Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 17

Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 17

 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

A. MỤC TIÊU:

- Ôn lại kiến thức về kiểu bài thuyết minh

 - Rèn kỹ năng sửa lỗi về liên kết văn bản và sửa lỗi chính tả

 - Đánh gía kết quả vận dụng lí thuyết vào thực hành xây dung văn bản thuyết minh

B. CHUẨN BỊ:

 GV: Chấm bài, phương án sửa chữa; HS: Ôn tập kiến thức về văn Thuyết minh

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp.

 2. Bài cũ:

 3. Bài mới

 HĐ1: G/v nhận xét chung về các mặt

1. Kiểu bài :

 biết viết bài văn thuyết minh

2. Cấu trúc : bài làm của các em đủ 3 phần

3. Về nội dung : nguồn gốc, cách làm, công dụng

4. Diễn đạt :

 - Liên kết văn bản hầu hết còn rời rạc

 - Còn sai về lỗi dùng từ và chính tả

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 	 Ngày soạn:
Tiết 64	 Ngày dạy:
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU:
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài thuyết minh
	- Rèn kỹ năng sửa lỗi về liên kết văn bản và sửa lỗi chính tả
	- Đánh gía kết quả vận dụng lí thuyết vào thực hành xây dung văn bản thuyết minh 
B. CHUẨN BỊ:
	GV: Chấm bài, phương án sửa chữa; HS: Ôn tập kiến thức về văn Thuyết minh
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới
 HĐ1: G/v nhận xét chung về các mặt
1. Kiểu bài : 
	biết viết bài văn thuyết minh
2. Cấu trúc : bài làm của các em đủ 3 phần
3. Về nội dung : nguồn gốc, cách làm, công dụng
4. Diễn đạt : 
	- Liên kết văn bản hầu hết còn rời rạc
	- Còn sai về lỗi dùng từ và chính tả
5. Hình thức : Trình bày : một số em còn rất cẩu thả 
Hoạt động 2: Đọc thẩm định 
	- G/v cho 2 bài đạt điểm cao và 2 bài đạt điểm chưa cao, sau đó cho h/s thảo luận
	+ Nguyên nhân viết tốt và viết chưa tốt
	+ Hướng dẫn sữa các lỗi đã mắc
Hoạt động 3: Trả bài 
	- G/v trả bài cho h/s và yêu cầu : 
	+ Học sinh tự xem lại bài và tự sửa lỗi
	+ H/s trao đổi bài cho nhau xem để cùng rút kinh nghiệm
	- G/v nhắc nhở h/s : Xem lại kiểu bài thuyết minh
	- Đọc lại các văn bản mẫu ở sgk
	- Tự ra đề và viết kiểu loại văn thuyết minh 
 4. Củng cố: Cách làm một bài kiểm tra; Cách tạo lập văn bản thuyết minh.
 5. Dặn dò: CCB Ông đồ (SGK tập 2)
************************************
Tuần 17 	 Ngày soạn:
Tiết 65	 Ngày dạy:
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án, tranh. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ: 
	Đọc thuộc và nêu nội dung chính của văn bản “Muốn làm thằng Cuội”
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm hiểu chú thích * trong sách giáo khoa.
? Nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm.
Học sinh: Thảo luận và nêu vài nét tiêu biểu.
Giáo viên: Hướng dẫn đọc: Chú ý đọc chậm, giọng truyền cảm và hơi buồn.
Học sinh: 2 em đọc.
? Giáo viên: Hỏi một vài chú thích.
Học sinh: Dựa vào sách giáo khoa trả lời.
? Văn bản được viết theo thể thơ gì?
? Nội dung khái quát của văn bản?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm
- Vũ Đình Liên (1913-1996): Quê Hải Dương sống chủ yếu ở Hà Nội. Là nhà thơ của phong trào thơ mới. Nội dung thơ ông mang nặng lòng yêu thương con người và niềm hoài cổ.
- Văn bản là bài thơ tiêu biểu của ông.
2. Đọc và chú thích
3. Thể thơ:
- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn: 5 chữ / 1 câu; 4 câu trong 1 khổ, gần gũi với thể thơ của bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
- Vần chân (gieo ở tiếng cuối câu, vần cách, vần liền, bằng trắc xen kẽ hoặc nối tiếp).
4. Bố cục: Chia 3 đoạn:
- Đoạn 1: (Khổ thơ 1 + 2): Hình ảnh ông đồ bán chữ trong những năm còn đông khách (Hình ảnh ông đồ thời vang bóng).
- Đoạn 2: (Khổ thơ 3 + 4): Hình ảnh ông đồ trong những mùa xuân ế khách, tàn tạ (Hình ảnh ông đồ thời vắng bóng).
- Đoạn 3: Khổ 5: Cảnh đó, người đâu (Tấm lòng của nhà thơ hoài cổ).
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc hai khổ thơ đầu
? Ông đồ là ai? Những người làm nghề gì?
? Ông đồ thường xuất hiện vào mùa nào trong năm? Ông làm gì ở đâu?
Học sinh: Thảo luận → vào mùa xuân ông đồ bày giấy mực để viết câu đối cho mọi người.
? Em có nhận xét gì về cách chơi câu đối ngày Tết?
? Muốn có câu đối cần nhờ ai?
? Hình ảnh ông đồ cho em nhận xét gì về sự phát triển của nho học? Chữ nho còn được coi trọng không? Vì sao?
? Trong thời kì này .của ông đồ ra sao? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
? Hình ảnh giấy mực gợi cho em suy nghĩ gì?
? Qua hình ảnh bị lãng quên mờ nhạt dần của ông đồ cho thấy tâm trạng gì của tác giả?
? Câu hỏi ở cuối bài thơ theo em có phải là câu hỏi bình thường không? Vì sao?
II. Phân tích:
1. Hình ảnh ông đồ: 
a. Hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ đầu(quá khứ)
“Mỗi năm hoa đào nở
Như phượng múa rồng bay”
→ Mùa xuân đến, ông đồ lại bắt đầu với công việc viết câu đối Tết cho mọi người. Đây là nét văn hoá thanh tao thể hiện cái tâm, cái thanh lịch, nếp văn hoá của người Việt Nam thời xưa.
- Ông đồ là người có tài học vấn và tài viết chữ được nhiều người thán phục trong thời hưng thịnh của nho học.
b. Hình ảnh ông đồ trong hiện tại:
- Thời kì suy vong của chữ Nho, nhường chỗ cho chữ quốc ngữ.
- Ông đồ vẫn ngồi bên phố nhưng chẳng ai còn hay, họ đã lãng quên. Giấy mực chẳng được dùng nữa → phản ánh tâm trạng ảm đạm, buồn bã vì bị bỏ quên của ông đồ.
- Hình ảnh lá vàng và mưa bụi bay → tăng thêm sự lạnh lùng trong lòng ông.
2. Tâm sự của nhà thơ
- Qua hình ảnh ông đồ → tâm trạng xót xa, tội nghiệp, nuối tiếc của tác giả về những con người tài hoa và về nền Nho học của nước nhà.
- Câu hỏi không có lời giải đáp nhưng đã gieo vài lòng người một niềm thương cảm, một sự tiếc nuối khiến cho giá trị của bài thơ được nâng lên.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
? Nêu giá trị đặc sắc làm nên cái hay của bài thơ
Học sinh: Thảo luận
Giáo viên: Nhận xét và chốt ý. 
Yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ trong sách giáo kho
III. Tổng kết
1. Nội dung:
 - Bài thơ “Ông đồ” thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với một lớp người hết thời bị người đời lạnh nhạt và lãng quên.
 - Ông đồ già là một người già, đơn côi, một trí thức lỗi thời, một nghệ nhân xuất chúng. Ông là một “di tích” của một thời tàn, nên niềm cảm thương lại càng dễ dàng tìm được tiếng nói tri âm.
2. Nghệ thuật: 
 - Vũ Đình Liên dùng thể thơ ngũ ngôn, lời thơ thật bình dị.
 - Về kết cấu, bài thơ sử dụng lối miêu tả theo thời gian. Bài thơ có dáng dấp một câu chuyện. Nhân vật trung tâm là ông đồ. Khép lại câu chuyện là lời bình của người chép truyện. Tất cả đều rất cô đọng.
 - Những chi tiết thơ được chắt lọc rất tinh tế và giàu sức gợi. Giấy đỏ nhạt phai vì buồn tủi, mực đọng lại trong nghiên vì sầu tủi. Những vật vô tri vô giác mà cũng biết thấu hiểu nỗi buồn sầu của chủ
 - Thể thơ 5 chữ đều đều, cân đối, cổ kính, nhịp ngắn 2/3, 3/2 xen kẽ, không gắt gao, không có những đột biến, như những lời kể tâm tình, điềm đạm mà đầy âm hưởng u hoài, tiếc thương. Bài thơ mang bóng dáng một câu chuyện kể với thiên nhiên, nhân vật, không gian, thời gian chảy trôi theo nhịp tự sự.
 - Hình ảnh lá vàng và mưa bụi phủ lên giấy, khuất lấp hình dáng ông đồ đơn côi, ế ẩm cũng rất gợi cảm.
4. Củng cố: Khái quát giá trị của bài thơ
 5. Dặn dò: Học thuộc bài thơ. Chuẩn bị bài: Hai chữ nước nhà.
******************************************
Tuần 17 	 Ngày soạn:
Tiết 66	 Ngày dạy:
Đọc thêm: 
 HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 	Trần Tuấn Khải
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nỗi đau mất nước và ý chức phục thù cứu nước được thể trong đoạn thơ.
- Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. Cảm thụ được cảm xúc mạnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
-TTHCM:Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác 
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án, tranh. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ:
	- Đọc thuộc bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên. Nêu khái quát những độc đáo về nội dung và ngthuật.
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả
G/v kể lại câu chuyện về gia đình Nguyễn Trãi. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
? Xác định vị trí của đoạn trích?
H/s đọc – g/v lưu ý giọng đọc cho h/s
G/v kiểm tra việc nhớ chú thích của h/s
H/s thực hiện yêu cầu sgk 
? Em có đồng ý không? Vì sao? Nêu nội dung chính từng phần?
I. Tìm hiểu chung:
1, Tác giả : (1895 – 1983)
- Hiệu á Nam. Quê : Mĩ Hà - Mĩ Lộc – Nam Định
2, Đề tài và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Bài thơ lấy cảm hứng từ một đề tài lịch sử (chuyện về cha con Nguyễn Trãi )
- Bài thơ ra đời nảm 1924, khi đất nước ta chìm đắm trong gót giầy của thực dân Pháp xâm lược, cũng giống như hoàn cảnh nước ta thuộc Minh
- Bài thơ dài 101 câu. Đoạn trích là 36 câu đầu của bài 
3, Đọc : Giọng đau xót, căm giận, thở than, u sầu
4, Từ khó : 
5, Bố cục : 3 phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp, 80 câu cuối 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Em cóa nhận xét gì về giọng điệu bài thơ và cảm nhận chung?
? Thể thơ của bài thơ giống thể thơ của bài thơ nào đã học? (Sau phút chia ly) (Chinh phụ ngâm)
? Đặc điểm : Số câu, kiểu câu, vần điệu?
H/s đọc 8 câu thơ đầu
? Nỗi sầu diễn ra trong khung cảnh không gian như thế nào? 
? Tâm trạng của người trong cuộc (người cha, người con) ở đây như thế nào?
? Nỗi sầu ly biệt ở đây là gì?
? Tác giả đã nhập vai người cha – một nạn nhân - để miêu tả hiện tình của đất nước, kể tội ác của quân xâm lược. Vậy nổi đau của người cha được diễn biến như thế nào? Nỗi đau này có mức độ, tầm vóc như thế nào?
Khổ thơ “Thảm vong quốc nỗi này”, đã gợi hình ảnh về đất nước điêu tàn dưới gót bọn xâm lược nhà Minh, đã giúp em liên tưởng đến hoàn cảnh Việt Nam năm 20 của thế kỷ XX như thế nào? Nhận xét những từ ngữ, hình ảnh diễn tả nỗi đau đó?
H/s đọc 8 câu cuối 
? Người cha nói về tình cảnh của mình hiện tại như thế nào?
? Người cha hy vọng trao gửi con điều gì? Ý nghĩa của lời trao gửi đó? Tác giả gửi gắm điều gì qua câu chuện lịch sử về cuộc chia tay giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi?
Hướng dẫn tổng kết
? Tại sao tác giả lấy tên bài thơ là “Hai chữ nước nhà”
? Đoạn trích có thể hiện được tư tưởng bài thơ không? 
II. Phân tích:
* Thể thơ : Song thất lục bát
- Đặc điểm : Mỗi cặp có 4 câu : 2 câu 7 chữ, 2 câu lục bát; chữ mỗi câu thất ngôn thứ nhất vần với chữ 5 câu thất ngôn thứ 2 ; chữ cuối cùng của câu thất ngôn thứ 2 vần với chữ cuối câu lục
- Trần Tuấn Khải đã dùng thể thơ truyền thống, phù hợp cho việc diễn tả nỗi uất ức, căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, nỗi u sầu
1. Đoạn thơ đầu : Nỗi sầu ly biệt 
* Cuộc chia ly diễn ra trong bối cảnh ảm đạm, tăm tối, sơn cùng thuỷ tận
Cả hai cha con tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm da diết, đều tột cùng đau đớn, xót xa 
2. Đoạn 2 : Nỗi đau mất nước 
- Tủi nhục vì đát nước có truyền thống độc lập mấy ngàn năm, có nhiều nhân tài mà bị mất vào tay giặc. Căm giận vì kẻ thù tàn phá đất nước tan hoang “Xương rừng, máu sông” đẩy nhân dân lâm vào cảnh “bỏ vợ lìa con”
* Đây không phải là nổi riêng tư mà là một nỗi đau lớn của cả một dân tộc, một thế hệ
3. Đoạn cuối : gửi gắm một niềm hoài vọng to lớn
- Người cha bày tỏ tình cảm của mình 
- Người cha trao nhiệm vụ cho con một nhiệm vụ hết sức nặng nề cao cả
Đó là khát vọng lớn của người cha cũng là khát vọng của dân tộc. Đây là lời của người cha và cao hơn là lời của tổ quốc, trong một cuộc bàn giao của thế hệ
4. Tình cảm, tấm lòng của tác giả đối với đất nước
Nỗi đau lòng của ông trước cảnh đất nước bị kẻ thù tàn phá. Lòng căm thù giặc sâu sắc. Khích lệ lòng yêu nước và cứu nước của đồng bào
III. Tổng kết 
* Tên bài thơ thể hiện sự gắn bó sâu sắc, không thể tách rời : “Nước mất nhà tan” à muốn cứu nhà, trước hết phải cứu nước, đó cũng là lời tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người. ý nghĩa tên gọi của bài thơ và là ý nghĩa của cụ Nguyễn Phi Khanh dặn người con : “ Con người có hiếu trước hết phải đền nghĩa nước. Phải lấy nước làm nhà”
 IV. Củng cố: Đề tài yêu nước trong văn thơ đầu thế kỉ 20
 V. Dặn dò: Ôn tập chuẩn bị thi học kì

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17 20122013.doc