Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 5

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 5

Bài 5

TIẾT 17:: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Thảo luận nhóm

- Phân tích mẫu

- Trực quan

- Vấn đáp

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Ngày soạn:
 Ngày dạy : 
Bài 5
TIẾT 17:: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm
- Phân tích mẫu
- Trực quan
- Vấn đáp
C. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Máy chiếu.
Học sinh : Soạn bài trước ở nhà
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ 
 - Mục tiêu: + Đánh giá trình độ nắm kiến thức của học sinh.
 + Đánh giá ý thức chuẩn bị bài của các em
 + Phát hiện và sửa lỗi trong diễn đạt, dùng từ
Phương pháp : Đàm thoại, thuyết trình
Thời gian : 5 phút
Câu hỏi: 
H1: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
H2: Nêu công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ cụ thể?
Bài mới
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
Phương pháp : Giới thiệu, thuyết trình
Thời gian : 2 phút
Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú đa dạng. Bên cạnh từ ngữ toàn dân còn có các từ ngữ địa phương và các biệt ngữ xã hội. Vậy hiểu như thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
 Hoạt động 2: Tri giác, phân tích và tổng hợp
- Mục tiêu: Tổ chức cho học sinh nắm được khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng các lớp từ ngữ này.
Phương pháp : Quan sát, phân tích, giải thích, đối chiếu so sánh, thảo luận nhóm.
Thời gian : 15 phút.
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
I. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I. từ ngữ địa phương
I. Từ ngữ địa phương
I. Từ ngữ địa phương
GV đưa ví dụ trong SGK/56 lên mà hình cho HS quan sát
-HS quan sát ngữ liệu
1. Ví dụ
? Đọc ví dụ trên màn chiếu?
- HS đọc
2. Nhận xét
? Đọc các từ in đậm trong ví dụ và cho biết nghĩa của các từ đó?
- HS đọc và tìm nghĩa từ
- “Bắp” và “bẹ” đều có nghĩa là “ngô”
? Trong ba từ : bắp, bẹ, ngô từ nào được dùng phổ biến hơn? Vì sao?
- Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó là từ nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực cao.
? Trong ba từ trên từ nào được gọi là từ địa phương? Vì sao?
- Hai từ bắp, bẹ là từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp, ở địa phương nhất định.
? Qua ví dụ vừa phân tích em hiểu thê nào là từ ngữ địa phương?
- Phát biểu
* Ghi nhớ 1/SGK/56
? Đọc ghi nhớ 1/SGK/56
- Đọc ghi nhớ1
GV đưa bài tập nhanh
* Bài tập nhanh
Các từ mè đen, trái thơm có nghĩa là gì? Chúng là từ địa phương ở vùng nào?
- Làm bài tập nhanh
- Nghĩa là vừng đen, quả dứa
- Từ ngữ địa phương Nam Bộ
II. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II.Biệt ngữ xã hội
II. Biệt ngữ xã hội
II. Biệt ngữ xã hội
GV đưa ngữ liệu a mục II/SGK/57 cho HS quan sát
- Quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi
1. Ví dụ
? Tại sao tác giả dùng từ mẹ và mợ để chỉ cùng một đối tượng?
2. Nhận xét
- Tác giả dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật
- Dùng từ mợ để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp
? Trước cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ mợ, cậu?
- Tầng lớp xã hội trung lưu thường dùng các từ này
GV GV đưa ngữ liệu b mục II/SGK/57 cho HS quan sát
- Quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi
? Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ trong ví dụ trên có nghĩa là gì?
- Từ ngỗng có nghĩa là điểm 2
- Từ trúng tủ có nghĩa là đúng phần đã học, đã thuộc, đã biết.
? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
- Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng
GV Người ta gọi các từ mợ, ngỗng, trúng tủ trong các ví dụ trên là các biệt ngữ xã hội. 
- HS nghe
? Vậy em hiểu biệt ngữ xã hội là gì?
* Ghi nhớ 2/SGK/57
? Đọc ghi nhớ 2/SGK/57?
- Đọc
? Cho ví dụ về biệt ngữ xã hội?
-HS lấy ví dụ
III Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
? Khi sử dụng lớp từ ngữ này cần lưu ý những điều gì?
- Trả lời
- Cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- Không nên lạm dụng vì nó dễ gây ra tối nghĩa, khó hiểu
? Tại sao trong các tác phẩm thơ văn tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- Để tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật.
? Đọc ghi nhớ 3/SGK/58?
- Đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ3/SGK/58
? Vậy bài học hôm nay có mấy đơn vi kiến thức cần ghi nhớ?
- Trả lời
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào làm bài tập thực hành.
Phương pháp : Vấn đáp giải thích, thảo luận nhóm
- Thời gian : 15 phút
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
Bài 1
Cho HS làm bài luyện tập
GV chia lớp thanh 3 nhóm + N1 Tìm từ ngữ ở vùng Bắc Bộ
 + N2 Tìm từ ngữ ở vùng Trung Bộ
 + N3 Tìm từ ngữ ở vùng Nam Bộ
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
1.Bài 1
-HS làm việc theo nhóm
1.Bài 1
N1: bá – bố, u- mẹ.
N2: ngái- xa, chộ-thấy, mè-vừng, đào- quả doi
N3: nón- mũ, thơm-quả dứa, trái-quả.
GV gọi HS đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét phần trả lời của HS
Bài 2
- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2?
- Gọi một số HS tìm từ và giải thích nghĩa
-GV gọi nhận xét, GV nhận xét
2.Bài 2
-HS làm việc cá nhân
2.Bài 2
-Gậy- điểm 1
-Học gạo – học thuộc lòng máy móc
- phao- tài liệu mang vào phòng thi
- xế - xe
- vi tính – tinh tướng
- bèo – rẻ mạt
- 1 lít – 100 nghìn
- 1 trai- 1 triệu
- 1 xịch- 10 nghìn.
Bài 3
? Đọc và nêu yêu cầu bài 3?
? GV gọi từng HS đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi?
? Gọi HS nhận xét
GV nhận xét, củng cố bài
3.Bài 3
-HS làm việc cá nhân
3.Bài 3
- Các trường hợp dùng từ ngữ địa phương: a
- Các trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương là các trường hợp còn lại.
Hoạt động 4: Củng cố bài học
- Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp : Khái quát hóa
- Thời gian : 6 phút
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
GV hỏi lại các kiến thức cơ bản vừa học
GV cho HS đọc phần đọc thêm/SGK/59
- Nhắc lại kiến thức, ghi nhớ
- Đọc phần đọc thêm
-Khắc sâu hệ thống kiến thức bài học
Hoạt động 5: Bài tập về nhà
-Thời gian: 2 phút
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
HD các nội dung tự học
- Nghe và ghi chép
-Học lý thuyết
- Hoàn thành các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài tiết sau soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự
TUẦN 5 Ngày soạn:
 Ngày dạy : 
Bài 5
TIẾT 18:: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm
- Phân tích mẫu
- Nêu vấn đề
- Vấn đáp
C. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Máy chiếu.
Học sinh : Soạn bài trước ở nhà
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ 
 - Mục tiêu: + Đánh giá trình độ nắm kiến thức của học sinh.
 + Đánh giá ý thức chuẩn bị bài của các em
 + Phát hiện và sửa lỗi trong diễn đạt, dùng từ
Phương pháp : Đàm thoại, thuyết trình
Thời gian : 5 phút
Câu hỏi: 
 Hãy nêu tác dụng và cách liên kết các đoạn văn trong văn bản?
Bài mới
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 - Mục tiêu: Khởi động tiết học và định hướng chú ý cho học sinh.
Phương pháp : Giới thiệu, thuyết trình
Thời gian : 2 phút
- Giáo viên : Em hãy kể tên các văn bản tự sự em đã được học từ đầu chương trình ngữ văn 8 đến nay?
- Học sinh : Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, lão Hạc
- Giáo viên : Cô giả sử cô chưa từng đọc các văn bản trên mà bây giờ cô muốn biết nội dung các văn bản đó nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì em sẽ làm thế nào để giúp cô đạt được mong muốn đó?
- Học sinh : Có thể tóm tắt các văn bản trên để cô hiểu được nội dung.
- Giáo viên : Tóm tắt văn bản tự sự cũng là một cách tiếp nhận tác phẩm nhanh. Vậy thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự và cách tóm tắt như thế nào để đạt hiệu quả, chúng ta học bài hôm nay.
 Hoạt động 2: Tri giác, phân tích và tổng hợp
Mục tiêu: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự, cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Phương pháp : Quan sát, phân tích, giải thích, vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian : 33 phút.
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
I.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự
* Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự
* Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự
? Theo em trong tác phẩm tự sự bao gồm những yếu tố nào ?
- Hoạt động cá nhân trả lời
- Yếu tố : nhân vật chính, sự việc, các chi tiết, các nhân vật phụ, yếu tố biểu cảm, yếu tố miêu tả..
?Trong các yếu tố đó, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất?
- Hoạt động cá nhân trả lời
- Yếu tố quan trọng nhất là : Sự việc và nhân vật chính
? Vậy khi tóm tắt tác phẩm tự sự thì phải dựa vào yếu tố nào là chính?
- Dựa vào yếu tố sự việc và nhân vật chính để tóm tắt
? Em hiểu mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
-> Mục đích là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
GV : Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản chúng ta được học, được đọc, và nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để học tập hoặc thông báo cho người khác biết thì chúng ta phải tóm tắt văn bản tự sự đó.
-HS nghe
GV chiếu các phương án a,b,c,d mục I/SGK/60 lên màn chiếu cho HS quan sát
-HS quan sát màn chiếu chọn đáp án đúng
? Trong các đáp án trên đáp án nào đúng nhất trả lời cho câu hỏi thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Đáp án b
? Qua những điều vừa tìm hiểu hãy phát biểu em hiểu tóm tắt văn bản tự sự là gì?
* Ghi nhớ ( chấm 1)/SGK/61
II.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
GV chiếu đoạn văn bản tóm tắt mục II, phần 1 /SGK/60 lên màn chiếu để HS quan sát
--HS quan sát màn chiếu trả lời câu hỏi
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
? Đọc đoạn văn bản trên mà chiếu?
- Đọc văn bản
? Nội dung đoạn văn trên n ... bản nào?
- Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh
? Vì sao em khảng định đoạn văn trên nói về văn bản “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
- Dựa vào sự việc chính và nhân vật chính của văn bản này
? So sánh đoạn văn trên với nguyên văn vủa văn bản đã được học ? ( về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc)?
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
- HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi
- So với tác phẩm thì độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều.
- Trong văn bản tóm tắt, số lượng sự việc và nhân vật ít hơn so với tác phẩm
- Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của người tóm tắt chứ không phải là lời văn của tác phẩm.
? Văn bản tóm tắt mặc dù có điểm khác so với nguyên văn văn bản các em được học nhưng văn bản trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không?
- Đảm bảo được nội dung chính
? Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt?
* Ghi nhớ ( chấm 2)/SGK/61
? Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
- HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi
2. Các bước tóm tắt văn bản
- Bước 1: Đọc kĩ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm vững nội dung
- Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt
- Bước 3: Sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lý
- Bước 4: Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
GV gọi HS đọc ghi nhớ (chấm 3) /SGK/61
- Đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ ( chấm 3)/SGK/61
GV gọi HS đọc ghi nhớ/SGK/61
- Đọc ghi nhớ
 Hoạt động 3: Củng cố bài học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
Phương pháp : Khái quát hóa, trò chơi tiếp sức
Thời gian : 3 phút.
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
GV cho HS lên bản ghi lại nội dung càn ghi nhớ cảu tiết học thông qua trò chơi tiếp sức, mỗi học sinh lên ghi một ý
-HS chơi trò tiếp sức
- Khắc sâu kiến thức bài học
GV gọ HS nhận xét, GV nhận xét chốt lại kiến thức cần nhớ của bài học
- HS nghe
 Hoạt động 4: Bài tập về nhà
Thời gian : 2 phút.
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
HD các nội dung tự học
Học kĩ lý thuyết
Hoàn thành vở luyện tập
Soạn bài : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Tóm tắt văn bản :Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.
TUẦN 5 Ngày soạn:
 Ngày dạy : 
Bài 5
TIẾT 19:: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm
- Nêu vấn đề
- Vấn đáp
-Thuyết trình
C. CHUẨN BỊ
Giáo viên : 
Học sinh : Soạn bài trước ở nhà
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ 
 - Mục tiêu: + Đánh giá trình độ nắm kiến thức của học sinh.
 + Đánh giá ý thức chuẩn bị bài của các em
 + Phát hiện và sửa lỗi trong diễn đạt, dùng từ
Phương pháp : Đàm thoại, thuyết trình
Thời gian : 5 phút
Câu hỏi: 
 H1: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 H2: Nêu cách tóm tắt văn bản tự sự?
Bài mới
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 - Mục tiêu: Khởi động tiết học và định hướng chú ý cho học sinh.
Phương pháp : Giới thiệu, thuyết trình
Thời gian : 2 phút
Qua câu trả lời của bạn chúng ta vừa ôn lại kiến thức của tiết trước về cách tóm tắt văn bản tự sự. Để áp dụng kiến thức đó đac được học ở tiết 18 chúng ta vào tiết học hôm nay.
 Hoạt động 2: Tri giác, phân tích và tổng hợp
Mục tiêu: Tổ chức cho học sinh áp dụng lý thuyết được học vào luyện tập tóm tắt các văn bản tự sự cụ thể. 
Phương pháp : Quan sát, phân tích, giải thích, vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian : 33 phút.
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
1. Hướng dẫn HS tóm tắt văn bản Lão Hạc
1. Tóm tắt văn bản Lão Hạc
1. Tóm tắt văn bản Lão Hạc
GV gọi HS đọc các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng mà một HS đã tóm tắt văn bản Lão Hạc SGK/61,62
- Đọc, trả lời câu hỏi
? Em có nhận xét gì về bản tóm tắt trong SGK?
- Bản tóm tắt SGK đã nêu tương đối đầy đủ các sự việc chính, nhân vật chính, nhưng trình tự sắp xếp còn lộn xộn.
? Theo em sắp xếp như thế nào là hợp lí?
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn 
-HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời
- Có thể sắp xếp lại theo trình tự sau:
+ LH có một người con trai, tài sản của lão là mảnh vườn và có con chó làm bạn
+ Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn cậu Vàng
+ Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó mặc dù lão rất buồn bã và đau xót
+ Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn
+ Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì thì ăn nấy, và từ chối những gì ông giáo ngầm giúp lão
+ Lão xin Binh Tư ít bả chó, nói sẽ đánh bả một con chó và mời BT uống rượu
+ Ông giáo rất buồn khi nghe BT kể chuyện ấy
+ Lão Hạc đột nhiên chết một cách dữ đội
+ Cả làng không hiểu vì sao lão chết trừ BT và ông giáo.
Sau khi các nhóm trình bày, GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét bổ sung
- HS nghe
? Đọc phần tóm tắt truyện Lão Hạc?
Sử dụng kĩ thuật dạy học theo góc
- HS đọc bài tóm tắt
? Nhận xét bài tóm tắt của bạn?
- Nhận xét
GV nhận xét, đánh giá, cho điểm
- HS nghe
2. Hướng dẫn HS tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
2. Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
2. Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
? Hãy nêu các sự việc tiểu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”?
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
-HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời
? Đọc đoạn tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
Sử dụng kĩ thuật dạy học theo góc
- Đọc bản tóm tắt
Vì thiếu tiền nộp sưu cho người em mất từ năm trước, anh Dậu bị bọn tay sai đánh đập thập tử nhất sinh. Một bà lão hàng xóm thương cành cả nhà nhịn đói suốt từ hôm qua nên đem đến cho chị Dậu bát gạo. Cháo chín, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập đến. Chúng hung hãn, hăm dọa dòi dỡ nhà chị nếu không có tiền nộp sưu. Chị Dậu van lạy thiết tha xin khất nhưng cai lệ vẫn khăng khăng đòi trói anh Dậu.Chi Dậu liều mạng cự lại, túm cổ dúi tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất. Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến định đánh chị, chị giằng co rồi túm tóc lẳng hắn ngã nhào ra thềm.
? Nhận xét văn bản tóm tắt của bạn?
- HS nhận xét
GV nhận xét, cho điểm
- HS nghe
3.Hướng dẫn HS tóm tắt đoạn trích “ Tôi đi học” và “ Trong lòng mẹ”
3. Tóm tắt đoạn trích“ Tôi đi học” và “ Trong lòng mẹ”
3. Tóm tắt đoạn trích“ Tôi đi học” và “ Trong lòng mẹ
? Tại sao nói các văn bản “ Tôi đi học”- Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng rất khó tóm tắt?
- HS suy nghĩ, trả lời
- Vì các văn bản này là những văn bản trừ tình, chủ yếu miêu tả những diễn biến trong đpif sống nội tâm của nhân vật, ít các sự việc để kể lại
? Nếu phải tóm tắt hai văn bản trên em sẽ tóm tắt như thế nào?
-HS tóm tắt
- VB “ Tôi đi học” – Thanh Tịnh
+ Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo mới, sách, vở, với ngôi trường với các bạnCảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật. ngỡ ngang, vừa tự tin, vừ nghiêm trang, xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
- VB “ Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng
+ Truyện được kể theo mạch tự truyện của nhân vật tôi. Gần đến ngày giỗ đầu cha, người mẹ đi tha hương cầu thực ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng cứ đưa ra những lời lẽ cay độc nhằm làm cậu khinh ghét mẹ nhưng cậu càng thương mẹ hơn.Rồi mẹ cậu cũng về .Cậu nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc của tình mẫu tử.
 Hoạt động 3: Củng cố bài học
Mục tiêu: HS khắc sâu kiến thức thông qua các văn bản tóm tắt mẫu
Phương pháp : Đọc 
Thời gian : 3 phút.
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
GV gọi HS đọc hai văn bản tóm tắt trong SGK/62.63
- Đọc
-Đọc tham khảo các văn bản tóm tắt mầu để khắc sâu kiến thức.
 Hoạt động 4: Bài tập về nhà
Thời gian : 2 phút.
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
HD các nội dung tự học
Ôn lại lý thuyết về cách tóm tắt văn bản tự sự
Tiếp tục tóm tắt các văn bản tự sự đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6,7
Hoàn thành VBT
TUẦN 5 Ngày soạn:
 Ngày dạy : 
Bài 5
TIẾT 20:: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Đánh giá học sinh về mức độ nhận thức, vận dụng kiến thức về kiểu bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm thông qua bà viết cụ thể của các em.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng về diễn đạt ngôn ngữ, kĩ năng xây dựng văn bản.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề
- Vấn đáp
-Thuyết trình
C. CHUẨN BỊ
Giáo viên : 
Học sinh :
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 - Mục tiêu: Khởi động tiết học và định hướng chú ý cho học sinh.
Phương pháp : Giới thiệu, thuyết trình
Thời gian : 2 phút
Tiết 11,12 các em đã là bài viết 2 tiết trên lớp kiểu bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.Vậy kết quả bài làm của các em như thế nào?. Các em đã có tiến bộ gì trong bài viết hay còn mắc một số khuyết điểm gì cần phải sửa.? Tiết trả bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi nhận xét, đánh giá về bài viết đó của các em..
 Hoạt động 2: Tri giác, phân tích và tổng hợp
Mục tiêu: Tổ chức nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh để các em nhận ra mặt ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình. Các em có ý thức chữa lỗi mắc phải trong bài viết.
Phương pháp : Quan sát, phân tích, giải thích, vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian : 40 phút.
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
I. Hướng dẫn chữa bài
I. Hướng dẫn chữa bài
I. Hướng dẫn chữa bài
GV yêu cầu HS nhắc đề kiểm tra
- HS nêu
GV đưa đáp án, biểu điểm
-HS theo dõi
II. Nhận xét bài làm của HS
II. Nhận xét
II. Nhận xét
GV nhận xét ưu điểm
- HS nghe
1. Ưu điểm
 2. GV nhận xét nhược điểm
2. Nhược điểm
3.GV đưa kết quả bài viết
 4. GV cho HS đọc mẫu một số bài được điểm cao để HS học tập. Đồng thời cho đọc một số bài điểm kém để HS rút kinh nghiệm
- HS đọc bà và lằng nghe bài 
III. GV trả bài và yêu cầu HS chữa bài
III. Chữa bài
GV trả bài để HS xem bài viết
GV yêu cầu hS xem kĩ bài của mình đối chiếu với đáp án để bổ sung cho bài viết cảu mình, đồng thời sửa những lỗi mắc phải
- HS chữa bài theo yêu cầu của giáo viên
GV nhắc nhở HS những vẫn đề cần chuẩn bị cho tiết sau
- HS nghe
Hoạt động 3: Bài về nhà
THÀY
TRÒ
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
GHI CHÚ
- GV nhắc nhở nội dung chuẩn bị cho tiết sau
- Ghi nhớ
- Tiếp tục chữa những lỗi trong bài viết
- Soạn bài : Cô bé bán diêm

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 7 hai phong.doc