnh nhờ vắcxin 
Cũng cố:
Phiếu học tập.
Dặn dò:
Xem trước bài mới
Học bài cũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docbach caumien dich.doc